Lễ Phật và Y Học

Nấu các món ăn chay, thể dục dưỡng sinh, và sức khỏe theo nhãn quan của Phật giáo khoa học. Không gởi các bài thuốc đông y không có thử nghiệm lâm sàng khoa học vào đây. Diễn đàn tuyệt đối không khuyết khích các bạn trị bệnh theo google.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lễ Phật và Y Học

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

So ra, trong các đạo tràng, thường dùng nhất là cách kiên thật tâm hiệp chưởng và quy mạng hiệp chưởng (kim cang hiệp chưởng). Vì thế, ở dưới đây sẽ nói rõ hai cách chắp tay ấy.
  • a. Kiên thật tâm hiệp chưởng:

    - Thả lỏng hai vai, nhưng vẫn giữ vai ngay ngắn, tuy đoan chánh nhưng vẫn thư giãn, đừng gồng cứng.
    - Hai bàn tay áp chặt vào nhau, như thể dựa vào nhau nghỉ ngơi.
    - Chắp hai tay ngang ngực, giữ phía dưới nách thông thoáng thì khí huyết mới chảy thông suốt. Gốc hai ngón cái nằm ngang huyệt Ðản Trung, đừng áp hai bàn tay lên ngực.
    - Mắt nhìn vào khoảng giữa hai bàn tay, kiểm xem mình có thư giãn, đoan chánh hay không. Người thường ngày hay tán loạn thì lúc chắp tay cũng rất khó làm cho đúng. Lúc tâm loạn, năm ngón tay sẽ tách nhau ra mà ngón út cũng khó áp sát vào các ngón khác. Cứ hễ chẳng nhất tâm chuyên chú thì ngón út liền tách ra.

    b. Kim Cang hiệp chưởng (quy mạng hiệp chưởng):

    Cách chắp tay này trong kinh thường diễn tả bằng từ ngữ "xoa thủ hiệp chưởng".
    Phương pháp: Lấy bàn tay phải làm chính, các đầu ngón tay đan nhau ở ngay đốt thứ nhất.
    Ý nghĩa: Bàn tay phải là Phật Giới, bàn tay trái là Chúng Sanh Giới, biểu thị: chúng sanh quy mạng nơi chư Phật. Chắp tay lại tiêu biểu "năng, sở bất nhị", "chúng sanh và Phật như một". Hành giả Mật giáo dùng các ấn này để biểu thị lòng cung kính đối với Bổn Tôn, tín tâm kiên cố.

    II. VÌ SAO KHÔNG ĐƯỢC CHẮP TAY ĐÈ LÊN NGỰC?
Vì làm vậy không những thể hiện hình tướng lười nhác, tán loạn, mà còn có hại về mặt sinh lý.

Hành giả làm như vậy có thể vì không biết nơi ngực có một tuyến, là cơ quan trọng yếu của hệ thống sản xuất ra chất dịch "lâm ba". Trong hệ thống miễn dịch nơi thân chúng ta, trọng yếu nhất là các "lâm ba cầu T" (T cells). Chúng có trách nhiệm trừ khử những ngoại vật xâm nhập cơ thể, cũng như tiêu hóa những tế bào phân chia bất thường (chẳng hạn như các tế bào ung thư). Tuyến ngực nói trên tiết ra "hung tuyến tố" giúp cho các tế bào T phân chia, phát triển tốt đẹp. Nếu áp lực tinh thần quá lớn, mạch nơi ngực liền bị co rút, kém tác dụng. Nếu đè tay lên ngực cũng khiến cho ngực phải chịu sức ép, khí huyết chẳng thông.
  • III. VÌ SAO CHẲNG NÊN NGHIẾN CHẶT RĂNG?
1. Về phương diện tu tâm trong Phật pháp:
  1. Trong tác phẩm Quán Vô Lượng Thọ Kinh Sớ của Thiện Ðạo Ðại Sư, trước khi dạy về cách quán tưởng, có một đoạn rất trọng yếu giảng về "tiền phương tiện" (cách chuẩn bị trước khi quán tưởng). Ðây chính là trình tự chẳng thể thiếu trong việc tu quán, người học đừng ham cao chuộng xa mà lướt qua.

    Sách chép: "Giữ thân ngay thẳng, ngậm miệng, nhưng răng đừng đè sát nhau, lưỡi chống lên vòng họng để luồng khí giữa yết hầu và mũi thông suốt"

    Ðoạn văn trên viết ngay trước câu "lại quán tứ đại trên thân, trong ngoài đều không, trọn không có một vật". Ðủ thấy trước khi quán Không hay thực hành mười sáu phép quán, vẫn phải "giữ thân ngay thẳng, ngậm miệng, răng đừng nghiến sát, lưỡi chống lên vòm họng" (là vì nếu luồng khí giữa yết hầu và mũi không thông suốt thì não sẽ bị thiếu dưỡng khí, những công năng thông thường còn gặp chướng ngại, huống hồ là công năng quán tưởng cao thâm?)

    Nho gia cũng nói: "Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh" (người quân tử chú trọng cái gốc, gốc đã lập thì đạo sẽ sanh). Nếu kẻ sơ học chẳng thiết thực, chắc thật tận lực thực hành những điều cơ sở căn bản, gốc cội chưa vững chắc thì rất khó lòng khai hoa kết quả được.
  2. Tâm có vọng tưởng, chấp trước, khẩn trương, vướng mắc thì sẽ có những biểu hiện tự nhiên nơi thân nhưng mình chẳng biết: răng nghiến chặt, lưỡi cứng dính chặt vào họng, hơi thở nơi mũi lẫn yết hầu cũng chẳng thông suốt, cổ cũng căng cứng. Như vậy, chẳng nghiến răng chính là để cảnh tỉnh mình buông bỏ vọng tưởng, chấp trước. Lúc tâm tình khích động thì chuyện nghiến răng, nghiến lợi rất dễ thấy; nhưng lúc bình thường, lòng có điều lo nghĩ, chẳng dễ nhận thấy mình đang nghiến răng, nghiến lợi mà cũng thường chẳng hay! Chỉ cần trong tâm có điều vướng vất, gân mặt sẽ lập tức căng cứng nên tự nhiên mình nghiến chặt răng. Không nghiến chặt răng chính là buông lỏng những sợi gân nhỏ trên mặt, mà cũng là buông bỏ những điều bận lòng trong tâm.
2. Lợi ích về phương diện sinh lý:
  1. Khiến cho ống dẫn nước bọt được thông suốt, nước bọt tiết ra đầy đủ: Nước bọt là một chất dịch tiết rất quan trọng trong cơ thể, chẳng những nó giúp ích cho việc hấp thụ thức ăn, tiêu hóa, phân giải thức ăn, mà còn có những chất đề kháng, tăng cường sức kháng bệnh của cơ thể.

    Chúng ta có ba loại tuyến nước bọt lớn:

    - Tuyến dưới tai: Ở phía trước tai, tuyến này đổ ra khoảng giữa cằm và gò má (ngay nơi răng hàm thứ hai)
    - Tuyến dưới cằm: Nằm ở xương hàm dưới, đổ ra khoảng dưới lưỡi (chỗ lưỡi nối vào sàn miệng).
    - Tuyến dưới lưỡi (nằm ở phía đầu lưỡi, nằm dưới niêm mạc của xoang miệng). Có một ống dẫn khá lớn (tuyến nước miếng dưới cằm thường đổ ra theo đường này) và khoảng mười ống dẫn nhỏ, mỗi ống đều có lỗ thoát nằm ngay dưới lưỡi và trong khoang miệng.

    Ngoại trừ ba loại tuyến nước bọt lớn trên, chúng ta còn nhiều tuyến nước bọt nhỏ, phân bố trong vòm miệng phía trong má, môi trên, môi dưới, vòm họng cũng như trên đầu lưỡi.

    Khi chúng ta nghiến răng, các ống dẫn và lỗ thoát của chúng đều bị đóng lại, nên miệng bị thiếu nước bọt, chẳng những miệng khô, lưỡi ráo, mà còn bị thiếu cả các diếu tố (enzyme) tiêu hóa, thành ra bị khó tiêu. Ðồng thời còn bị thiếu cả kháng thể, sức miễn dịch giảm thấp. Vì lẽ đó, cần phải nên thư giãn, đừng nghiến chặt răng, chỉ ngậm chặt hai môi mà thôi.

    Mọi người thường hay tìm mua những thức uống bên ngoài, chẳng biết thức uống tốt nhất, chính là nước miếng của chính mình. Nước miếng chính là nguồn cung ứng bất tuyệt suốt 24 giờ, trọn bảy ngày. Nhưng đa số chúng ta lại cắn răng, nghiến lợi khiến cho lỗ thoát của các tuyến bị bít chặt, lại còn than thở là miệng bị khô, thật là oan uổng quá (người hay than khô miệng, ráo lưỡi chắc chắn là người tâm thường lo âu, đăm chiêu, cứ cắn răng, nghiến lợi nhưng không hay, hoặc là kẻ tinh thần bị căng thẳng làm ảnh hưởng đến thần kinh, khiến nước bọt bớt tiết ra).

    Xin hãy thí nghiệm: Trong lúc thư thái, đừng nghiến chặt răng, thả lỏng cơ cổ, đầu lưỡi áp nhẹ lên vòm họng trên, giữ cho có một khoảng trống giữa phía trên mặt lưỡi, gốc lưỡi và vòm họng trên như thể đang ngậm hột mận, hoặc ngậm một búng không khí thì tự nhiên nước miếng tuôn ra ào ào (vì lỗ thoát của các tuyến nước miếng được thông thoáng). Làm vậy thì niệm Phật, lễ Phật chẳng bị khô miệng, lúc tâm tịnh thì nước miếng cực ngon ngọt, hơn hẳn các thứ thức uống trong thế gian.
  2. Không nghiến răng thì tâm dễ an định, ninh tịnh, khả năng tư duy được nâng cao: Khi quan sát vỏ não, người ta thấy chỉ cần nghiến răng thì liền xuất hiện dòng điện gây nhiễu "não điện kế" (máy đo dòng điện ở vỏ não). Ðủ thấy khi gân cơ căng thẳng do nghiến răng sẽ tạo thành sóng điện, khuấy rối sự an định trong tâm. Phải thả lỏng thì tâm mới có thể an định.

    Qua nghiên cứu, ta thấy rõ khi nghiến răng thì khả năng tư duy, phân tích, quán tưởng ở mức độ cao của não cũng bị trở ngại. Vì thế, nghiến răng thật bất lợi đối với việc tư duy Phật pháp.
  3. Nâng cao thính lực: Khi nghiến chặt răng, các gân cơ bị căng thẳng (thân nghiệp) khiến cho những huyết quản lớn nhỏ quanh tai cũng bị chèn ép. Bởi thế, công năng của tai cũng như thính lực tất nhiên đều bị giảm thấp (đó chính là nghiệp biến thành chướng). Rất nhiều người than nghe giảng Phật pháp hoặc nghe thầy giảng bài, nghe nhưng không hiểu, hoặc nghe xong quên ngay phần lớn là do hay nghiến chặt răng. Chỉ cần biết thư giãn thì chẳng đến nỗi do thân nghiệp tạo thành chướng ngại vậy.

    IV. VÌ SAO PHẢI NÊN ĐỨNG THEO KIỂU "TIỀN BÁT HẬU NHỊ"
    (đầu bàn chân cách nhau tám phân, hai gót chân cách nhau hai phân)?
1. Luận về phương diện sinh lý và vật lý:
  1. Nhà Phật chẳng hề yêu cầu người học làm những chuyện vô lý. Lúc đứng, hai gót chân cách nhau hai phân là điều hợp lý. Quan sát cấu trúc xương nơi thân người, ta thấy: thân ta có khung xương sống. Phần cuối, xương sống cong ra phía sau. Vì thế, trọng lượng của thân dồn nặng xuống chính giữa phía sau của phần chính giữa thân (nơi xương cùng). Khi đứng, cần phải chia đều trọng lượng ấy cho hai gót chịu đựng.

    Gót chân cách nhau hai phân là vì:

    - Khoảng cách này xấp xỉ độ rộng của xương sống, rất phù hợp để hai chân chịu đều sức nặng của thân thể dồn xuống.
    - Khoảng cách này rất thích hợp để giữ cho hai xương ống chân đứng thẳng thì gân thịt mới thư giãn được.
    - Khoảng cách này phù hợp với góc độ của khớp xương hông, khớp gối, khớp xương đùi, khiến chúng chẳng bị chịu lực quá đáng đến nỗi bị hư mòn, thoái hóa.

    Hãy tự thí nghiệm để chính mình quan sát lấy:

    - Nếu gót chân cách nhau khá xa thì hai xương chân bị xéo đi, gân thịt nơi chân bị căng không đều, góc độ chịu lực nơi các khớp không thích nghi, không đều, rất dễ bị đau mỏi.
    - Nếu chụm sát hai gót chân lại thì xương chân cũng chẳng được thẳng, gân cốt cũng bị căng thẳng.
  2. Hai ngón chân cái cách nhau tám phân (nói tám phân là ước chừng ngang với bề rộng của vai): Chỗ rộng nhất trên thân là vai. Giữ hai chân cách nhau vừa đúng chiều rộng của vai thì chân đã chịu lực tốt mà diện tích mặt chân đế cũng lớn, khiến cho trọng tâm rất ổn.

    Nếu chân không cách nhau đủ tám phân thì mặt chân đế quá hẹp so với mông, trọng tâm bất ổn. Nếu lớn hơn tám phân thì cơ đùi bị kéo quá căng, nên cũng không đáp ứng được yêu cầu về mặt vật lý.
2. Xét trên phương diện điều tâm trong nhà Phật

"Quân tử vụ bổn, bổn lập nhi đạo sanh".
  • V. VÌ SAO LÚC ĐỨNG THẲNG LẠI CẦN PHẢI DÙNG GÓT CHÂN CHỊU LỰC
Như đã nói, cách đứng như vậy chẳng những vừa chỉnh tề, vừa đẹp mắt, khiến người khác thấy trang nghiêm, mà còn là phù hợp với những nguyên tắc giải phẫu sinh lý nữa.

1. Xét về mặt Phật pháp

Nhà Phật giảng: "Tánh không duyên khởi", các pháp từ duyên sanh. Thể là chân không, nhưng Tướng là diệu hữu. Ðã có thân thể giả tướng, thì trong giả tướng ấy đương nhiên có đạo lý nhân quả; nhưng sự biến hóa của giả tướng vẫn tuân theo nguyên tắc nhân quả. Bởi vậy, những động tác sinh hoạt thường ngày cũng phải tuân thủ theo điều kiện nhân quả.

Hãy thử suy nghĩ kỹ, trong 32 tướng hảo của Phật, có tướng "gót chân rộng bằng" (gót chân viên mãn, chẳng lộ xương) và "lòng bàn chân bằng phẳng". Những tướng hảo ấy đã tiết lộ ý nghĩa sâu thẳm "gót chân chịu lực".

Tổ sư nhà Thiền, khi khảo nghiệm đệ tử đã dụng công đắc lực hay chưa, đắc pháp hay chưa, thường hỏi: "Gót chân chấm đất rồi chưa?" Ðiểm này phải nghĩ hiểu cho kỹ vậy. Có người cho rằng cần phải dùng cả bàn chân lẫn các ngón chân chịu lực thì mới đứng vững được. Kỳ thật, thời cổ phụ nữ bị ép bó chân, chỉ còn chừa mỗi gót chân chạm đất mà họ vẫn có thể đi vững, đứng vững được.

2. Xét về mặt giải phẫu sinh lý

Từ xương bắp chân trở lên cả phần trên đều liên tục ở ngay trên gót chân (xương bàn chân chỉ nhằm tăng gia diện tích mặt chân đế). Tự nhiên là trọng tâm của thân thể rơi vào chính giữa hai gót chân. Vì thế, ta dùng gót chân để chịu lực, cũng như khi trọng tâm của vật đã ổn thì vật sẽ tự nhiên ổn định, chẳng cần tốn sức. Lúc trọng lượng đặt tại gót chân, mỗi ngón chân đều được thư giãn, gân thịt nơi chân cũng không cần phải hao tổn năng lượng để giữ vững tư thế cân bằng; cơ lưng cũng không phải phải gồng cứng. Như thế, sẽ bất tất phải lãng phí khí lực, bất tất phải gánh chịu nỗi nhọc nhằn, đau đớn không cần thiết.

Mỗi người có thể tự kiểm nghiệm, so sánh. Khi đứng, tự dùng tay sờ nắn xương hông thì sẽ thấy rằng: Nếu dùng mũi bàn chân làm điểm tựa thì xương nơi thắt lưng sẽ thúc vào bụng, các cơ quanh hông sẽ gồ lên. Như vậy sẽ dễ bị đau lưng, mà cũng khó thể hô hấp sâu.

Nếu dùng gót chân để chịu lực thì xương nơi thắt lưng khá thẳng, không còn thúc vào bụng. Hông, lưng, bàn chân, ngón chân, cơ chân đều thả lỏng, dễ hít thở sâu./-
Hình ảnh 110qt Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Lễ Phật và Y Học

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

Kính gửi Quý Thầy !

Cho phép con được tâm sự vài lời về lạy Phật và lễ Phật

Ngoài những lợi ích như Quý Thầy đã nêu trên, lạy lễ Phật thường xuyên còn chữa được các bệnh nan y mà nền y học tiên tiến đã bó tay.

Tuy nhiên lạy Phật sẽ tiêu hao lượng đường lớn trong cơ thể cho nên trước khi lạy nên đo đường huyết trước. Tiêu chuẩn người bình thường khi đói là 6-8mmol/l ( 100mg/dl - 140mg/dl ), sau ăn là 8-12mmol/l ( 140mg/dl - 220mg/dl). Nếu thiếu phải uống bổ sung đường ( 1 muỗng cà phê đường sẽ làm cơ thể tăng 1 mmol/l ) nếu cơ thể thiếu đường người lạy sẽ dễ bị mệt, xỉu, người lạnh. Sau khi lạy xong ( 108 lạy hay 150 lạy,… ) cũng phải đo lại đường, nếu thiếu phải uống bổ sung.

Đồng thời cũng phải đo áp huyết trước khi lạy. Nếu áp huyết thấp thì khi lạy ngậm miệng niệm thầm để giữ khí làm tăng áp huyết, nếu cao áp huyết thì niệm ra tiếng ( A Di Đà Phật ) để khí thoát bớt, cho đến khi cơ thể xuất mồ hôi áp huyết sẽ xuống, đường xuống, cholesterol xuống, mỡ máu xuống, men gan xuống.

Khi thực hiện động tác lạy Phật ( ngũ thể đầu địa ), gan mật, bao tử, lá lách, ruột sẽ được xoa bóp 3 lần, lạy 108 lần thì sẽ được xoa bóp 324 lần. Hệ tiêu hóa, bài tiết sẽ hoạt động tốt hơn lên, thức ăn sẽ được hấp thu và chuyển hóa thành máu cho gan, chất độc sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể bằng đường thở, mồ hôi, phân.

Sau mỗi bữa ăn chính 30 phút đến 1 giờ, siêng năng lạy lễ Phật 30 phút trở lên thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, không bệnh tật.

A Di Đà Phật

audible


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lễ Phật và Y Học

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

audible đã viết:Kính gửi Quý Thầy !

Cho phép con được tâm sự vài lời về lạy Phật và lễ Phật

Ngoài những lợi ích như Quý Thầy đã nêu trên, lạy lễ Phật thường xuyên còn chữa được các bệnh nan y mà nền y học tiên tiến đã bó tay.

Tuy nhiên lạy Phật sẽ tiêu hao lượng đường lớn trong cơ thể cho nên trước khi lạy nên đo đường huyết trước. Tiêu chuẩn người bình thường khi đói là 6-8mmol/l ( 100mg/dl - 140mg/dl ), sau ăn là 8-12mmol/l ( 140mg/dl - 220mg/dl). Nếu thiếu phải uống bổ sung đường ( 1 muỗng cà phê đường sẽ làm cơ thể tăng 1 mmol/l ) nếu cơ thể thiếu đường người lạy sẽ dễ bị mệt, xỉu, người lạnh. Sau khi lạy xong ( 108 lạy hay 150 lạy,… ) cũng phải đo lại đường, nếu thiếu phải uống bổ sung.

Đồng thời cũng phải đo áp huyết trước khi lạy. Nếu áp huyết thấp thì khi lạy ngậm miệng niệm thầm để giữ khí làm tăng áp huyết, nếu cao áp huyết thì niệm ra tiếng ( A Di Đà Phật ) để khí thoát bớt, cho đến khi cơ thể xuất mồ hôi áp huyết sẽ xuống, đường xuống, cholesterol xuống, mỡ máu xuống, men gan xuống.

Khi thực hiện động tác lạy Phật ( ngũ thể đầu địa ), gan mật, bao tử, lá lách, ruột sẽ được xoa bóp 3 lần, lạy 108 lần thì sẽ được xoa bóp 324 lần. Hệ tiêu hóa, bài tiết sẽ hoạt động tốt hơn lên, thức ăn sẽ được hấp thu và chuyển hóa thành máu cho gan, chất độc sẽ được thải trừ ra ngoài cơ thể bằng đường thở, mồ hôi, phân.

Sau mỗi bữa ăn chính 30 phút đến 1 giờ, siêng năng lạy lễ Phật 30 phút trở lên thì cơ thể sẽ khỏe mạnh, không bệnh tật.

A Di Đà Phật

audible
Kính chào đạo hữu audible! tangbong

Những đoạn tô đậm trong trích dẫn chính là những điều tôi đã viết trong bài viết có kèm hình tôi lễ Phật trong Box "Thiền đăng". Đó chính là những kinh nghiệm của bản thân trong khi thực hành phép Lạy Phật.

Nói về phân, tôi thường đi cầu đúng giờ cố định là chín giờ sáng, tới giờ đó là bụng dưới làm reo báo cho biết phải đi cầu. Sáng sớm tôi lễ Phật chưa ăn điểm tâm, cũng chưa đi cầu. Lễ Phật xong, mình rịn mồ hôi và thở điều hòa, huyết áp ổn định, tim đập bình thường và cảm thấy đói, chừng đó tôi mới ăn điểm tâm và sau đó đúng chín giờ thì trục phân ra nhẹ nhàng, không phải rặn ồ ề như những người già khi đi cầu phải rặn đỏ mặt phân mới chịu ra vì bị táo bón. Hình dạng và màu phân là phân mềm, dài, màu vàng là tốt, phân xanh đen, đóng cục lớn hơn phân dê là xấu.

Chúc đạo hữu an vui.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Lễ Phật và Y Học

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

Kính gửi Quý Thầy !

Sau mỗi bài tập thể dục khí công của con đều kết thúc bằng bài Lạy Phật Trì Danh 30 phút ( khoảng 150 lạy ) và ngồi thiền Phản Văn Trì Danh khoảng 15 phút, rồi hồi hướng tất cả

Bài lạy Phật chậm rãi, khoan thai, đều đều, tùy theo sức của mình, nếu đường huyết đủ tiêu chuẩn thì sau khi lạy xong người không bị mệt.

Con có hướng dẫn nhiều người nhưng người ta lười lạy Phật, nói tôi bị đau lưng, đau cột sống, nhức mỏi , chóng mặt không lạy được. Người ta đâu biết rằng, chính động tác lạy lễ Phật nếu thực hành thường xuyên, đều đặn sẽ chữa được những chứng bệnh họ đang mang trong người và còn đem lại nhiều lợi ích khác mà người đời còn vô minh chưa biết hết được.

Những người già, những người có bệnh huyết áp thấp dưới chuẩn tuổi ( chứ không phải dưới 90mmHg như Tây y vẫn thường nói ) là do cơ thể họ thiếu khí thiếu huyết nên đường ruột không đủ sức co bóp đẩy phân ra ngoài, đây gọi là táo bón giả

Nên nhớ khi lạy Phật khi cơ thể chưa ra được mồ hôi sẽ làm tăng áp huyết, ra được mồ hôi sẽ làm giảm áp huyết.

Làm hạ áp huyết, hạ đường-huyết, đau lưng : Tập bài Cúi Lạy Phật 100 lạy chậm. Nếu tập lạy nhanh thì làm hạ đường, tăng thân nhiệt tiêu mỡ nhưng không hạ áp huyết.

Mọi việc là tùy duyên vậy.

Chúc Thầy và các đạo hữu thân tâm an lạc

Thân

audible
Sửa lần cuối bởi audible vào ngày 01/02/15 18:15 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Lễ Phật và Y Học

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

tangbong tangbong tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
vinhasnet89
Bài viết: 2
Ngày: 27/05/15 22:51
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: gia lai

Re: Lễ Phật và Y Học

Bài viết chưa xem gửi bởi vinhasnet89 »

tâm con muốn tu nhưng cuộc sống bận rộn và bon chen nhiều lúc con không làm đc


audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Lễ Phật và Y Học

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

vinhasnet89 đã viết:tâm con muốn tu nhưng cuộc sống bận rộn và bon chen nhiều lúc con không làm đc
Chào ĐH

Tâm luôn động thì thân sẽ không kiên, lâu ngày sanh bệnh. Lý do bệnh thì mình đã biết trước từ lâu không chờ quả thành mới biết.

Một vị thầy là cố Hòa Thượng Thích Thiện Phước, Quan Âm Tu Viện Biên Hòa ( phật tử và dân chúng trong vùng gọi ngài là Mẹ Trầu ) đã giảng một bài : Chúng Sinh Không Muốn Hết Bệnh, mới nghe qua tưởng chừng vô lý, nhưng quả thật, vì chúng sinh mê muội nên mới không muốn hết bệnh.


Thân


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.5 khách