Diệu Phương Cứu Đời

Nấu các món ăn chay, thể dục dưỡng sinh, và sức khỏe theo nhãn quan của Phật giáo khoa học. Không gởi các bài thuốc đông y không có thử nghiệm lâm sàng khoa học vào đây. Diễn đàn tuyệt đối không khuyết khích các bạn trị bệnh theo google.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Diệu Phương Cứu Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Phương thuốc là: Lá vạn niên thanh (lá cây sống đời).
Trong quyển sách tuyệt nhiên không có một tấm hình nào kèm theo bài viết giới thiệu các loại dược thảo trị bênh.

Về cây vạn niên thanh, đây là lần đầu tiên tôi đọc thấy trong sách, cũng hơi thắc mắc không hiểu là cây gì. Nhưng thấy trong sách ghi như trên đoạn trích dẫn là cây sống đời thì mới biết nó còn có cái tên đẹp thế. Cũng như cây rau rắp cá hay diếp cá còn có cái tên đẹp là "cát tỵ thảo"..

tangbong tangbong
Hình ảnh


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Diệu Phương Cứu Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Cây vạn niên thanh và cây sống đời là 2 loại cây khác nhau. Cây sống đời có tác dụng chữa bệnh phổ biến, quen thuộc hơn cây vạn niên thanh, cây vạn niên thanh chủ yếu dùng làm cảnh. Nhưng trong "Diệu phương cứu đời" còn nhắc đến dùng thân cây vạn niên thanh dài hơn 3 tấc thì chắc không phải là cây sống đời rồi. Có lẽ gọi cây vạn niên thanh là cây sống đời chỉ là do mỗi nơi có cách gọi khác nhau mà thôi. Hoặc đây là loại cây vạn niên thanh nào khác. Dù sao chúng ta cũng cần phải thận trọng, nếu chưa chắc chắn thì không nên dùng.
Các bài viết về độc tính của cây vạn niên thanh :
http://baodatviet.vn/doi-song/suyt-chet ... h-3001562/
http://kienthuc.net.vn/hot-video/su-tha ... 35809.html
http://vanxuanpharma.com.vn/van-xuan-ho ... p-sat.html
Công dụng của cây sống đời :
http://thanhnien.vn/doi-song/suc-khoe/c ... 04063.html
http://www.ykhoa.net/yhoccotruyen/baiviet/29_038.htm
http://vietbao.vn/Suc-khoe/La-cay-song- ... 0236/2248/


audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Diệu Phương Cứu Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

Cám ơn ĐH Huyền Bạch và chú battinh

Theo tài liệu của Thầy Nguyễn Hữu Toàn thì cây sống đời và vạn niên thanh là 2 loại khác nhau, và cũng không thấy đề cập đến vạn niên thanh có độc tố. Vì không có hình cây vạn niên thanh dùng được trong chữa bệnh nên không rõ nó có hình dạng ra sao, màu sắc thế nào.
Sống đời :
http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/thuocbong.htm
Vạn niên thanh :
http://www.thaythuoccuaban.com/vithuoc/vannienthanh.htm

Thân


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Diệu Phương Cứu Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Dạ, Cát Tường xin chia sẻ một chút là cách dùng dược liệu chữa bệnh nên đến nơi có bác sỹ Đông y bốc thuốc cho uống thì an toàn hơn. Cát Tường chỉ dùng cách ăn long nhãn để chữa bệnh thiếu máu trong tài liệu này cũng như mía vì Mẹ của Cát Tường đã đỡ bị choáng vì thiếu máu, thiếu đường khi ăn đúng như vậy còn các bài thuốc khác thì chỉ xem qua và Cát Tường dùng dược liệu là hoa, quả, rau củ mà biết được thành phần dinh dưỡng và dùng an toàn thì mới dùng vì Mẹ của Cát Tường không uống thuốc Tây được và không sát sinh cho dù bác sỹ kêu ăn con gì hết bệnh thì thà chịu bệnh chứ không sát sanh (Mẹ của Cát Tường thì vậy còn người khác thì tùy ý người).


Huyền Bạch
Bài viết: 303
Ngày: 30/08/12 01:16
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam

Re: Diệu Phương Cứu Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Huyền Bạch »

Tham khảo một số loại rau, củ, quả có tác dụng thanh lọc giải độc cơ thể :
http://vuonhoaphatgiao.com/tu-thien/suc ... thuc-pham/


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Diệu Phương Cứu Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

CÂY KIỄNG TRONG NHÀ BẠN CÓ CHẤT ĐỘC CHẾT NGƯỜI CHỈ TRONG VÀI PHÚT
Mời xem hình dưới.
Hình ảnh
Xin vui lòng đọc đoạn dưới đây. Thông điệp này là sự thật. Tôi gần như bị mất người con gái của tôi vì cô đã đặt một mảnh lá của cây này trong miệng và lưỡi của cô sưng lên đến mức nghẹt thở. Ðây là một loại cây nhưng cũng có những cây khác cùng đặc tính màu sắc. Những cây đó cũng độc hại và chúng ta nên loại bỏ chúng. Xin vui lòng coi chừng con cái chúng ta. Khi chúng ta rời khỏi nhà để con cái chúng ta lại trong tay của những người giúp việc, chúng ta nên dành cho chúng nó một chỗ chơi an toàn.

"Ðây là giống cây cực kỳ nguy hiểm mà chúng ta thường có trong nhà và văn phòng! Cây này rất phổ biến ở Rwanda , có trong nhiều văn phòng và trong các nhà. Ðó là một chất độc chết người, chủ yếu đối với trẻ em. Nó có thể giết chết một đứa trẻ trong vòng chưa đầy một phút và một người lớn trong 15 phút. Nó phải được bứng ra khỏi vườn và đưa ra khỏi văn phòng. Nếu chạm vào, ta không bao giờ nên sờ tay vào mắt vì nó có thể gây mù một phần hoặc vĩnh viễn. Xin vui lòng thông báo cho bạn bè của bạn".

Mời đọc thêm:

Những loài cây này có chứa một lượng chất cực độc có khả năng làm tử vong người nếu như không may ăn phải hoặc bị dính chất độc của nó lên người. Hiện những loại cây này đều có mặt tại Việt Nam.
Hình ảnh
Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hình ảnh

Cây vạn tuế: Cây vạn tuế tên khoa học là Cycas revoluta Thunb, thuộc họ thiên tuế Cycadaceae. Ở Việt Nam, loại cây này thường được rất nhiều cơ quan, trường học, gia đình lựa chọn trồng làm cảnh. Tuy nhiên, nếu tiếp xúc gần hoặc dùng tay vặt lá, hạt, vỏ vạn tuế, người tiếp xúc có thể bị ngộ độc. Các hợp chất alkaloids trong thân cây có thể gây ung thư, ngay cả trong hạt vạn tuế cũng có chất cycasin độc tính khá cao. Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp xúc thường xuyên hoặc đặt cây vạn tuế trong phòng kín bởi nó có thể gây bệnh, ngộ độc thậm chí gây tử vong cho người.
Hình ảnh
Cây Củ Chi: Loài thực vật nguy hiểm có thể giết chết người đầu tiên kể đến là cây Củ Chi, một thời mọc tràn lan ở vùng đất nằm phía Tây Bắc Sài Gòn. Loài này có độc tính cao, được xếp vào loại độc dược hạng A.
Độc tính cây Củ Chi xếp vào hàng đầu, không thuốc nào giải độc được. Thân, lá, rễ, quả, hạt cái nào cũng độc, ăn vào một chút xíu là cứng lưỡi, cứng người chết ngay tức khắc. Tuy nhiên, nếu Củ Chi được sử dụng với một liều lượng nhất định thì có thể trị bệnh đau nhức rất hiệu quả.

Lá ngón: Cây lá ngón, có tên khoa học là Gelsemium elegans, được mệnh danh là thần chết được báo trước. Đó là loài cây có hoa chùm màu vàng rực rỡ rất đẹp và hấp dẫn, tuy nhiên có thể gây chết người nếu ai đó vô tình bẻ lá hoặc bẻ cành (do chất độc sẽ dính lên tay chân nơi có các vết thương hoặc vô tình tiếp xúc với đồ ăn, miệng).
Hình ảnh
Cây lá ngón thường xuất hiện trên các cánh rừng của Việt Nam, ở độ cao 200m đến 2000m. Độc tính của lá ngón có thể gây ra các triệu chứng khát nước, đau họng, chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, sau đó nạn nhân mỏi cơ, thân nhiệt hạ, huyết áp hạ, răng cắn chặt, sùi bọt mép, đau bụng dữ dội, tim đập yếu, khó thở, đồng tử giãn và chết rất nhanh do ngừng hô hấp.

Cây sừng trâu: Cây có tên khoa học là Strophanthus caudatus. Đây là loài có hoa rất đẹp, quả có hình như những chiếc sừng trâu và độc tính mạnh.
Hình ảnh
Ngộ độc cây sừng trâu khiến người bồn chồn vật vã, nôn kéo dài gây hội chứng mất nước và rối loạn điện giải, hoa mắt chóng mặt, nhức đầu, ù tai thở khó, mắt mờ dần và rối loạn nhịp tim, lúc nhanh, lúc chậm, triệu chứng rầm rộ. Nếu không cấp cứu kịp thời có thể tử vong trong vòng 48 giờ.

Những loại cây cảnh trong nhà gây độc hại cho con
Hình ảnh
Những loại cây cảnh trong nhà gây độc hại cho con. Người lớn thường thích mua cây cảnh vì chúng có màu sắc đẹp, hình dáng bắt mắt, nhất là ở phần lá và hoa. Không ít người thậm chí không biết tên loại cây cảnh mình đã mua và rõ ràng, họ không thể biết những nguy hiểm từ cây cảnh có thể gây ra với các bé trong nhà.

Nếu bé hái hoa, hái lá rồi sau đó, đưa tay vào miệng thì những chất độc trên tán lá hoặc thân cây có thể phát sinh những vấn đề nghiêm trọng. Ngộ độc sẽ biểu hiện ngay lập tức hoặc mất vài tiếng đồng hồ sau đó.

Phòng ngộ độc từ cây cảnh cho con

Tốt nhất không trồng các loại cây cảnh trong nhà cho đến khi bé lớn hơn. Ngay cả khi mẹ đã biết đó là loại cây cảnh an toàn, mẹ cũng nên đặt chúng ở bệ cao, ngoài tầm tay của các bé. Không để hạt giống, cây giống, chậu cảnh dự định sẽ trồng cây trong nhà vì các thứ này có thể "cám dỗ" trí tò mò của bé và khiến bé muốn nếm chúng.
Bất kỳ loại cây cảnh nào mẹ mua, nên biết tên của nó. Sau đó, mẹ hỏi người bán về tính độc hại của cây cảnh cũng như tham khảo thêm về loại cây này trên internet hay thư viện. Chỉ nên mua cây cảnh khi mẹ biết nó thực sự an toàn cho các bé.

Hãy cho bé đi khám nếu có bất kỳ dấu hiệu bệnh đột ngột nào hoặc những triệu chứng không giải thích được. Nếu nghi ngờ bé ăn phải cây có độc, nên đưa bé đi khám ở khoa chống độc. Cho bác sĩ biết tên loại cây cũng như thứ gì trên cây mà bé ăn phải để việc điều trị sớm hiệu quả.

Những loại cây cảnh có thể gây độc nên tránh

Trúc đào: Tên khoa học là Nerium oleander. Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin. Người ta có thể bị ngộ độc do chạm vào cây hoặc nuốt phải. Nhẹ thì gây buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy, rối loạn nhịp tim, nặng thì có thể mất kiểm soát cơ thể, hôn mê. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tử vong.
Hình ảnh
Toàn thân Trúc đào đều có chất cực độc Oleandrin, Neriin.
Huệ Lili: Tên khoa học là Hippeastrum puniceum. Củ cây có chất độc Lycorine gây tiêu chảy, buồn nôn, khi ăn phải. Nhựa cây có thể gây nôn, gây bỏng, ngứa...
Hình ảnh
Nhựa cây Huệ Lili sẽ khiến bé bị bỏng rát, khó chịu
Cây ngô đồng: Tên khoa học là Jatropha podagrica. Toàn thân cây, đặc biệt là củ và hạt có chứa chất độc Curcin gây chóng mặt và buồn nôn nếu ăn phải.
Hình ảnh
Ngô đồng gây chóng mặt, buồn nôn
Đỗ quyên: Tên khoa học là Rhododendron occidentale. Tất cả các bộ phận của cây đều có chất độc Andromedotoxin và Arbutin glucoside. Triệu chứng ngộ độc gồm buồn nôn, chảy nước dãi, nôn, uể oải, chóng mặt, khó thở. Một lượng 100g đến 225g lá Đỗ quyên đủ để gây ngộ độc nặng cho một bé nặng 25kg.
Hình ảnh
Đỗ Quyên đẹp nhưng cực độc
Xương rồng bát tiên: Tên khoa học là Euphorbia milii splendens. Nhựa cây gây bỏng rát da khi tiếp xúc.
Hình ảnh
Nhựa cây xương rồng bát tiên gây bỏng rát da khi tiếp xúc
Hoa loa kèn Arum (Ý lan): Tên khoa học là Zantedeschia aethiopica. Lá và củ cây đều có chất độc đường ruột Calcium oxalate. Khi ăn phải loại thực vật này có thể bị nôn, bỏng rát.
Hình ảnh
Lá và củ cây Loa kèn đều có chất độc
Một số loại cây thông thường như hoa loa kèn, dương xỉ, vạn niên thanh cũng không an toàn cho bé. Tất cả các bộ phận của cây vạn niên thanh đều có độc. Nếu bé ăn phải nhựa cây sẽ ngứa miệng, khó nói, tê môi...

Cây tầm gửi (dùng để trang trí nhà cửa trong Giáng sinh) có thể độc hại cho bé. Dây thường xuân (leo trên các bức tường) và cây tú cầu cũng độc.

Triệu chứng ngộ độc cây cảnh ở bé

Các triệu chứng đầu tiên khi bé bị ngộ độc cây cảnh là nôn mửa, tiêu chảy kèm đau bụng. Nếu bé ăn phải phần có độc, các triệu chứng càng nghiêm trọng hơn và đòi hỏi được chăm sóc y tế ngay lập tức. Đôi khi, cha mẹ không biết nguyên nhân bé ngộ độc là do cây cảnh nên có thể trì hoãn đưa bé đi khám.

Nhiều cây cảnh gây ra các phản ứng nhẹ như nổi mụn. Phản ứng nặng hơn có thể gồm sưng họng hoặc lưỡi, khó khăn khi thở, nói và nuốt. Còn một số trường hợp ngộ độc cây cảnh có triệu chứng giống cúm. Do đó, có thể khó khăn để xác định nguồn gốc gây bệnh cho bé từ chính cây cảnh trong nhà.

Phấn hoa của một số loại cây cảnh gây khó thở cho bé mắc hen suyễn và có thể gây dị ứng. Bụi từ các loại cây cảnh có thể gây vấn đề về dạ dày cho bé.

(Bài viết nhận được trong hộp thư cá nhân)
Hình ảnh


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Diệu Phương Cứu Đời

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Những cây chú Battinh đưa thông tin có độc tính cao đặc biệt ở nhựa lá, thân cây khuyến cáo không trồng trong nhà thường thì ở công viên, 2 bên lề đường được trồng vì khả năng hấp thụ khí thải ô nhiễm trong không khí của các cây đó rất cao như cây trúc đào khoảng trên 90%. Người ta phát hiện nhựa cây trúc đào có độc tố cao, trước đây trong công viên có trồng nhưng các đôi tình nhân hẹn hò hay bức lá, nói chuyện vặn vẹo bẻ lá hoa cành đâm ra mang họa bị ngộ độc không hay, nhất là loạn nhịp tim, tim đập nhanh, hôn mê có thể tử vong. Ở Việt Nam đã có thông tư không trồng trúc đào ở nơi công cộng rồi vì có thể gây chết người (Nếu người có ý thức thì không có bị nguy hại tính mạng, cứ để cây hút khí thải độc, ô nhiễm trong môi trường, cây thải ra cho chúng ta bầu không khí trong lành còn được ngắm hoa đẹp nữa nhưng con người chúng ta đâu có chịu để yên cho cây, cứ thích bẻ cành, hoa lá vô cớ. Trong y học dùng chất độc trong nhựa cây trúc đào làm thuốc chữa bệnh tim mạch đó, thuốc chữa bệnh tim mạch không có rẻ đâu. Họa cũng do chúng ta tự mang vào người chứ thực vật có tội tình chi.).

* Giải ngộ độc lá ngón, khoai mì (Y học cổ truyền Việt Nam): Dùng cả cây rau má hoặc một nắm rau má giã nát, vắt lấy nước cốt uống.

* Giải ngộ độc nấm (Y học cổ truyền Việt Nam): Giã nát rau má với củ cải, vắt lấy nước uống. Thường thì nấm độc rất đẹp có màu sắc sặc sỡ, phần chân nấm láng mịn đẹp lắm chứ không như các loại nấm dùng để nấu ăn.

* Khoai mì trước khi muốn dùng làm thức ăn phải ngâm nước qua một đêm, măng cũng vậy, khi nấu nên mở nấp nồi đừng đậy kín để loại bỏ chất độc trong 2 thức ăn dinh dưỡng này, biết dùng là chất bổ không biết dùng có thể bị ngộ độc.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách