Thiền đăng!!!!????

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Phiền não # Bồ đề
Bài viết: 24
Ngày: 28/10/12 03:14
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi Phiền não # Bồ đề »

battinh đã viết:
Phiền não # Bồ đề đã viết: =D> =D> =D> kinhle kinhle kinhle :-c :-c :x
Phiền não # Bồ đề, bạn chọn sai nữa rồi, hì hì hì. X-( =)) :">
Vậy bạn nhìn lại bạn thử coi, những lời bạn viết và hình ảnh bạn chọn là Phiền não hay Bồ đề....!?
=D> =D> =D> là khen ba bài thơ...

kinhle kinhle kinhle đãnh lễ ba bài thơ, thôi thì đãnh lễ bạn đi chịu chưa!

:-c :-c Nhờ bạn giải nghĩa lý do. Theo lý và sự của ba bài thơ.

:x Vì tình cảm mới tham khảo, ý kiến.


Phiền não # Bồ đề, bạn chọn sai nữa rồi, hì hì hì. X-( =)) :"> 3 hình ảnh là tượng trưng cho ba câu hỏi. hì hì.
Nhà thi sĩ lại thích phiền não nữa! Thôi bạn làm ba bài thơ khác có Bồ đề trong đó cho nó hòa đồng. Nhé :-P :-P :-P


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

- Nhân: Phiền não (tham, sân, si)
  • Như giữa đống rác nhớp
    Quăng bỏ giữa chợ đời
- Quả: Bồ đề.
  • Chỗ ấy hoa sen nở
    Thơm sạch đẹp ý người.
    (Kinh Pháp Cú 58)
Phiền não tức Bồ đề, chứ không phải Phiền não # (khác) Bồ đề.

:-P


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Có phải đây là thầy Huệ Thông (Khai Nhụy)!?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh
Từ trái sang phải: Quý thầy Thiện Đức, Huệ Thông, Kiến Khai và Minh Nghĩa.
Quý thầy Thích Huệ Thông,Thích Minh Nghĩa và Thích Thiện Đức đồng ghé thăm và tạm trú nhiều ngày tại chùa Hoa Nghiêm, nhân chuyến vân du Hoa Kỳ. Trưa chủ nhật ngày 01 tháng 5 năm 2011, quý thầy đã cùng thầy trụ trì, đại chúng Phật tử cử hành buổi lễ Phật, cúng linh như thông lệ.

Sau thời kinh, quý thầy đã có buổi nói chuyện rất vui vẻ với đại chúng. Vào buổi chiều quý thầy Huệ Thông, Minh Nghĩa lên đường đi thăm các nơi khác.

Được biết thầy Huệ Thông trú trì chùa Hội Khánh, Bình Dương, thầy Minh Nghĩa trú trì chùa Linh Sơn, Bình Dương đã đến thăm chùa trước đó vài ngày. Quý thầy tham gia vào Tăng đoàn hướng dẫn ngày tu tập thọ Bát Quan trai giới cho nhóm Tinh Tấn.

(Trích đặc san Hoa Nghiêm, Mừng Vu Lan PL. 2555-2011, Sinh Hoạt và Tin Tức)
Hình ảnh

Hình ảnh

Hình ảnh

Tượng đức Phật nhập Niết Bàn trên mái chùa Hội Khánh, Bình Dương
(Nguồn: http://www.phatgiaobinhduong.com)


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hôm nay trời lạnh có nhiều nắng
Bầu trời trong xanh đầy mây trắng... :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Gương xưa là để soi hình
Xem kinh là để cho mình soi tâm
Tu thân, khẩu, ý trọn lành
Hiện tại an lạc, dứt mầm khổ đau.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Nhà dột, cột xiêu
Đèn hết dầu
Buồn hiu!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

battinh đã viết:Nhà dột, cột xiêu
Oh sắp thoát được cái nhà
Đèn hết dầu
Còn gió mát, trăng trong
Buồn hiu!
Khởi vọng rồi !

Lâu quá không gặp đ/h Bất Tịnh.
đ/h độ này an lạc chứ ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Dạ, cám ơn bác Bình, tôi vẫn khỏe mạnh và tịnh tu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh

Tổ Đạt Ma (thạch tượng), ảnh chụp lại trong phụ trang của Nguyệt San Giác Ngộ số 35, tháng 2-1999. PL. 2542. Sách do bà chị vẫn thường đi chùa, mang tới nhà biếu tặng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TRẠNG TRÌNH VỚI ĐẠO PHẬT
Giáo sư Nguyễn Khuê
(Trích: Nguyệt San Giác Ngộ số 35, tháng 2-1999. PL. 2542, trang 21-24)
Nguyễn Bỉnh Khiêm là đỉnh cao của lịch sử tư tưởng Việt Nam và là nhà thơ lớn nhất ở thế kỷ XVI. Ông thi đậu Trạng Nguyên dưới vương triều Mạc, làm quan đến Thượng Thư, Thái Phó, tước Trình Quốc Công. Sau khi ông mất, học trò suy tôn là Tuyết Giang Phu Tử. Ông là một bậc thạc nho; tuy nhiên tư tưởng Nho giáo vốn là hệ tư tưởng nhập thế, không thể giải đáp những băn khoăn, thắc mắc về những vấn đề siêu hình, không mở ra cho người ta con đường giải thoát. Vì thế, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã tìm đến đạo Phật.

Tiểu sử Nguyễn Bỉnh Khiêm cho thấy ông rất sùng mộ đạo Phật. Sau khi cáo quan lui về sống cuộc đời hiền nhân cao ẩn, Trạng Trình lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lo tu bổ chùa chiền, thường cùng với các vị cao tăng du ngoạn, chống gậy lên chơi các danh sơn như Yên Tử, Ngọa Vân, Kính Chủ, Đồ Sơn.

Nguyễn Bỉnh Khiêm tinh thông Dịch lý, lại am tường triết lý Phật giáo, nên quan niệm vũ trụ vạn vật chuyển động biến hóa không ngừng nghỉ của kinh Dịch và lẽ vô thường của nhà Phật kết hợp nhuần nhuyễn trong vũ trụ quan của ông. Mọi sự vật trong vũ trụ đều vô thường. Con người cũng như hết thảy sự vật trên thế gian phàm có sinh tất có diệt, không vật nào thường còn. Định luật "sinh, trụ, dị, diệt" không miễn trừ cho bất cứ và bất cứ vật gì:
  • Vô cùng xuất một niên niên nguyệt
    Kỳ độ vinh khô thụ thụ hoa.
    • (Độc Phật kinh hữu cảm)
Dịch thơ:
  • Vô cùng mọc lặn, kia vầng nguyệt
    Mấy độ tươi khô, nọ khóm hoa.
    • (Cảm tưởng khi đọc kinh Phật)
Hoa nở rồi tàn. Nhưng trong các loài hoa, hoa cẩn đỏ xuất hiện giả tạm như huyễn thân của nhà Phật. Thể xác con người chẳng qua do tứ đại giả tạm mà thành, còn đấy rồi mất đấy. Hoa cẩn sớm nở rồi tàn, chính là biểu tượng của kiếp phù sinh ngắn ngủi chóng qua:
  • Hoa trung huyễn xuất Phật trung thân
    Mộ lạc triêu khai, cựu cánh tân
    Sắc tức thị không, không thị sắc
    Nhất chi hoán đắc kỷ phiên Xuân.
    • (Hồng cẩn thị)
Dịch thơ:
  • Cẩn kia ngắn ngủi nhất loài hoa
    Nở lúc ban man héo lúc tà
    Sắc tức thị không, không ấy sắc
    Một cành đổi được mấy Xuân qua.
    • (Thơ vịnh hoa cẩn đỏ)
Sự chuyển biến vô thường của thế giới hiện tượng được Nguyễn Bỉnh Khiêm suy nghiệm ngay trong thực tại xung quanh mình.

Hoa Xuân thật thắm tươi, trăng Thu rất trong sáng. Nhưng hoa Xuân rồi sẽ tàn, trăng Thu rồi sẽ khuyết. Đó là biểu tượng của lẽ sắc-không:
  • Xuân hoa, Thu nguyệt không nhi sắc
    • (Tân quán ngụ hứng)
Dịch thơ:
  • Xuân hoa Thu nguyệt không mà sắc.
    • (Ngụ hứng ở nhà bên sông)
Cũng vậy, khói trong thôn, nước dưới suối khi đậm khi nhạt; mây đầu núi, trăng trên sông lúc có lúc không, chính là tuồng ảo hóa của vũ trụ vạn hữu:
  • Thôn yên khê thủy nùng hoàn đạm
    Giang nguyệt sơn vân sắc thị không
    • (Ngụ hứng)
Dịch thơ:
  • Khói thôn, nước suối tươi rồi nhạt
    Mây núi, trăng sông sắc ấy không.
    • (Ngụ hứng)
Sau cơn loạn lạc, Nguyễn Bỉnh Khiêm lại đến viếng chùa Phổ Minh ở xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, phủ Thiên Trường, tỉnh Hưng Yên (nay là xã Lộc Vượng, huyện Mỹ Lộc ngoại thành Nam Định; vua Trần Thánh Tông, sau khi nhường ngôi cho Nhân Tông, từng về đấy). Chùa này có cái đỉnh rất nổi tiếng. Năm 1426, khi quân xâm lược nhà Minh bị quân ta bao vây, đã phá cái đỉnh này để đúc khí giới. Thấy cái đỉnh xưa nổi tiếng một thời không còn nữa, Nguyễn Bỉnh Khiêm nhận thức được cái quy luật vô hình thắng hữu hình. Hữu hình tất hữu hoại. Mọi vật đều do nhân duyên hợp lại mà thành, tồn tại trong một thời gian nhất định, rồi vì lý do này hay lý do khác, cuối cùng tất bị hủy diệt:
  • Pháp giới dữ đồng thiên quảng đại
    Thổ nhân do thuyết địa anh linh
    Liêu liêu cổ đỉnh kiêm hà tại?
    Thức đắc vô hình thắng hữu hình.
    • (Du Phổ Minh tự)
Dịch thơ:
  • Pháp giới sánh cùng trời rộng lớn
    Thổ nhân còn bảo đất anh linh
    Mênh mông cổ đỉnh nay đâu mất?
    Mới biết vô hình thắng hữu hình
    • (Chơi chùa Phổ Minh)
Với Nho giáo cũng như với Phật giáo, muốn tu thân người ta phải hướng nội để định tâm, để tự xét lòng mình. Tâm có định mới có thể gạn đục lóng trong. Bạch Vân cư sĩ đêm đêm thường ngồi đối diện trước ngọn đèn Phật, nhờ ánh Phật đăng chiếu rọi tâm linh của mình:
  • Tri tâm dạ đối Phật đăng hàn.
    • (Tân quán ngụ hứng)
Dịch thơ:
  • Đèn Phật đêm soi rõ dạ rồi.
    • (Ngụ hứng nhà ở bên sông)
Trong đêm trường tĩnh lặng mà tiếng chuông chùa ngân vang thì quả thật có tác dụng thúc dục những tâm hồn mê lầm và kêu gọi trở về nơi tịnh thổ:
  • Hưởng nhập u nhàn thôi mộng giác
    Hoán hồi tịnh thổ cảnh tâm mê.
    • (Chung thi)
Dịch thơ:
  • Vang đến u nhàn, tan giấc mộng
    Gọi về tịnh thổ, thức lòng mê.
    • (Thơ vịnh cái chuông)
Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng cái tâm của người ta như một thửa vườn, nếu bỏ hoang thì các loài cỏ gai sẽ mọc đầy. Những cỏ gai đây chính là những tham dục, sân hận, chiếm hữu, tranh đoạt... Muốn tu thân thì phải tu tâm, phải chặt bỏ cho thật hết những cỏ gai ấy để gieo những hạt giống tốt và chăm nom vun trồng, ngõ hầu biến thửa vườn hoang đầy cỏ gai kia thành một vườn hoa giác ngộ tươi đẹp:
  • Tâm trung tùng hữu nhân điền địa
    Vị tiễn kinh trăn, thực giác hoa.
    • (Độc Phật kinh hữu cảm)
Dịch thơ:
  • Cỏ gai nếu mọc trong lòng sẵn
    Cắt bỏ, thay trông giác ngộ hoa.
    • (Cảm hứng khi đọc kinh Phật)
Chặt bỏ cỏ gai để ươm trồng mầm thiện chính là sửa nghiệp, là bước đầu của tiến trình giải thoát chính mình ra khỏi những buộc ràng, sai khiến của vật dục để có thể có được một thái độ sống an nhiên tự tại.

Nguyễn Bỉnh Khiêm nhìn nhận rằng chỉ đức Phật là bậc đại giác mới vượt lên trên bình diện tương đối của hình tướng, thoát khỏi ngã chấp và pháp chấp mà đạt tới cảnh giới tuyệt đối không còn chân lý từ một trong hai quan điểm cực đoan của một lưỡng tính "có" và "không có"; và chỉ những vị hành thiền đến chỗ cực trí "đắc phân biệt huệ", thấy được hình tướng của pháp, mới biết rõ những yếu tố sinh thành biến động của hình danh sắc tướng, nhận chân được bản thể thực tại, nguyên lai của sự vật:
  • Vị Phật na tri vô hữu tướng
    Đáo thiền phương ngộ bổn lai cơ.
    • (Tân quán ngụ hứng)
Dịch thơ:
  • Chưa Phật nào hay vô hữu tướng
    Đại thiền mới biết bổn lai cơ
    • (Ngụ hứng ở nhà bên sông)
Bạch Vân Am thi tập của Nguyễn Bỉnh Khiêm nguyên có đến một ngàn bài thơ chữ Hán mà nay chỉ còn lại tới sáu trăm bài, trong đó những câu thơ chuyển tải tư tưởng Phật giáo như đã dẫn ở trên không nhiều. Tuy nhiên, những câu thơ ấy cũng đủ chứng tỏ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm rất sùng mộ đạo Phật, kết hợp hài hòa những tư tưởng ấy với Dịch lý để suy nghiệm sự chuyển hóa của vũ trụ và nhân sinh, đồng thời áp dụng vào việc tu tâm dưỡng tính. Nhờ vậy, Nguyễn Bỉnh Khiêm có được cái phong cách cao khiết, xem lợi danh như mây nổi, phú quý như chiêm bao, vượt lên trên mọi tranh chấp của các tập đoàn phong kiến đương thời, sống an nhiên như một bậc minh triết. Mặc khác, những câu thơ trên đây cũng là những bằng cứ vững chắc để phủ nhận những bài thơ Nôm (không rõ tác giả là ai) có nội dung báng bổ đạo Phật mà người ta đem gán cho Nguyễn Bỉnh Khiêm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Vô cùng xuất một niên niên nguyệt
Kỳ độ vinh khô thụ thụ hoa.
mọc, lặn (nhiều) vô cùng, năm nào cũng thế (nguyệt)
bao độ tuơi, khô (nở , tàn) cây nào cũng vậy.
Vị Phật na tri vô hữu tướng
Đáo thiền phương ngộ bổn lai cơ.
Chưa có Phật còn chưa biết đến cái "Vô tướng"
Đến Thiền tông mới biết cái cơ dụng xưa nay.

Ghi chú :
Cơ dụng là nói tắt chữ "Đại cơ, đại dụng" tức là bổn tánh.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Trong sách viết: "Vị Phật na tri vô hữu tướng" dịch chữ "na tri" là nào hay hoặc chưa biết. Theo chỗ tôi hiểu chữ "na" này phải viết là "nan" (khó) có đúng không, xin bác Bình giải thích dùm. Hay có thể đây là một chữ Nôm xưa của Việt Nam.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách