Toa thuốc trị bệnh Ban bạch

Nấu các món ăn chay, thể dục dưỡng sinh, và sức khỏe theo nhãn quan của Phật giáo khoa học. Không gởi các bài thuốc đông y không có thử nghiệm lâm sàng khoa học vào đây. Diễn đàn tuyệt đối không khuyết khích các bạn trị bệnh theo google.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Toa thuốc trị bệnh Ban bạch

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Cám ơn Mod Thanh Tịnh Lưu Ly đã cho phép tôi "quảng cáo" toa thuốc Nam đã cải tử hồi sinh đứa con trai út của tôi.

Xin thưa rằng đây không phải là bịa đặt hoang đường, nhằm mục đích quảng bá và đề cao thần thánh, mà do lòng thành kính khẩn cầu trong lúc hoạn nạn, nên mới có sự linh ứng, mách bảo của Bồ tát Quán Thế Âm. Câu chuyện xảy ra vào thời gian năm 1978 - 1980 trong bối cảnh đất nước khó khăn (quý vị nào sống trong những năm sau giải phóng thì hiểu rõ, tôi không cần nói ra). Tôi chỉ kể những điểm chánh trong hoàn cảnh của tôi thời đó, còn những chuyện khác tôi không đề cập đến trong bài này. Câu chuyện như sau:

Năm 1978, vợ tôi sanh đứa con trai út (tôi có ba đứa con hai trai, một gái). Gia đình sống yên ổn tại ngôi nhà ở miền quê trên mảnh đất của ba mẹ chia cho để làm phương tiện sinh sống. Đứa con trai út lớn nhanh và khỏe mạnh trong bầu không khí yên lành, mát mẻ của đồng quê. Sau khi làm lễ thôi nôi cho đứa con trai út, vợ tôi xin phép ba mẹ bế cháu về Phan Thiết thăm bà ngoại và cậu mợ ngoài đó.

Về Phan Thiết không hiểu sinh sống thế nào mà năm tháng sau đứa bé bị bệnh ban bạch (đây là lần đầu tiên tôi nghe chứng bệnh này). Đây không phải là bệnh nan y mà không hiểu điều trị thuốc men ra sao nên đứa bé uống thuốc cũng không hết bệnh. Vào bệnh viện Phan Thiết khám phá ra ba bệnh khác nữa là phủ thủng, mỏng dạ dày, lao phổi cấp tính. Đứa bé ngày càng ốm o gầy mòn, chỉ còn da bọc xương, đau nhức rên la khóc suốt đêm, cả nhà lo sợ không biết làm sao, vì hoàn cảnh bây giờ ai cũng thiếu trước hụt sau, chẳng biết trông nhờ vào ai và bệnh viện không đầy đủ thuốc men để điều trị. May mắn làm sao, có một bà cán bộ gần nhà, thấy hoàn cảnh của cháu như vậy, nên viết giấy giới thiệu cháu vào bệnh viện Nhi Đồng ở Sài gòn và cấp cho một số tiền làm lệ phí và điều trị.

Vợ tôi bế cháu vào bệnh viện Nhi Đồng, nằm điều trị ở đó gần năm tháng cũng không hết, trái lại bệnh càng nặng thêm mà tiền bạc cũng hết, bác sĩ chuyên khoa lắc đầu bó tay và nói chắc cháu không qua khỏi, nên cho về quê lo liệu...

Gần cuối năm 1979, vợ tôi bồng cháu về nhà, tôi đang làm cỏ lúa ở ngoài ruộng, đứa con gái chạy ra báo tin: "Ba ơi! Má bồng thằng Út về rồi, nó bệnh và ốm như con khỉ khô, chỉ còn da bọc xương!" Tôi nghe nói thế, lật đật bỏ dở việc làm cùng đứa con gái vô nhà. Bước vô nhà thấy đứa con trai út nằm trên giường, đắp chiếc mền ngang ngực mặt mày hốc hác, mắt thụt sâu vô trong, tay chân ốm nhom, nằm thở thoi thóp. Tôi nhìn con mà lắc đầu bùi ngùi thương xót, hai dòng nước mắt chảy dài trên má vì xa cách con đã một năm mà không tin tức gì. Tôi hỏi bệnh tình của cháu thế nào, vợ tôi thuật lại từng chi tiết và nói bác sĩ không trị được nữa nên cho về quê để tự lo liệu.

Tôi nghe vợ thuật lại mà trong lòng càng buồn và thở dài ngao ngán, vì hoàn cảnh của tôi lúc bây giờ đang sa sút, tiền bạc chẳng có ngoài hai chục giạ lúa trong bồ để xay ăn cầm chừng chờ mùa gặt tới. Thằng bé chỉ được húp nước cháu và uống một số thuốc men bác sĩ cấp cho để cầm chừng, không được ăn uống gì khác. Bệnh tình của cháu cứ như vậy mãi, nằn yên trên giường một tuần mà cũng không thấy thuyên giảm.

Ba má tôi ở trên tỉnh, nghe cháu gái lên báo tin cũng lật đật xuống thăm. Má tôi thấy hoàn cảnh như vậy, nên bảo tôi buổi tối ráng tụng kinh Phổ Môn và cầu Bồ tát Quán Thế Âm gia hộ độ trì cho cháu chóng được lành bệnh.

Nghe má mách bảo, tôi mừng lắm vì nhớ lại bản thân tôi cũng được Bồ tát cứu sống một lần khi còn nhỏ, nên tôi càng tin tưởng. Tối đến tôi thắp nhang đèn trước bàn thờ nhỏ treo trên cây xà ngang nóc nhà, xong ngồi xếp bằng tụng bài kinh Phổ Môn và niệm Phật A Di Đà. Tụng kinh và niệm Phật như vậy mà chưa thấy gì, đứa bé cũng chẳng khá thêm, tôi không nãn lòng càng chăm chỉ tha thiết trì tụng và khẩn cầu. Cho đến ngay 19 tháng hai là ngày vía Bồ Tát Quán thế Âm, ban đêm tụng kinh xong, tôi vào giường nằm ngủ thì nghe vợ ở giường bên tôi nói nhỏ, thằng bé nói được rồi mà nó niệm tên Phật Di Đà và Bồ tát. Đêm đó, trong giấc ngủ tôi nghe tiếng nói: "Sáng dậy, ra tiệm cà phê gặp bà Hai Tình xin toa thuốc đem về trị bệnh cho cháu". Bồ tát chỉ nói vậy thôi, tôi cũng chẳng biết là thuốc men, vật liệu ra sao cả.

Sáng dậy, tôi ra tiệm cà phê của bà Hai Tình may sao gặp bà còn ở nhà, bà Hai nói: "Con mày bệnh gì mà ra đây kiếm tao xin thuốc để trị". Tôi nói: "Con tôi bị bệnh ban bạch một năm nay, trị đủ thứ thuốc mà không hết, may sao hồi hôm Bồ tát mách bảo con ra kiếm bà để nhờ cứu giúp cháu". Bà Hai hỏi nguyên do, bệnh hoạn thế nào. Tôi thuật lại theo lời vợ tôi kể lại, bà nói: "Cha! Gặp thứ dữ rồi, được thôi, tao đi theo mày vào thăm nó coi sự thể ra sao?" Tôi rước bà Hai về nhà, thấy bà Hai đi tay không mà chẳng mang theo dụng cụ gì hết. Vào nhà bà đi thẳng lại giường thằng bé, lật chiếc mền đắp ngang ngực ra nhìn, bà ẵm nó lên, nâng lên nâng xuống thăm dò, rồi đặt nó xuống giường, vạch mắt và miệng xem xét, bấm mạch vài chỗ kỹ lưỡng. Bà hỏi nó vài câu, nó trả lời thì thầm bằng cách niệm tên Phật Di Đà và Bồ tát. Bà Hai cười nói: "Tốt lắm! Bệnh này nặng lắm, trị không khéo thì chỉ còn cách đem chôn. Nhưng tôi cũng ráng xem, bây giờ phải trị gốc trước rồi mới trị ngọn sau". Tôi hỏi:" Sao là gốc, sao là ngọn?" Bà nói: "Gốc là ban bạch lậm sâu trong tỳ, phế, thận, phải trục độc ra hết rồi mới trị các chứng khác". Bà đọc tên thuốc bảo tôi ghi ra giấy. Toa thuốc như sau:
  • - Măng tre mỡ.
    - Dâu tầm ăn.
    - Rau om tía (loại rau nêm canh chua màu tím).
    - Rau quế (loại rau để ăn với phở).
    - Cỏ mồng chầu (loại cỏ có bốn tua, tách hai và xước bỏ tua thành cây ráy lỗ tai).
    - Một củ gừng lớn bằng ngón tay cái.
    - Cọng lá đu đủ (lấy cọng bỏ lá).
Đọc xong, bà mách bảo: "Măng tre mỡ có tại nhà ông Hai Cồ, dâu tầm ăn thì đến ông Hai Lang, rau om tía lại nhà bà Mười Nhạc mà xin, còn mấy thứ khác dễ tìm, không tốn một xu". Bà dặn, mỗi thứ kiếm chừng một rổ, rửa sạch, phơi héo héo, chặt nhỏ ra, sao khử thổ rồi chia làm ba thang, mỗi thang xắc ba chén nước, nấu kẹo lại còn nửa chén, uống hai lần vào sáng sớm và chiều tối. Dùng xong thang thứ nhất, đừng bỏ xác, giữ lại phơi khô, sau khi uống đủ ba thang thì gom lại nấu thành nước trà cho nó uống mỗi ngày trong vòng một tuần lễ. Chỉ được ăn cháu trắng nấu cho nhừ với cá có vảy, (không được ăn loại cá không vảy như cá trê, cá tra v.v...) không được ăn các loại thịt, tôm cua, dầu mỡ v.v.. Uống thang thứ nhất mà nó xổ ra phân xanh đen lợn cợn là tốt nhưng hôi lắm. Nó uống thuốc và xổ sạch những chất độc trong bốn ngày là khá rồi... Tôi sẽ vào thăm bệnh và chỉ bảo khi cần".

Tôi nghe lời bà Hai, thỉnh và kiếm đủ các món cần dùng, đem về làm theo lời bà dặn cho cháu uống thuốc chờ xem kết quả và phản ứng thế nào. Quả nhiên, ngày đầu tiên, cháu uống xong thang thứ nhất, xổ ra được phân xanh đen lơn cợn như lời bà Hai nói, nhưng hôi thúi quá chừng, thiếu điều bụm mũi mà chạy! Bà Hai mát tay thật! Cháu uống hết ba thang mỗi ngày xổ hai lần và uống nước trà, ăn cháo trắng như thế trong vòng một tuần lễ thì bệnh thuyên giảm lần, cháu có thể vịn tay vào thanh giường ngồi dậy (lúc trước cháu chỉ nằm im trên giường mà thôi!). Mỗi tối, tôi đều tụng kinh Phổ Môn, niệm hồng danh Phật Di Đà và Bồ Tát Quán Thế Âm, nghe vợ tôi nói lại, cháu nằm trong giường cũng niệm theo. Mấy ngày sau, bà Hai vào thăm bệnh, xem xét kỹ lưỡng, bấm mạch vài chỗ để định bệnh. Bà nói khoảng một tuần nữa, có thể đem nó vào bệnh viện để trị chứng phù thủng, dạ dày và phổi được rồi. Bà dặn khi nào đi, cho bà biết để đến trạm xá xin giấy giới thiệu vào bệnh viện nằm điều trị không tốn tiền. Nghe bà Hai nói lòng mừng xiết kể, thầm tạ ơn bà và Bồ tát gia hộ.

Tuần lễ sau tôi mang giấy giới thiệu của Bà Hai chở cháu vào bệnh viện. Vào viện trình giấy giới thiệu, bác sĩ cho cháu vào khu cấp cứu, cùng các y tá khám xét định bệnh các chứng phù thủng, dạ dày và lao phổi cấp tính, cấp thuốc men uống mỗi ngày. Nằm trị gần nửa tháng, có một trở ngại nhỏ là thuốc trị bệnh phổi không được cấp thêm cho cháu, vì dự phòng cho các trường hợp khẩn cấp, phải ra tiệm mua. Tôi xách toa ra tiệm hỏi mua mà cũng không có, trong lòng buồn bực... Sáng hôm nọ, tôi cầm toa thuốc ra chợ để mua thuốc cho cháu, đi ngang qua nhà người bạn học hồi đó, thì gặp anh ấy, hai người gặp nhau lòng vui mừng vì là bạn học lâu năm xa cách nay mới gặp lại, anh hỏi tôi đi đâu mà có vẻ buồn vậy. Tôi nói: "Cầm toa ra tiệm thuốc tây mua thuốc trị bệnh phổi cho cháu, mà không có!" Anh ấy bảo đưa toa thuốc cho anh xem, rồi cười nói: "Anh đừng lo, tôi sẽ cung cấp cho anh thuốc này". Tôi chưng hửng hỏi: "Làm sao anh có thuốc này?" Anh bảo: "Tôi là dược sĩ bào chế trong bệnh viện, thuốc men do tôi bảo quản, gặp lúc anh đang cần tôi sẽ cho anh, đừng ngại gì cả". Quả nhiên, anh vào kho thuốc mang ra vài lọ thuốc và dặn tôi đừng cho ai biết... Tôi cám ơn anh và mang thuốc về phòng để y tá chích cho cháu.

Nhờ có thuốc men đầy đủ nên bệnh tình cháu thuyên giảm, cháu có thể tự ngồi dậy đi đứng tới lui trong phòng bệnh. Cuối tháng, bác sĩ vào khám bệnh và nói cháu bệnh cháu đã thuyên giảm, sắc mặt có vẻ hồng hào trở lại nên cho về nhà uống thuốc, hẹn nửa tháng trở lại tái khám...

Sau nhiều lần tái khám, bác sĩ cấp giấy chứng nhận cháu đã hết bệnh và căn dặn nên cẩn thận trong vấn đề ăn uống, vì thời buổi này thuốc men chẳng có đầy đủ có thể mang bệnh không liệu trước được.

Bài viết cũng dài, tới đây xin kết thúc, và hy vọng toa thuốc Nam ở trên sẽ giúp ích cho các em bé sau này. Theo bà Hai Tình nói, bệnh ban bạch này đã xảy ra trong dân chúng trong vùng lâu rồi, có vài trường hợp tử vong vì không biết cách điều trị tận gốc khi phối hợp Đông y và Tây y.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 23/10/14 16:42 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Toa thuốc trị bệnh Ban bạch

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Tôi không phải bác sĩ đông y cũng như không dám nhận xét một bài thuốc gia truyền.
Tôi cũng không cấm chia sẻ bài thuốc nam, bắc.
Chỉ có điều mong quý vị có bệnh phải đến bệnh viện, phải gặp bác sĩ, kể cả đông y cũng phải khám bác sĩ để được chẩn đoán bệnh. Quý vị không nên dùng thuốc theo cảm tính, quý vị không có kiến thức bệnh học thì quý vị không làm thay bác sĩ được. Tự ý dùng không có kiến thức sẽ tự đem lại tác hại chứ không có lợi ích.
Còn quý vị cứ chia sẻ, nhưng mong là không trá hình quảng cáo, ai là thầy thuốc hoặc không có xin hãy chia sẽ trong khuôn khổ Y Đức.
Mong quý vị học theo đại nguyện của Đức Phật Dược Sư !

Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
Tây Phương Tịnh Sỹ
Bài viết: 509
Ngày: 22/12/13 08:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tây Đức
Nghề nghiệp: Cư Sĩ tại gia
Được cảm ơn: 2 time

Re: Toa thuốc trị bệnh Ban bạch

Bài viết chưa xem gửi bởi Tây Phương Tịnh Sỹ »

A Di Đà Phật,
Sửa lần cuối bởi Tây Phương Tịnh Sỹ vào ngày 29/03/19 14:08 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Toa thuốc trị bệnh Ban bạch

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thanh Tịnh Lưu Ly đã viết:Nam mô Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai
Trong cuốn kinh Dược Sư do Thích Huyền Dung dịch, nơi trang 4-5, có một bài viết: "Giải rõ hiệu Phật Dược Sư" như sau:

- Dược Sư: Tiếng Phạn gọi là Bệ Sát Xả Lụ Rô.

Tàu dịch là Dược Sư, còn theo tiếng ta kêu là: Ông Thầy Thuốc. Vì Phật là đấng Vô Thượng Y Vương, có năng lực chữa lành tất cả những chứng bệnh (khổ não) của chúng sanh.

Như đã biết, dược là thuốc thì nên biết sơ qua vật dượcpháp dược. Vật dược có từ đời Thần Nông ở bên Tàu, nếm trăm thứ cỏ cây rồi mới chế ra vị thuốc để lưu truyền cho đến ngày nay, đó là những vị thuốc để trị về thân bệnh, còn đối với tâm bệnh thì phải dùng pháp dược mà đối trị theo phương pháp thì mới linh nghiệm cho.

: là ông thầy, là vị hiểu biết được cái công dụng của vật dượcpháp dược để mà chữa trị các bệnh thân và tâm của chúng sanh rất thần hiệu, nên kêu là ông thầy.

- Lưu Ly Quang: Chữ Lưu Ly là tiếng Phạn, nói cho đủ là Bích Lưu Ly, Tàu dịch là Thanh Sắc Bảo, còn Quang là sáng, nghĩa là ngọc báu màu xanh diệu, thể chất của nó sáng chói vô cùng không thể nghĩ bàn.

Phần đông nghe nói hai chư Lưu Ly thì tưởng lầm là cái đèn lưu ly treo ở chánh điện trước bàn Phật, thật ra chữ Lưu Ly ấy là do theo tiếng Phạn Bích Lưu Ly mà dịch ra, nó là ngọc báu rất sáng suốt.

- Như Lai: xin tóm tắt là bậc chánh đẳng chánh giác, như Phật.

- Bản Nguyện: là biệt nguyện của mỗi chư Phật và Bồ tát, ví như: Phật A Di Đà có bốn mươi tám lời nguyện, còn đức Dược Sư thì có mười hai lời nguyện v.v...

- Công Đức: Tuy mỗi đức Phật đều có nguyện căn bản mặc dầu, nhưng cũng phải chờ cho Công Tròn Hạnh Đủ, rồi mới thành tựu được cái bản nguyện của mình, sau khi phát lời thệ nguyện rộng lớn, chúng sanh vô biên thệ nguyện độ và phát tâm Bồ đề tu hành công tròn quả mãn, thì trên cầu Phật đạo, dưới độ chúng sanh, nên gọi là công đức.

- Kinh: là những lời thuyết pháp của Phật Thế Tôn trong bốn mươi chín năm, đều khế hợp với chân lý, và cho chúng sanh tỏ vào tri kiến của Phật, nên gọi là Kinh.

Kết luận: Về Phật pháp, nói hoài đến cùng kiếp cũng không hết. Vậy xin tóm tắt: chúng ta là Phật tử, nhờ ơn Phật Bổn sư ta dạy bảo, nên mới biết được ở phương Tây có đức Phật hiệu A Di Đà, là ông Phật phổ độ cho tất cả chúng hữu tình sau khi mạng chung; còn ở về phương Đông thì có đức Phật hiệu: Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, phổ độ cho tất cả những hữu tình, trong lúc còn hiện tại.

Vậy chúng ta ai là Phật tử? Nếu muốn đền đáp ơn Phật, thì phải thực hành theo lời Phật dạy, ắt sẽ có ứng nghiệm và trước nhứt nên nhớ niệm lành:
  • NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Kính bạch
Lưu Phú Quí


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.10 khách