mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

Lâm Nghĩa đã viết:Từ bi không hẳn là phải từ bi, mà chỉ thực hành từ bi mỗi khi thật sự cần từ bi.
Từ kinh (zh. 慈經, pi. mettā-sutta), cũng được gọi là Từ bi kinh, là một bài kinh văn hệ Pali, giúp Phật tử phát huy lòng từ ái. Kinh này được phổ biến rất rộng rãi ở các nước theo truyền thống Thượng toạ bộ, được tăng ni tụng niệm hàng ngày.

Toàn văn kinh Từ (bản dịch của Thích Thiện Châu) (Sutta-Nipāta, 143-152):

143
Ai khôn ngoan muốn tìm hạnh phúc
Và ước mong sống với an lành
Phải tài năng, ngay thẳng, công minh
Nghe lời phải, dịu dàng khiêm tốn.
144
Ưa thanh bần, dễ dàng chịu đựng
Ít bận rộn, vui đời giản dị
Chế ngự giác quan và thận trọng
Không liều lĩnh, chẳng mê tục luỵ.
145
Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi
Mà thánh hiền có thể chê bai
Đem an vui đến cho muôn loài
Cầu chúng sinh thảy đều an lạc.
146
Không bỏ sót một hữu tình nào
Kẻ ốm yếu hoặc người khỏe mạnh
Giống lớn to hoặc loại dài cao
Thân trung bình hoặc ngắn, nhỏ, thô.
147
Có hình tướng hay không hình tướng
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Đã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Cầu cho tất cả đều an lạc.
148
Với ai và bất luận ở đâu
Không lừa dối, chẳng nên khinh dể
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Đừng mưu toan gây khổ cho nhau.
149
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hi sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như bể như non.
150
Tung rãi từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng tình thương không giới hạn
Từng trên, phía dưới và khoảng giữa
Không vướng mắc oán thù ghét bỏ.
151
Khi đi, khi đứng hoặc nằm ngồi
Hễ lúc nào tinh thần tỉnh táo
Phát triển luôn dòng chính niệm này
Là đạo sống đẹp cao nhất đời.
152
Đừng để lạc vào nơi mê tối
Đủ giới đức, trí huệ cao vời
Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
Được như thế thoát khỏi luân hồi.

cafene Tụng bài kinh này đến khi thấm nhuần sẽ tự trực nhận được thế nào là từ bi đừng phán đoán lung tung nha đh. Chỉ có đh tự trực nhận chứ không ai dạy nổi đh về từ bi đâu cafene


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

đừng hiểu kinh điển 1 cách như thế....
Trong Kinh Thủ Lăng Nghiêm Đức Phật Nói Rất Rõ Ràng Về Tiên Đạo Là Còn Trong Si Mê.

Các Tổ Thiền Tịnh Mật Đều Bác Tu Tiên Vì Tu Tiên Là Mê Lầm Trong Sanh Tử Luân Hồi.

Tiên Còn Đầy Đủ Tham Sân Si Nên Tiên Vẫn Còn Trong Luân Hồi.

Thời Phật Có Tiên Uất Đâu Lam Phất Chứng Phi Tưởng Xứ Định Thọ 84 000 Kiếp Mà Khi Hết Phước Sẽ Bị Đọa Làm Còn Chồn Bay.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Lâm Nghĩa đã viết:Từ bi không hẳn là phải từ bi, mà chỉ thực hành từ bi mỗi khi thật sự cần từ bi.
Miễn cưỡng mà nói là tạm tạm thôi. Gọi là lòng thương hại, chưa phải từ bi.

Người thẳng đến Phật Quả không khi nào mà không thực hành từ bi. Chỉ là tùy theo sự việc mà ứng xử khác nhau thôi, mà đôi khi bị hiểu lầm là không từ bi, không thực hành từ bi. Và lại nữa có khi hành giả lầm nhận xúc cảm - tình cảm của riêng mình là từ bi.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

vấn_đạo đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết:Từ bi không hẳn là phải từ bi, mà chỉ thực hành từ bi mỗi khi thật sự cần từ bi.
Từ kinh (zh. 慈經, pi. mettā-sutta), cũng được gọi là Từ bi kinh, là một bài kinh văn hệ Pali, giúp Phật tử phát huy lòng từ ái. Kinh này được phổ biến rất rộng rãi ở các nước theo truyền thống Thượng toạ bộ, được tăng ni tụng niệm hàng ngày.

Toàn văn kinh Từ (bản dịch của Thích Thiện Châu) (Sutta-Nipāta, 143-152):

143
Ai khôn ngoan muốn tìm hạnh phúc
Và ước mong sống với an lành
Phải tài năng, ngay thẳng, công minh
Nghe lời phải, dịu dàng khiêm tốn.
144
Ưa thanh bần, dễ dàng chịu đựng
Ít bận rộn, vui đời giản dị
Chế ngự giác quan và thận trọng
Không liều lĩnh, chẳng mê tục luỵ.
145
Không chạy theo điều quấy nhỏ nhoi
Mà thánh hiền có thể chê bai
Đem an vui đến cho muôn loài
Cầu chúng sinh thảy đều an lạc.
146
Không bỏ sót một hữu tình nào
Kẻ ốm yếu hoặc người khỏe mạnh
Giống lớn to hoặc loại dài cao
Thân trung bình hoặc ngắn, nhỏ, thô.
147
Có hình tướng hay không hình tướng
Ở gần ta hoặc ở nơi xa
Đã sinh rồi hoặc sắp sinh ra
Cầu cho tất cả đều an lạc.
148
Với ai và bất luận ở đâu
Không lừa dối, chẳng nên khinh dể
Lúc căm hờn hoặc khi giận dữ
Đừng mưu toan gây khổ cho nhau.
149
Như mẹ hiền thương yêu con một
Dám hi sinh bảo vệ cho con
Với muôn loài ân cần không khác
Lòng ái từ như bể như non.
150
Tung rãi từ tâm khắp vũ trụ
Mở rộng tình thương không giới hạn
Từng trên, phía dưới và khoảng giữa
Không vướng mắc oán thù ghét bỏ.
151
Khi đi, khi đứng hoặc nằm ngồi
Hễ lúc nào tinh thần tỉnh táo
Phát triển luôn dòng chính niệm này
Là đạo sống đẹp cao nhất đời.
152
Đừng để lạc vào nơi mê tối
Đủ giới đức, trí huệ cao vời
Và dứt bỏ lòng tham dục lạc
Được như thế thoát khỏi luân hồi.

cafene Tụng bài kinh này đến khi thấm nhuần sẽ tự trực nhận được thế nào là từ bi đừng phán đoán lung tung nha đh. Chỉ có đh tự trực nhận chứ không ai dạy nổi đh về từ bi đâu cafene
tangbong tangbong tangbong


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
Lâm Nghĩa đã viết:Từ bi không hẳn là phải từ bi, mà chỉ thực hành từ bi mỗi khi thật sự cần từ bi.
Miễn cưỡng mà nói là tạm tạm thôi. Gọi là lòng thương hại, chưa phải từ bi.

Người thẳng đến Phật Quả không khi nào mà không thực hành từ bi. Chỉ là tùy theo sự việc mà ứng xử khác nhau thôi, mà đôi khi bị hiểu lầm là không từ bi, không thực hành từ bi. Và lại nữa có khi hành giả lầm nhận xúc cảm - tình cảm của riêng mình là từ bi.
:)


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng Phật Giáo dân gian Trung Quốc (đậm màu sắc đặc thù của Lão Giáo Trung Quốc) phần nào nhất là sau khi Việt Nam ta bị nhà Minh bên Trung Quốc xâm lược.

Rất nhiều kinh điển tài liệu quý giá của Phật Giáo Việt Nam phần bị thất lạc vì chiến tranh; phần bị đốt; phần bị chở về Trung Quốc.

Một phần Phật Giáo không được triều Hậu Lê và triều Nguyễn giúp đở về mặt phương tiện và coi trọng như trước đó trong đời Đinh, Tiền Lê, Lý, và Trần.

Có thể nói kể từ triều Hậu Lê cho tới những năm 1930, có tài liệu Phật Giáo để nghiên cứu củng là may mắn lắm rồi nên việc hiệu đính tài liệu và kinh sách Phật Giáo cho mục đích đào tạo tăng, ni không được quan tâm nhiều.

Tiên Đạo có nguồn gốc từ đạo Lão bên Trung Quốc. Vì khi Phật Giáo phát triển qua Trung Quốc, để phát triển nên có đề xướng việc Tam Giáo Đồng Nguyên. Có lợi và củng có hại. Lợi là phát triển Phật Giáo sâu rộng; hại là Phật Giáo bị vẽ râu thêm nón, đậm màu sắc phong tục của đạo Lão Trung Quốc (mở cửa mã; đốt tiền giấy; cầu siêu; cúng sao giải hạn; mền Quang Minh và áo Lục Thù cho người chết...) Mổi người một ý kiến nhưng theo tôi vấn đề Tam Giáo Đồng Nguyên có hại nhiều hơn lợi.

Do vậy, khi nghiên cứu kinh điển từ Đại Tạng Kinh hệ chữ Hán, rất cần xem xét kỹ càng để giử lại những tư tưởng Phật Giáo chân chính và cần loại bỏ phần văn hóa râu ria mang tính phong tục tập quán của người Trung Quốc.

Quy Y Phật rồi thì không quy y thiên thần quỷ vật.

Trong bài kệ sám hối đã nói rỏ rồi; chỉ đơn giản như vậy.
Sửa lần cuối bởi Hieule vào ngày 02/05/11 22:18 với 1 lần sửa.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hieule
Điều Hành Viên
Bài viết: 767
Ngày: 21/02/09 20:06
Giới tính: Nam
Đến từ: California

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hieule »

Theo chổ biết ít ỏi của tôi thì người Phật Tử phải khôn khéo sử dụng "tam pháp ấn" (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã), Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, 37 phẩm trợ đạo, và các tư tưởng quan trọng trong các kinh A Hàm (Agamas) và kinh Bộ (Nikaya) để ấn chứng kinh nhất là kinh hệ Hán Tự (đơn giản vì được dịch qua quá nhiều ngôn ngữ khác nhau và đậm màu sắc văn hóa Khổng Giáo và Lão Giáo Trung Quốc).

Tôi tôn kính các vị Tổ Trung Quốc vì hạnh nguyện rộng lớn bao la của các ngài nhưng không có nghĩa cách diển dịch kinh của các vị tổ Trung Quốc tôi luôn phải cho là đúng.

Đơn giản là vì các Tổ tuy hiểu biết sâu xa về giáo lý Phật Giáo các vị vẩn không phải là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Đức Phật A Di Đà.


Đơn cử là các vị tăng Trung Quốc thường khuyến khích việc chú trọng một vài bộ kinh tiêu biểu (Vô Lượng Thọ, Hoa Nghiêm, Địa Tạng, vv...) vì các ngài mong muốn đốt giai đoạn để xiển dương Phật Giáo mà vô tình khiến một số Phật Tử tại gia hiểu lầm rằng việc tụng đọc nhiều bộ kinh Phật không có lợi cho việc tu hành.

Tôi vì kiến thức Phật Giáo rất nông cạn nên cho rằng việc thường xuyên đọc các bộ kinh hệ A Hàm hay hệ kinh Bộ (Nikaya) trước khi chuyên về các bộ kinh hệ Phát Triến (Pháp Hoa, Niết Bàn, Kim Cang, Địa Tạng, Vô Lượng Thọ) là tối quan trọng và bắt buộc phải có. Nhưng đây chỉ là sở thích cá nhân mà tôi muốn chia xẻ cùng quý đạo hữu.


Sabbe sankhara anicca
Sabbe sankhara dukkha
Sabbe dhamma anatta.
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

angel31 đã viết: con rất là muốn ăn chay và thực sự sợ ăn thịt. nhưng gia đình con nay đã cương quyết bắt ép con phải ăn thịt hàng ngày. chỉ cho con ăn chay ngày rằm và mùng 1. Ko ăn thì bố mẹ buồn khổ, sinh tức giận , phỉ báng phật pháp. ăn vào rồi thì mang tội và con sợ nghiệp báo của việc ăn thịt cũng như khiến tâm thân ko dc thanh tịnh.
và rồi con vẫn cứ phải ăn, mỗi bữa cơm như thể ngồi tù vậy.

nay con ko biết phải nghĩ sao cho đc thanh thản nữa.
con xin cảm ơn các quý vị hoan hỉ cho con vài lời chánh đạo.
Nam mô a di đà phật!


Theo như bạn nói, thì gia đình bạn đã cương quyết bắt ép bạn, và nếu bạn thì bố mẹ buồn khổ, sinh tức giận, phỉ báng Phật Pháp. Bạn thấy nếu giờ bạn ăn chay, bố mẹ bạn phỉ báng Phật Pháp như vậy bạn có can tâm hay không?


Ăn chay là một việc tốt, tuy nhiên nếu như hoàn cảnh tại gia quá khó khăn, cản trở như vậy, bạn cũng không nên quá gượng ép. Nhưng ta hãy cố gắng dùng mọi cách và phương tiện để ăn chay dần dần.

Ví dụ như, trong bữa cơm bạn vẫn cứ vui vẻ bình thường, vẫn ăn chung mâm với gia đình, tuy nhiên, bạn hãy chọn những món ăn ít chứa Thịt động vật. Ví dụ như, bạn sẽ ăn rau, củ quả, nếu gia đình bạn có nói thì bạn bảo con thích ăn những món đó và vui vẻ ăn thật nhiều, tập thể dục và sức khỏe tốt hơn.

Cứ từ từ bạn ạ, Dục tốc bất đạt. Ban đầu là như vậy, bạn sẽ có những điều sau đây. Ba mẹ bạn sẽ bớt nóng giận hơn, lại tránh đi việc hủy báng Phật Pháp. Lại nữa, tuy ăn chung mặn với mọi người, nhưng bạn đã hạn chế đến mức tối đa. Đó là tốt rồi.
Bạn cứ từ từ, quan trọng là dần dần đưa ba mẹ bạn hiểu đúng về Đạo Phật, hãy cho ba mẹ bạn thấy, con mình từ khi theo Phật hiểu thảo hơn, vui vẻ hơn, sống tốt hơn, đến khi nhân duyên chín muồi, nhất định bạn sẽ thực hiện được ý nguyện.



Và bạn cũng đừng phiền não nhiều, bởi ăn chay cũng chỉ là phương Tiện để ta tu tập, nếu như Ăn mặn mà bạn vẫn Tu Tập tốt, vậy còn tốt hơn ăn Chay mà phiền não không Tu Tập.



Vậy bây giờ hãy làm như trên, và Quan trọng là Tu Tập Tinh Tấn hơn để xem như bù đắp việc bạn ăn mặn. Tu Tập mới là điều quan trọng nhất.

Khi tu tập Tinh tấn, nghịch duyên qua đi, bạn sẽ gặp được thuận duyên. Nhất định là vậy.

Tu tập Tinh Tấn nhé!


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
angel31
Bài viết: 8
Ngày: 03/11/10 19:02
Giới tính: Nữ
Nghề nghiệp: sinh viên - học viện ngân hàng

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi angel31 »

thật ko ngờ mọi người đầy lòng từ bi hoan hỉ cho con nhiều lời khuyên vậy :) mới sau vài ngày ko vào!
nay con xin chân thành cảm ơn hết thảy các quý phật tử!

chỉ tiếc trí tuệ nông cạn mà các bạn cùng các thầy bàn về kinh giáo con đọc chẳng hiểu được.

đọc biết tưởng là biết mà rồi đến lúc gặp mới thấy mình chưa thực biết vì ko thực hành được! thật đáng xấu hổ. vì việc ăn chay này mà con đã sinh tức giận với mẹ con nhiều lần, chỉ nghĩ đến bản thân mình.
con xin chân thành tri ân tất cả!
nguyện đồng sanh tây Phương cực lạc.
nam mô a di đà phật!


vấn_đạo
Bài viết: 282
Ngày: 23/02/11 18:51
Giới tính: Nam
Đến từ: Đến từ nhân quả của chính mình

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi vấn_đạo »

Hieule đã viết:Theo chổ biết ít ỏi của tôi thì người Phật Tử phải khôn khéo sử dụng "tam pháp ấn" (Vô Thường, Khổ, Vô Ngã), Tứ Diệu Đế, Bát Thánh Đạo, 37 phẩm trợ đạo, và các tư tưởng quan trọng trong các kinh A Hàm (Agamas) và kinh Bộ (Nikaya) để ấn chứng kinh nhất là kinh hệ Hán Tự (đơn giản vì được dịch qua quá nhiều ngôn ngữ khác nhau và đậm màu sắc văn hóa Khổng Giáo và Lão Giáo Trung Quốc).

Tôi tôn kính các vị Tổ Trung Quốc vì hạnh nguyện rộng lớn bao la của các ngài nhưng không có nghĩa cách diển dịch kinh của các vị tổ Trung Quốc tôi luôn phải cho là đúng.

Đơn giản là vì các Tổ tuy hiểu biết sâu xa về giáo lý Phật Giáo các vị vẩn không phải là Đức Phật Thích Ca Mâu Ni hay Đức Phật A Di Đà.


Đơn cử là các vị tăng Trung Quốc thường khuyến khích việc chú trọng một vài bộ kinh tiêu biểu (Vô Lượng Thọ, Hoa Nghiêm, Địa Tạng, vv...) vì các ngài mong muốn đốt giai đoạn để xiển dương Phật Giáo mà vô tình khiến một số Phật Tử tại gia hiểu lầm rằng việc tụng đọc nhiều bộ kinh Phật không có lợi cho việc tu hành.

Tôi vì kiến thức Phật Giáo rất nông cạn nên cho rằng việc thường xuyên đọc các bộ kinh hệ A Hàm hay hệ kinh Bộ (Nikaya) trước khi chuyên về các bộ kinh hệ Phát Triến (Pháp Hoa, Niết Bàn, Kim Cang, Địa Tạng, Vô Lượng Thọ) là tối quan trọng và bắt buộc phải có. Nhưng đây chỉ là sở thích cá nhân mà tôi muốn chia xẻ cùng quý đạo hữu.
tangbong


vuagao
Bài viết: 12
Ngày: 21/01/11 05:49
Giới tính: Nam
Đến từ: Vietnam

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi vuagao »

Diendanhoasen.com: Ăn chay là thể hiện tâm từ bi thương xót chúng sinh bị khổ .
Ý nghĩa của ăn chay có rất nhiều ý nghĩa. Để bắt đầu ăn chay, bạn nên từng bước từng bước một để cơ thể dễ thích nghi
và tạo cho mình tự tin.
Chúc bạn tinh tấn ăn chay và chúng tôi nguyện cho bạn phát tâm kiên định ăn chay, giữ 5 giới của Phật đã tạo ra cho các phật tử tại gia.


Đức Hiền
Bài viết: 44
Ngày: 19/09/11 02:20
Giới tính: Nam
Đến từ: Sài Gòn , VN

Re: mong các thiện tri thức cho con vài lời khuyên ạ!

Bài viết chưa xem gửi bởi Đức Hiền »

chào bạn , tu đạo phải tùy duyên , cho nên hoàn cảnh bắt phải ăn thịt thì cứ ăn thoải mái , vì Giới là ở Tâm , Tâm bạn không muốn tiếp tay sát sanh nuôi miệng thì bạn đã Tu rồi , đừng để giả tượng bên ngoài đánh lừa , hãy nhìn vào bản chất :D


http://www.facebook.com/chinhthe85
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách