Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Nấu các món ăn chay, thể dục dưỡng sinh, và sức khỏe theo nhãn quan của Phật giáo khoa học. Không gởi các bài thuốc đông y không có thử nghiệm lâm sàng khoa học vào đây. Diễn đàn tuyệt đối không khuyết khích các bạn trị bệnh theo google.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Do nhân duyên với đạo hữu Huyền Bạch trong phần trao đổi về việc thanh lọc các độc tố trong cơ thể, cách nấu nướng, sử dụng các loại ngũ cốc, thực vật để bồi bồ cơ thể được quân bình âm dương và sống khỏe mạnh, thảnh thơi... Nay tôi trích đăng những bài viết của thầy Thích Tâm Thành giảng dạy về chủ đề trong cuốn sách ở dưới (xem hình bìa tôi đã chụp). Sách này có ba phần:
  • - Phần I: Một Số Kiến Thức Y Học Căn Bản & Nghệ Thuật Sống An Lạc.
    - Phần II và III: Một Số Phương Thức Phòng & Trị Bệnh Đơn Giản.
Quí vị có thể đọc sách và nghe những tài liệu của Thầy theo chủ đề dưới đây:
ĐỌC SÁCH TẠI ĐÂY

-------------------------

Hình ảnh

NGHỆ THUẬT SỐNG KHỎE MẠNH & THẢNH THƠI
PHẦN I

MỘT SỐ KIẾN THỨC Y HỌC CĂN BẢN
& NGUYÊN TẮC SỐNG AN LẠC


Tỳ kheo Thích Tâm Thành
Biên soạn và Hướng dẫn

TỈNH THỨC TRONG ĐỜI SỐNG HẰNG NGÀY
Hằng ngày chúng ta có 24 giờ. Ngoài 8 giờ để ngủ, chúng ta sử dụng khoảng thời gian còn lại của chúng ta như thế nào?

Chúng ta có thực sự sống trong khoảng thời gian còn lại ấy hay không? Có bao nhiêu người trong chúng ta ý thức rõ ràng được từng hơi thở vào ra của mình? Có bao nhiêu người trong chúng ta thấy được tầm quan trọng của từng hơi thở? Chuyện gì sẽ xảy ra cho chúng ta nếu như chúng ta có thể thở vào mà lại không thở ra được?

Còn việc ăn uống hằng ngày của chúng ta thì sao? Có bao nhiêu người trong chúng ta ý thức được ta đang nuôi dưỡng thân và tâm ta bằng loại thức ăn gì hằng ngày?

Tại sao ngày nay chúng ta có quá nhiều thức ăn, thức uống, quá nhiều rau trái, quá nhiều loại thuốc Đông cũng như Tây. Chúng ta có quá nhiều Bác sĩ, Dược sĩ, nhưng tại sao càng ngày con người ta lại càng mang nhiều thứ bệnh trầm kha và ác tính?

Có bao giờ quý vị đặt những câu hỏi này và tìm ra những lời giải đáp cho chúng chưa?

Làm thế nào để chúng ta có thể sống một cách khỏe mạnh, an lạc, thảnh thơi, và tu tập có được nhiều kết quả?

Nếu quý vị chưa có cơ hội tự hỏi mình hay chưa có thể tìm ra lời giải đáp cho những câu hỏi trên, xin mời quý vị cùng đến tham dự những buổi chia sẻ của chúng tôi về các vấn đề này. Với hy vọng sẽ giúp quý vị tự làm chủ được cuộc sống của mình, hạnh phúc hay khổ đau, khỏe mạnh hay ốm đau, giải thoát hay bị ràng buộc, tất cả đều nằm trong tầm tay và sự kiểm soát của bạn.

Nếu bạn làm được một phần trong việc này, không những bạn đã có thể chuyển hóa được cuộc đời của bạn, mà bạn còn đóng góp được một phần không nhỏ vào việc xây dựng gia đình hạnh phúc, đất nước phồn vinh, và thế giới hòa bình.

Chúc các bạn luôn được nhiều sức khỏe, niềm vui, an lạc và thảnh thơi.
    • BAN HƯỚNG DẪN
      Tỳ kheo THÍCH TÂM THÀNH
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

PHƯƠNG PHÁP THANH LỌC CƠ THỂ ĐƠN GIẢN
VÀ SỔ GAN-TÚI MẬT
  • I. CHUẨN BỊ:
- Muối xổ Epson Salt (MgSO4.7H2O), MgCL2, hay Lactulose 10mg/15ml (10 gói).
- Vài trái chanh, muối biển NaCL (20gm).
- 120ml dầu Olive hay dầu mè.
- 200-300ml mước táo hay bưởi ép tươi, 100ml mật ong (nếu thích).
  • II. CÁCH TIẾN HÀNH:
1. Ngày thứ nhất:

- Sáng: Nếu sau 8AM mà chưa đi cầu được thì pha một muỗng cà phê muối xổ trong 30ml nước ấm và uống, tiếp theo đó uống thêm khoảng 250ml nước ấm, xong nhớ tập thể dục hay xoa bóp bụng, vuốt cằm dưới để đi cầu.

- Trưa: Lấy một ly 250ml nước ấm, uống từng ngụm vào miệng và NHAI chậm đều trước khi nuốt. Uống ly nước này tối thiểu 15 phút. Sau đó cứ mỗi hai giờ uống thêm một ly nữa cho đến tối. Có thể uống khi thấy khát.

- Tối: Trước khi đi ngủ uống thêm một liều muối xổ giống như buổi sáng.

*** Lưu ý: Nếu đến trưa mà vẫn chưa đi cầu được thì phải uống thêm một liều muối xổ như buổi sáng. Mỗi ngày phải đi cầu được ít nhất là một lần.

2. Ngày thứ hai:

- Thực hiện giống như ngày thứ nhất.

*** Lưu ý: Nếu thấy chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi. Cứ tiếp tục uống thêm nhiều nước để đẩy độc tố ra hay có thể thêm một lít muối biển, nửa trái chanh và một muỗng cà phê mật ong vào trong bình thủy nước ấm 500ml và uống dần trong ngày.

3. Ngày thứ ba:

- Sáng và trưa: Thực hiện giống như ngày thứ nhất.

- Tối: Lúc 6PM và 8PM uống nửa muỗng cà phê muối xổ với 125ml nước bưởi.

- Lúc 10PM trộn chung hổn hợp của 120ml dầu Olive hay dầu mè với một trái chanh ép nước và với 125ml nước bưởi, uống ngay (có thể dùng ống hút cho dễ), sau đó ngữa lưng trên sàn và tập thể dục theo thế đạp xe đạp trên không trung khoảng 5-10 phút, sao cho đùi ép sát vào bụng. Sau đó đi ngủ nằm nghiêng bên hông phải và đùi phải co lên ép sát vào vùng bụng.

4. Ngày thứ tư:

- Sáng: Nếu chưa đi cầu được sau 7AM thì uống một liều muối xổ như trước, sau đó nhớ uống nước nhiều như đã chỉ dẫn ở trên. Khi đi cầu nhớ để ý xem có thấy sạn được thải ra nổi lềnh bềnh trên mặt nước trong những mãng màu vàng, xanh, hay xanh tím, xanh dương đậm. Có khi có màu vàng đậm và chìm xuống vì còn lẫn với phân.

- Trưa và tối: Thực hiện theo như chỉ dẫn của ngày thứ hai.

5. Ngày thứ năm đến thứ 7 hay thứ 10: Cứ tiếp tục uống nước ấm đều đặn khi khát hay như chỉ dẫn ở trên.

*** Lưu ý: Chiều ngày thứ hai và sáng ngày thứ ba có thể cảm thấy mệt mỏi, đói bụng nhiều, nhưng sau đó cơ thể sẽ quen dần và chỉ cảm thấy nhẹ nhàng, tỉnh táo thôi.
  • - Nên lễ Phật hay ngồi thiền, thư giản và đi bộ nhiều hơn (ít nhất là hai giờ mỗi ngày).
    - Khi cảm thấy chóng mặt thì đi, đứng, nằm, ngồi chậm lại một chút và hít thật sâu, giữ hơi thở vào lâu một chút trước khi thở ra.
    - Nếu cảm thấy run rẩy tay chân, nhịp tim đập nhanh, hay quá mệt mỏi, có thể pha thêm vào nước uống một ít hạt CHIA với nước ấm hay nhai thật nhuyễn nửa trái táo hay cam mỗi ngày hay chuyển qua chế độ uống nước ép trái cây hay rau củ nấu để tiếp tục thanh lọc.
CÁCH ĂN TRỞ LẠI SAU KHI THANH LỌC RẤT LÀ QUAN TRỌNG
1. Ngày thứ nhất:

- Sáng uống nước cháo gạo rang, có thể kéo dài cả ngày thay nước lọc.

- Trưa NHAI một chén cháo loãng (nếu nhịn bảy ngày), uống nước (nếu 10 ngày).

- Chiều: Tiếp tục uống nước gạo rang.

2. Ngày thứ hai:

- Sáng: NHAI cháo loảng Oatmeal (Yến mạch) thật loãng.

- Trưa ăn cháo đặc với muối mè.

- Chiều: Có thể ăn cháo loãng, uống nước sinh tố xay hay nước gạo rang.

*** Lưu ý: Cho dù uống nước hay ăn cháo ở các bữa chính, nên NHAi 15 phút ít nhất.

3. Ngày thứ ba:

- Sáng ăn cháo đặc, Oatmeal (Yến mạch), hay khoai lang luộc.

- Trưa ăn cơm gạo lức với muối mè và ít rau cải luộc (2/3 khẩu phần cũ).

- Chiều: Ăn khoai lang luộc, cháo hay uống nước tùy thích.

4. Ngày thứ tư trở đi: Có thể trở lại chế độ ăn uống ình thường, gồm có trái cây, rau quả các thứ, nhưng nhớ giảm bớt khẩu phần (2/3) so với trước kia.

*** Lưu ý: NHAI KỸ, CHẬM là bí quyết của sức khỏe. Hạn chế các thực phẩm chiên quá nhiều dầu hay có nhiều đường, gia vị.

LÀM CHỦ ĐƯỢC MÌNH là CHIẾN CÔNG OANH LIỆT NHẤT để tiến bước vững chắc trên đường tu.

CHÚC CÁC BẠN THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP VÀ MỌI SƯ AN ỔN.

(Trích đăng, còn tiếp...)
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HƯỚNG DẪN THANH LỌC TRỊ BỆNH MÃN TÍNH VÀ UNG THƯ
  • - Thời gian từ ba đến sáu tuần lễ.
    - Chỉ uống nước rau quả ép và các loại trà theo chỉ dẫn mà thôi.
    - Lượng nước rau củ ép chỉ nên uống không quá 500ml mỗi ngày.

    I. CÁCH ÉP NƯỚC RAU CỦ:
(Trong sách có đăng hình các loại rau củ, vì muốn tiết kiệm dung lượng, nên tôi không chụp lại, quí vị có thể xem trong đường link "ĐỌC SÁCH TẠI ĐÂY" ở trên).

- 300gr = (200ml) Beet root juice = nước củ dền hay củ cải đường.
- 100gr = (90ml) Carrot juice = nước củ cà rốt.
- 100gr = (90)ml Celeriac root = củ cần tây.
- 30gr = (30ml) Black radish = củ cải trắng vỏ đen.
- Một củ khoai tây cỡ bằng quả trứng.

1. CỦ DỀN:

- Trung tính, có vị ngọt, bổ tim, an thần, giúp tạo máu và giúp máu lưu thông dễ dàng, thanh lọc máu và gan, nhuận tràng, điều hòa khí huyết, kinh nguyệt.

- Có chứa nhiều dưỡng chất (Vitamin C, chất sắt, chất xơ và nhiều chất khoáng như: Acid folic, Magnésium, Vitamin B6...).

- Tác dụng: Giúp kích thích sự chống Oxy hóa của các tế bào và kích thích sự sản sinh ra những tế bào mới (tốt cho tim mạch, hệ miễn dịch, lọc máu), đặc biệt có khả năng làm máu loãng ra, làm các tế bào tách rời giúp dễ dàng đào thải độc tố và có khả năng hấp thụ nhanh...

2. CÀ RỐT:

- Trung tính, có vị ngọt, bổ phổi, làm mạnh tỳ, tăng chức năng gan, kích thích việc đào thải các chất thải ra khỏi cơ thể, lợi tiểu, làm tan các khối u bướu hay sỏi. Rất giàu Beta carotene, Antin-oxidants, Vitamin A, B, C, D, E, G và K.

- Trị bệnh đầy hơi, khó tiêu, đau bao tử, tiết nhiều Acid dịch vị, ợ hơi nóng, tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu trong ruột làm cản trở sự hấp thụ. Trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ kinh niên, tấy giun kim và giun đũa.

- Là một thực phẩm tạo kiềm nên có khả năng chuyển hóa máu. Trị viêm Amidan, viêm họng và mụn nhọt trên mặt, thấp khớp, ung thư, quáng gà và các bệnh về tai.

- Giúp ích cho da và màng niêm mạc. Trị các bệnh viêm nhiễm trên da, đường ruột, đường tiểu, kích thích tạo sữa mẹ và diều hòa rối loạn hốc môn nữ. Giúp nhiều trong bệnh ban và sởi ở trẻ em làm mau lành hơn.

- Rất giàu Silicon, Na, P, K, Mg, Fe, Ca, làm mạnh gân cốt và tăng sự hấp thụ Ca.

- Lá cà rốt vị đắng, nhưng rất giàu khoáng chất. Có thể dùng để phòng chống ung thư, bệnh viêm, xơ gan và dịch ứ trệ trong người.

3. CỦ CẦN TÂY:

- Trung tính, có vị ngọt và đắng, giúp khai thông tỳ vị, trị nóng gan, trị khó tiêu, giải tỏa sự ứ trệ của các dịch trong cơ thể, tẩy rửa các chất nhầy trong ruột và lọc máu, làm giảm các bệnh lý (chóng mặt, xây xẩm, lo lăng, bất an), giúp đổ mồ hôi.

- Trị bệnh viêm mắt, đi tiểu nóng rát hay ra máu, mụn nhọt trên mặt hay trong miệng, bao tử hay gan nóng, nhức đầu, khai thông khi bị ăn uống quá độ, bội thực.

- Nước cần tây, chanh dùng để trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, cao huyết áp, nhiệt nóng, tiểu đường (2 đến 4 ly mỗi ngày) và trị bệnh varicose.

- Giàu chất Silicon và Sodium Na = 4xCa, giúp điều hòa đường máu, làm tan chất đường bị tích tụ trong người, làm mới xương, khớp, gân cốt, động mạch. Làm kiềm hóa máu, trị bệnh viêm khớp, viêm dây thần kinh.

4. CỦ CẢI TRẮNG VỎ ĐEN:

- Có tính hàn đến trung tính, có vị ngọt, hơi nồng. Làm nhuận phổi, tan dịch nhầy trong đường hô hấp, làm tiêu thức ăn bị ứ đọng trong ruột, tảy rửa các chất nhầy trong cơ thể, thanh lọc cơ thể và chống siêu vi trùng.

- Trị các triệu chứng do nhiệt nóng gây ra: (chảy máu cam, khạc ra máu, kiết lỵ, đau đầu trước trán), khó tiêu, chương bụng, đầy hơi.

Lưu ý:

- Không cần dùng khoai tây, nếu không phải là bị ung thư gan. Nhưng bạn có thể uống một ly nước vỏ khoai tây mỗi ngày.

- Cách pha chế trà vỏ khoai tây như sau: Lấy một nắm vỏ khoai tây và cho vào một ly nước 250ml, nấu sôi từ hai đến bốn phút, sau đó lọc nước ra để nguội và uống từng ngụm một. Nếu khi uống mà bạn không thấy thích thú và ngon lành tức là gan bạn hãy còn khá tốt và không cần đến nó.

- Bạn có thể ép nước rau củ bằng máy ép rau trái hay dùng máy xay sinh tố và lấy một miếng vải lược để lọc nước sinh tố ra sau khi xay. Nên thêm nước lọc vào phần xác ép được loại ra và ép lại hai ba lần để lấy hết chất dinh dưỡng ra. Không nên dùng phần cặn bột lắng đọng ở dưới đáy.

- Khi uống nước ép rau củ chỉ nên uống từng ngụm một và để trong miệng càng lâu càng tốt trước khi nuốt. Chú thích của battinh: Điều này thầy gọi là NHAI thức uống. UỐNG THỨC ĂN là nhai thức ăn cho kỹ trong mười lăm phút để cho thức ăn hòa với nước miếng cho thật loãng như nước rồi UỐNG vào).
  • II. CÁCH PHA CHẾ VÀ SỬ DỤNG TRÀ SAGE (Salvia officinalis)
- Cho một đến hai muỗng cà phê trà Sage vào 500ml nước và đun sôi đúng ba phút để loại trừ các tinh dầu không cần thiết cho việc trị liệu, nhưng các loại men quan trọng vẫn còn lại trong nước trà để giúp cho sự khỏe mạnh của các tuyến nội tiết, tủy xương và cột sống. Sau khi sôi ba phút thì tiếp tục cho thêm một muỗng cà phê của St. John's wort (Hypericum perforatum), Peppermint và Blam (Melissa officinalis) vào và để yên thêm mười phút nữa trước khi lọc ra để uống từ từ trong ngày.

- Trà này được uống nguội và có thể uống cả ngày trong mọi lúc mọi thời để phòng và trị bệnh.
  • III. CÁCH PHA CHẾ VÀ SỬ DỤNG TRÀ THẬN:

    - 15gr Horsetail (Equisetum arvense).
    - 10gr Stinging Nettle (Urtica divica).
    - 8gr Knot grass (Polygonum aviculare).
    - 6gr St. John's wort (Hypericum perforatum).
- Số lượng này đủ để điều trị cho ba tuần.

- Cho một muỗng canh (nếu được cắt lớn) hay nửa muỗng canh (nếu được cát nhuyễn) hỗn hợp trà lá này vào 125ml nước nóng và để yên trong mười phút, sau đó lọc nước trà này ra ly và tiếp tục cho thêm 125ml nước nóng vào và đun sôi thêm mười phút nữa và lọc phần trà này ra trộn chung với phần trước, để nguội và chia ra uống ba lần trong ngày theo sự chỉ dẫn.

- Chỉ nên dùng trà này trong vòng ba tuần thôi. Uống 60ml mỗi lần lúc bụng đói, sáng sớm, trước khi ăn trưa, và trước khi đi ngủ.

- Trà này nên uống trong khi trị bệnh, trước khi phẩu thuật hay đang bị nhiễm trùng, viêm nhiễm. Có thể dùng để phòng bệnh, nên uống ba đến bốn lần một năm, mỗi lần hai đến ba tuần.
  • IV. NHỮNG LOẠI TRÀ HỮU DỤNG KHÁC:
- TRỊ TÁO BÓN: Trà Chamomile (Anthemis nobilis).

- TRỊ BƯỚU NÃO: Uống 125ml đến 250ml trà Balm mint hay mỗi ngày, uống chậm rãi và nguội. Lấy một muỗng canh lá Gold Balm mint hay Lemon Balm mint, hay hỗn hợp của cả hai cho vào 250ml nước sôi và để yên trong mười phút.

- TRỊ UNG THƯ MẮT: Uống 125ml trà Eyebright (Euphrasia oficinalis) mỗi ngày. Lấy một muỗng canh lá trà và cho vào 250ml nước sôi và để yên mười phút, lọc nước ra và để nguội uống từ từ trong ngày.

- TRÀ TRỊ UNG THƯ VÚ, TỬ CUNG VÀ BUỒNG TRỨNG: Uống 125ml trà Siverry Lady's mantle (Alchemilla alpine) và White dead nettle hay Blind nettle (Laminum album). Uống chậm từng ngụm lúc nguội. Lấy một muỗng canh trà Siverry Lady's mantle và nửa muỗng canh White dead nettle cho vào 125ml nước nóng và để yên mười phút.

- TRÀ TRỊ UNG THƯ LỢI, MÔI, LƯỠI, CÁC TUYẾN Ở CỔ VÀ CUỐNG HỌNG: Uống trà Pimpernel (Pimpinella magna) suốt bốn mươi hai ngày điều trị. Lấy một muỗng canh nước lá trà này cho vào miệng súc và nhổ ra, lập lại lần thứ hai cũng như vậy, nhưng đến lần thứ ba thì súc xong và nuốt luôn chứ không nhổ ra ngoài. Nên làm vài lần mỗi ngày. Để chuẩn bị trà này, chỉ cần lấy một muỗng canh lá trà này và cho vào 125ml nước sau đó đun sôi đúng ba phút.

- TRÀ TRỊ UNG THƯ DA ĐƯỜNG KÍNH NHỎ HƠN 1cm: Thoa vùng da bị bệnh với nước Celandine greater tươi (Chelidonium majus) vài lần mỗi ngày. Loại cỏ này khi bị ngắt ra cho dịch màu vàng vị đắng. Nếu vết lở quá lớn thì chỉ nên bôi thuốc này ở vùng xung quanh bờ mép da mà thôi. Vào mùa Đông khi dùng nước dịch này để thoa hay rửa thì chỉ nên thoa ở vùng bờ mép ngoài mà thôi. Lấy một muỗng canh lá trà này và cho vào 250ml nước sôi và để yên mười phút. Dùng để thoa khi dung dịch còn ấm và KHÔNG THOA VÀO VẾT THƯƠNG HỞ.

(Trích đăng, còn tiếp...) (^!^)
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

THỰC PHẨM DƯỠNG SINH
MỘT CHẾ ĐỘ ĂN UỐNG LÀNH MẠNH
Thực phẩm ta dùng NGON nhưng phải LÀNH, ăn làm sao để có thể nuôi dưỡng cơ thể và tâm hồn được khỏe mạnh và thanh thản, không bệnh yếu hay căng thẳng.

Những chế độ ăn uống được đề nghị dưới đây, nhằm giúp các bạn có được một cuộc sống an lành, mạnh khỏe và thảnh thơi. Tuy nhiên nếu bạn đang có những bệnh lý nặng hay chuyển đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt một cách đặc biệt, bạn nên tham khảo với những thầy thuốc có kinh nghiệm.
  • I. NGUYÊN TẮC CHUNG:
- Nên tránh tất cả những thực phẩm mà thường gây tổn hại cho cơ thể nói chung (rượu, thuốc lá v.v...) hay cho chính bản thân bạn (trứng, đồ biển v.v...)

- Nên ăn tất cả những thực phẩm đã được nghiên cứu và khuyến cáo là có lợi cho sức khỏe.
  • II. BẠN NÊN DÙNG:
- Ngũ cốc lức, chế biến thô, rau cải và trái cây tươi, sạch, hữu cơ. Ngũ cốc thô nên nấu chín, còn các loại khác nên nấu sơ, nhanh, ăn sống hay ép nước uống.

- Nên dùng tất cả các loại thực phẩm luân phiên nhau, chứ không nên dùng mãi một thứ nào đó.
  • III. BẠN NÊN TRÁNH:
- Sử dụng quá nhiều muối dưới bất kỳ dạng nào - Tamari và Miso có thể dùng vừa phải.

- Đường tinh chế - một muỗng cà phê mật ong thật mỗi ngày rất tốt cho cơ thể.

- Thực phẩm tinh chế, đóng gói hay đóng hộp, chai v.v... dùng thực phẩm nguyên sơ, lức.

- Chất Caffeine trong trà hay cà phê - nên dùng trà xanh, trà ban cha, trà dược thảo, trà gạo lức rang.

- Các loại gia vị, hóa chất bảo quản, chất kích thích - nên đọc kỹ nhãn hiệu trước khi dùng.

- Rượu, thuốc lá, cần sa, ma túy, các loại thuốc gây nghiện.
  • IV. CHẤT BÉO:
- Nên lưu ý đến tổng lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày - không nên quá 15%.

- Nên tránh tất cả chất béo bảo hòa như: mỡ động vật, dầu dừa, dầu cao su, dầu cọ v.v...

- Các loại Acid béo nhóm Omega có tác dụng khác nhau đến hệ miễn dịch của bạn:
  • * Omega 3: có trong dầu gan cá và hạt lanh, hạt CHIA - rất có lợi cho hệ miễn dịch, và nên dùng 30ml mỗi ngày.
    * Omega 6: có trong hạt hướng dương và lá RUM - nếu dùng nhiều sẽ có ảnh hướng xấu đến hệ miễn dịch, do vậy nên tránh dùng.
    * Omega 9: có trong dầu Olive - có tác dụng trung hòa đến hệ miễn dịch, do vậy có thể dùng hàng ngày vì có những lợi ích khác cho cơ thể.
- Nên lưu ý rằng các loại dầu và mỡ luôn bị biến thể bởi nhiệt độ, ánh sáng và không khí. Do vậy, ta nên tránh mua những loại dầu, mỡ được ép lạnh và bảo quản trong các bình bằng thiết hay thủy tinh có màu nâu đen. Một số dầu ăn nhạy cảm cần được cất trong tủ lạnh.
  • V. CHẤT ĐẠM:
- Đối với một số người trung bình, chỉ nên dùng 55-60gm mỗi ngày.

- Chúng ta có rất nhiều nguồn chất đạm khác nhau trong động vật cũng như thực vật. Nếu dùng theo chỉ dẫn dưới đây, bạn sẽ có đủ 500gm mỗi tuần.
  • * Các loại đậu: đậu nành, tàu hủ, đậu lentil, đậu gà hay các loại rong biển.
    * Cá: loại con nhỏ, ở biển sâu, sống tự nhiên và nên dùng nguyên cả con.
    * Trứng gà: hai cái mỗi tuần, nếu cơ thể chịu được, có thể thay thế bằng trứng vịt nếu bị dị ứng.
    * Các sản phẩm của sữa, thịt gà vịt, hay động vật: không nên dùng đối với người bị các chứng bệnh ung thư, nan ý, viêm đa thần kinh, viêm khớp v.v... Nếu cần thì nên dùng thịt gà nhà, thỏ, cừu nuôi tự nhiên.
  • VI. RƯỢU:
- Độc hại cho gan và não bộ. Mặc dù nó có một số tác dụng tích cực cho người khỏe mạnh và dùng đúng liều lượng.

- Không nên dùng trong trường hợp có bệnh nan y và ác tính.
  • VII. CHẤT XƠ:
- Rất cần thiết cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Nêu dùng gạo và ngũ cốc lức, không nên gọt bỏ vỏ các loại ra củ trái.

- Nếu giữ được chế độ ăn thực phẩm toàn phần như thế thì không cần sử dụng thêm các loại chất xơ bên ngoài. Mặ dầu chất xơ không hòa tan (cám lúa mạch) có khả năng phòng chống các khối u và ung thư ruột giá, hay chất xơ hòa tan (cám yến mạch) có khả năng phòng chống bệnh tim mạch.
  • VIII. NHỮNG THỰC PHẨM HỮU DỤNG KHÁC:
- Rong biển: nên sử dụng tất cả các loại nếu được và sử dụng thường xuyên rất tốt.

- Các loại hạt: hạt dẻ, hạnh nhân, hồ đào 10-20 hạt mỗi ngày. Không nên dùng đậu phộng.

- Chất lỏng: Nước ép rau củ trái cây tươi, trà dược thảo, trà ban cha, trà bồ công anh, trà gạo lức rang v.v..., nên uống giữa các bữa ăn trưa và lúc bụng đói, uống thật chậm khi nào khát.

- Mầm giá: hạt Alfalfa, Wheat grass, Fenugreek làm trong keo thủy tinh hay hộp giấy. Bạn có thể tự làm ở nhà bằng cách ngâm khoảng một chén hạt trong nước tám giờ, sau đó chắt nước ra. Có thể cho nước mới vào rửa ngày hai ba lần, sau đó để ngoài trời tránh Nơi có quá nhiều nắng. Khi nào thấy mầm xanh mọc ra thì có thể dùng được.
  • IX. ĂN TIỆM VÀ THỰC PHẨM LÀM SẴN:
- Khi bạn khỏe mạnh và nếu bạn thường xuyên ăn kiểu này, bạn cũng đang làm tổn hại cơ thể bạn.

- Còn nếu bạn khỏe mạnh và thường xuyên ăn uống đúng đắn thì khi thỉnh thoảng ăn những thức ăn này sẽ không ảnh hưởng sức khỏe của bạn là bao.

- Khi sức khỏe của bạn đang có vấn đề thì bất cứ thứ gì bạn ăn vào đều ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn ngay. Do vậy cần nên thật cẩn thận chế độ ăn uống của bạn.

(Trích đăng, còn tiếp...) (^!^)
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

ĂN CHAY ĐÚNG PHƯƠNG PHÁP
Tại sao những người ăn chay trường vẫn có thể bị bệnh như những người không ăn chay, Và làm thế nào ăn chay đúng phương pháp?

Trong Phật giáo chúng ta thường nghe nói tới cội rễ của đau khổ là Tam Độc. Đó là Tham, Sân và Si. Ba thứ này đầu độc chúng ta, dẫn chúng ta đi trong sanh tử luân hồi. Trong giới Y khoa, cũng nói đến Tứ độc. Đó là bệnh cao áp huyết, cao Cholesterol, tiểu đường và mập phì.

Cũng như Tam độc trong Phật giáo, Tứ độc trong Y khoa thường hay kết bạn đi chung với nhau và đưa đến chết người. Chúng không chừa một ai, già trẻ lớn bé, nam phụ lão ấu, sắc dân trắng vàng đen đỏ, phàm phu hay tu hành.
Nhiều người hay than thân trách phận là ăn hiền ở lành, ăn chay nằm đất quanh năm mà cũng bị trúng độc thủ của Tứ độc. Chẳng hạn chỉ ăm cơm, ăn bún, ăn phở, ăn mì, ăn rau, không thịt cá gì cả mà mỡ Cholesterol cứ cao, cân trọng lượng thì cứ lên, và nhịp tim đập cao hơn bình thường.

Cũng có một vài vị sư và ni an chay trường khổ hạnh ở Việt Nam khi qua đến Hoa Kỳ, một thời gian sau cũng bị trung độc thủ của Tứ độc, làm nhiều Phật tử thắc mắc ăn chay trường mà cũng bị bệnh.

Theo các nhà khoa học cho biết, có nhiều nguyên nhân dẫn đến các bệnh này. Tuy nhiên, có những nguyên nhân chúng ta có thể thay đổi và kiểm soát chúng được bằng cách điều hòa việc ăn uống và luyện tập thể dục, nhưng cũng có nhưng nguyên nhân chúng ta không kiểm soát được như đặc tính di truyền của mỗi người, hoặc tuổi già vì càng lớn tuổi càng dễ bị bệnh.

Hôm nay, chúng tôi trình bày về ba nguyên do mà những người ăn chay trường vẫn có thể bị bệnh như những người không ăn chay và nhấn mạnh đến các biện pháp áp dụng hầu có thể ngăn ngừa phần nào được bệnh tim mạch, tiểu đường và ung thư qua việc ăn chay và luyện tập thể dục.

Nhưng trước hết cần phải nói ngay rằng ăn chay đúng phương pháp và luyện tập thể dục đều đặn, theo các nhà khoa học, thì chỉ có khả năng giảm nguy cơ lâm bệnh bệnh 58% mà thôi và nói một cách khác, những người ăn chay có luyện tập thể dục này vẫn có thể bị bệnh như thường huống hồ ăn chay trường không đúng phương pháp và không luyện tập thể dục và các vi tăng ni bệnh cũng nằm trong trường hợp này, không ai được đặc cách miễn bệnh tiểu đường hay tim mạch.
  • Thưa quý vị,
Việc một vài vị sư, vị ni, cư sĩ Phật tử ăn chay trường bị bệnh tiểu đường hay bệnh tim mạch có thể là do ba nguyên nhân sau đây:

1. Ăn chay không đúng phương pháp.
2. Là không luyện tập thể dục hay luyện tập thể dục không đều đặn và không đủ liều lượng.
3. Là do sự thay đổi môi trường sống.

Trước hết, chúng tôi trình bày về nguyên nhân do ăn chay không đúng phương pháp.

Thường người Việt Nam chúng ta sử dụng ngũ cốc nhiều hơn, nhất là cơm gạo trắng, các loại bún, bánh phở và các loại bánh khác làm từ bột gạo, như bánh canh, bánh đúc, bánh xèo v.v..., nên xảy ra tình trạng dư thừa năng lượng từ ngũ cốc.

Đường và tinh bột được cơ thể chuyển hóa ra Glucose. Glucose lưu thông trong máu và cung cấp năng lượn cho các tế bào. Khi tế bào không dùng hết thì Glucose sẽ được chuyển hóa thành Glycogen và được lưu trữ trong bắp thịt và gan hoặc được chuyển thành mỡ Acid béo và Triglyceride.

Do vậy, kết quả cuối cùng là làm tăng khối lượng mỡ trong cơ thể. Nếu không sử dụng hết năng lượng dư thừa này qua các hoặt động thể lực thì rất dễ bị mập phì và dễ sinh ra bệnh tiểu đường.

Ngoài ra, khi nấu ăn quý bà thường dùng qua nhiều bột ngọt, đường, muối, thực phẩm chay chế biến và các thực phẩm tinh lọc, nhất là dùng quá nhiều dầu để chiên xào.

Mặc dù dầu thảo mộc không có chất Cholesterol nhưng lại có lượng cao chất béo không bão hòa và khi chiên nhiều lần, có độ nóng lâu, dầu không bão hòa sẽ trở thành loại dầu có đặc tánh giống như bão hòa mà người ta gọi là trans-fatty acids.

Chất béo bão hòa và trans-fatty acids. là những chất béo không tốt, làm gia tăng chất Cholesterol xấu LDL và đồng thời làm giảm Cholesterol tốt HDL trong máu, do đó gia tăng mức nguy hiểm về bệnh tim mạch và đồng thời cũng làm cho chất Insulin giảm hiệu năng hộ tống chất đường vào trong các tế bào.

Vì thế, trong việc ăn chay nhằm bảo vệ sức khỏe, yếu tố điều hòa thức ăn hàng ngày để tạo sự quân bình năng lượng thu nhập và tiêu dùng, là một điều vô cùng cần thiết. Và ăn chay đúng phương pháp nhằm đáp ứng nhu cầu này.

Nguyên nhân thứ hai là do thiếu luyện tập thể dục hay nếu có tập thì tập không đều đặn.

Yếu tố đều đặn (consistency) quan trong hơn là yếu tố cường độ (intensity). Các nhà khoa học cho biết luyện tập thể dục bằng cách đi bộ nhanh trên máy đi bộ hay đi ngoài trời đều đặn mỗi ngày ba mươi phút đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhất.

Luyện tập thể dục đều đặn làm máu lưu thông dễ dàng đến mọi nơi trong cơ thể, chuyển vận oxy và các chất dưỡng sinh khác nuôi dưỡng các tế bào, tạo năng lượng hoạt động cho con người.

Luyện tập đều đặn cũng gia tăng tỷ trọng chất xương, làm xương cốt cứng mạnh hơn, giảm áp xuất máu, giảm sự thành lập các cục máu đông và đồng thời có tác dụng gia tăng hàm lượng Cholesterol tốt HDL và giảm chất béo Triglycerides trong máu.

Đi bộ chậm, trong Phật giáo gọi là thiền hành, chỉ có lợi cho sự thư giản tâm hồn mà không có tác dụng gì cho cơ thể, nên không thể xem là tập thể dục được. Tập thể dục dúng cách có nghĩa là tập đều đặn hàng ngày và tập với nhịp tim đập trong khoảng từ 65 đến 85 phần trăm nhịp tim đập tối đa. Nhịp tim đập tối đa được tính theo công thức: 220 trừ số tuổi.

Khi luyện tập, dù đi bộ nhanh trên máy cũng nên tập trung vào hơi thở. Chính sự tập trung tinh thần này sẽ nâng cao hiệu quả tập luyện và là một lối thiền đi bộ tạo nên sự thư giãn tâm hồn.

Nguyên nhân thứ ba là do sự thay đổi môi trường sống.

Nguyên nhân này thường xảy ra đối với những người di dân ở thế hệ thứ nhất. Theo các nhà khoa học, cơ thể sinh lý của người Việt Nam chúng ta thuộc loại chuyển hóa chậm từ thực phẩm ra năng lượng (Slow metabolized). Khi còn ở quê nhà, các tăng ni làm việc bằng thể lực nhiều, công gphu tu nhiều, ăn uống đơn sơ.

Dưới mắt nhìn của nhà dinh dưỡng học là thiếu chất bổ dưỡng, nhưng cơ thể thuộc loại chuyển hóa chậm. lại có nhiều công phu tu tập nên không nảy sinh vấn đề, nay phải đổi sáng một môi trường sống mới, hoạt động ít, lo nghĩ nhiều.

Một số tăng ni phải đi làm tại các công tư sở kiếm tiền, giảm giờ công phu tu hành và ăn uống theo phong tục người Tây phương lấy bữa ăn tối làm chính. Mặc dù ta ăn chay nhưng lại là thực phẩm chay chứa quá nhiều chất bổ dưỡng và sự hoạt động thể lực lại quá ít, mà cơ thể vẫn phải giữ thói quen cũ tức loại chuyển hóa chậm, các chất bổ dưỡng dư thừa liên tục đưa vào cơ thể, không được chuyển hóa nhanh thành năng lượng nên biến thành mỡ, do đó dễ sinh ra bệnh tiểu đường và tim mạch.

Vậy ăn chay như thế nào mới là đúng phương pháp?

Ăn chay được xem là đúng phương pháp khi chúng ta cung cấp cho cơ thể chúng ta đủ các chất dưỡng sinh cần thiết vừa đủ cho cơ thể để hoạt động và tăng trưởng và cũng không quá ít để bị suy nhược. Nói một cách khác là quân bình năng lượng calories giữa cung và cầu của cơ thể.

Dù ăn chay theo loại nào thì dưới góc độ dinh dưỡng cũng phải hội đủ ba nguyên tắc cơ bản:

- Thứ nhất: Ăn đa dạng nhiều loại thực phẩm. Trong khẩu phần ăn hàng ngày, nếu thiêu một thành phần nào đó lâu dài, dễ gât bệnh như thiếu các loại Vitamin A, B, C, D, E và chất xơ có thể dẫn đến ung thu ruột và dạ dày

Nên nhớ là không có bất kỳ một loại thực phẩm đơn độc nào bao hàm đầy đủ các chất dinh dưỡng mà cơ thể cần đến, chẳng hạn như cam cho nhiều sinh tố C, nhưng lại không có sinh tố B12.

- Thứ hai: Ăn càng loại thực phẩm càng ít chế biến hoặc chưa chế biến càng có lợi về dinh dưỡng. Cứ qua một lần chế biến thì chất dinh dưỡng của thực phẩm bị giảm đi do quá trình chuyển hóa.

Ví dụ như gạo được chế biến cho trắng vì qua quá trình đánh bóng gạo, đã làm mất đi rất nhiều chất dinh dưỡng ngoài vỏ hạt gạo. Các loại ngũ cốc khác cũng vậy và thực phẩm tươi tốt hơn thực phẩm đóng hộp.

- Thứ ba: Ăn chừng mực, tức là không nên ăn quá nhiều một loại thực phẩm hoặc ăn quá ít một loại và không ăn quá no hoặc để quá đói và tránh ăn nhanh, nuốt vội.
  • Kính thưa quí vị,
Trên đây là ba nguyên tắc cơ bản trong việc ăn chay để tạo sự cân đối và bảo đảm nguồn dinh dưỡng cho cơ thể và cho một sức khỏe tốt.

Một số người vẫn lầm tưởng ăn chay sẽ thiếu dinh dưỡng, nhưng thực tế khoa học đã chứng minh không phải như vậy. Việc thiếu dinh dưỡng và gây ra một số bệnh là do chúng ta đã ăn không đúng cách và thiếu hợp lý về dinh dưỡng, Vì thế yêu tố cân bằng dinh dưỡng là điều cần thiết.

Tổ chức ăn chay Hoa Kỳ đề nghị chúng ta nên ăn nhiều thực phẩm loại Whole Grains như gạo lức, bánh mì nâu, Cereals, các loại ngũ cốc chưa chế biến, rau đậu, trái cây tươi và ăn ít những thức ăn có chứa nhiều chất béo, chất ngọt và chất muối.

Một vị bác sĩ chuyên khoa về dinh dưỡng đề nghị một tỷ lệ hợp lý về dinh dưỡng chay là 4/6 hay 3/7 để chúng ta dễ nhớ. Tỷ lệ này có nghĩa là 4 phần hay 3 phần Whole grains và ngũ cốc loại ít chế biến hay chưa chế biến và 6 phần hay 7 phần rau, đậu, trái cây tươi.

Cũng có một số người ăn chay lo ngại rằng chế độ ăn chay dù bất cứ loại nào cũng sẽ ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe do không đầy đủ chất đạm. Điều này hoàn toàn không đúng vì các nhà dinh dưỡng cho biết hàm lượng chất đạm trong chế độ ăn chay nhiều hơn nhu cầu dinh dưỡng đòi hỏi. Tuy nhiên thức ăn có nguồn thực vật tuy giàu chất đạm nhưng có loại lại không đầy đủ Acid amino thiết yếu (ngoại trừ đậu nành).

Thí dụ như Lysine có trong gạo, bắp, lúa mì; Threonine có trong gạo; Tryptophan có trong bắp và Methionine trong các loại đậu. Vì thế các nhà dinh dưỡng khến cáo người ăn chay bên sử dụng đa dạng các loại chất đạm thực vật cho cân đối về mặt dinh dưỡng.

Thí dụ như xôi gạo lức nấu với đậu đen, đậu đỏ hay hạt sen, ăn với muối mè, bánh mì lát nâu phết bơ đậu phụng, súp đậu Lentil, đậu Lima, đậu đen hay đậu đỏ ăn với bánh mì nâu. Cơm gạo lức nấu với đậu trắng, đậu xanh, đậu ngự hay đậu đỏ. Hỗn hợp như thế vừa ngon lại vừa bổ.

Họ khuyên chúng ta sáu điều nên làm:

1. THAY ĐỔI THỰC PHẨM THƯỜNG XUYÊN:

Như trên chúng tôi đã trình bày, không một món ăn nào cung cấp đày đủ chất dinh dưỡng cần thiết chẳng hạn như câm cho nhiều sinh tố C nhưng lại không có sinh tố B12 và một số sinh tố khác.

Chúng ta có thể dựa vào tỷ lệ dinh dưỡng chay như vừa nói để có một ý niệm nào đó khi chọn mua thực phẩm. Tuy nhiên cách nấu ăn cũng lại là một vấn đề quan trọng khác làm cho người ta thích ăn hay không.

Người Việt Nam chúng ta có cách nấu nướng hơi phức tạp và hơi mất thì giờ, nên nhiều khi không thích hợp cho thế hệ thứ hai sống tại hải ngoại. Vì thế, chúng ta nên tìm cách đơn giản hóa việc nấu ăn mà ăn vẫn ngon và vẫn có đầy đủ năng lượng.

2. CẦN QUÂN BÌNH GIỮA ĂN UỐNG VÀ TẬP THỂ DỤC:

Một trong những điều cần thiết chúng ta phải làm là tạo thói quen ăn uống tốt như chúng tôi đã trình bày. Tuy nhiên việc ăn uống tốt là chuyện cần thiết, nhưng tập luyện thể dục để tiêu năng lượng dư thừa là chuyện quan trọng không kém vì nếu không, cơ thể chúng ta sẽ mập và mập dễ đưa đến một số bệnh như cao áp huyết, tai biến mạch mãu não và tiểu đường.

Chúng ta nên tập thể dục cho ra mồ hôi, cho nhịp tim đập nhanh hơn bình thường, như chúng tôi đã trình bày. Tập khoảng ba mươi phút đến một giờ mỗi ngày và năm lần mỗi tuần sẽ giúp cho cơ thể tránh được tứ độc hay là giảm đi sự nguy hại của tứ độc.

Thể dục còn làm cho xương cốt được cứng cáp, tim mạch được khỏe mạnh, bắt thịt dẻo dai, giúp cho tinh thần được sảng khoái, bớt lo âu hồi hộp, bớt bị trầm cảm; tăng sự tự tin và cảm thấy khỏe mạnh yêu đời, giúp dễ ngủ.

3. BỚT ĂN MUỐI:

Sodium là loại muối dùng hàng ngày để nêm vào thứ ăn, nếu dùng nhiều có thể đưa đến bệnh cao áp huyết.

Thức ăn Việt Nam có nồng độ muối cao là món kho, các món phơi khô, các loại mắm v.v... Thực phẩm Hoa Kỳ có chứa nhiều muối là đồ hộp, các thực phẩm chế biến ăn chơi, các loại Junk foods, khoai tây chiên v.v... Khi nấu ăn trong nhà nên tránh nêm nhiều muối ăn để cho "đậm đà".

4. TRÁNH THỨC ĂN CHỨA CHẤT BÉO BÃO HÒA (SATURATED FAT) VÀ CHOLESTEROL:

Nên hạn chế bớt chất béo thế nào cho tỷ lệ chất béo trong thức ăn chiếm hoảng 15% năng lượng hàng ngày.

Chất béo cung cấp năng lượng và cũng là chất trung gian khiến sinh tố A, D, E và K được hấp thụ qua vách ruột. Những chất béo dư thừa, nhất là Cholesterol ứ đọng ở thành vách mạch máu làm cho mạch máu bị nhỏ hẹp dần, đưa đến bệnh tai biến mạch mãu não.

Nên dùng dầu thực vật để nấu nướng, nhất là dầu Olive hay Canola. Nên giảm ăn trứng. Một cái lòng đỏ trứng cho khoảng 200mg Cholesterol.

5. BỚT ĂN CHẤT NGỌT:

Đường là tiếng gọi thông thường của Glucose hay Carbohydrate, là một trong ba thành phần dinh dưỡng của cơ thể. Người Việt Nam cũng như các dân tộc Á Châu khác ăn nhiều đường hơn dân Tây phương qua dạng tinh bột như cơm, bún, mì sợi hoặc bánh mì.

Những thức ăn khác cho đường là sữa, trái cây, rau và hạt. Khoa học đã chứng minh rằng ăn nhiều đường không liên quan gì đến bệnh tiểu đường mà chỉ liên quan đến bệnh mập phì. Vì vậy chúng ta nên giảm bớt ăn ngọt, còn nếu thích ăn ngọt thì phải tăng cường vận động thể dục thể thao để iêu hao năng lượng dư thừa.

Tuy nhiên đường, muối và Cholesterol đều cần thiết cho cơ thể, không có đường thì không có năng lượng, không có muối thì không có hoạt động, không có Cholesterol thì không có kích thích tố (hormone).

Chúng ta nên nhớ chúng là những chất "bạn" chứ không phải là "kẻ thù", nhưng nếu chúng ta dùng nhiều quá thì bạn sẽ trở thành thù, chúng sẽ làm chúng ta bệnh!

6. GIẢM ĂN JUNK FOOD:

"Junk Food" là tiếng lóng để chỉ những đồ ăn có mức dinh dưỡng thấp nhưng lịa có quá nhiều chất "không tốt" như đường, mỡ và muối có hại cho cơ thể.

Nhưng món "Junk food" thông thường phải kể là món khoai tây chiên (French fries), Pizza, bánh kẹo, các loại Chip, các loại Snack food.

Những món ăn này lâu lâu ăn cũng vui miệng, nhưng không nên dùng thường xuyên dễ bị mập và cao mỡ, cao máu. Các thức uống ngọt như Coca, Pepsi v.v... được xem là Junk food. Các món chè của dân mình có quá nhiều đường, có lẽ cũng nên xếp vào loại Junk food.
  • Thưa quý vị,
Điều quan trọng như chúng tôi trình bày là làm thế nào ăn chay cho đúng phương pháp mà phần lớn là do sự điều hòa thức ăn và tập luyện thế dục sao cho cân bằng giữa cái cung và cái cầu cho cơ thể., nhưng có lẽ chúng ta cũng không nên áp dụng một cách máy móc, vì ăn uống không chỉ là một nhu cầu sống còn, đối với quí vị tu sĩ cần phải có một thân thể khỏe mạnh, ít bệnh tật để tu hành. Đối với những người thường, ăn uống còn là một sự thưởng thức trong đời sống hàng ngày, cho nên làm thế nào để ăn uống một cách thoải mái, không quá gò bó mà vẫn cung cấp cho mình lượng dinh dưỡng vừa đủ, đó là cả một nghệ thuật và có tinh chất cá nhân.

Người ta bảo "Có thực mới vực được đạo", có ăn uống dàng hoàng, nhất là ăn hay phải dúng phương pháp mới khỏe mạnh. Tuy nhiên, ăn nhiều chất bổ béo quá thì, thưa quý vị: "Cái miệng nó hại cái thân".

(Trích đăng, còn tiếp...) (^!^)
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

RAU CỦ THƯỜNG DÙNG
- Giúp loại trừ độc tố trong cơ thể, thanh lọc và làm mới tế bào máu.

- Rau củ có nhiều chất đạm, chất khoáng, còn trái cây thì có nhiều đường, Vitamins, và chất giúp tẩy rửa cơ thể.

- Rau trái tươi hay trồng ở miền nhiệt đới có tác dụng mạnh hơn.

- Nên chọn ăn thực phẩm được trồng đúng mùa và ở tại địa phương.

- Nên tránh những rau củ có chứa Oxalic acid/solanine (Nightshades family) với người có bệnh đau khớp, tim mạch, hư mòn răng bởi vì chúng ức chế sự hấp thụ Calcium. Những người có hệ tiêu hóa yếu suy, bị tiêu chảy hay bị dịch ứ trệ, phù thủng nên tránh cà chua, dưa leo, khổ qua v.v...

- Carrot, Parnips, Turnips, Watercress, Parsry, The Cabbage family (bông cải trắng, bông cải xanh, Bok choy, ect...), bí vỏ xanh hay các loại rau củ có lá màu xanh đậm, rất giàu Vitamin C và sắc tố xanh giúp cho việc tổng hợp máu.

- Hành, hẹ, tỏi, nén, kiệu, riềng không nên dùng thường xuyên, bởi vì khi ăn sống sẽ kích thích sự sân hận, nóng nảy và sự bất an. Khi nấu chín có tác dụng kích thích tiêu hóa và kích thích dục tính.

1. ARICHOKE (Bông Atisô):
  • - Có tính hàn, vị ngọt, mát gan, bổ phổi.
    - Giảm triệu chứng của bệnh suyễn, trị bệnh táo bón, tăng khả năng tiết Insulin. Giúp cho bệnh tiểu đường.
    - Có nhiều chất Fiber và vị đắng, làm giảm bệnh táo bón, ung thư ruột già và giảm Cholesterol.
    - Chứa nhiều Folix acid, Vitamin C, K, B1,2,3,5,6 và Antioxidants như: Silymarin, Caffeic acid và Ferulic acid.
    - Nhiều khoáng chất như: Copper, Calcium, Potassium, Iron, Manganese and Phosphorus.
    - Chỉ cần nấu mười, mười lăm phút thôi sẽ cho kết quả tốt nhất.
2. ASPARAGUS (Măng Tây):
  • - Có tính ấm, vị ngọt đắng, hơi nồng, giúp lợi tiểu và ra mồ hôi.
    - Giàu Folate, đồng và sắt rất cần cho sự tổng hợp tế bào máu, sự sinh trưởng và phòng bệnh gan, giảm các bệnh bẩm sinh gây bại liệt và chết non ở trẻ sơ sinh.
    - Có nhiều Kali, Vitamin B1 và B6, cũng như chất Rutin (giúp làm mạnh các thành mao quản).
    - Chứa nhiều chất xơ (Fiber) nên giúp giảm bệnh táo bón, bệnh ung thư trực tràng, bệnh rối loạn bài tiết.
    - Chứa nhiều chất chống oxy hóa - antioxidants nên làm giảm bệnh thoái hóa hệ thần kinh, mất trí nhớ, nhiễm virus và ung thư.
    - Điều trị nhiều bệnh lý về thận và viêm nhiễm, thấp khớp, cao áp huyết, tiểu đường, làm sạch các động mạch.
    - Cẩn thận: Nếu dùng nhiều quá sẽ làm thận khó chịu.
    - Phần trắng nằm dưới đất có tác dụng kích thích sự tổng hợp dịch âm của thận và giúp làm tươi nhuận phổi. Có khả năng trị tất cả những bệnh lý của phổi (kể cả ho ra máu), lao và tiểu đường. Giúp tăng trưởng nữ tính và trị các bệnh phụ nữ, rối loạn kinh nguyệt, vô sanh. Dùng để trị những người nóng nảy, quá khích, làm tăng khả năng nhận thức và lòng từ bi. Nên tránh dùng khi bị tiêu chảy, phổi bị ứ nước, tràn dịch màng phổi hay có nhiều đàm, ớn lạnh.
3. BEET ROOTS (Củ dền/Củ cải đường/Củ cải tía)):
  • - Trung tính, có vị ngọt, bổ tim, an thần, giúp tạo máu và giúp máu lưu thông dễ dàng, thanh lọc máu và gan, nhuận tràng, điều hòa kinh nguyệt.
    - Giàu Folate, đồng và sắt rất cần cho sự tổng hợp tế bào máu, sự sinh trưởng và phòng bệnh gan, giảm các bệnh bẩm sinh gây bại liệt và chết non ở trẻ sơ sinh.
    - Chứa nhiều Antioxidants và Glycine betaine, giúp làm giảm Homocysteine và phòng chống bệnh tim mạch, tai biến, giảm Cholesterol và chống lão hóa.
    - Có nhiều chất Vitamin B3, B5 và B6, sắt, đồng, Kali, Manganese, Magnesium.
    - Phần lá ở trên có nhiều Vitamin C, Carotenoids, Flavonoid antioxidants và Vitamin A giúp tăng thị giác, giảm ung thư phổi và ung thư vùng răng hàm mặt.
    - Được dùng với carrots để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt hay tiền mãn kinh. Trị các bệnh về gan, xơ gan, viêm gan, táo bón, lo âu, sợ hãi, nghẽn mạch máu, làm nhuận gan v.v...
4. BELL PEPPERS (Ớt bị):
  • - Tính nóng, có vị ngọt, cay nồng. Ớt ngọt có chứa Capsaicin có khả năng kháng vi khuẩn, chống tế bào gây ung thư, giảm đau, và chống bệnh béo phì, tiểu đường, kích thích tiêu hóa, khai thông ứ trệ đường hô hấp và tiêu hóa. Nó cũng giúp làm giảm Triglycerides và LDL Cholesterol ở những người bị bệnh béo phì.
    - Có nhiều Vitamin A, C, nhóm B1-2-5-6 va Anti-oxidant flavonoids như Alfa và Beta Carotenes, Lutein, Zea-xanthin và Cryptoxanthin. Giúp cho mạnh gân cốt, bảo vệ da, bảo vệ tim mạch, chống nhiễm trùng, giảm stress.
    - Chứa nhiều minerals như: Iron, Copper, Zinc, Potassium, Manganese, Magnesium, và Selenium. Giúp xây dựng tế bào, hỗ trợ chuyển hóa năng lượng.
    - Có khả năng gây dị ứng, làm viêm da niêm mạc ở mắt, miệng môi, lưỡi, hay làm trầm trọng hơn bệnh ợ hơi, reflux
5. BITTER MELON(Mướp đắng/Khổ qua):
  • - Có rất nhiều Phyto-nutrients như: Polypeptide-P: một loại Insulin thực vật giúp làm giảm trọng lượng đường trong máu. Nó còn có một hợp chất làm giảm đường huyết là Charantin. Charantin làm gia tăng sự hấp thụ chất đường và gia tăng sự tổng hợp Glycogen trong tế bào gan, mô cơ và mô béo.
    - Chứa nhiều Dietary Fiber, Minerals: Iron, Zinc, Potassium. Manganese và Magnesium, Vitamin C, nhóm B3-5-6, Folate, và Anti-oxidants, Flavonoids như: Beta Carotene, Alfa Carotene, Lutein và Zea-xanthin. Giúp bảo vệ tế bào, hệ tim mạch, phòng chống ung thư. Giảm Neural tube defect ở trẻ sơ sinh.
    - Giúp tiêu hóa và bài tiết tốt hơn, phòng chống bệnh đầy hơi, khó tiêu, táo bón, giúp an thần, giải nhiệt.
    - Kết quả thí nghiệm sơ bộ cho biết một số hợp chất trong nó có khả năng giúp điều trị bệnh HIV.
    - Có chứa những hợp chất như Quinine và Morodicine, Resins và Saponic glycosides, mà một số người không thích nghi được. Những chất này có thể làm gia tăng tiết nước bọt, mặt đỏ, mắt mờ, đau bao tử, buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy hay mỏi cơ bắp.
6. BROCCOLI (Bông cải xanh) - BOK CHOY, CAULIFLOWER-SAME FAMILY:
  • - Trung tính, hơi nồng, có Vị đắng, lợi tiểu, sáng mắt.
    - Có chứa nhiều Phyto-nutrients như: Thiocyanates, Indoles, Sulforaphae, Isothiocyanates và Flavonoids, Beta-carotene Crytoxanthin, Lutein, và Zeaxanthin giúp làm giảm các bệnh ung thư; tuyến tiền liệt, ruột già, bàng quang, tụy tạng và ung thư vú. Làm giảm nguy cơ bị tai biến.
    - Nó cũng chứa rất nhiều Folate, Vitamin C, A, K và B2,3,5,6 Sulfur, Chlorothylls, khoáng chất như: Calcium, Manganese, Magnesium, Selenuim, Zinc và Phosphorus.
    - Đặc biệt phần lá bên ngoài có nhiều Carotenoids và Vitamin A (16000IU of Vitamin A per 100g), nhiều gấp mấy lần phần bông.
    - Điều trị bệnh nhiệt của mùa hè, viêm nhiêm mắt và cận thị.
    - Cẩn thận: Chứa 5x Goitrogenous (như cải bắp, su hào, cải xoắn, v.v...) dược chất hơn những rau quả khác, làm ngăn trở sự chuyển hóa của Iodine.
    Nên hạn chế dùng ở những người bị thiếu năng tuyến giáp hay thấp Lodine.
7. BURDOCK ROOR (Củ Ngưu báng):
  • - Có nhiều hợp chất anti-oxidants, giúp phòng bệnh và cải thiện sức khỏe. Chứa nhiều Potassium, giúp cho bệnh cao máu, tim mạch. Là loại thuốc lọc máu và lợi tiểu tốt nhất.
    - Chứa nhiều hợp chất đường phức hợp không phải tinh bột như: Inulin, Glucoside-lappin, Mucilage... hành xử như những thuốc nhuận tràng tự nhiên. Inulin cũng là một Prebiotic giúp làm giảm đường huyết, giảm Cholesterol máu và giảm cân.
    - Có rất nhiều Vitamins: Vitamin C, nhóm B và Folate, Minerals như: Iron, Manganese, Magnesium; một lượng nhỏ Zinc, Selenium và Phosphurus Anioxidants, giúp chống nhiễm khuẩn, phong ung thư.
    - Được dùng để trị các bệnh ngoài da như: vẩy nến, dị ứng, lở loét, khô da, Eczema, và các bệnh thuộc gan mật, kích thích tiêu hóa.
    - Cẩn thận đối với bệnh nhân đang dùng thuốc lợi tiểu giữ lại Potassium vì có chứa khá nhiều Kali.
8. CABBAGE (Bắp cải nồi) - BRUSSEL SPROUTS-SAME FAMILY:
  • Dương tính, vị ngọt và nồng, kích thích cơ thể tiết dịch nên giúp làm nhuận đường tiêu hóa, kích thích tiêu hóa, trị bệnh bao tử, làm tươi nhuận da, chống lão hóa.
    - Trị bệnh táo bón, cảm, ho gà, tê đầu ngón tay, chân, trầm cảm và bất an, trị giun sán trong đường ruột, giúp giảm cân và chất mỡ, trị nhiễm trùng răng và lợi.
    - Chứa nhiều chất Phyto-chemicals như: Thiocyanates, Indole-3-carbinol. Lutein. Zea-xanthin. Sulforaphane, và Isothiocyanates. Những chất antinoxidants này (bắp cải đỏ 4x> các chất khác) giúp làm giảm các bệnh ung thư: tiền liệt tuyến, ruột già, bàng quang, tụy tạng và ung thư vú. Làm giảm nguy cơ bị tai biến.
    - Nước ép tươi có chứa nhiều Vitamin U được dùng để trị bệnh viêm loét dạ dày hay hành tá tràng: 125ml giữa các bữa ăn, ngày hai lần trong vài ngày đến vài tuần. Có nhiều dược tính của Sulfur.
    - Ăn sống hay đắp ngoài da trị bệnh khô, nứt nẻ và da sần sùi, viêm loét chân, giãn tĩnh mạch hay các vết thương ở chân do lạnh rét gây nên.
    - Rất giàu Iodine, Vitamin C, B1-5-6, Vitamin K và E (lá xanh ở ngoài) Calcium, Ptassium. Manganese. Iron và Magnesium.
    - Nếu muối chua có khả năng làm sạch, và làm mới hệ tiêu hóa, tăng hệ vi sinh ruột và chống táo bón.
    - Chinese Cabbage (cải bắp thảo) - (napa): Có tình hàn, vị ngọt, được dùng trong bệnh viêm nhiễm, chảy mủ, cơ thể chống nhiệt, chỉ chứa 20% Sulfur so với bắp cải.
    - Nên tránh dùng cho người bị bệnh kinh niên, yếu ớt, buồn nôn.
    - Rất tốt cho điều trị bệnh ung thư ruột già.
9. CARROTS (Cà rốt):
  • - Trung tính, vị ngọt, bổ phổi mạnh tỳ, tăng chức năng gan, kích thích việc đào thải các chất thảy ra khỏi cơ thể, lợi tiểu, làm tan các khối u bướu hay sỏi. Rất giàu Beta carotene, Anti-oxidants, Vitamin A, B, C, D E, G và K.
    - Trị bệnh đầy hơi khó tiêu, đau bao tử, tiết nhiều Acid dịch vị, ợ hơi nóng, tiêu diệt các loại vi khuẩn xấu trong ruột, làm cản trở sự hấp thụ. Trị bệnh tiêu chảy, kiết lỵ kinh niên, tẩy giun kim và giun đũa.
    - Là một thực phẩm tạo kiềm có khả năng chuyển hóa máu. Trị viêm Amidant, viên họng và mụn nhọt trên mặt, thấp khớp, ung thư, quáng gà và các bệnh lý về tai.
    - Hợp chất Flavonoids và Poly-acetylene antioxidant falcarinol trong carrot giúp phòng chống các loại ung thư: da, phổi và vòm họng.
    - Giúp ích cho da và màng niêm mạc. Trị các bệnh viêm nhiễm trên da, đường ruột, đường tiểu, kích thích tạo sữa mẹ và điều hòa rối loạn hóc môn nữ. Giúp nhiều trong bệnh ban và sởi ở trẻ em giúp mau lành hơn.
    - Rất giàu silicon, Na, P, K, Mg, Fe, Ca, làm mạnh gân cốt và tăng sự hấp thụ Calcium.
    - Lá carrot vị đắng nhưng rẩ giàu khoáng chất. Có thể dùng để nấu nước soup, tuy là bớt vị ngọt nhưng rất tốt để phòng chống ung thư, bệnh viêm, xơ gan và dịch ứ trệ trong người.
    - Cẩn thận không nên dùng hơn 4 ly mỗi ngày, có thể làm suy thận hay rụng tóc.
10. CELERY (Thân cần tây) - CELERIAC (Củ cần tây):
  • - Có tính hàn, vị ngọt và đắng, giúp tỳ vị, trị nóng gan, trị khó tiêu, giải tỏa sự ứ trệ của các dịch trong cơ thể, lọc máu, làm giảm các bệnh lý (chóng mặt, xây xẩm, lo lắng bất an), giúp đổ mồ hôi.
    - Có chứa nhiều chất Poly-acetylene antioxidant falcarinol giúp phòng chống các bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch.
    - Cũng có nhiều Vitamin B, C, A, K, Folate và các chất khoáng như: Potassium, Sodium, Calcium, Manganese và Magnesium.
    - Trị bệnh viêm mắt, đi tiểu nóng rát hay ra máu, mụn nhọt trên mặt hay trong miệng, bao tử hay gan nóng, nhức đầu, ăn uống quá độ, bội thực, mệt mỏi.
    - Nước cần tây và chanh dùng để trị bệnh cảm cúm, nhức đầu, cao huyết áp, nhiệt nóng, tiểu đường (2-4 ly mỗi ngày), giản tĩnh mạch.
    - Giàu Silicon, Na = 4xCa, giúp điều hòa đường máu, làm tan chất đường bị tích tụ trong người, làm mới xương, khớp, gân cốt, động mạch. Làm kiềm hóa máu và kháng viêm, trị bệnh viêm khớp, Gouts, viêm dây thần kinh, và kích thích việc tạo sữa ở phụ nữ đang cho con bú.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

11. CUCUMBER (Dưa leo) - Zucchini:
  • Có tính hàn, vị ngọt, lợi tiểu, đào thải độc tố, trị trầm cảm, lọc máu, làm tươi nhuận tim, tỳ vị, ruột già, giải khát, tươi nhuận phổi, làm sạch da. Nếu MUỐI CHUA giúp cho đường tiêu hóa nhiều hơn.
    - Có nhiều Potassium và anti-oxidants như Beta-carotene va alfa-carotene, Vitamin C, A và K, Zea-xanthin va Lutein.
    - Dùng để trị các bệnh nhiệt nóng, phỏng, nhiễm trùng đường tiểu. Nước ép được dùng trị bệnh viêm nhiễm trong bao tử, đau mắt, cuống họng, răng lợi, mụn nhọt trên mặt, trên da. Điều hòa áp huyết máu.
    - Có chứa Erepsis: có khả năng phân hủy Proteins và làm sạch da mặt, đường tiêu hóa, trị bệnh giun kim, trị bệnh rụng tóc, nứt móng tay chân. Có thể dùng 150-180ml nước ép mỗi ngày.
    - Nên tránh dùng trong những trường hợp bị dịch ứ trệ, tiêu chảy hay tiết nhiều dịch nhầy, chảy mũi.
12. GREEN BEAN/STRING BEAN (Đậu que) - SNOW PEAS/SUGAR SNAP PEAS-YARD LONG BEAN-SAME FAMILY:
  • - Trung tính, cọ vị ngọt, nhiều dinh dưỡng, thấp colory và không có chứa Cholesterol.
    - Chứa nhiều Vitamins, Minerals: Iron, Calcium. Magnesiun, Maganese, Phoasium và Micro-nutrients.
    - Nhiều Fiber, giúp bảo vệ niêm mạc ruột già, giảm sự thu hút các cặn bả độc tố vào lớp dịch nhầy. Giảm Cholesterol, táo bón, ung thư ruột già.
    - Có rất nhiều Vitamin A, K, Flavonoid poly phenolic antioxidants như Lutein, Zea-xanthin và Beta-carotene. Chống lão hóa, bệnh viêm kết mạc, ung thư.
    - - Rất giàu Vitamin C, nhón B1, 6, 12, Folare, giúp giảm Neural tube defects ở trẻ sơ sinh, tăng sự sinh trưởng.
    - Cẩn thận với những người hay bị sạn thân vì có chứa Oxalate.
13. KALE (Cải xoắn, cải soup) - COLLARD GREEN-CHARD-SAME FAMILY:
  • - Có tinh ấm, vị ngọt, hơi nồng và đắng.
    - Chứa nhiều Phyto-chemicals như: Sulforaphane và Indole-3-carbinol. giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng. Di-indolyl-methan (DIM), là một sản phẩm của Indole-3-carbinol có khả năng kháng vi khuẩn và virus.
    - Cũng có nhiều Beta-carotene, Lutein vad zea-xanthin. Những Flavonoids anti-oxidant này có khả năng phòng chống các bệnh ung thư.
    - Giúp làm thông phổi, bổ bao tử, trị thiếu máu, xương xốp, mắt giảm thị lực bệnh tim mạch và ung thư.
    - Giàu Sulfur (Cabbage Family), giúp trị các bệnh viêm loét dạ dày và hành tá tràng. Chứa nhiều Chlorophills. Vitamin A (in Fall, Winter, Spring), K, C và Copper, Calcium, Sodium, Potassium, Iron, Manganese và Phosphorus.
    - Vì có nhiều Vitamin K, nên hạn chế dùng khi uống thuốc loãng máu. Có nhiều Oxalate nên cẩn thận khi phối hợp với các rau củ khác có nhiều Oxalate nếu bệnh nhân có tiền sử thống phong, sạn thận hay túi mật.
14. KOHLRABI (Su hào):
  • - Trung tính, vị ngọt, hơi nồng và đắng. Giúp làm tăng sự vận hành của khí và năng lượng trong cơ thể. Giúp làm tăng các cục máu đông hay ứ trệ, làm giảm sự tích tụ dịch hay ẩm thấp.
    - Chứa nhiều Phyto-chemicals như: Isothiocyanates, Sulforaphane và Iode-3-carbinol, giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng.

    - Phần lá ở trên có nhiều Vitamin A, C, K và Antioxidants hơn phần củ ở dưới, ngoài ra nó còn có nhiều Vitamin nhóm B, Copper, Calcium, Potassium, Manganese, Iron và Phosphorus.
    - Trị bệnh đầy chướng, khó tiêu hay rối loạn đường huyết, giảm tiểu rát và đau, trị chứng chảy máu trong ruột già, chảy máu mũi. Làm giảm tác dụng tiêu cực của các loại rượu, bia và thuốc bị làm dụng.
15. LETTUCE (Rau xà lách)- ROMAINE LETTUCE- ENDIVE-SAME FAMILY:
  • Có tính hàn, vị ngon và đắng, lợi tiểu, an thần, làm khô ráo.
    - Giàu chất Silicon nhất trong các loại rau xanh. Giúp làm tăng sữa mẹ.
    Chứa nhiều Phyto-chemicals như: Isothiocyanates, Sulforaphane và Iode-3-carbinol, giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng.
    - Trị bệnh trĩ, bí tiểu hay tiểu ra máu, bổ phổi và thần kinh. Giúp trị bệnh về da, gân, tóc, lao và bao tử.
    - Xà lách lá dài tốt hơn loại tròn vì có chứa nhiều Chlorophills, Vitamin A, C, nhóm B, K, Folate và các khoáng chất như: Fe, Kali, Ca, Mg, P, Mn.
    - Giúp trị nhiều bệnh như: thiếu máu, xương xốp, viêm đa khớp, tim mạch, mất trí nhớ và ung thư.
    - Nên tránh dùng đối với những người bị bệnh mắt (vì chứa nhiều Vitamin A) và chóng mặt. Có chứa Oxalate nên cẩn thận với người có sạn thận.
16. LOTUS ROOT (Củ sen):
  • Trung tính, có vị ngọt hơi chát. Có chứa tinh bột, hàm lượng Calory trung bình, và một số hợp chất Phyto-nutrients, Minerals và Vitamins.
    - Có khá nhiều Fiber nên giúp ích rất nhiều trong việc giảm chất Cholesterol, mỡ trong máu, bệnh táo bón, tiểu đường, tim mạch, ung thư.
    - Chứa nhiều Vitamin C, nhóm B 1, 2, 3, 5, 6, Folate, nên giúp nhiều cho việc phòng chống Free radicals, các tác nhân gây hại cho tế bào, giúp cho hệ thần kinh, tiêu hóa, tuần hoàn và giảm bệnh Neural tube defect ở trẻ sơ sinh. Phòng chống bệnh ngoài da, tim mạch.
    - Ngoài ra nó còn có khả nhiều Minerals như Copper, Iron, Zinc, Magnesium và Manganese giúp cho việc tạo máu và trợ giúp các phản ứng sinh lý hóa trong cơ thể.
    - Đặc biệt củ sen chứa một tỷ lệ lý tưởng giữa Na:K=1:4, nên nó vừa tạo nên vị ngọt, độ dòn và giúp bảo hộ tim mạch, cơ bắp và điều hòa âm dương trong cơ thể.
17. MUSHROOM (Nấm nút áo): Common button variety:
  • - Có tính hàn, vị ngọt, làm giảm mỡ trong máu, tan đàm nhớt trong phổi.
    - Có nhiều Potassium giúp bảo vệ tim mạch. Folate và Vitamin nhóm B. Ngoài ra còn có nhiều Selenium, Mn, Mg, Zn, Fe, Cu.
    - Có chất sát trùng, trị bệnh nhiễm trùng đường tiểu, viêm gan siêu vi B, tăng bạch huyết cầu.
    - Tăng hệ miễn dịch, chống ung thư, bướu, giảm di căn, tăng khẩu vị và giúp mau lành bệnh thủy đậu, sởi.
18. MUSHROOM SHIITAKE (Nấm hương):
  • - Trung tính, có vị ngọt, bổ tỳ vị.
    - Có chất Interferon tự nhiên, làm tăng hệ miễn dịch, chống virus và ung thư.
    - Có nhiều chất dinh dưỡng, và Calori cũng như các chất khoáng quan trọng hơn nấm nút áo,
    - Trị ung thư bao tử và cổ tử cung, làm giảm chất mỡ và Cholesterol trong máu
    - Rất giàu Germanium, làm gia tăng sự thu hút oxy cho cơ thể.
    - Cẩn thận: Người ăn chay trường không nên dùng quá nhiều, vì có thể bị tẩy rửa quá độ do tính chất tẩy rửa mạnh của nó.
19. MUSTARD GREEN (Cải xanh hay cải muối dưa):
  • - Tính ấm, vị nồng, tăng khí lực của phổi, làm nhuận và mạnh mẽ hệ tiêu hóa, giúp thông phổi, phế quản và máu bị ứ đọng, làm gia tăng sự lưu của khí huyết, giảm dịch nhầy, giảm đàm nhớt trong phổi và đường hô hấp.
    - Nhóm rau xanh này chứa nhiều chất dinh dưỡng, Vitamin A, Carorenes, Vitamin K, C, Folate và những Flavonoid anti-oxidants hơn bất cứ các loại rau trái nào.
    - Nó cũng chứa Calcium, Iron, Magnesium, Manganese, Potassiun. Zinc Selenium.
    - Chứa nhiều Phyto-chemicals như: Isothiocyanates, Sulforaphane và Indole-3-carbinol, giúp phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến và đại tràng, chất Fiber cũng giúp kiểm soát Cholesterol và bảo vệ chống lại bệnh táo bón và trĩ.
    - Dùng như trà để trị bệnh ho và cảm cúm.
    - Giúp trị nhiều bệnh như: thiếu máu, xương xốp, viêm đa khớp, tim mạch, ho suyễn, mất trí nhớ và ung thư.
    - Nên tránh dùng khi bị viêm mắt, trĩ và các bệnh nóng nhiệt trong người.
    - Không nên hâm nóng thức ăn cũ (như Spinach) sẽ làm Nitrates biến thành Nitrites và Nitrosamines, rất độc hại cho sức khỏe. Cẩn thận hơn với người uống thuốc loãng máu vì hàm lượng Vitamin K khá cao. Chất Fiber có thể ảnh hưởng đến sự hấp thụ chất Fe, Ca, Mg. Cẩn thận với người có tiền sử bệnh sạn thận vì có nhiều Oxalate, người bị thiếu năng tuyến giáp vì có nhiều Goitrogens.
20. NIGHTSHADE FAMILY:
  • - Khoai tây, cà chua, cà tím và tất cả họ nhà Ớt Bị có chứa chất Solanine có thể gây tiêu chảy, suy tim, nhức đầu, ói mữa. Người ít nhạy cảm hơn có thể cảm thấy cảm giác nhẹ nhàng, thư giản, và khó tập trung tinh thần vài giờ sau khi ăn chúng.
    - Có thể giúp ít cho những người còn ăn thịt động vật.

    * Cà tím: tính hàn có vị ngọt, có chứa nhiều Vitamin nhóm B1, 3, 5, 6, khoáng chất như: Manganese, Copper, Iron, Potassium và Anti-oxidants, Phenolic, Flavonoid, Phyto-chemicals called anthocyanins.
    - Dùng để trị các khối u, bướu, trĩ, chảy máu, nóng nhiệt trong bệnh tiêu chảy hay kiết lỵ. Rắn hay bò cạp cắn (đắp cà tươi). Tránh dùng cho phụ nữ đang mang thai (có thể gây xẩy thai).

    * Khoai tây: trung tính, có vị ngọt, lợi tiểu, bổ tỳ, tăng khí lực và năng lượng, điều hòa bao tử, nhuận dường tiêu hóa, làm tăng dịch thân âm. Dùng trị bệnh thấp khớp, viêm nhiễm, cao máu, viêm dạ dày, gan (nước ép tươi), phỏng ngoài da (đắp tươi), có tính sát trùng, Quercetin phòng chống bệnh tim mạch và ưng thư.
    - Giàu Potassium, Iron, Manganese, Magnesium, Phosphorous, Copper, Vitamin nhóm B, C, A và các Anti-oxidants, Flavonoid như Carotenes và Zeaanthins, các men tiêu hóa và khoáng chất. Nên sử dụng toàn bộ cả lớp vở ngoài rất giàu các khoáng chất. Trị căng thẳng, co sng cơ bắp, nóng nhiệt, kiệt sức.
    - Dưới lớp vỏ khoai tây có chứa chất Alkaloids như: Solanine và Chaconine, nên khi bị tiếp xúc lâu với ánh sáng mặt trời sẽ bị biến thành độc tố rất nguy hiểm. Tuy nhiên nếu nấu kỹ (>170 độ C) sẽ phá hủy độc tố này.

    * Cà chua: Rất hàn, có vị ngọt, và chua, gia tăng dịch âm của cơ thể. Làm nhuận da, giảm khát, tăng lực bao tử, làm sạch gan, lọc máu và cơ thể, kích thích khẩu vị và trợ tiêu hóa, giảm nóng gan và các triệu chứng của cao máu, mắt đỏ, nhức đầu, máu ứ trệ.
    - Là một nguồn chứa nhiều Antioxidants: Flavonoid, Anti-oxidants như Alfa và Beta-carotenes, Lycopene, Xanthins và Lutein, Dietary Fiber, Minerals và Vitamins.
    - Chứa nhiều Vitamin A, C và nhóm B1, 3, 5, 6, Potassium, Iron, Calcium, Manganese. Giúp phòng chống bệnh tim mạch, cao mỡ, cao máu, xương khớp, ung thư v.v...
    - Là một thực phẩm chua nhưng có thể giúp kiềm hóa máu, giảm thấp khớp và bệnh Gouts. Để chín cây tốt hơn so với chín ủ, bởi vì chúng có thể làm suy yếu chức năng của tuyến thượng thận. Vỏ có chứa nhiều Oxalte và có thể làm rối loạn chức năng hấp thụ của Ca và gây sạn thận. Nên hạn chế trong bệnh thấp khớp và những người dị ứng với cà chua.
Hình ảnh


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Nghệ Thuật Sống Khỏe Mạnh & Thảnh Thơi

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

21. OKRA/GUMBO/LADY'S FINGERS (Đậu bắp):
  • - Có tính hàn đến trung bình, vị ngọt hơi chát, có chứa ít calory nhưng nhiều chất Fiber và chất nhầy nên giúp rất nhiều trong việc tiêu hóa, bài tiết, bệnh táo bón, mỡ trong máu, tim mạch, xương khớp v.v...
    - Là một trong những loại rau xanh có rất nhiều Vitamin A và Flavonoid anti-oxidants như: Beta carotenes, Xanthin và Lutein. Giúp bảo vệ mắt, phòng chống các bệnh về da và niêm mạc, cũng như các bệnh ung thư phổi và vùng môi miệng.
    - Có chứa nhiều Folate, Vitamin C, K và nhóm B nên giúp giảm tỷ lệ Neutral tube defect ở trẻ sơ sinh, tăng cường miễn dịch, phòng chống các bệnh viêm nhiễm và bệnh tim mạch, tuần hoàn máu, giúp lành mạnh xương khớp và các hoạt động sinh lý hóa trong cơ thể.
22. PARSNIP (Củ cải ngọt):
  • - Tính ấm, vị ngọt, lợi tiểu, nhuận đường tiêu hóa, bổ tỳ vị, giúp làm sạch và thông gan, thông đường hô hấp, giảm dịch ứ đọng trong cơ thể, giảm đau và ớn lạnh.
    - Có chứa nhiều chất đường hơn cả cà rốt, củ cải trắng tròn và dài, cũng chứa nhiều Phyto-nutrients, Vitamins: C, E, K và nhóm B, Minerals: Iron, Calcium, Copper, Potassium, Manganeses, Phosphorus, Folate và Fiber.
    - Rất giàu Poly-acetylene anti-oxidants như: Falcarindiol, có chất kháng viêm, chống vi nấm, phòng ung thư.
    - Giàu Silicon, K, P, Sulfur, Cl, được dùng như súp hay trà để trị cảm và ho, khó thở, nhức đầu, chóng mặt, thấp khớp, thần kinh, bổ óc.
    - Trị bệnh nứt móng tay, bệnh phổi và đường hô hấp, sưng phổi và khí thủng (Emphysema).
    - Cẩn thận: Lá cây Parsnip có chất độc và dễ gây phản ứng, dị ứng trên da, mặt, môi miệng, lưỡi, mắt v.v... (có thể gây ngứa hay nổi mụn nước, bỏng rát).
23. PUMPKIN (Bí đỏ vỏ vàng):
  • - Có tính hàn, vị ngọt, làm giảm dịch nhầy trong bệnh tiêu chảy.
    - Là loại rau chứa ít Calory, không có chất béo bão hòa hay Cholesterol, nhưng có rất nhiều Fiber, anti-oxidants, Vitamin như: A, C, nhóm B và E, Minerals: Copper, Calcium, Potassium và Phosphorus.
    - Chứa anti-oxidant Poly-phenolic Flavonoid compounds như: Alfa, Beta-carotenes, Cryptoxantin, Lutein và Zea-xanthin.
    - Trị bệnh: Eczema, kiết lỵ, tiểu đường, dịch nhầy trong phổi, cuống phổi, cổ họng, suyễn.
    - Hạt bí rất giàu chất Fiber và chất béo đơn chưa bão hòa, rất tốt cho tim mạch, nó cũng chứa nhiều chất đạm of Protein, menerals và Vitamins. Một trăm hạt bí cung cấp 559 Calories, 30% of Protein, 110% RDA of Iron, 4987mg of Niacin (31% RDA), Selenium (17% of RDA), Zinc (71%) v.v..., nó cũng chứa nhiều Amino acid Trytophan. Tritophal được chuyển hóa thành Gaba trong não bộ.
24. RADISH (Củ cải trắng, xanh, đỏ, đen):
  • - Có tính hàn đến trung tính, vị ngọt, hơi nồng. Làm nhuận phổi, tan dịch nhầy trương đường hô hấp, làm tiêu thức ăn bị ứ đọng trong ruột, thanh lọc cơ thể và chống siêu vi trùng.
    - Có chứa nhiều Flavonoid anti-oxidants như: Zea-xanthin, Lutein và Beta carotene, Electrolytes. Minerals: Iron, Magnesium, Copper và Calcium. Vitamins: nhóm B, Folate và Dietary Fiber.
    - Có chứa nhiều chất Isothiocyanate anti-oxidant gọi là Sulforaphane có khả năng phòng chống bệnh ung thư tiền liệt tuyến, đại tràng, vú và tử cung bằng cách ức chế sự phát triển và tiêu diệt tế bào ung thư.
    - Có chứa nhiều Phytochemicals như Indoles là những hợp chất được dùng để chuyển hóa độc tố.
    - Trị các triệu chứng do nhiệt nóng gây ra: chảy máu cam, khạc ra máu, kiết lỵ, đau đầu trước trán), khó tiêu, chướng bụng đầy hơi.
    - Không dùng cho người bị suy nhược và tạng hàn và cẩn thận với người thiếu năng tuyến giáp vì có chứa Goitrogens.
25. SEAWEADS (Rong biển):
  • - Có tính hàn hay trung tính, vị mặn, làm kiềm hóa máu, gia tăng dịch âm cho cơ thể.
    - Có thể làm mềm hay tan các khối u bướu trong cơ thể, loại trừ độc tố, trừ đàm nhớt, lợi tiểu, nhuận da dẻ, giúp hệ miễn dịch thanh lọc các cặn bả phóng xạ hay tác nhân gây bệnh trong cơ thể. Giúp khai thông khí trược trong gan, trợ năng tuyết giáp trạng, giúp giảm cân, giảm mỡ và Cholessterol trong máu. Giúp bệnh tim mạch, tiểu đường, viêm khớp, xương xốp v.v...
    - Trị các khối u, bướu, ung thư, phù nề, sưng tấy đỏ, bướu cổ, nóng nhiệt, ho khan kinh niên, bệnh ngoại da, bệnh mắt.
    - Có nhiều sinh tố, khoáng chất, và khoáng vi lượng: (>100), nên dùng một lượng nhỏ hằng ngày (5-15g/d), chứa nhiều Protein, Iodine, Ca, Fe, (Ca is 10x>Milk, Fe is 4-25x>Beef, Iodine is 100-500x>Shellfish, B12 Analogue)
26. SPINACH (Rau mồng tơi tây):
  • - Có tính hàn, vị ngọt, bổ máu, giúp cầm máu. Có rất nhiều chất sắt, lưu huỳnh, Calcium, Potassium, Manganese, Magmesium, Copper. Zĩn, các Vitnamin nhóm B, Folate và các Fiber tan trong nước.
    - Có chứa nhiều Fyto-nutrients, Omega-3 fatty acids mà có thể giúp phòng bệnh tật và cải thiện sức khỏe.
    - Nhiều anti-oxidants vitamin như: Vitamin A, C, K và Flavonoid, Poly Phenolic antioxidants như: Lutien, Zea-xanthin và Beta-carotene.
    - Trị chảy máu cam, lợi tiểu, táo bón, làm tươi nhuận cơ thể, đào thải độc tố trong máu, kháng viêm, chống xương xốp, thiếu máu, bệnh tim mạch và ung thư.
    - Nên cản thận dùng cho người bị sạn thận, thống phong vì có nhiều Oxalate hay người dùng thuốc loãng máu vì có nhiều Vitamin K. Có thể hạn chế sự hấp thụ của Calcium và các chất khoáng vì có nhiều chất Fiber.
    - Không nên hâm nóng Spinach còn dư lại vì sẽ biến Nitrates thành Nitrites và Nitrosamines, có hại cho sức khỏe nhất là trẻ em. Cẩn thận với người thiếu năng tuyến giáp vì có chứa Goitrogens.
27. SWEET POTATO/YAM (Khoai tây ngọt hay khoai lang):
  • - Có tính hàn hay trung tính, vị ngọt. Giúp bổ tỳ, tăng lực, tăng sữa mẹ, giúp khí huyết lưu thông. Đào thải độc tố trong cơ thể, giảm viêm nhiễm, làm nhuận trường và da dẻ, tăng dịch thận âm.
    - Có nhiều tinh bột, Calory, Dietary fiber, anti-oxidants, Vitamins: A, C, K, nhóm B, Folate va Minerals: Iron, Calcium, Magnesium Manganese, và Potassium.
    - Có chứa nhiều hợp chất Flavonois phenolic như:Beta-carotene và Vitamin A, giúp bảo vệ mắt và phòng chống ung thư phổi và vùng răng miệng.
    - Cẩn thận không nên dùng quá nhiều vì sẽ gây khó tiêu, chướng bụng và suy yếu cơ thể. Cẩn thận với người hay bị sạn thận vì có chứa Oxalate
    - Phần lá chứa nhiều Vitamin A, C, K và các khoáng chất hơn cả phần củ.
28. TURNIP (Củ cải tròn):
  • - Thuộc gia đình cây cải cay: trung tính, có vị ngọt, hơi nồng, đắng.
    - Có chứa nhiều anti-oxidants, Minerals, Calcuim, Copper, Iron và Manganese, Vitamin A, C, K, nhóm B 1, 2, 3, 5, 6, Folate và Dietary fiber.
    - Rất giàu các Antinoxidants như: Vitamin A, C, Carotenoid, Xantin và Lutein - đặc biệt phần lá có nhiều hơn phần củ.
    - Giúp gia tăng khi huyết lưu thông, tạo máu, giải tỏa các vùng tắc nghẽn, dịch nhầy ứ đọng, ẩm ướt, giảm ho và giúp ra mồ hôi.
    - Có khả năng làm kiềm hóa máu, thanh lọc cơ thể, trị tiểu đường, khó tiêu, vàng da, hay bệnh về phổi.
    - Để trị bệnh đàm nhớt bế tắc trong phổi nên ăn hay uống nước ép còn tươi sống.
    - Rất an toàn nên có thể dùng cho phụ nữ có thai và trẻ em, cẩn thận với người hay bị sạn thận vì có chứa Oxalate.
29. WATERCRESS (Rau xà lách son):
  • - Có tính hàn, vị ngọt, hơi nồng và đắng. Có nhiều Anti-oxidants, Vitamin C, K, A và Flavonoids anti-oxidants như: Beta-carotene, Lutein và Zea-xantin.
    - Có nhiều Phyto-nutrinets như Isothiocyanates, Vitamins nhóm B, Folate và Minerals: Copper, Calcium, Potassium. Magnesium, Manganese và Phosphorus mà có khả năng phòng chống bệnh tật và cải thiện sức khỏe.
    - Chứa nhiều Gluconasturtiin do vậy tạo nên mùi vị đặc biệt và có khả năng phòng chống ung thư và các bệnh gan mật.
    - Giúp lợi tiểu, thông phổi, trị đau bao tử, bàng quang, thận, gia tăng khí huyết, xương xốp, thiếu máu.
    - Trị bệnh quáng gà, tăng tiết mật và giảm khối u của tế bào ung thư, bệnh mất trí nhớ, bệnh tim mạch v.v...
    - Trị vàng da, tiểu gắt, đàm và phổi nhiệt, đau cổ họng, hôi miệng, sình bụng chướng hơi.
    - Cẩn thận với người muốn trồng và khi ngâm rửa vì có thể chứa giun, sán ở trong thân và lá. Cẩn thận với người dùng thuốc loãng máu vì hàm lượng Vitamin K khá cao, với người hay bị sạn thận vì có chứa Oxalate, và với người bị thiêu năng tuyến giáp vì có chứa Goitrogens.
30. WINTER-SQUASH (Bí đỏ vỏ xanh):
  • - Có tính dương ấm, vị ngọt. Tốt cho tỳ vị, gia tăng khí huyết và năng lượng cơ thể. Giúp giảm đau, giảm viêm nhiễm.
    - Là thực phẩm chứa ít Calory, không có chất béo bão hòa hay Cholesterol, nhưng có chứa rất nhiều Fiber, Anti-oxidants Vitamins như: Vitamin A, C, nhóm B và E, Minerals: Copper, Calcium, Potassium và Phosphorus.
    - Giúp làm giảm cân, phòng cách bệnh tim mạch, tiểu đường, ung thư, tăng cường sinh lý, bảo vệ mắt và thần kinh.
    - Chứa anti-oxidants Poly-phenolic flavonoid compounds như: Alfa, Beta-carotenes, cryptoxanthin, Lutein và Zea-xanthin.
    - Thu hoạch vào mùa đông sẽ có nhiều chất dinh dưỡng và sinh tố A hơn mùa hè và thu.
    - Giúp điều hòa đường huyết, trị nhức đầu, táo bón, máu huyết không thông, suy nhược cơ thể.
31. DANDELON (Bồ công anh):
  • - Có vị ngọt, hơi đắng, chứa nhiều Anti-oxidants, hợp chất phòng bệnh tim mạch, béo phì và giúp cải thiện sức khỏe.
    - Không có nhiều Calory nhưng rất nhiều chất Fiber, nên giúp rất nhiều trong việc giảm Cholessterol, bệnh táo bón.
    - Có thể dùng cả lá, hoa và rễ cây để làm thức ăn như xà lách, làm cà phê và làm thuốc để phòng và trị bệnh.
    - Rễ cây có chứa nhiều hợp chất Root đặc biệt và có vị đắng như: Taraxacin và Taraxacerin. Inulin (not Insulin) và Levulin. Những hợp chất này giúp rất nhiều trong việc trị liệu và phòng bệnh.
    - Rất giàu Vitamin A, K, C và Flavonoids như: Carotene-Beta, Carotene-Alfa, Lutein, Crypto-xanthin và Zea-xanthin, giúp phòng bệnh ung thư phổi và ung thư vùng răng miệng, các bệnh xương khớp, mạch máu, và bảo vệ tế bào.
    - Có chứa nhiều Minerals như: Potassium, Calcium, Manganese, Iron và Magnesium, giúp điều hòa áp huyết, và các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Folate và Vitamin nhóm B cũng giúp nhiều cho việc giảm bệnh neural tube defect ở trẻ sơ sinh và sự tăng trưởng.
    - Được sử dụng như thuốc nhuận tràng, lợi tiểu, lợi gan mật, thanh lọc cơ thể, kích thích tiêu hóa, phần trong thân của cuống hoa được dùng để giảm phỏng cháy ngứa ngáy (như sự tê ngứa phỏng rát do Nettle stinging gây ra). Cẩn thận với người dùng anticoagulant vì có nhiều Vitamin K.
32. GARLIC/LEEKS/CHIVES (Tỏi/Boa rô/Hẹ):
  • - Có tính ấm, vị ngọt, nồng, cay, mùi thơm vì có chứa các hợp chất như Thio-sulfinite: Diallyl disulfide, diallyl trisulfide và allyl propyl disulfide, có thể biến thành Allicin bởi phản ứng men hóa khi bị cắt hay đập dập.
    - Chứa nhiều Phyto-nutrients, Minerals: Potassuim, Iron, Calcium, Magnesium, Manganese, Zinc và Selenium, Vitamins và Antioxidants, có khả năng phòng nhiều thứ bệnh tật, giảm Cholesterol, hạ huyết áp, làm mềm hay giản nở mạch máu, làm tan các cục máu đông, giúp phòng bệnh trong phổi, tim, mạch vành và tai biến, giảm ung thư bao tử.
    - Có tính kháng vi khuẩn, siêu vi trùng, vi nấm và tế bào ung thư. Phòng chống cảm lạnh, cúm, ho, viêm phế quản, trị các bệnh nấm ngoài da, tăng cường sức đề kháng, tăng cường sinh lực cho nam giới.
    - Có nhiều Flovonoid anti-oxidants như: Carotene Beta, Zea-xanthin và Vitamins như Vitamin A, C, E, K và nhóm B như: Pyridoxine, Folic acid, Niacin, Riboflavin và Thiamin. Giúp bảo vệ cơ thể phòng chống các Free Radicals, giảm Neural tube defect ở trẻ sơ sinh.
    - Cẩn thận không nên dùng nhiều sẽ làm cho miệng, hơi thở và người có mùi hôi, tánh thường dễ nóng nảy. Cẩn thận cho người đang dùng Antincoagulants vì có chứa nhiều Allycin (như Blood thinner) và không nên ngâm tỏi trong dầu và để quá lâu hay ở bên ngoài vì có thể làm sinh ra Clotridium Botulism, dẫn đến chứng Botulissm (ngộ độc thức ăn và có thể bị liệt thần kinh).
33. GINGER (Gừng):
  • - Có tính ấm, vị nồng, cay, mùi thơm nhờ có các hợp chất: Essential oils và Phenolic compounds như: Gingerols, Shogaols, Zingerone, Farnesene và một lượng nhỏ Beta-phelladrene, Cineol và Citral.
    - Gừng thường được dùng để trợ tiêu hóa, điều hòa nhu động ruột, chống nôn mữa, trị đầy bụng, sình hơi vùng bụng dưới, kháng viêm, giảm đau, hạ sốt và kháng khuẩn. Có tác động trên hệ thần kinh, an thần, do vậy được dùng để trị bệnh say xe tàu, nôn mửa khi có thai hay trong bệnh đau đầu một bên, đau đầu thống.
    - Nó còn có khả ngăng trị bệnh tiêu chảy và nhiễm độc thức ăn do vi khuẩn E, Coli gây ra.
    - Có nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và các Vitamins như: Pyridoxine (Vitamin B6), Pantothenic acid (Vitamin B5), Minerals như: Potassium, Manganese, Copper và Magnesium.
    - Được sử dụng với chanh, nước ấm để trị bệnh cảm ho, có đàm, viêm họng và phối hợp với nhiều thứ khác để trị nhiều bệnh.
34. ONION/SCALLIONS/SHALLOTS (Hành tây/Hành ta/Củ kiệu):
  • - Tính ấm, vị ngọt, nồng, hơi cay. Vị nồng và thơm của Hành là do hợp chất Sulfur và Allyl propyl disulphide tạo nên. Tùy theo giống, đất và môi trường nên nồng độ khác nhau và tạo nên nhiều loại khác nhau.
    - Có chứa nhiều hợp chất Phyto-chemical như: Allium và Allyl disulphide, khi bị cắt hay đập dập sẽ biến thành Allicin. Những hợp chất này có khả năng phòng chống ung thư, và làm giảm lượng đường trong máu, Chromium giúp điều hòa lượng Insulin trong bệnh tiểu đường.
    - Những hợp chất này cũng có khả năng làm giảm sự co thắt của mạch máu và tạo cục máu đông do vậy giúp giảm bệnh cao máu, giảm Cholesterol, có khả năng kháng khuẩn, kháng virus và kháng vi nấm.
    - Có nhiều Antioxidants Flavonoid Quercetin, có khả năng chống tế bào ung thư, kháng viêm và phòng bệnh tiểu đường.
    - Antioxidants Vitamins: Vitamin A, C và Minerals manganese. Manganese cần thiết cho Anti-oxidant Enzyme, Superoxide dismutase, Isothiocyanate, giúp phòng chống bệnh cảm lạnh, cúm và có tính kháng viêm. Nhóm Vitamin K và B-complex như: Pantothenic acid, Pyridoxine. Folates và Thiamin, cũng giúp duy trì lượng GABA trong não bộ và phòng chống các bệnh về thần kinh, mất trí nhớ, và giảm tỷ lệ Neural tube defect ở trẻ sơ sinh.
35. PARSLEY - CORLANDER (Rau mùi tây - Ngò ta):
  • - Tính ấm, vị nồng, đắng, mặn, giúp tiêu hóa, giải độc khi ăn thịt cá, đồ biển và giúp bệnh sởi hay phát ban mau lành.
    - Chứa nhiều chất Poly-phenolic flavonoid anti-oxidants như: Apiin, Apigenin, Crisoeriol. Phòng chống bệnh cao mỡ, cao máu, táo bón, tim mạch, ung thư v.v...
    - Có nhiều tinh cầu cần thiết như: Myristicin, Limonese, Eugenol và Alfa-thujene giúp giảm đau và viêm nhiễm răng miệng.
    - Giàu Anti-oxidants Vitamin C, K, A, E và nhóm B1, 2, 3, 5, 6, Chlorophills, và các khoáng chất: Ca, Na, Mg, Mn và Potassium. Giúp lợi tiểu, làm khô dịch nhầy trong bàng quang.
    - Trị bệnh phù thủng, béo phì, dịch nhầy hay sạn thận, bàng quang. Tăng lực cho tuyến thượng thận, tuyến giáp, thần kinh não và mắt. Trị kinh nguyệt ra quá nhiều.
    - Trị các bệnh về tai và ung thư, tăng lưu thông hệ tuần hoàn, thông tiểu, thận và mặt.
    - Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên tránh (làm sẩy thai hay sanh non và làm khô sữa).
    - Có chứa nhiều Oxalte nên cẩn thận đối với người bị sạn thận và bệnh thống phong.
    - Có nhiều chất Furanocoumarins và Psoralens, nên có thể bị da nhạy cảm với ánh sáng và ngứa ngáy khi ăn sống nhiều.
36. TURMERIC (Nghệ):
  • - có tính ấm, vị ngọt, mùi thơm, hơi đắng, nồng, hơi cay. Là một loài dược thảo lâu đời ở Châu Á có khả năng làm giảm đau, kháng viêm, chống Oxy hóa và phòng chống bệnh ung thư.
    - Có chứa nhiều loại tinh dầu thiết yếu như: Termerone, Curlone, Curumene, Cineole và P-cymene.
    - Curumin là một hợp chất Poly-phenolic mà tạo nên sắc tố màu vàng đặc trưng của nghệ. Nghien cứu cho thấy rằng nó có tính Anioxidant, tính kháng viêm, giảm đau, chống kết tủa, chống co thắt, tạo cục máu đông, chống viêm đa khớp, kháng thuẩn, chống ung thư.
    - Nghệ còn được dùng để trợ tiêu hóa, chống đầy bụng chướng hơi, dánh rấm, kháng khuẩn, giảm Cholesterol
    - Có nhiều Vitamins như: Vitamin C, Pyridoxine (Vitamin B6), Choline, Niacin và Ribofavin. Minerals như: Calcium, Iron, Potassium, Manganese, Copper, Zinc và Magnesium. Giúp chống Oxy hóa, chống lão hóa, phòng bệnh ngoài da, xương khớp, điều hòa sinh lý cơ thể, phòng chống thiếu máu, viêm thần kinh, rối loạn trí nhớ, cao máu và tai biến.
(HẾT PHẦN THANH LỌC CƠ THỂ)
Hình ảnh


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách