Trị đau nhức răng ở nơi xa thầy thuốc

Nấu các món ăn chay, thể dục dưỡng sinh, và sức khỏe theo nhãn quan của Phật giáo khoa học. Không gởi các bài thuốc đông y không có thử nghiệm lâm sàng khoa học vào đây. Diễn đàn tuyệt đối không khuyết khích các bạn trị bệnh theo google.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Trị đau nhức răng ở nơi xa thầy thuốc

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Đau răng và bệnh về răng rất hay gặp ở mọi lứa tuổi. Trên thực tế, những chiếc răng đóng một vai trò không thể thiếu trong cuộc sống. Trong dân gian có câu "thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng". Có rất nhiều nguyên nhân gây đau nhức răng như sâu răng, viêm lợi, nướu răng,... Bài viết sau xin giới thiệu một số phương thuốc dân gian trị đau nhức răng hiệu quả.

- Lá trầu không, củ nghệ vàng, búp bàng, mỗi thứ 50g. Rửa sạch, giã nhỏ, ngâm với rượu. Khi dùng đem đun cách thuỷ (đậy kín nút chai để rượu không bay hơi) cho sôi 30 phút rồi lấy ra để nguội. Ngậm (súc miệng) trong 5 - 10 phút hay dùng bông thấm thuốc bôi vào chỗ đau, sau nhổ nước thuốc đi. Hoặc lấy vài lá trầu không, rửa sạch, thêm ít muối, giã nhỏ, hoà vào một chén rượu. Gạn lấy nước trong để ngậm liên tục tới khi giảm đau nhức.

- Lá trầu không: Khoảng 10 lá tươi, cắt nhỏ, thêm một bát nước sạch, sắc nhanh (20 phút) lấy nước ngậm mỗi khi đau răng, mỗi lần ngậm 5-10 phút. Ngày 5-10 lần. Với cách này có thể dùng để chữa bệnh nha chu viêm.

- Quả vải phơi khô 20g, rễ lá lốt 20g, đổ một bát nướcsắc lấy nước đặc. Ngậm nhiều lần trong ngày.

- Vỏ thân cây ruối: Lấy vỏ tươi cây ruối (một cây dùng làm cảnh hoặc làm bờ dậu) đem cắt thành miếng nhỏ, thêm nước, sắc đặc, lấy nước sắc để ngậm khi răng bị đau nhức. Ngày ngậm nhiều lần, mỗi lần ngậm 10-20 phút. Sau mỗi lần lại súc miệng sạch.

- Vỏ thân cây sao đen (Hopea odorata Roxb.), họ dầu (Dipterocarpaceae): lấy vỏ thân cây sao đen, cạo bỏ lớp bần thô bên ngoài, rửa sạch, thái mỏng, sắc đặc, ngậm khi răng đau. Có thể phối hợp hai vị lá lốt và sao đen, đồng lượng, rồi đem sắc đặc, ngậm khi răng đau nhức. Qua thực tế thấy rằng, khi phối hợp giữa hai vị thuốc này, tác dụng giảm đau nhanh hơn, tốt hơn.

- Rượu có nồng độ ethanol khoảng 30-35 độ. Ngâm 10-15 ngày là có thể dùng để ngậm, còn nếu dùng ethanol dược dụng có nồng độ ethanol cao hơn thì dùng chiết, chấm vào chỗ răng bị sưng đau.

- Cúc áo (Spilanthes acmella L.), họ cúc (Asteracea), một cây thuốc mọc hoang ở nhiều nơi trong nước ta. Lấy các hoa tươi của cây cúc áo, đem ngâm rượu với tỷ lệ 50g hoa ngâm với 300ml rượu trong 10-15 ngày, có thể lấy rượu này để ngậm, mỗi lần ngậm 10-15 phút. Ngày làm 5-10 lần. Sau đó súc miệng sạch.

- Tế tân, thạch cao đều 10g. Đem rễ tế tân rửa sạch, phơi khô, cắt nhỏ hoặc tán thành bột thô. Thạch cao tán thành bột thô. Lấy hai thứ bột này ngâm với 100ml rượu trong 10-15 ngày. Lấy dịch chiết ngậm khi đau răng. Cách làm tương tự như vị cúc áo.

- Xuyên tiêu: Có thể dùng quả gần chín hoặc chín khô, cũng có thể dùng rễ xuyên tiêu ngâm với ethanol dược dụng khoảng 60-70 độ với tỷ lệ, 1:5 (1 dược liệu, 5 ethanol). Nếu dùng dễ xuyên tiêu thì cần rửa sạch, phơi khô, tán bột thô. Sau khi ngâm 1-2 tháng, có thể chiết lấy dịch thuốc, dùng tăm bông tẩm thuốc rồi chấm vào chỗ răng, lợi bị sưng đau.

- Đinh hương: Dùng nụ hoa khô của cây đinh hương, đem tán dập rồi tiến hành ngâm rượu, chiết lấy dịch thuốc, làm tương tự như vị xuyên tiêu.

- Vỏ thân cây gạo 50g, thạch xương bồ 50g, sắc lấy nướcđặc để ngậm. Trước khi ngậm cho thêm vài hạt muối.

- Nhân hạt gấc nướng chín vàng, tán bột, trộn với một ít dấm thanh, chấm vào chỗ răng đau. Chỉ cần chấm vài lần vào buổi chiều là đêm hết đau và có thể ngủ được.

- Vỏ thân cây trám trắng, cạo bỏ lớp vỏ ngoài, rửa sạch, phơi khô, lấy 50g thái mỏng, sắc lấy nước đặc, ngậm nhổ nước. Ngày làm nhiều lần.

- Lấy rễ lá lốt, rửa thật sạch, giã nát với mấy hạt muối, vắt lấy nước cốt, dùng bông sạch chấm vào răng đau, ngậm 2 - 3 phút rồi súc miệng bằng nước muối. Ngày chấm thuốc 3 - 5 lần.

CDHH(sưu tầm)


Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Trị đau nhức răng ở nơi xa thầy thuốc

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 28/03/19 16:41 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Trị đau nhức răng ở nơi xa thầy thuốc

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Dù phương thức là thuốc gì đi chăng nữa, mong quý vị giữ vệ sinh đầy đủ thì bệnh mới khỏi: đánh răng đầy đủ ngày 3 lần


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Trị đau nhức răng ở nơi xa thầy thuốc

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

CÁCH CHỮA ĐAU RĂNG ( Sưu tầm trên kênh O2TV )
Chọn quả bồ kết dày sẽ nhiều nhựa. Chuẩn bị rượu quê nhạt và một nắm hạt cau khô.
Nướng bồ kết cho cháy đen rồi bỏ hết hạt. Sau đó cho bồ kết đã nướng và hạt cau khô vào rượu ngâm. Ngâm một thời gian đến khi rượu có màu cánh gián thì mỗi khi bị đau răng đem ra súc miệng ngậm 5 phút rồi nhổ đi.
Có thể dùng rượu này súc miệng sau khi đánh răng để cho chắc răng và phòng bệnh viêm lợi.

Ngoài ra nên giữ gìn sức khỏe răng miệng bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần, tránh xỉa răng bằng tăm mà nên dùng chỉ tơ nha khoa, đánh răng đúng cách theo chiều dọc răng hoặc đánh xoay tròn, bất cứ mùa nào cũng nên đánh răng bằng nước ấm, nên súc miệng và họng bằng nước muối ấm vào mỗi buổi sáng vừa tốt cho răng miệng vừa phòng bệnh viêm họng, tránh dùng các đồ ăn thức uống quá nóng, quá lạnh hay quá cứng, hạn chế ăn uống đồ ngọt hay đồ chua, bổ sung lượng canxi hàng ngày nếu thiếu.
Và đi khám bác sĩ ngay khi có bệnh về răng miệng.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.2 khách