Thiền đăng!!!!????

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
hoasenmaimai
Bài viết: 659
Ngày: 02/03/13 05:19
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ben tre

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi hoasenmaimai »

Vậy hoasenmaimai thuộc về thế hệ trẻ , tết này 33t năm Quý Hợi .


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Tre già măng mọc, sóng lớp sau đè lớp trước, như thế tiếp nối, Phật pháp mới trường tồn.
Hoasenmaimai là tuơng lai của Phật pháp đó. tangbong kinhle tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Kính chào quý đạo hữu ""huuhoc" và "hoasenmaimai" đã ghé thăm ngôi nhà riêng của già! tangbong tangbong

Mô tả diện mạo, tâm tánh của tôi:

Trông mặt mà bắt hình dong
Diện mạo tươi tốt, mà lòng tanh hôi (bất tịnh). <=== That is my nickname! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TRƯỜNG SA ĐI DẠO NÚI

Một hôm Trường Sa đi dạo núi, khi trở về đến cổng, Thủ tọa hỏi: "Hòa thượng đi đâu về?" Trường Sa đáp: "Đi dạo núi về". Thủ tọa hỏi: "Đến chỗ nào mới về?" Trường Sa đáp: "Trước hết đi theo con đường trải cỏ thơm, sau đó trở về theo con đường đầy hoa rụng. Thủ tọa nói: "Rất giống thời tiết mùa xuân". Trường Sa nói: "Hơn cả giọt sương thu trên lá sen". Tống Minh Giác Đại Sư, Tuyết Đậu Tụng Cổ Tập.

Tụng rằng:
  • Mặt đất không mảy bụi
    Người nào mắt không mở?
    Đi theo mùi cỏ thơm
    Về theo vết hoa rụng
    Hạc gầy đậu cây lành
    Khỉ điên hú đài xưa
    Trường Sa ý vô hạn.
    Ồ! (tiếng quát!)


    Tống Minh Giác Đại Sư Tuyết Đậu, Tụng Cổ Tập. Câu cuối do Chiêu Giác Khắc Cần thêm vào (Thấy trong Bích Nham Lục).
(Trích: Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách, Nhà Xuất Bản Đồng Nai, trang 208).


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

battinh đã viết: Diện mạo tươi tốt, mà lòng tanh hôi (bất tịnh).
Hê.hê...thật không ông già !? Lão thử cho một câu hay vài chữ thiền cơ xem sao..hê.hê....
Kính,hh .


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

huuhoc đã viết:
battinh đã viết: Diện mạo tươi tốt, mà lòng tanh hôi (bất tịnh).
Hê.hê...thật không ông già !? Lão thử cho một câu hay vài chữ thiền cơ xem sao..hê.hê....
Kính,hh .
  • Cuối năm bạn đến chơi
    Vào cửa cười hê hê!
    Xin một câu thiền cơ
    Lão chẳng biết, hề hề! :D
Có rồi nè!
  • Diện mạo tươi tốt
    Khi mẹ chưa sanh
    Tìm còn chẳng thấy
    Chỉ thấy thân hành
    Vô thường, bất tịnh.
    Kinh! Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
huuhoc
Bài viết: 150
Ngày: 05/09/11 11:22
Giới tính: Nam

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi huuhoc »

Diện mạo tươi tốt
Khi mẹ chưa sanh
Tìm còn chẳng thấy
Chỉ thấy thân hành
Vô thường, bất tịnh.

Kinh! Hình ảnh
Hề..hê......đây nè ông già ơi ! hê..hê.... cafene
battinh đã viết:
  • Mặt đất không mảy bụi
    Người nào mắt không mở?
    Đi theo mùi cỏ thơm
    Về theo vết hoa rụng
    Hạc gầy đậu cây lành
    Khỉ điên hú đài xưa
    Trường Sa ý vô hạn.

    Ồ! (tiếng quát!)


Duyên khởi tâm sanh
Duyên diệt tâm diệt
Các pháp hành đều vô thường, đều khổ não,đều vô ngã
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thưởng cho một: timeeeout


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

battinh đã viết:
TRƯỜNG SA ĐI DẠO NÚI

Một hôm Trường Sa đi dạo núi, khi trở về đến cổng, Thủ tọa hỏi: "Hòa thượng đi đâu về?" Trường Sa đáp: "Đi dạo núi về". Thủ tọa hỏi: "Đến chỗ nào mới về?" Trường Sa đáp: "Trước hết đi theo con đường trải cỏ thơm, sau đó trở về theo con đường đầy hoa rụng. Thủ tọa nói: "Rất giống thời tiết mùa xuân". Trường Sa nói: "Hơn cả giọt sương thu trên lá sen". Tống Minh Giác Đại Sư, Tuyết Đậu Tụng Cổ Tập.

Tụng rằng:
  • Mặt đất không mảy bụi
    Người nào mắt không mở?
    Đi theo mùi cỏ thơm
    Về theo vết hoa rụng
    Hạc gầy đậu cây lành
    Khỉ điên hú đài xưa
    Trường Sa ý vô hạn.
    Ồ! (tiếng quát!)


    Tống Minh Giác Đại Sư Tuyết Đậu, Tụng Cổ Tập. Câu cuối do Chiêu Giác Khắc Cần thêm vào (Thấy trong Bích Nham Lục).
(Trích: Thơ Thiền Đường Tống, Đỗ Tùng Bách, Nhà Xuất Bản Đồng Nai, trang 208).
Tiếp theo bài "TRƯỜNG SA ĐI DẠO NÚI" (trang 209-213):

Từ đoạn Trường Sa Cảnh Sầm dạo núi trở về, đến câu hỏi của Thủ Tọa, ban đầu là câu đáp thuộc về chân lý phổ biến. Đến khi Thủ Tọa hỏi: "Đến chỗ nào mới trở về?" chính là lời nói mang hai ý nghĩa. Thủ tọa mượn câu hỏi này để hỏi về chỗ tu hành của Trường Sa, đã đến được cảnh giới nào. Trường Sa biết rõ câu hỏi của Thủ tọa nhằm vào ý nghĩa ấy nên lúc đó Sư đáp một lời mà hai nghĩa. Sư nương vào câu hỏi đi dạo núi để trả lời: "Trước hết đi theo con đường trải cỏ thơm", dụ từ "Sắc giới" chứng nhập "Không giới", từ phàm vào thánh; để "sau đó trở về theo con đường đầy hoa rụng", dụ cho không vĩnh viễn trụ ở thánh vị, trầm không trệ tịch mà trở lai nhân gian phát cơ khởi dụng. Thủ tọa nói: "Rất giống thời tiết mùa Xuân", có buông có bắt, có đè có nâng, dạt dào ý Xuân dù có cơ dụng nhưng vẫn rơi vào trong thế giới hiện tượng. Trường Sa nói: "Hơn cả giọt sương thu trên lá sen" Giọt sương thu trên lá sen dụ cho đã xa lánh cõi phồn hoa, chứng nhập chân lý tuyệt đối. ông ta hiện đã siêu xuất cảnh giới này.

Tụng thi của Tuyết Đậu Minh Giác khế hợp sâu sắc ý thiền của công án này. Tự tánh thanh tịnh vốn không mảy bụi, trùm khắp tất cả, nên nói: "Mặt đất không mảy bụi".

Đối với thiền nhân đã thấu triệt, tự tánh thanh tịnh này, không có gì từ sông núi dất đai mà không hiển hiện trong ấy. "Người nào mắt chẳng mở" có nghĩa là ai mà mắt trí huệ chẳng mở, thì chẳng thể thấy rõ, phải không nhỉ?

"Đi theo mùi cỏ thơm, về theo vết hoa rụng" dẫn dụng nguyên văn của ngài Trường Sa Cảnh Sầm. Đã là thiền nhân triệt ngộ có con mắt trí huệ, có thể từ "sắc giới" ngộ nhập "không giới" nên "Trước hết đi theo đường trải cỏ thơm" mà lên tận đỉnh cô phong, là cảnh giới thiền tối cao. Sau khi chứng đắc cũng chẳng ở mãi nơi thánh vị, như người du lịch theo con đường đầy hoa rụng mà trở về nhân gian, là cảnh giới Trường Sa Cảnh Sầm đã đến. Nhưng các thiền nhân sau này, có người thích cảnh giới vắng lặng chẳng thể hồi cơ khởi dụng, ngồi chết trên bồ đoàn giống như con hạc gầy đậu trên cành cây trụi lá. Có người chưa triệt ngộ giống như con vượn điên "tìm trái cây" kêu hú rộn ràng trên "đài xưa", cô phụ thâm ý của Trường Sa hiển bày công án này, nhằm khiến người từ "Sắc giới" vào "Không giới", từ Thánh vị" vào "phàm tục".

Tuyết Đậu dùng một tiếng quát để kết thúc bài tụng và Chiêu Giác Khắc Cần khi giải thích công án này đã nói tiếp một câu "Đào đất để chôn sâu thêm" cho rằng công án của Trường Sa Cảnh Sầm như báu vật được chôn sâu trong đất, chẳng bị người ta biết được.

Phiên âm:
  • 1. Độc bộ tằng vô ngữ
    Phùng nhân khẩu tiện khai
    Thủy tùy phương thảo khứ
    Hựu trục lạc hoa hồi
    Bạc vụ si hồng nhật
    Khinh yên sấn lục đài
    Nhược tương thi cú hội
    Mai một Pháp vương tài.
    • Phật Giám Huệ Cần(1)
Dịch xuôi:

Từng bước đi một mình mà không nói
Khi gặp người khác liền mở miệng
Trước hết đi theo con đường trải cỏ thơm
Sau đó trở về theo con đường đầy hoa rụng
Làn sương mỏng như rây ánh nắng đỏ
Khói nhạt như làm nền cho đám rêu xanh
Nên theo chữ nghĩa của câu thơ mà lãnh hội
Thì sẽ đánh mất tài năng làm Phật của ngài
Trường Sa Cảnh Sầm.

Dịch thơ:
  • Không lời từng riêng bước
    Gặp người mở miệng ngay
    Trước theo cỏ thơm đến
    Sau theo hoa rụng về
    Nắng đỏ xuyên sương mỏng
    Rêu xanh nền khói mờ
    Nếu theo câu thơ hội
    Đánh mất tài Trường Sa.
Chú thích:

(1) Phật Giám Huệ Cần (1059-1117): Thiền tăng đời Tống, họ Chu, tự Phật Giám, người xứ Thư Châu (nay là huyện Tiềm Sơn tỉnh An Huy) Trung Quốc, nối pháp thiền sư Ngũ Tổ Pháp Diễn, tông Lâm Tế. Sư trụ trì chùa Hưng Quốc ở núi Thái Bình.
  • 2. Phất phất sơn hương mãn lộ phi
    Dã hoa linh hạc thảo phi ly
    Xuân phong vô hạn thâm thâm ý
    Bất đắc hoàng oanh thuyết hướng thùy?
    • Thượng Phương Ích Thiền Sư.
Dịch xuôi:

(Lúc Trường Sa dạo núi) mùi hương nhè nhẹ bay khắp nẻo đường
Những đóa hoa dại nở lác đác, mùi cỏ thơm lan xa
Ý xâu xa vô hạn của gió Xuân (tức chỉ cho Bản thể)
Chỉ có con Oanh vàng (tức chỉ cho ngài Trường Sa) mới nói được mà thôi!

Dịch thơ:
  • Phơ phất hương ngàn khắp nẻo bay
    Hoa đồng lác đác cỏ thơm xa
    Gió Xuân ý tứ sâu vô hạn
    Chỉ có Oanh vàng mới hót ra.
Phiên âm:
  • 3. Lạc hoa hương thảo như phô cẩm
    Mãn mục xuân quang nhập họa đồ
    Môn ngoại tương phùng thân thiết xứ(2)
    Dã thăng thu lộ trích phù cừ(3)
    .
    • Chiêu Giác Khắc Cần(4)
    Dịch xuôi:

    Cỏ thơm hoa rụng đầy đất như dệt gấm thêu hoa
    Cảnh sắc ngày Xuân rõ ràng trước mắt như tranh vẽ
    Gặp nhau ngoài cửa vốn là chỗ thân thiết
    Còn hơn là giọt sương thu trên đóa sen.

    Dịch thơ:
    • Cỏ thơm hoa rụng như phô gấm
      Cảnh xuân đầy mắt đẹp như tranh
      Ngoài cửa gặp nhau chỗ thân thiết
      Còn hơn sương thu trên đóa sen.
    Chú thích:

    (2) Thân thiết xứ: Chỉ cho chỗ gần đại đạo.
    (3) Phù cừ: Hoa sen.
    (4) Chiêu Giác Khắc Cần (1063-1135): Thiền tăng đời Tống, họ Lạc, tự Vô Trước, hiệu Phật Quả, người xứ Sùng Ninh, Bành Châu (nay thuộc phía Tây huyện Bành, tỉnh Tứ Xuyên) Trung Quốc; nối pháp thiền sư Ngũ Tổ Pháp Diễn, thuộc tông Lâm Tế. Sư từng tham học với các vị: Văn Chiếu, Mẫn Hành, Giác Thắng, Kim Loan Tín, Đại Qui Triết, Hoàng Long Tâm.

    Sư ra hoằng pháp trụ chùa Chiêu Giác, xiển dương tông chỉ Lâm Tế. Thụy hiệu: Chân Giác thiền sư.

    Tác phẩm: Bích Nham Lục 10 quyển. Viên Ngộ Phật Quả Thiền Sư Ngữ Lục 20 quyển
    .

    Phiên âm:
    • 4. Phương thảo chức nhân nghinh bộ lục
      Lạc hoa phô cẩm phất y hương
      Qui lai thuyết tợ chư thiền tử
      Đăng đăng phong quang nhiễu họa lương.
      • Vô Danh Thị
    Dịch xuôi:

    Cỏ thơm (như) dệt tấm thảm xanh để đón bước người đi
    Hoa rụng (như) trải gấm làm cho áo ngát mùi hương
    Khi trở về, ngài kể lại cho các thiền sinh nghe
    Rằng phong cảnh khoáng đảng như tranh vẽ.

    Dịch thơ:
    • Đón bước cỏ thơm, dệt thảm xanh
      Hoa như trải gấm, áo thơm lừng
      Trở vể kể lại thiền sinh rõ
      Phong cảnh tuyệt vời như bức tranh.
Những bài thơ này lời hay ý đẹp là từ chỗ trước ngữ trong bản thân công án của Trường Sa. Công án này là một đầu đề rất tốt, đương nhiên trở thành điểm xuất phát cho những bài thơ hay.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Thỉnh Phật uống trà!

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Thỉnh Phật uống trà!
Thỉnh Phật uống trà!
dilac_tra.JPG (286.6 KiB) Đã xem 792 lần
    • Trà trên đỉnh núi Cấm
      Nước dưới dòng Cửu Long
      Hương đượm mùi tịnh ý
      Vị khiết tâm ấm lòng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Tục ngữ Việt Nam dạy:
  • Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói!
Còn trong diễn đàn này:
  • Hãy xem lại bài viết của mình mười lần trước khi rời diễn đàn!
Có như vậy mới tránh không phạm lỗi lầm!
  • Hình ảnh 110qt Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

BÀI KỆ LẠY PHẬT:
  • Sự lạy Phật vốn không, yên tĩnh
    Đạo cảm giao khó tính, khôn bàn
    Nay con thân ở đạo tràng
    Cũng như kết chặt vào đoàn ngọc châu
    Mười phương Phật hiện bầu linh ảnh
    Có bóng con cùng sánh các ngài
    Từ chân cho chí mặt mày
    Cúi đầu đảnh lễ nguyện rày quy y.

    Nam Mô Thập Phương Thường Trụ Tam Bảo
1. Cúi đầu, chắp tay, cằm đụng ngực.
1. Cúi đầu, chắp tay, cằm đụng ngực.
LạyPhật01.JPG (198.61 KiB) Đã xem 743 lần
2. Khom lưng, từ từ khum khum hai chân xuống.
2. Khom lưng, từ từ khum khum hai chân xuống.
LạyPhật02.JPG (218.32 KiB) Đã xem 744 lần
3. Khom lưng, quỳ xuống hai đầu gối chạm tấm thảm lót.
3. Khom lưng, quỳ xuống hai đầu gối chạm tấm thảm lót.
LạyPhật03.JPG (227.98 KiB) Đã xem 744 lần
4. Quỳ tọa.
4. Quỳ tọa.
LạyPhật04.JPG (229.77 KiB) Đã xem 744 lần
5. Ngũ thể đầu địa: đầu, hai tay, hai chân liền nhau.
5. Ngũ thể đầu địa: đầu, hai tay, hai chân liền nhau.
LạyPhật05.JPG (233.34 KiB) Đã xem 744 lần
6. Khom lưng ngóc đầu dậy hai tay chắp trước ngực.
6. Khom lưng ngóc đầu dậy hai tay chắp trước ngực.
LạyPhật06.JPG (223.89 KiB) Đã xem 745 lần
7. Dùng sức bật của đầu gối, đứng dậy khum khum trên hai bàn chân.
7. Dùng sức bật của đầu gối, đứng dậy khum khum trên hai bàn chân.
LạyPhật07.JPG (210.73 KiB) Đã xem 744 lần
8. Đứng thẳng hai chân, cúi đầu xá.
8. Đứng thẳng hai chân, cúi đầu xá.
LạyPhật08.JPG (160.73 KiB) Đã xem 743 lần
Người trong hình chính là tôi đã thực hành pháp lạy Phật tương tự như bài giảng của Pháp sư Đạo Chứng, nhưng hơi khác một chút là không dùng hai tay chống xuống sàn để đỡ thân mình và nâng thân mình lên khi đứng dậy. Tôi dùng sự dẻo dai của bắp vế trụ cả thân mình khom về trước trên hai bàn chân, hai bàn tay vẫn chắp trước ngực, từ từ hạ thân mình xuống và quỳ tọa, lạy theo thế "ngũ thể đầu địa" như trong bài giảng của Pháp sư Đạo Chứng. Khi ngóc đầu dậy, thu hai bàn tay chắp lại về trước ngực, dùng sức bật của đầu gối và sự dẻo dai của bắp vế từ từ đứng lên và cúi đầu xá một xá.

Trước tiên niệm lớn tiếng câu: "Nam Mô A Di Đà Phật", rồi cúi đầu xuống chắp hai bàn tay trước ngực, thở vào dài và sâu cho đến khi đầu gục trên hai bàn tay xòe ngửa ra trên sàn nhà, nín thở trong một niệm thầm câu "Nam Mô A Di Đà Phật", và khi bắt đầu ngóc đầu đứng lên, thu hồi hai bàn tay về chắp trước ngực, niệm thầm câu "Nam Mô A Di Đà Phật", thở ra một hơi dài và sâu cho đến khi đứng thẳng trên hai bàn chân. Thời gian lạy Phật lâu bằng thời gian cháy hết một cây nhang dài một gang tay, kể từ phần trên đầu bột nhang đến cuối bột nhang khoảng bốn mươi phút. Thong thả niệm và lạy hết cây nhang là 108 lạy. Hai đầu gối có vết tím bầm do phải quỳ xuống sàn nhà hơi mạnh, vì không chống tay để đỡ thân mình.

Tập như vậy lúc mới đầu rất khó và đau nhức như trong bài giảng của Pháp sư Đạo Chứng, nhưng kiên trì tập lạy, thở, niệm Phật với các động tác nói trên khoảng hai tháng sau là không còn đau nhức trong thân. Lúc đó các triệu chứng khinh an bắt đầu xuất hiện, một hơi ấm mát từ trên đầu chạy khắp châu thân xuống tới gót chân và thoát ra các lỗ chân lông, nên toàn thân, đầu và cổ, mặt, hai bàn tay và hai bàn chân rịn mồ hôi. Các vết bầm nơi đầu gối biến mất.

Cứ như vậy mà lạy mỗi ngày hai thời, sáng sớm và chiều tối, tàn một cây nhang trong bốn mươi phút. Lúc bắt đầu lạy chừng mười phút là thấy trong cơ thể có sự chuyển động của hơi ấm mát nói trên.

Cứ như vậy lạy Phật, thở và niệm từ năm 2007 đến nay, thân luôn khỏe mạnh, tâm thường yên vui, mọi chứng bệnh lúc trước đều dứt hẳn.

(Hình do bà xả chụp, cầm máy không vững nên thấy gian phòng bị nghiêng nghiêng).
Hình ảnh 110qt Hình ảnh


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.3 khách