Người tự tử có mang tội sát sanh?

Học làm Phật - học làm người, có những niềm vui, nổi buồn không biết gởi gắm và chia sẻ cùng ai mời vào đây.

Điều hành viên: quang_tam3, binh

nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Thưa Khongduyen123 !
Dạ ! Đã nói ngừng, tức chưa ngừng, vì cũng như nói ngại hay không ngại, đều là có tác ý rồi mà.
hihi!( câu nầy mới sưu tầm đó ).

Kính


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu Nhuận thức.
nhuận thức đã viết: Dạ ! Đã nói ngừng, tức chưa ngừng, vì cũng như nói ngại hay không ngại, đều là có tác ý rồi mà.
hihi!( câu nầy mới sưu tầm đó ).
Hi hi.... Thật hoan hỷ. Câu này tạm gác lại, từ từ sẽ mổ sẽ sau, chúng ta nên mổ sẻ đề tài chánh trước.
Thưa, ngủ-uẩn là nơi để dụng tâm, có 1 phần trí tuệ, thì chắc chắn 1 phần bóng tối ngàn năm tự mất.
1_ trước tiên chúng ta mổ sẻ ngũ uẩn trước :
Trước hết qua sự học hỏi kinh nghiệm của Nhuận Thức thì Ngũ-uẩn này từ đâu mà có ?
Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Thưa Khongduyen123!
Dạ do đất, nước, gió, lửa, không khí cộng không gian hiệp với ý thức nơi thân là (sắc) kế đó mới đến thọ, tưởng hành.

Kính


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Kính đạo hữu Nhuận thức.

Hi hi... đạo hữu chưa trã lời KD câu hỏi trên.

Kinh.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Xin chao Khongduyen123 !

Dạ! Vậy Khongduyen nhắm vào chổ nào tìm ?.

Kính


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

nhuận thức đã viết:Như ý Cát Tường mến !
Thưa, bị nói oan có thể là do cái nghiệp nói dối, chớ quả báo của sát sanh thì là bị yểu mạng, hoặc bị bịnh (bịnh nặng, nhẹ tùy vào giết nhiều hay ít, và cái tâm của mình hăng hái giết hay giết trong sự bất đắc dĩ). Đừng có mà cười.

hihi!
Kính
Ừ, hồi đó mấy ổ kiến lửa loại kiến càng ở dưới bếp vì sợ chúng cắn nên CT xịt thuốc vào, cũng không cố ý giết cho vui vì máu sát sanh đâu, nghĩ lại thấy mình gây tội nhiều, đúng là có bệnh vì tin người nên CT đặt giàn lọc nước tinh khiết để uống (CT ít ăn nhưng thích uống nước), ai ngờ mấy tháng trời uống phải nước có kim loại giống như bị thuốc độc bị táo bón nên da nổi mụn tùm lum giờ hết bị táo bón rồi nên giảm nổi mụn, bẩm sinh là bệnh thấp khớp rồi chắc kiếp trước sát sinh nhiều lắm. Cho CT hỏi thêm nếu CT sổ giun định kỳ trong năm thì việc uống thuốc sổ giun làm chúng chết vậy CT có mang tội sát sanh không? (Đáng lẽ CT rảnh sẽ đi gặp Sư Ông để hỏi nhưng Sư Ông bệnh nặng lắm rồi không dám, không biết ở đâu tại Tp.HCM chữa bệnh xơ gan giai đoạn 1 miễn phí?). CT xin lỗi bạn Phương Dung vì hỏi vấn đề khác trong bài viết của bạn!


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Như ý Cát Tường mến !

CT sổ giun định kỳ trong năm thì việc uống thuốc sổ giun làm chúng chết vậy CT có mang tội sát sanh không?
Dạ, có mang tội sát sanh đó ! nhưng không nặng, vì chúng nó là loài ký sinh độc hại, nếu mình không giết nó, thì nó sẽ giết mình, đó là điều chắc chắn.
Nhưng trước khi uống thuốc sổ hãy vì chúng nó mà niệm Phật hoăc tụng chú vãng sanh hồi hướng cho chúng nó mau thoát khỏi nghiệp dữ, đồng thời nguyện Tam-Bảo (trong tâm) chứng minh sự sát sanh bất đắc dĩ nầy.

Kính


Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

nhuận thức đã viết: Dạ! Vậy Khongduyen nhắm vào chổ nào tìm ?.
kd đã viết: kinh nghiệm của Nhuận Thức thì Ngũ-uẩn này từ đâu mà có ?
kd đã viết: Hi hi... đạo hữu chưa trã lời KD câu hỏi trên.
Kính.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

kính đạo hữu Như ý Cát Tường.

Do sợ bị kiến cắn nên tác ý hành động sát sanh(nhân), do bất cẩn khi dùng thuốc xịch bay trong không khí thẩm thấu qua da nên bị nổi mụt giống như bị kiến cắn (quả) và hít thở thuốc xịch (nhân) bay trong không khí vào trong cơ thể nên bị nhiễm độc nên bị táo bón (quả), nếu cả nhà cùng uống nước mà chỉ có một mình đ/h NYCT bị thì đây chẳng do lỗi người khác, từ nguyên nhân tác ý trên khi đủ duyên thì quả tự kết.
Đ/h Như ý Cát Tường làm sao biết được trong ruột có giun sán ? đ/h làm sao biết được sau khi dùng thuốc xổ chúng bị chết trước được tống ra ngoài ? nếu biết trước giun xán bị chết trước khi tống ra ngoài hoặc lo sợ thì đừng nên làm, Đức Phật dạy giết một bò đi tái sanh bằng số lông con bò.

Bài viết của đ/h NYCT không lạc đề đâu, có liên quan đến câu hỏi của đạo hữu Phuong Dung.
Phuong Dung đã viết: lỗi là do người đổ oan cho người bị oan.


Chúc an lạc.


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Khongduyen123 đã viết:kính đạo hữu Như ý Cát Tường.

Do sợ bị kiến cắn nên tác ý hành động sát sanh(nhân), do bất cẩn khi dùng thuốc xịch bay trong không khí thẩm thấu qua da nên bị nổi mụt giống như bị kiến cắn (quả) và hít thở thuốc xịch (nhân) bay trong không khí vào trong cơ thể nên bị nhiễm độc nên bị táo bón (quả), nếu cả nhà cùng uống nước mà chỉ có một mình đ/h NYCT bị thì đây chẳng do lỗi người khác, từ nguyên nhân tác ý trên khi đủ duyên thì quả tự kết.
Đ/h Như ý Cát Tường làm sao biết được trong ruột có giun sán ? đ/h làm sao biết được sau khi dùng thuốc xổ chúng bị chết trước được tống ra ngoài ? nếu biết trước giun xán bị chết trước khi tống ra ngoài hoặc lo sợ thì đừng nên làm, Đức Phật dạy giết một bò đi tái sanh bằng số lông con bò.

Bài viết của đ/h NYCT không lạc đề đâu, có liên quan đến câu hỏi của đạo hữu Phuong Dung.
Phuong Dung đã viết: lỗi là do người đổ oan cho người bị oan.


Chúc an lạc.
Nếu ngoài đời Cát Tường là cảnh sát cũng phải điều tra đủ chứng cứ phạm tội của phạm nhân mới bắt nhưng có một số vụ án không tìm ra chứng cứ phạm tội nên bị cho qua mà lưới trời lồng lộng tuy thưa khó thoát vì còn có luật nhân quả. Cát Tường cảm ơn các Đạo Hữu! Dạ, Cát Tường cũng chúc Đạo Hữu Khongduyen123 an lạc! (CT cảm giác Đạo Hữu Khongduyen123 là Tăng). kinhle kinhle kinhle


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Phuong Dung đã viết:Ngày xưa, có những câu chuyện kể có người vì bị oan nên phải tự tử để chứng minh mình trong sạch. Nhưng người ta có nói tự tử là mang tội sát sanh. Vậy chẳng lẽ người bị oan đó mang tội sát sanh sao? Trong khi đó người đó đâu cố ý muốn tự tử, lỗi là do người đổ oan cho người bị oan. Vậy theo các bạn nghĩ ai mới là người có tội? Mình nghĩ tự tử do nhiều nguyên nhân, không phải ai tự tử đều mang tội sát sanh. Những người tự tử kiếp sau sanh ra ở cõi nào? Nếu nói họ mang tội sát sanh thì sau khi chết có bị xử tội ở dưới địa ngục không? Tội này có nặng như những người giết hại người khác, thú vật không?
Lành thay này Hiền tỷ, khi Hiền tỷ khéo nêu lên những vấn đề thắc mắc liên hệ đến Pháp và Luật của Thế Tôn.
Này Hiền tỷ! có phải chăng Hiền tỷ là vị có danh xưng "dung phuong" mà ngày trước thường hay vào Diễn đàn để giải bày tâm sự và tìm giải pháp cho chuyện tình cảm của riêng mình, nay mọi chuyện đã vượt qua và Hiền tỷ đang tìm cầu sự thăng tiến trong Chánh pháp? nếu sự việc như vậy thời thật là an lạc thay, thật là diễm phúc thay thưa Hiền tỷ!

Ở đây, câu hỏi mà Hiền tỷ nêu lên có nhiều cách trả lời, nhưng để trả lời đúng theo Chánh pháp mà Phật dạy thời thật sự là không dễ, không phải thời.

ở đây, này Hiền tỷ! danh tự "SÁT SANH" đã được nêu lên một cách không rõ nghĩa, và chúng ta xem xét sự kiện ấy trên phương diện nào: Phật Pháp hay Thế gian pháp ?

theo như cách đặt câu hỏi thì có lẻ Hiền tỷ liên hệ đến Thế gian pháp nhiều hơn là Phật pháp, tức là nêu câu hỏi liên hệ đến các sự kiện của Thế gian rồi đem Phật pháp để giải quyết những vấn đề thuộc về thế gian ấy :) sự việc là như vậy thời thật không thích đang thưa Hiền tỷ!

ở đây, này Hiền tỷ!
"Sát" là một từ Hán việt, dịch sang nghĩa Thuần việt là: giết, tước đoạt
"Sanh" là một danh từ chung, có nghĩa rộng bao gồm các loài có mạng sống: ruồi, muỗi, bò, heo,... và "Con người" chỉ là một trong số đó.

như vậy, ở đây danh tự "Sát Sanh" được dùng một cách tổng quát không rõ nghĩa; dẫn đến việc chúng ta không xác định được vấn đề và dĩ nhiên là không có giải pháp đúng cho vấn đề ấy.

cđ xin đổi câu hỏi lại một chút (để cho rõ nghĩa và rõ và rõ phương diện khảo sát). Mong Hiền tỷ hoan hỷ cho sự mao muội này !
"Ngày xưa, có những câu chuyện kể có người vì bị oan nên phải tự tử để chứng minh mình trong sạch. Nhưng người ta có nói tự tử là mang tội giết người? Vậy chẳng lẽ người bị oan đó mang tội giết người sao? Trong khi đó người đó đâu cố ý muốn tự tử, lỗi là do người đổ oan cho người bị oan. Vậy theo các bạn nghĩ ai mới là người có tội? Mình nghĩ tự tử do nhiều nguyên nhân, không phải ai tự tử đều mang tội giết người. Những người tự tử kiếp sau sanh ra ở cõi nào? Nếu nói họ mang tội giết người thì sau khi chết có bị xử tội ở dưới địa ngục không? Tội này có nặng như những người giết hại người khác, thú vật không?"

Hiền tỷ đọc lại câu hỏi theo nghĩa "Thuần Việt" như vậy có thấy kỳ kỳ không? :) có lẻ vì không quen và để khỏa lấp cho sự "kỳ kỳ" đó nên người ta thường dùng từ Hán việt hơn là từ Thuần việt và vô tình làm cho vấn đề bị rối loạn, không rõ ràng.

Ở đây, cđ xin chia sẻ trên cả 2 phương diện: Thế gian pháp và Phật pháp.

- Thế gian pháp:
Thật sự là chúng ta xem phim, đọc truyện, những điển tích xưa thì thấy có nhiều trường hợp (nhất là người Nữ) bị vu oan đã tự tìm đến cái chết để chứng minh sự trong sạch của mình; nhưng Hiền tỷ thấy những người đó có tự minh oan được cho mình không, hay là họ đã chết oan lại còn mang thêm tiếng oán ?
theo cđ nghĩ, khi bị vu oan mà họ tự tìm đến cái chết như vậy là vì họ không kham nhẫn được hiện trạng đó, không kham nhẫn được Khổ thọ (do bị oan, do bị đau...) và họ tìm đến cái chết mang tính cách "giải tỏa" hơn là để "minh oan" cho mình. Và theo cđ biết, Luật Pháp ở Việt Nam không điều luật nào quy định và xử tội "người tự tử" cả, không biết các nước trên thế giới thì như thế nào nhỉ ?
Dù thế nào đi nữa thì việc một người tự tử đem lại cảnh tượng "máu me, ghê rợn" hơn là đem đến niềm an lạc, hoan hỷ cho người khác; như vậy, có thể nói hành động tự tử không đem lại Thiện pháp, không đem lại lợi ích và không nên được khuyến khích nhân rộng.

- Phật Pháp:
Thật sự, cđ rất là đắn đo lưỡng lự khi chia sẻ với Hiền tỷ vấn đề này theo phương diện Phật pháp. Vì sao vậy? vì chúng ta là những người thế gian, có nhìn nhận "hý luận" mọi chuyện theo góc nhìn thế gian thì cũng không sao, miễn là Luật Pháp thế gian không xét xử là được. Còn dưới góc nhìn của Phật pháp thì khác hẳn, nói sai nói bậy dễ mắc tội "ăn trộm Pháp", có thể mắc quả báo ngu si hoặc là nhiều hậu quả khó lường. :)

Theo kinh văn Cổ (Luật Tạng Pali) thì không tìm thấy từ nào đồng nghĩa với từ "Tự tử, quyên sinh" cả; có nghĩa là trong giới Luật mà Phật dạy không có điều nào quy định về vấn đề một người tự tử hay quyên sinh cả. Thay vào đó là một từ rất khó hiểu đối với đại đa số quần chúng ngày nay: "đem lại con dao"

tham khảo kinh văn: "Rồi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Mahacunda sau khi giáo giới cho Tôn giả Channa, từ chỗ ngồi đứng dậy và ra đi. Rồi Tôn giả Channa, sau khi Tôn giả Sariputta và Tôn giả Mahacunda ra đi không bao lâu, đem dao lại (cho mình). Rồi Tôn giả Sariputta đi đến Thế Tôn, sau khi đến đảnh lễ Thế Tôn rồi ngồi xuống một bên. Ngồi xuống một bên, Tôn giả Sariputta bạch Thế Tôn:

-- Bạch Thế Tôn, Tôn giả Channa đã đem dao lại (cho mình), sanh xứ của Tôn giả ấy là gì? Ðời sống tương lai là gì?

-- Này Sariputta, có phải trước mặt Ông, Tỷ-kheo Channa đã tuyên bố sự không phạm tội?

-- Bạch Thế Tôn, có một ngôi làng của dòng họ Vajji (Bạt-kỳ) tên là Pubbajira. Tại đấy, có những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tôn giả Channa, những gia đình cần được viếng thăm.

-- Này Sariputta, có những gia đình ấy là những gia đình thân hữu, những gia đình hộ trì Tỷ-kheo Channa, những gia đình cần được viếng thăm. Này Sariputta, cho đến nay, Ta không nói rằng Tỷ-kheo Channa có phạm tội. Này Sariputta, ai quăng bỏ thân này, và chấp thủ thân khác, Ta nói rằng người ấy có phạm tội. Tỷ-kheo Channa không có (chấp thủ) như vậy. Tỷ-kheo Channa đem con dao lại (cho mình), không có phạm tội.

Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Tôn giả Sariputta hoan hỷ tín thọ lời Thế Tôn dạy."
- http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung144.htm

Quy định trong Luật Tạng về tội giết người (định danh rõ ràng là "giết Người" chứ không dùng cách nói mù mờ là "sát Sanh"):
Và này các tỳ khưu, các ngươi nên phổ biến điều học này như vầy: “Vị tỳ khưu nào cố ý đoạt lấy mạng sống con người hoặc tìm cách đem lại vũ khí cho người ấy; vị này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.”
quy định bổ sung: "“Vị tỳ khưu nào cố ý đoạt lấy mạng sống con người, hoặc tìm cách đem lại vũ khí cho người ấy, hoặc ca ngợi lợi ích của sự chết, hoặc xúi giục đưa đến sự chết: “Này người ơi, còn gì cho ngươi với mạng sống tội lỗi xấu xa này, sự chết đối với ngươi còn tốt hơn sự sống!” Vị có tâm ý và có tâm tư như thế rồi bằng nhiều phương thức ca ngợi lợi ích của sự chết hoặc xúi giục đưa đến sự chết, vị này cũng là vị phạm tội pārājika, không được cộng trú.”" - http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-03.htm

* pārājika: nghĩa là không được cộng trú.
Cộng trú nghĩa là những người có chung hành sự, chung việc đọc tụng (giới bổn Pātimokkha), có chung tập quán học tập giống nhau. Vị ấy không có được điều ấy, vì thế được gọi là “không được cộng trú.”

Nói chung, đây là cực trọng tội, vị Tỳ khưu (người xuất gia) nào vi phạm một trong các tội này là đứt giới Tỳ khưu, bị trục xuất khỏi nhà của Như Lai, không thể sửa chữa, không còn là vị đệ tử đúng pháp của Thế Tôn.

* Xét theo ý nghĩa thô sơ thuần khiết này thì dễ dàng nhận thấy Điều học này là quy định dành cho người còn ống (không áp dụng cho người đã Chết); người Chết rồi thì không thể "công trú" với ai được nữa. :)

Trở lại với bái kinh về ngài Channa thì chúng ta cũng nhận được câu trả lời rõ ràng của Thế Tôn: "Này Sariputta, cho đến nay, Ta không nói rằng Tỷ-kheo Channa có phạm tội... Tỷ-kheo Channa đem con dao lại (cho mình), không có phạm tội."

hay như chính sự Diệt độ của Thế Tôn:
Thế Tôn chưa đến thời phải chết do hết hạn tuổi thọ: "Này Ananda, những ai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo, thời nếu muốn người ấy có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại. Này Ananda, nay Như Lai đã tu bốn thần túc, tu tập nhiều lần, thật lão luyện, thật chắc chắn, thật bền vững, điêu luyện, thiện xảo. Này Ananda, nếu muốn Như Lai có thể sống đến một kiếp hay phần kiếp còn lại."
Thế Tôn có sự tự tại và "có chủ ý" chấm dứt mạng căn của mình: "- Này các Tỷ-kheo, đây là lời Ta nhắn nhủ các Ngươi. Các hành là vô thường. Hãy tinh tấn lên để tự giải thoát, không lâu Như Lai sẽ diệt độ. Sau ba tháng bắt đầu từ hôm nay, Như Lai sẽ diệt độ." - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-truongbo/truong16.htm

nói cách khác, sự Diệt độ của Thế Tôn chính là do Ngài có chủ ý "tự tử" bằng con đường Thiền định.

Như vậy, ít nhất là qua 2 trường hợp của Thế Tôn và ngài Channa mà cđ trích dẫn đầy đủ Kinh văn và cứ liệu thì việc sống hay chết của một người là việc thuộc quyền tự quyết của cá nhân người đó. Luật Tạng chỉ quy định cho những người còn sống để duy trì Phạm hạnh, duy trì mạng mạch Chánh pháp tại thế gian.

Còn vấn đề: "Những người tự tử kiếp sau sanh ra ở cõi nào?" thuộc về một trong 4 phạm trù không thể nghĩ đến được:
"Có bốn điều này không thể nghĩ đến được, này các Tỷ-kheo, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ. Thế nào là bốn?
Phật giới của các đức Phật, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến, thời người suy nghĩ có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ.
Thiền giới của người ngồi Thiền, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ được, nếu nghĩ... thống khổ.
Quả dị thục của nghiệp, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến... thống khổ.
Tâm tư thế giới, này các Tỷ-kheo, không thể nghĩ đến được, nếu nghĩ đến thời có thể đi đến cuồng loạn và thống khổ."

- phẩm Không Hý Luận, Tăng Chi Bộ Kinh http://www.budsas.org/uni/u-kinh-tangch ... 4-0712.htm

do vấn đề này thuộc phạm trù Hý luận, không thể nghĩ đến được nên cđ xin phép không trả lời. :)

Còn vấn đề: "Tội này có nặng như những người giết hại người khác, thú vật không?"

- Hiền tỷ hoan hỷ tham khảo một tình huống trong Luật tạng:

"(Vị) đào cái hố không dành riêng cho ai (nghĩ rằng): “Bất cứ ai rơi xuống sẽ chết” thì phạm tội dukkaṭa (tác ác). (Nếu) con người rơi vào cái hố ấy thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (cho đối tượng) thì (vị ấy) phạm tội thullaccaya (trọng tội). (Đối tượng) chết đi thì (vị ấy) phạm tội pārājika.
(Nếu) dạ-xoa, hoặc ngạ quỷ, hoặc thú có dạng người rơi vào cái hố ấy thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (cho đối tượng) thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). (Đối tượng) chết đi thì (vị ấy) phạm tội thullaccaya (trọng tội).
(Nếu) thú vật rơi vào cái hố ấy thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). Khi đã bị rơi xuống, cảm thọ khổ sanh khởi (cho đối tượng) thì (vị ấy) phạm tội dukkaṭa (tác ác). (Đối tượng) chết đi thì (vị ấy) phạm tội pācittiya (ưng đối trị)."
- http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-03.htm#_edn6

như vậy, đối với các hạng chúng sinh sai khác thì Tội "giết" các chúng sinh ấy có mức độ năng nhẹ sai khác. Xét theo ngữ cảnh trong Luật dạy thì "Con người" là những chúng sinh có phước báu cao nhất, kế đến là các hàng "Dạ-xoa, ngạ quỷ"; các loài "súc sinh, thú vật" là những loài có phước báu kém nhất.

còn những ai có quan niệm về "cái chết nhân ái" thì xin hãy cẩn thận!
Nếu là người thế gian thì hành xử theo Luật pháp thế gian, nếu là người Xuất gia sống trong Giới pháp của chư Phật thì nên khéo hành xử theo Luật tạng:

[205] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ bị bệnh. Các tỳ khưu lòng trắc ẩn đã ca ngợi lợi ích của sự chết đến vị ấy. Vị tỳ khưu ấy đã chết đi. Các vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: “Phải chăng chúng ta đã phạm tội pārājika?” Sau đó, các vị tỳ khưu ấy đã trình sự việc ấy lên đức Thế Tôn.

- Này các tỳ khưu, các ngươi đã phạm tội pārājika.

.....................

[225] Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ sau khi đi đến pháp trường đã nói với viên xử tử kẻ cướp điều này:

- Này đạo hữu, chớ để người này bị khổ sở. Hãy đoạt lấy mạng sống bằng một nhát.

- Thưa ngài, tốt thôi!

Rồi đã đoạt lấy mạng sống bằng một nhát. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...

- Này tỳ khưu, ngươi đã phạm tội pārājika.

Vào lúc bấy giờ, có vị tỳ khưu nọ sau khi đi đến pháp trường đã nói với viên xử tử kẻ cướp điều này:

- Này đạo hữu, chớ để người này bị khổ sở. Hãy đoạt lấy mạng sống bằng một nhát.

- Tôi sẽ không làm theo lời nói của ngài.

Rồi đã đoạt lấy mạng sống kẻ ấy. Vị ấy đã có nỗi nghi hoặc: ...(như trên)...

- Này tỳ khưu, ngươi không phạm tội pārājika mà phạm tội dukkaṭa (tác ác).
- http://www.budsas.org/uni/u-luat-ptg/tk1-03.htm#_edn6

Một vấn đề có nhiều duyên cớ và nhiều khía cạnh để xem xét; thiết nghĩ một bài viết ngắn không thể nói hết tận tường của sự việc.

Mong rằng Hiền tỷ cùng các chư Hiền được nhiều an lạc và tăng thịnh trong Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Người tự tử có mang tội sát sanh?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Ngày xưa, có những câu chuyện kể có người vì bị oan nên phải tự tử để chứng minh mình trong sạch. Nhưng người ta có nói tự tử là mang tội sát sanh. Vậy chẳng lẽ người bị oan đó mang tội sát sanh sao?
Chết như vậy là do Si và Sân.

Nói Sát Sanh cũng bao gồm cả Tự Sát (Tự Giết Mình).



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách