Thiền đăng!!!!????

Nụ cười bằng mười thang thuốc bổ, vừa đọc vừa cười ... Kính mời các bạn sưu tập, sáng tác những hình ảnh truyện cười bình luận thiền vị.
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Pháp hội Quán Thế Âm. Date taken: 7/27/2013, 12:00PM
Pháp hội Quán Thế Âm. Date taken: 7/27/2013, 12:00PM
phQTA 012.JPG (346.27 KiB) Đã xem 1377 lần
Tấm ảnh này chụp đươc trong buổi Pháp Hội Quán Thế Âm tại chùa Hoa Nghiêm lúc 12 giờ trưa ngày 27 tháng 7 năm 2013. Trường hợp này không biết giải thích thế nào!?


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Một vài hình ảnh đẹp khi mặt trời lên cao tại khu vực tôi cư ngụ. Ảnh chụp được sáng nay ngày 5 tháng 4 năm 2014, lúc 8 giờ 30 sáng.
Mặt trời mọc với hào quang trong khu rừng cây sau nhà lúc 8:45AM
Mặt trời mọc với hào quang trong khu rừng cây sau nhà lúc 8:45AM
sunshine 010.JPG (107.37 KiB) Đã xem 1338 lần
Bóng mặt trời trong lòng nước suối (8:58AM)
Bóng mặt trời trong lòng nước suối (8:58AM)
sunshine 011.JPG (239.55 KiB) Đã xem 1338 lần
Du khách với con vật thân thương (9:01AM)
Du khách với con vật thân thương (9:01AM)
sunshine 013.JPG (155.04 KiB) Đã xem 1339 lần
Trong ảnh, từ đầu gối du khách trở xuống có những sọc đứng như bức mành mờ mờ.
Mặt trời với hào quang rực rỡ trên không trung (9:07AM)
Mặt trời với hào quang rực rỡ trên không trung (9:07AM)
sunshine 017.JPG (202.28 KiB) Đã xem 1336 lần
Một ngày đẹp trời với nhiều nắng ấm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

đào hồng
đào hồng
sunshine3 007.JPG (196.06 KiB) Đã xem 1285 lần
Mặt trời chiếu sáng
Mặt trời chiếu sáng
sunshine3 008.JPG (261.43 KiB) Đã xem 1282 lần
Hoa vàng bên bờ suối
Hoa vàng bên bờ suối
sunshine3 017.JPG (320.05 KiB) Đã xem 1284 lần
Suối nước trong thì thằm
Suối nước trong thì thằm
sunshine3 018.JPG (350.66 KiB) Đã xem 1286 lần
Trời xanh ửng nắng đào hồng
Hoa vàng bờ suối, nước trong thì thầm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Mai vàng bên bờ suối
Mai vàng bên bờ suối
forsythia.JPG (167.02 KiB) Đã xem 1236 lần
Mai vàng bên bờ suối
Một trời ngát hương xuân


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hoa đào nở
Hoa đào nở
hoadaono 003.JPG (505.48 KiB) Đã xem 1179 lần
Sát tặc đã diệt xong
Cõi Tịnh Cư thong dong
Hoa đào khoe sắc thắm
Trời xanh, ráng phiêu bồng.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Vô ngôn
Vô ngôn
springsunny 002.JPG (210.2 KiB) Đã xem 1114 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TRÍ TUỆ CỨU CÁNH
Thích Minh Thành
Ở trong phần tu hành Lục độ gồm: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ là một trong sáu pháp môn căn bản của Phật giáo từ Tiểu thừa cho đến Đại thừa. Đồng thời cũng là sáu cương lĩnh trong quá trình tu tập của hành giả.

Tuy nói bố thí đứng đầu, nhưng thật ra trong Kinh Luận nói rằng: "Trí tuệ dẫn đường cho năm độ trước".

Nếu không có trí tuệ thì tất cả sự tu hành về bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định đều không thể đi đến chỗ giác ngộ giải thoát, cứu cánh gọi là Ba la mật (tức là đến bờ kia).

Vậy trí tuệ cứu cánh là gì?

Từ trước đến nay, mọi người thường nghe nói về trí tuệ một cách đại khái, nhưng ở đây chúng ta sẽ thấy lời Phật dạy về cách thức tu tập trí tuệ qua sự đối đáp giữa Ngài và Tôn giả Xá Lợi Phất, một vị Thánh đệ từ bậc nhất về trí tuệ trong hàng đệ tử lớn của đức Phật.
  • NGUYÊN NHÂN TÁI SANH:

    Đức Phật hỏi Ngài Xá Lợi Phất:

    - Nếu có một vị Phạm hạnh nào đến hỏi Thầy như vầy: "Thưa Tôn giả! Do đâu mà có thể tuyên bố là chứng đắc được trí tuệ và biết chắc rằng sự tái sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã làm xong, không còn bị tái sanh nữa?" Lúc đó, Thầy sẽ trả lời như thế nào?

    Tôn giả Xá Lợi Phất trả lời:

    - Sự sanh có nhân, nhân của sự sanh đã chấm dứt, thì biết rằng không còn bị sanh diệt nữa. Do đó mà tôi tuyên bố là chứng đắc được trí tuệ.
Ngài không trả lời một cách đại khái, mà nói sâu tới tận nguồn gốc của nhân quả.

Có người hỏi: Làm sao biết rằng sự sanh đã chấm dứt, làm thế nào không còn bị tái sanh, không còn bị luân hồi trong vòng sanh tử, khổ đau, phiền não?

Ngài trả lời rằng: "Muốn chấm dứt tái sanh, thì phải diệt cái nhân của sự sanh".
  • Đức Phật hỏi tiếp:

    - Sanh là gì làm nhân?

    Tôn giả trả lời:

    - Nhân của sanh là do nơi Hữu.
Câu hỏi kế tiếp là do nhân gì, duyên gì mà có Sanh? Từ đâu mà có Sanh? Sanh lấy gì làm gốc?

Ngài trả lời là do nơi Hữu. Hữu là gì? Hữu chính là nghiệp.

Từ đâu mà con người có mặt ở đây? Chính là do nơi sức mạnh của nghiệp quá khứ dẫn dắt thần thức đi thọ báo, nên con người mới có mặt ở nơi đây. Đó gọi là nghiệp dẫn đi trong luân hồi.

Vì thế nhân của sự Sanh là từ nơi Hữu, tức là từ nơi nghiệp. Xét sâu xa hơn nữa, thì từ đâu mà có nghiệp?

Từ Thủ, tức là sự chấp chặc, nắm giữ mà tạo thành nghiệp.

Ví dụ, khi nhìn thấy một đóa hoa, thì cái nhìn cái biết đầu tiên chưa có khởi ý niệm là cái thấy biết bình thường, không tạo thành nghiệp.

Nhưng sau đó có khởi ý niệm muốn nắm giữ được sở hữu dóa hoa đó, nên dẫn khởi ra hành động mà tìm mọi cách để lấy nó về cho mình. Khi tính toán, nghĩ ngợi và làm mọi việc để đạt được đóa hoa như vậy là đã tạo thành nghiệp.

Lúc đầu chỉ trong tâm niệm mà sau biểu hiện ra hành động nắm giữ thì liền có Thủ. Từ đâu mà có nắm giữ? Do Ái làm nhân duyên.

Ái là yêu thích, không yêu thích thì đâu có nắm giữ, chẳng có chấp chặc.

Nếu nhìn kỹ vào trong tâm của mình của mình sẽ thấy rằng bất cứ vật gì hay việc gì mà chúng ta nắm giữ hay dính mắc vào nó, không thể buông được đều là do ý thích. Cái gì buộc chặc nhiều nhất là cái mà chúng ta ưa thích nhất.

Khi không có ưa thích thì mọi sự vật đều bình thường đối với mình, nghe cũng bình thường, thấy cũng bình thường.

Nhưng khi có tâm ái luyến phát sanh ở nơi bất cứ sự vật cho đến con người, thì chúng ta sẽ muốn nắm giữ không cho mất.

Ví dụ yêu mến bạn bè, anh em, cha mẹ, vợ chồng... v.v... không muốn xa lìa hay mất mát nhưng người thân mến. Từ tâm yêu thích đó sẽ dẫn chúng ta đến chỗ nắm giữ. Đó là lẽ đương nhiên!

Mỗi người hãy kiểm tra xem tâm của mình yêu thích bao nhiêu thứ? Nhiều hay ít? Nếu còn yêu thích nhiiều thì biết chắc rằng sẽ còn đau khổ nhiều.

Kế đến là tại sao có sự yêu thích? Từ Cảm thọ mà sanh ra yêu thích.
  • BA LOẠI CẢM THỌ
Từ nơi ba loại cảm thọ: vui, khổ và không vui không khổ mà phát sinh ra tâm ham muốn, tham đắm gọi là Ái.

Ngài Xá Lợi Phất giải thích chữ "Ái" rất rõ.

1. Cảm Thọ Vui:

Là những cảm thọ làm cho chúng ta cảm thấy vui mừng, ưa thích. Ví dụ, chúng ta tu hành ở mức trung bình, nhưng bỗng nhiên có người khen chung ta tu hành đắc lực, có được tướng hảo... Lúc đó, trong lòng của chúng ta cảm thấy rất vui thích.

Không chỉ cảm thấy thích thú ngay lúc được khen, mà khi về nhà, ngồi tĩnh tọa, nhớ lại việc ấy, chúng ta cũng còn mỉm cười một mình và thậm chí còn đem chia sẻ với những người khác. Đó là tâm bị đắm chìm trong cảm thọ vui.

2. Cảm Thọ Khổ:

Là những cảm thọ làm cho con người cảm thấy buồn khổ, đau xót. Ví dụ có một người nào phê bình chúng ta thậm tệ, chê rằng tu hành không được kết quả, chỉ làm có hình thức. Lúc đó, trong lòng chúng ta cảm thọ buồn khổ. Đến tối trở về nhà, ngồi niệm Phật, mà trong đầu cứ ôn nhớ lại những lời chê bai đó, rồi buồn giận, không yên. Suy tính mai mốt nếu gặp lại sẽ tìm câu gì đó để đáp trả lại... Cứ như thế, tâm chìm dắm, ràng buộc trong cảm thọ khổ.

Cảm thọ vui làm cho con người ưa thích là chuyện đương nhiên, nhưng cảm thọ khổ cũng gây cho họ nhiều thích thú.

Ví dụ ngồi một mình thì nhớ lại chuyện lúc nhỏ tuổi sống vất vả hay gặp chuyện đau buồn... Thay vì biết rõ đó là vọng niệm và tìm cách buông xả, không cho chìm đắm trong đó.

Ngược lại, chúng ta cứ ôn tới, nhắc lui, rồi rưng rưng nước mắt. Như thế vẫn chưa đủ, còn đi tìm người khác để kể lễ về "đời đau khổ" của mình, rồi cùng ôm nhau khóc. Biết đó là cảm thọ khổ mà cũng muốn đắm chìm trong đó. Cảm thọ vui tham đắm đã đành, nhưng cảm thọ khổ cũng ưa thích. Thật là việc kỳ lạ!

Hai cảm thọ bị vướng mắc nhiều nhất là cảm thọ thật vui và cảm thọ thật khổ. Còn riêng cảm thọ bình thường, không vui không khổ, còn gọi là xả thọ thì ít khi làm cho mọi người ghi nhớ nhiều, mọi việc chỉ thoáng qua, sau đó liền biến mất.

3. Cảm Thọ Không Vui, Không Khổ:

Cảm thọ không vui, không khổ như thế nào? Ví dụ, như khi gặp một người nào đó, chúng ta chào hỏi bình thường, không có gì đặc biệt để phải ghi nhớ.

Hoặc những sự việc, sự vật thông thường, không gây tạo được sự chú ý để vui thích hay chán ghét, cho nên khi những việc đó trôi qua, thì không còn ký ức về việc đó.

Cảm thọ không vui, không khổ rất dễ khiến người ta lầm tưởng là bình thường, nhưng thật ra đó là si mê.

Hàng ngay mắt thấy, tai nghe, mọi cử chỉ sinh hoạt cứ diễn ra đều đặng, mà chúng ta không có được trí tuệ để soi xét, thấy rõ được lẽ thật biến đổi liên tục của vạn vật xung quanh, lẽ thật vay mượn của thân, lẽ thật vô thường của tâm, mà cứ nghe đánh kẻng: "Boong!... Boong!..." thì lên ăn cháo hoặc nghe gõ bảng: "Cốc!... Cốc!..." thì xuống ăn cơm, tưởng rằng như vậy là điều bình thường, nhưng thật sự đó là đang bị bức màn si mê che phủ, mà không hay biết.

Thông thường chúng ta tưởng rằng sinh hoạt đều đặn như vậy, không có phiền não là tốt, nhưng một khi đang sống mà không thấy được lẽ thật, chỉ đều đặn tới giờ ăm là ăn, tới giờ ngủ là ngủ... Như thế gọi là si mê.

Ngay lúc nghe tiếng gõ bảng thì phải tỉnh giác biết rằng đã tới giờ vay mượn: mượm cơn, mượn cháo, mượn bún, tàu hủ... Và tấ cả những thứ đó đều từ đất mọc ra. Mượn đất, mượn nước... mượn xong rồi, một lát sau phải trả ra.

Thấy rõ lẽ thật vay mượn, biến đổi vô thường ở nơi thân và tâm của mình ngay khi ăn uống, ngủ nghĩ, làm việc v.v... trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Đó là đang sống với trí tuệ, sống với lẽ thật, Ngược lại, nếu cũng ăn uống, đi đứng, ngủ nghĩ như bình thường, mà không thấy được lẽ thật. Đó là si mê.

Đa số người tu đều lầm ở chỗ này. Lúc sân si, phiền não nổi lên hoặc tham muốn nặng nề, không dừng lại được là cái si mê quá thô phù của phàm tục ở thế gian.

Còn cái si mê vi tế của người tu là muốn cảm thấy bình thường, không có việc gì nghiêm trong xảy ra, nhưng chẳng bao giờ thấy được lẽ thật ở ngay nơi bản thân của mình.
  • LÀM CHỦ CẢM THỌ

    Đức Phật hỏi tôn giả Xá Lợi Phất:

    - Nếu một vị Phạm hạnh hỏi Thầy như vầy: "Thưa Tôn giả! Phải có sự hiểu biết như thế nào để không còn ham muốn tham đắm đối với ba cảm thọ ấy?, thì Thầy trả lời như thế nào?

    Tôn giả Xá Lợi Phật bạch đức Phật rằng:

    - Ba thứ cảm thọ này là pháp vô thường sanh diệt đưa đến đau khổ. Pháp vô thường là những pháp gây nên đau khổ. Nếu ai thấy được như vậy, thì tự nhiên không còn ham muốn, tham đắm vào những cảm thọ này nữa.
Đây là cốt tủy của sự tu hành, chỗ này cần phải chiêm nghiệm thật kỹ. Pháp môn giải thoát khổ đau nằm ở chỗ này.

Người nào tu hành cũng đều muốn diệt trừ được hết tâm tham muốn, tâm sân si, phiền não của mình. Đa phần con người nặng nhất là tâm tham muốn không biết đủ. Bây giờ chúng ta phải hiểu như thế nào, biết như thế nào, thấy như thế nào để không còn ham muốn, tham đắm nữa?

Tâm sân hận tuy nổi lên dữ dội, nhưng mau bị nguội lạnh. Giống như lửa rơm bốc lên thật mạnh mẽ, nhưng dễ tàn lui trong thoáng chốc, vì "hễ bạo phát thì bạo tàn".

Còn cái tâm tham muốn thì ngấm ngầm giống như lửa than, nhìn thấy nó ở ngoài là tro tàn, nhưng lửa than còn nóng đỏ ở bên trong, cho nên sơ ý dẫm đạp hoặc sờ tay vào thì bị cháy phỏng. Tâm tham rất khó trị lúc nào cũng âm thầm hoạt động ở sâu bên trong.

Cho nên, mắt nhìn thấy hình sắc, nó liền sanh khởi chạy theo; tai nghe tiếng liền duyên theo; mũi ngửi mùi thơm đặc biệt thì tự nhiên nó dẫn cái thân đi xuống bếp xem nấu món gì. Các căn khác cũng giống như vậy.

Tất cả đều do tâm tham của mình làm chủ, cho nên mới khiến sáu căn chạy đuổi theo sáu trần ở bên ngoài. Làm sao để dẹp trừ cái tâm tham ái này?

Ở đây ngài Xá Lợi Phất chỉ cho chúng ta một phương pháp: "Ba thứ cảm thọ này là những pháp vô thường sanh diệt đưa đến đau khổ. Pháp vô thường là những pháp gây nên đau khổ. Nếu ai thấy được như vậy, thì tự nhiên không còn ham muốn, tham đắm vào những cảm thọ này nữa".

Học kinh điển của Phật là phải dùng trí nghiền ngẫm mới thấy được lẽ thật sâu sắc ở bên dưới văn tự.

Chúng ta thấy cảm thọ thật vui thích sẽ kéo dài được bao lâu? Ví dụ, được người hoan nghinh, khen ngợi thì vui thích được bao lâu? Chỉ vài ba phút đồng hồ, hoặc nhiều lắm cũng nửa tiếng đồng hồ, đâu có ai khen mãi.

Hoặc có ai từ nhỏ đến lớn chỉ toàn được khen, không bị chê hay không? Hễ áo khen là có chê, chỉ khác nhau ở chỗ sớm hoặc muộn.

Sống ở đời, cũng có vừa mắt, cũng có khi chướng mắt, có lúc được thương và cũng có lúc bị ghét... cảm thọ luôn biến đổi, vô thường.

Hôm qua là bạn bè thân thiết, nhưng hôm nay đã giận dỗi, không thèm nhìn mặt nhau. Hôm qua là người thân, hôm nay là kẻ thù. Lúc sáng còn thương, mà đến chiều đã ghét...

Cảm thọ luôn vô thường biến đổi.
  • Khi thương trái ấu cũng tròn
    Lúc ghét trái bồ hòn cũng méo.
Hoặc:
  • Thương nhau cau sáu bổ ba
    Ghét nhau cau sáu bổ ra làm mười.
Đó là sự biến đổi vô thường của tâm con người khi chạy theo những cảm thọ vui và khổ.

Giống như người thích ăn chè trôi nước. Lúc bắt đầu ăn một, hai viên hoặc có người ăn được nhiều thì năm viên chè còn cảm thấy rất ngon, nhưng nếu bị ép ăn từ mười viên chè trở lên thì phát ngán, nuốt không trôi. Lúc này lạc thọ không còn, mà chỉ còn là khổ thọ.

Thích ăn chè, thì đáng lẽ ăn càng nhiều càng ngon, sao lại phát ngán? Cũng cái lưỡi này, cũng viên chè trôi nước đó, nhưng cảm thọ đã biến đổi vô thường mất rồi. Vì cảm thọ không thật, cho nên vui đó rồi khổ đó. Càng vướng mắc vào cảm thọ thì càng khổ đau.

Những người nấu bếp dễ thấy được sự vô thường của cảm thọ mà quán chiếu, có khi tỏ ngộ được đạo lý ngay trong lúc nấu nướng làm thức ăn.

Quần quật làm việc, nấu nướng cực khổ dọn lên cho mọi người ăn, để rồi bị chê nấu dở, nấu không ngon... Nếu không biết quán chiếu thì bị khổ đau phiền não.

Cũng vì cảm thọ của cái lưỡi mà người ăn lẫn người nấu buồn phiền với nhau. Còn khéo xoay lại thấy rõ cảm thọ là vô thường, vướng mắc vào sẽ khổ thì liền được an lạc.

Cảm thọ khổ đau cũng không tồn tại mãi, chỉ thoáng qua trong một thời gian nào đó.

Sự tu hành đâu cần phải đợi lúc lên chánh điện ngồi tụng kinh, lễ Phật mà ở ngay cái trí quán xét lẽ thật trong mọi sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.

Ví dụ, như những người xuất gia lúc mới vào chùa tu hành rất là cực khổ. Lúc còn ở nhà ngủ thẳng giấc tám tiếng đồng hồ, nay vô chùa mới ba giờ khuya đã đánh kẻng buộc phải thức dậy lên chánh điện công phu tụng kinh Lăng Nghiêm.

Mấy ngày đầu, ngồi tụng kinh mà đầu cứ gục lên gục xuống, vì chưa quen với cách sống mới. Việc ăn cũng đơn giản và không được đầy đủ như lúc còn ở ngoài đời.

Tất cả mọi sinh hoạt đều bị hạn chế, nên thời gian đầu rất là vất vả, nhưng một thời gian sau cũng quen dần và cảm thấy là việc bình thường.

Cảm thọ khổ đã bị vô thường! Nếu chịu khó quán xét thì sẽ có sức bền bĩ để vượt qua.

Người nào không để cho cảm thọ nhận chìm mình là người làm chủ được cảm thọ. Tát cả người không biết tu đều bị cảm thọ nhận chìm. Ngược lại, người biết tu phải vượt lên cảm thọ, làm chủ được cảm thọ và không bị những cảm thọ tác động.

Giống như lúc đầu ngồi tĩnh tọa chỉ được chừng nửa tiếng đồng hồ, mà chân tay tê nhức, đau chịu không nổi.

Từng cơn đau nhức nổi lên, khiến chúng ta tưởng tượng như cái chân muốn gãy đôi.

Thật sự không có việc ấy, tất cả chỉ do tâm tưởng. Nếu sợ đau mà xả ra thì ngồi tới chừng nào lên được một tiếng đồng hồ?

Không làm chủ được cảm thọ, thì mãi mãi tới già cũng không ngồi được. Đó là vì không vượt qua được ranh giới của cảm thọ.

Bền chí, tập luyện thì sẽ ngồi được một tiếng đồng hồ hoặc lâu hơn. Lúc đầu cảm giác rất khó chịu, đau nhức, nhưng nếu vượt qua được, thì về sau cảm thấy được bình thường an vui.
  • Cái gì rồi cũng qua! Cái gì rồi cũng nhàm chán! Cái gì rồi cũng tiêu vong! Đó là quy luật chung của tất cả vạn vật.
Tất cả những sự khổ đau, dù là tột cùng, nếu trong giây phút đó chúng ta có thể chịu đựng được thì nó cũng sẽ trôi qua.

Hòa thượng Tinh Vân nói:
  • Nông nỗi nhất thời
      • một đời hối hận
Lúc sự đau khổ xảy đến, nếu chúng ta không thể chiến thắng, thì chỉ trong một giây phút, nó hủy hoại hết tất cả sự nghiệp tu hành một đời của mình.

Chỉ cần biết mọi cảm thọ đều là vô thường, sẽ biển đổi tan hoại và sẽ qua mất, không bền chắc, chịu đựng được là vượt qua, không còn gì phải lo sợ.

Ngược lại, nếu lúc gặp cảnh duyên khổ đau dồn dập làm tâm dao động, rồi sanh lòng sợ hãi, lo lắng đủ thứ và cũng không biết quán xét lại tâm của mình, thì rất khó vượt qua và dễ dàng bị thất bại.

Chỉ khi thấy rõ được bản chất giả dối của cảm thọ, thì mới có thể vượt qua tham đắm và khổ đau.
  • CẢM THỌ DO DUYÊN

    Tất cả các cảm thọ đều được cấu thành là do điều kiện tùy duyên sanh khởi.
    Cho nên nó phải hư hoại và tan rã, suy tàn và chấm dứt.
      • (Đức Phật Thích Ca Mâu Ni)
Tất cả cảm thọ nào cũng vậy, đều do điều kiện hợp thành. Chẳng ai có thể ngồi một mình mà tự nhiên cười lên ha ha hoặc khóc la thật lớn. Người nào có hiện tượng như vậy là có "vấn đề".

Chúng ta chỉ cười khi nào có người đùa vui và thấy những duyên làm cho mình thích thú. Hoặc chỉ buồn khổ khi nghe việc đau buồn hay xem bi kịch đến đoạn lâm ly bi đát khiến chúng ta xúc động rơi nước mắt. Những cảm thọ vui thích hay buồn chán đó là nhân duyên bên ngoài tác động, chẳng phải tự nhiên mà có.

Nếu là do những nhân duyên, điều kiện bên ngoài tác động, nên gọi là cấu thành. Bởi do điều kiện, nhân duyên mà sanh khởi, nên khi hết duyên thì sẽ phải hoại diệt.

Khi đang xem hài kịch thật vui, bỗng nhiên có người nào đó đi đến tắt Ti vi hoặc bật qua kênh khác mà chúng ta không thích, thì lúc đó cái vui đâu còn nữa, chỉ là nổi nóng lên rồi cự cãi. Cảm thọ đã bị biến đổi.

Hoặc đang ngồi buồn một mình, mặt mũi héo queo, bỗng nhiên có người đến rủ đi chơi... Lúc đó, khuôn mặt vui tươi rạng rỡ. Cảm thọ liên tục biến đổi theo cảnh duyên.

Cảnh duyên bên ngoài thì luôn luôn sanh diệt biến đổi, mà vì chạy đuổi theo nó cho nên chúng ta cũng bị biến đổi sanh diệt và khổ đau.

Biết được cảm thọ là hư hoại, là tan rã, là biến đổi để không còn chạy theo cái duyên hư dối, không còn vướng mắc vào cảm thọ vô thường. Từ cái duyên ở bên ngoài mới phát sanh ra cảm thọ. Sau đó, cảm thọ trở lại ràng buộc chúng ta, khiến cho khổ đau.

Bây giờ, chúng ta với cái trí sáng suốt thấu rõ được lẽ thật, biết rõ cái cảnh bên ngoài là vô thường, nên không vương mắc. Cảm thọ ở bên trong cũng sanh diệt đổi dời, nên không đắm nhiễm vào cảm thọ. Như vậy là vượt qua được mọi cảm thọ, làm chủ được tâm của mình. Vượt qua được cảm thọ thì không còn tham ái vướng mắc nữa.

Sở dĩ, chúng ta yêu thích sự vật hay con người là vì không thấy được lẽ thật biến đổi vô thường của ba loại cảm thọ, của vạn vật cho nên mới sanh ra tham ái, nhìn thấy là thật, là đẹp, là bền chắc vĩnh cửu mà sinh ra tâm tham đắm ưa thích, muốn nắm giữ và từ đó tạo ra nghiệp.

Nghiệp có sức mạnh, lôi kéo dẫn dắt chúng ta đi vào vòng luân hồi chịu vô lượng đau khổ.

Giờ đây, thấy được lẽ thật, tâm tham ái không còn thì không có nắm giữ, cho nên cũng không còn tạo nghiệp. Như vậy, thì còn cái gì có thể dẫn chúng ta đi luân hồi?

Không có gì trói buộc, sai khiến, dẫn dắt. Lúc đó, chúng ta được tự tại, muốn đi đâu thì đi. Đó chính là giải thoát tự do. Sự tự do này không phải ở hình thức bên ngoài, mà nó phải ở sâu xa bên trong tâm niệm của mình. Đó mới là tự do chân thật.

Cũng cần nói rằng: Tự do là ung dung trong mọi ràng buộc".

Tự do trong thời khóa tu tập, trong khuôn khổ của giới luật. Không phải là không còn giữ thời khóa tụng kinh, tĩnh tọa... rãng rang tiêu dao, chẳng cần làm gì cả.

Như thế gọi là làm biếng, giải đãi!

Sự giải thoát trong đạo Phật là tâm đối với tất cả cảnh duyên không bị ràng buộc. Mọi cảnh duyên tới, chúng ta có thể làm chủ được, không bị lôi kéo, nhấn chìm, thì là giải thoát.

Muốn biết mình đã được giải thoát hay chưa, chỉ cần nhìn lại tâm của mình thì sẽ biết. Sáu căn của mình hàng ngày tiếp xúc với sáu trần, chúng ta có làm chủ được hay không tự mình thấy rõ hơn ai hết.
  • Đức Phật vô cùng khen ngợi tôn giả Xá Lợi Phật, Ngài kết luận một câu trả lời vắn tắt:

    - Những gì cảm thọ, được tạo tác đều là những cái đưa đến đau khổ.
Tất cả những cảm thọ khổ, vui v.v.. những cái chúng ta tạo dựng nên, tại sao lại đưa đến đau khổ? Vì vô thường biến đổi, sanh diệt.

Mỗi người hãy kiểm tra lại xem tất cả những công việc mình làm hàng ngày, có việc nào mà không do tạo tác, không có cảm thọ hay không?

Nếu thấy tất mọi công việc, hành vi của mình đều do tạo tác, có cảm thọ thì biết rằng những thứ ấy đều là vô thường và dẫn đến đau khổ.
  • TRÍ TUỆ CỨU CÁNH
Nói không tạo tác, tức là không làm gì hết. Còn nói không cảm thọ thì không còn biết khổ hay vui gì nữa. Giống như cây, như đá thì làm sao tu hành?

Không phải là không còn làm gì, mà vẫn phải ăn uống, tu tập học hỏi giáo pháp, vẫn sinh hoạt hàng ngày như thường lệ, nhưng quan trọng là phải thấy rõ được lẽ thật của vạn vật là sanh diệt vô thường.

Căn bản nhất vẫn là phải thấy được bản chất của những cảm thọ trong từng tâm niệm của mình luôn biến đổi không thật.

Không bị vướng mắc, chìm đắm trong những cảm thọ, đó là vượt ra ngoài tất cả mọi phiền não, khổ đau.
  • Đức Phật hỏi tôn giả Xá Lợi Phất câu hỏi cuối:

    - Nếu có vị Phạm hạnh nào đến hỏi Thầy: "Thưa Tôn giả! Giải thoát đến bậc nào mới có thể tuyên bố là đã chứng đắc trí và biết chắc rằng sự tái sanh đã chấm dứt, phạm hạnh đã thành tựu, việc cần làm đã làm xong không còn bị tái sanh nữa?

    Tôn giả đáp rằng:

    - Do nội tâm được giải thoát nên dứt sạch các sự ham muốn. Không còn kinh hãi, sợ sệt mơ hồ hay nghi ngờ đối với bất các pháp nào vì phải luôn luôn thực hành như thế. Vì luôn luôn thực hành như thế, nên các ý niệm ác không thể phát sanh được.
Tu đến chỗ thật sự giải thoát, chứng đắc được trí tuệ rốt ráo, mới chính là chỗ công phu hành trì của chúng ta. Bởi vì nội tâm đã được giải thoát và dứt sạch mọi sự ham muốn, không còn sợ sệt, không còn nghi ngờ gì nữa.

Tại sao không còn nghi ngờ và sợ sệt đối với tất cả vạn pháp?

Bởi vì dùng trí quán xét của mình thấy rõ: Hoa nở rồi sẽ tàn, mây tụ rồi phải tan, người sống rồi sẽ chết, chẳng có sự vật nào tồn tại vĩnh viễn với thời gian, tất cả đều biến đổi. Không những thế, mà ở nơi sâu thẳm trong tâm niệm của mình, cũng thấy rõ những cảm thọ trong một ngày đêm không biết bao nhiêu lần biến đổi sanh diệt.

Dùng trí của mình mà xét thấy rõ như vậy thì tự nhiên có được một phần giải thoát đối với sự ham muốn. Cũng như đối với sự kinh sợ, vì giả dối nên chẳng có gì phải sợ.

Khi còn thấy sự vật là thật, là quý, là quan trọng đối với mình, cho nên khi sự vật héo tàn, mất mát thì chúng ta lo sợ. Nhưng đã biết rõ, nhất định nó sẽ hoại diệt, thì nó hoại là việc của nó, nào có can hệ gì đến mình mà phải sợ.

Chẳng có ai khi nhìn thấy đóa hoa héo tàn mà than khóc. Vì sao? Vì biết đó là lẽ đương nhiên có nở thì phải tàn, có sanh thì phải diệt. Chính vì biết rõ, nên không còn sợ sệt gì nữa. Như vậy mọi sợ hãi đều vượt qua hết.

Đó chính là khi Bồ tát Quán Tự Tại thực hành sâu trí tuệ cứu cánh rộng lớn, ngài soi thấy thân và tâm đều rỗng không, liền được qua hết các khổ ách.

Quán xét được lẽ thật của vạn pháp thì tự nhiên được tự tại đối với tất cả pháp. Tự tại thì không còn đau khổ, không còn lo sợ, cho nên vượt qua tất cả khổ đau.

Bồ tát Quán Thế Âm còn được gọi là Thí Vô Úy giả, là người ban cho mọi người niềm an ổn, không sợ sệt. Tại sao mà có thể ban cho mọi người sự an ổn, không còn sợ sệt? Bởi vì có được trí tuệ thấy rõ lẽ thật của vạn pháp là hư huyễn, cho nên đâu còn gì để lo sợ nữa.

Bây giờ chúng ta còn lo sợ hay không? Lo nhiều hay ít? Sở dĩ còn cợ, còn lo là vì vẫn thấy tất cả sự vật, con người là quan trọng, là thật có. Nếu thấy rõ tất cả là không thật thì còn có gì làm cho chúng ta lo sợ.

Nằm chiêm bao, thấy sắp rơi xuống vực thẳm. Ngay lúc đó, chúng ta thấy rất sợ hãi... Nhưng khi giật mình tỉnh dậy, vực thẳm không thấy, chỉ toàn là mùng mền, chiếu gối êm ấm xung quanh. Có gì đâu! Ngay đó liền hết lo sợ.

Nếu đã giật mình thức dậy rồi, mà còn lo sợ để tìm cách tránh vực thẳm, thì biết rằng vẫn còn say ngủ, chưa thật sự tỉnh dậy.

Giống như vậy, muốn không lo sợ thì chúng ta phải biết thường xuyên nghiền ngẫm, quán xét lẽ thật. Thấy rõ được rồi, sẽ không còn nghi ngờ, lo sợ nữa.

Kinh điển của Phật dạy không phải chỉ để nghe ngóng, mà hàng ngày cần phải nghiền ngẫm xét xem. Quán xét lẽ thật ở ngay nơi bản thân của mình và phải luôn luôn thực hành như thế.

"Vì luôn luôn thực hành như thế, cho nên các ý niệm ác không thể phát sanh được".

Từng phút, từng giây, từng tâm niệm đều quán xét như vậy thì những tâm niệm xấu ác, không thể sanh khởi. Và dù có sanh khởi đi nữa, cũng không thể tồn tại được lâu dài.
  • Như là sương móc, chỉ có thể tồn tại cho đến khi mặt trời xuất hiện.
    Cũng vậy phiền não chỉ có thể tồn tại cho đến khi trí tuệ hiển lộ.
Mặt trời xuất hiện thì sương móc liền tan biến. Trí tuệ xuất hiện thì vô minh hoại diệt. Giống như ánh sáng xuất hiện thì bóng tối phải tan biến.

Cho nên, sự tu hành phải luôn thực hành đều đặn. Không phải chỉ cố gắng tu tập trong ba tháng hay một năm mà được ngộ đạo, mà phải tu mãi, tu hoài. Tu tập trong từng ý niệm, tỉnh giác trong từng ý niệm. Mỗi niệm, mỗi niệm dùng trí tuệ đập phá vô minh phiền não.

Tu hành như vậy nhất định sẽ thành tựu. Tu hành như vậy chắc chắn được giải thoát. Tu hành như vậy liền được giác ngộ ngay nơi từng bước chân, không phải đợi đến khi chết mới có kết quả.

Ở ngay nơi tâm niệm đang thực hành là liền có được sự giác ngộ.
  • MẤU CHỐT TU TẬP

    Đức Phật nói với tôn giả Xá Lợi Phất:

    - Ý nghĩa trên còn có thể trả lời vắn tắt như sau: Những kiết sử được bậc Sa môn nói đến, những thứ ấy đều không tồn tại nơi Ta và luôn luôn thực hành như thế, thực hành như thế thì các ý niệm ác không thể phát sanh được tất cả kiết sử.
Kiết là ràng buộc. Sử là sai khiến. Là những tâm niệm tham muốn, nóng giạn ràng buộc con người, là những sợi dây vô hình trói buộc và có năng lực sai khiến chúng ta chạy theo ngũ dục lục trần. Tu hành quán xét từng niệm như vậy bằng trí tuệ giác ngộ thì tất cả sợi dây vô hình ràng buộc kia đều bị tan hết, không tồn tại nơi người tu đó. Bởi vì người đó luôn luôn sống trong tri giác nương nơi giáo pháp, mà thắp nên ngọn đuốc trí tuệ.
  • Cuối cùng, đức Phật khen ngợi tôn giả Xá Lợi Phất rất nhiều:

    - Thầy là người đã thấu suốt tất cả pháp giới, thấu suốt tất cả lẽ thật của vạn pháp.
Qua bài kinh này, chúng ta thấy được những điểm mấu chốt trong việc tu tập trí tuệ:

- Đầu tiên là nguyên nhân dẫn con người đi vào vòng luân hồi sanh tử.

- Thứ hai là muốn chấm dứt khổ đau, phiền não phải nỗ lực tu tập. Thấy rõ bằng trí tuệ đối với những cảm thọ ở nơi tâm của mình, không bị tham muốn lôi kéo nhấn chìm.

- Thứ ba là muôn không bị tham muốn lôi kéo, nhấn chìm trong cảm thọ và đối với tất cả sự vật bên ngoài thì phải tháy được lẽ thật vô thường biến đổi của vạn vật.

- Thứ tư là muốn thấy được lẽ thật đó thì phải thường chiêm nghiệm, nghiền ngẫm. Phải luôn luôn tu tập trong từng tâm niệm, không phải chỉ nói suông hay hiểu sơ sài, mà phải ứng dụng trong từng giây, từng phút.

- Thứ năm là nếu người nào ứng dụng được như vậy thì tất cả niệm ác không thể sanh khởi, mà tất cả công đức sẽ tăng trưởng từ nơi tâm mình. Đó là công đức chân thật của người tu.

Tất cả những việc làm của người tu không chỉ ở nơi hình thức bên ngoài, mà cần nhờ công phu chân thật ở bên trong.

Trong mỗi niệm, mỗi niệm thường ứng dụng quán xét thấy cho đươc lẽ không mê lầm. Đó là cốt yếu của bài kinh Trí Tuệ mà đức Phật đã chỉ dạy cho chúng ta.

-------------------------------

Hình ảnh thầy Thích Minh Thành thuyết pháp tại Tịnh Xá Hương Thiền và chùa Xá Lợi ngày 10 - 11 tháng 5 năm 2014.

Thầy Minh Thành chủ tọa buổi lễ tắm Phật nhân dịp lễ Phật Đản được tổ chức tại Tịnh Xá Hương Thiền.
ht2014 018.jpg
ht2014 018.jpg (176.09 KiB) Đã xem 1070 lần
ht2014 019.jpg
ht2014 019.jpg (166.7 KiB) Đã xem 1070 lần
ht2014 023.jpg
ht2014 023.jpg (178.98 KiB) Đã xem 1072 lần
Thầy Minh Thành thuyết pháp tại chùa Xá Lợi.
xaloi2014 002.jpg
xaloi2014 002.jpg (154.44 KiB) Đã xem 1071 lần
xaloi2014 004.jpg
xaloi2014 004.jpg (137.26 KiB) Đã xem 1071 lần
xaloi2014 016.JPG
xaloi2014 016.JPG (173.63 KiB) Đã xem 1071 lần
xaloi2014 019.JPG
xaloi2014 019.JPG (144.87 KiB) Đã xem 1069 lần
xaloi2014 020.JPG
xaloi2014 020.JPG (149.17 KiB) Đã xem 1069 lần
xaloi2014 044.JPG
xaloi2014 044.JPG (222.53 KiB) Đã xem 1067 lần
xaloi2014 054.JPG
xaloi2014 054.JPG (95.37 KiB) Đã xem 1071 lần


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG (Đại Học VẠN HẠNH)

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

TƯ TƯỞNG
Cơ Quan Luận Thuyết của Viện Đại Học Vạn Hạnh
Chủ nhiệm kiêm Chủ Bút: Thượng Tọa Thích Minh Châu
Tổng Thư Ký Tòa Soạn: Đại Đức Thích Tuệ Sỹ
Tạp Chí Tư Tưởng của Viện Đại Học Vạn Hạnh là cơ quan ngôn luận dẫn đạo về mặt tư tưởng, triết lý, giáo dục và văn hóa hàng đầu của Phật Giáo Việt Nam, mà mãi đến nay (2014) vẫn chưa có tạp chí Phật Giáo nào, trong và ngoài nước, có thể vượt qua được uy tín và ảnh hưởng lớn rộng của nó. Hiện Thư Viện Huệ Quang (Việt Nam) đã số hóa tạp chí này, bắt đầu từ số 1 năm 1967 cho đến số cuối cùng vào tháng 3 năm 1975 thì tự đình bản do hoàn cảnh đổi chủ của miền Nam Việt Nam.
  • Cách đọc từng trang sách:

    Di chuyển con chuột (mũi tên trắng) vào trang bên phải của quyển sách đã mở sẵn, trang sách sẽ tự động lật sang trang kế, di chuyển mũi tên trắng ra khỏi phạm vi cuốn sách khi trang vừa lật đã xếp đúng vị trí của trang bên trái, đọc xong cả hai trang thì làm lại bước kế tiếp như trên để sang trang... Cứ tiếp tục thực hiện động tác trên cho đến khi đọc hết quyển sách.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • - Xem hướng dẫn cách sang trang kế tiếp ở trên.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

HÌNH ẢNH HAI NGÀY TU HỌC VỚI THẦY THÍCH PHƯỚC TỊNH TẠI TRUNG TÂM VẠN HẠNH
NGÀY THỨ BẢY VÀ CHỦ NHẬT (14 VÀ 15-6-2014)

TTVanHanh1 001.jpg
TTVanHanh1 001.jpg (132.93 KiB) Đã xem 928 lần
TTVanHanh1 002.jpg
TTVanHanh1 002.jpg (94.89 KiB) Đã xem 926 lần
Chùa Một Cột và Hồ Sen trong nắng sớm.
TTVanHanh1 006.jpg
TTVanHanh1 006.jpg (200.81 KiB) Đã xem 1075 lần
Hồ sen với những hoa sen đã nhô lên khỏi mặt nước.
TTVanHanh1 015.jpg
TTVanHanh1 015.jpg (108.21 KiB) Đã xem 926 lần
Mặt trời tỏa hào quang trên bãi đậu xe.
TTVanHanh1 017.jpg
TTVanHanh1 017.jpg (230.04 KiB) Đã xem 928 lần
Thầy Trí Tuệ và thầy Phước Tịnh trong chánh điện.
TTVanHanh1 020.jpg
TTVanHanh1 020.jpg (174.37 KiB) Đã xem 928 lần
TTVanHanh1 022.jpg
TTVanHanh1 022.jpg (188.65 KiB) Đã xem 930 lần
Đại chúng đang lạy Hồng Danh Sám Hối.
TTVanHanh1 031.jpg
TTVanHanh1 031.jpg (217.69 KiB) Đã xem 926 lần
TTVanHanh1 035.jpg
TTVanHanh1 035.jpg (234.64 KiB) Đã xem 931 lần
Thiền hành trong khuôn viên Trung Tâm Vạn Hạnh và chùa Một Cột.
TTVanHanh1 047.jpg
TTVanHanh1 047.jpg (308.44 KiB) Đã xem 927 lần
Tập Khí công.
TTVanHanh1 048.jpg
TTVanHanh1 048.jpg (198.26 KiB) Đã xem 927 lần
Đại chúng trong chánh điện đang nghe thầy Phước Tịnh thuyết pháp.
TTVanHanh1 050.jpg
TTVanHanh1 050.jpg (205.52 KiB) Đã xem 928 lần
TTVanHanh1 052.jpg
TTVanHanh1 052.jpg (128.51 KiB) Đã xem 929 lần
TTVanHanh1 054.jpg
TTVanHanh1 054.jpg (146.78 KiB) Đã xem 928 lần
Thầy Phước Tịnh đang thuyết pháp.
TTVanHanh1 055.jpg
TTVanHanh1 055.jpg (197.06 KiB) Đã xem 926 lần
Chụp hình lưu niệm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Tạp chí Tư Tưởng

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1968, số 4 và 5

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1969, số 1

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1969, số 2

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1969, số 3

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1969, số 4

Bấm vào để xem ===>> [url=lhttp://thuvienhuequang.vn/ttol/public/readonline/index/id/7167]TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1969, số 5[/url]

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1969, số 6

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 1

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 2

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 3

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 4

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 5

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 6

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 7

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970, số 8

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1970-1971, số 9

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 1

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 2

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 3

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 4

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 5

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 6

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 7

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 8

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 9

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1971, số 10

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1972, số 1

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1972, số 2

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1972, số 3

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1972, số 4

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1972, số 5

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1972, số 6 và 7

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1973, số 5

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1973, số 2

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1973, số 4

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1973, số 5 và 6

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1973, số 7

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1973, số 8 và 9

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1974, số 1

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1974, số 2

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1974, số 3

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1975, số 48

Bấm vào để xem ===>> TẠP CHÍ TƯ TƯỞNG năm 1975, số 49
  • - Xem hướng dẫn cách sang trang kế tiếp ở trên.
baibaibai


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Thiền đăng!!!!????

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Tôi quý Battinh cái chỗ tâm biết kính người trên, hảy đến hỏi pháp Ngài Vô tận ý.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Đã khóa

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.21 khách