Đi tu là ăn bám ???

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

Khi đọc tựa đề trên, đối với hàng Phật tử chúng ta sẽ sanh tâm nghi hoặc, khó chịu. Còn đối với người đời thì đó chỉ là một câu nói bình thường, mang hiềm ý chê bai, khinh miệt. Người đời họ xem hàng đi tu (chúng ta gọi trân trọng là xuất gia) là lớp người lười nhác trong xã hội, không chịu lao động, chỉ biết chờ người khác đem đến dâng cúng. Vì thế, "đi tu là ăn bám!" không có gì xa lạ với người đời. Là người Phật tử, chúng ta phải giải thích cho họ hiểu: thế nào là đi tu ? Và thế nào là ăn bám ? Cuối cùng khẳng định, đi tu không phải là ăn bám.

Đầu tiên là nghĩa của từ "đi tu". Đối với hai từ này, người đời hiểu lầm nhiều lắm, hiểu một cách sai lạc và không đúng với thực tế. Còn nếu người Phật tử hiểu sai thì cần xét lại chính mình. Thông thường khi nhắc đến hai chữ "đi tu", người ta nghĩ ngay đến hình ảnh một người cạo đầu làm thầy tu, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật và ở trong chùa. Suy nghĩ đó vẫn còn hiện hữu trong tâm thức của biết bao người và họ cứ chấp chặt mà không hiểu biết gì cả.

Chữ "tu" cần phải giải thích cho cặn kẽ. "Tu" là gì ? Tu tức là sửa, nói cho rõ thì là sửa mình, tự sửa mình sao cho đúng với đạo lý, đúng với nhân cách và hợp với đạo đức. Chữ tu mang ý nghĩa như thế thôi, còn nếu hai chữ "đi tu" tức là đến một nơi nào đó để có thể tu sửa mình thành một con người hoàn thiện, một con người tốt. Vậy ý nghĩa hai chữ "đi tu" là như thế, đừng nên hiểu lầm rồi tạo ra những suy nghĩ lệch lạc cho nhau.

Chữ tu cũng có trong từ Hán Việt như tu bổ, tu thân, tu tỉnh, tu dưỡng, tu nghiệp... Tất cả đều chung ý nghĩa là sửa lại cái gì đó cho tốt đẹp hơn, hoàn thiện hơn. Vậy "tu" ở đây không hẳn chỉ áp dụng cho hàng xuất gia mà cả người Phật tử tại gia và người đời cũng đều có thể thực hành được cả. Ví dụ nghe ai nói rằng: "Hôm nay tôi tu rồi!" là mình biết người đó sẽ không làm việc ác và không làm hại mọi người. Nếu hiểu lầm là người đó hôm nay xuất gia thì mình cần phải xem lại kiến thức của mình, tri kiến của mình đã quá lầm lạc.

Trong triết lý Khổng giáo cũng có câu: tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Như vậy, “tu thân” ở đây tức là sửa đổi bản thân thành một con người tốt. Sau khi hoàn thiện mình mới có thể hoàn thiện gia đình, gia đình xong thì đến quốc gia – xã hội và cuối cùng là thiên hạ.

Với một chữ "tu" mà cả xã hội còn lầm lẫn, với xã hội hiện đại như bây giờ và hàng loạt người đều trang bị kiến thức khi bước vào đời mà chữ "tu" còn lầm thì kiến thức của mình và kiến thức mình học được có phải đã sai lầm hay không ? Mỗi người nên tự xét lại.

Còn nghĩa của hai chữ "ăn bám" tức là sao ? Nếu nghe một ai đó chửi mình: "Đúng là đồ ăn bám!" thì lúc đó tâm trạng mình như thế nào ? Ấm ức hoặc tức giận, có đúng không ? Nhiều người còn xem đó là câu nói hạ nhục người khác một cách thậm tệ. Vậy thì người đời hay nói: "Mấy người đi tu toàn là ăn bám, suốt ngày chờ người ta đem đồ đến cho ăn", tôi có một người bạn thì nói: "Tôi không muốn đi tu đâu, tôi không muốn ăn bám của ai hết", khi nói chuyện với một người bạn đạo có bàn về vấn đề đi tu sau này thì người bạn ngồi bàn trên quay xuống nói rằng: "Hai đứa bây trốn tránh xã hội, đi ăn bám của người ta". Phải chăng từ "ăn bám" là phù hợp với hàng xuất gia ?

Thời nay, xã hội phát triển và đang trên đà toàn cầu hóa. Nền văn hóa phương Đông và phương Tây đang giao hòa với nhau, những nước phương Đông đang chịu ảnh hưởng về tư tưởng, khoa học kĩ thuật và những thành tựu mà phương Tây đã áp dụng. Nền giáo dục được nâng cao, người dân được đi học và bồi dưỡng kiến thức. Người phương Đông đang quay lưng lại với những triết lý văn hóa của chính mình để chạy theo những lý luận, những chứng cứ, những học thuyết được người phương Tây ca ngợi là chính xác, có lôgic, hợp với nhân sinh quan hiện thời.

Con người đang tự trói mình vào sự gấp gáp của cuộc sống, nào là đi làm, đi học, chăm con, làm thêm, thăm hỏi... biết bao suy nghĩ lo toan luôn dồn dập con người hiện đại không ngừng nghỉ, họ sống không có một phút thư thái, họ đã đánh mất chính mình để quay cuồng theo dục lạc. Họ cho rằng là một con người phải tự mình kiếm sống bằng năng lực bản thân, phải học hỏi, phải đi làm... còn nếu ai đi ngược lại thì bị xã hội đào thải, bị gọi là đồ ăn bám. Vậy thì câu hỏi đặt ra là "Đi tu có phải là ăn bám ?". Hơn 2500 năm trước, có một vị điền chủ đã hỏi Đức Phật với câu hỏi mang ý nghĩa trên.

Một hôm Phật đi khất thực với các vị đệ tử ở miền quê nước Câu Tát La. Hôm đó là ngày đầu mùa xuân, các nhà nông đưa trâu ra cày ruộng. Có một vị Bà la môn tên Ba La Đậu Bà Giá, là một chủ điền rất lớn. Ông đem theo tới 500 lưỡi cày, 500 con trâu và rất nhiều lực điền để cày ruộng. Đến giờ nghỉ trưa, họ mang cơm ra ăn. Giáo đoàn của Phật đi ngang qua và các thầy dừng lại để khất thực. Ông Bà la môn đứng đậy chỉ trích:

- Này Sa môn, ta cày và ta gieo, sau khi cày, sau khi gieo, ta ăn. Và Sa môn, hãy cày và gieo. Sau khi cày và gieo, hãy ăn!


Phật mỉm cười nói:

- Này Bà la môn, ta cũng cày và cũng gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, ta ăn.

Ông Bà la môn nói:

- Nhưng chúng tôi không thấy cái ách, hay cái cày, hay lưỡi cày, hay gậy thúc trâu bò, hay các con bò đực của Tôn giả Gotama. Vậy mà Tôn giả Gotama nói này Bà la môn, ta có cày và ta có gieo. Sau khi cày và sau khi gieo, ta ăn.

Rồi Bà la môn đọc bài kệ trước Phật:

Người tự nhận Người cày,
Ta không thấy Người cày,
Hãy trả lời chúng tôi,
Ðã hỏi về Người cày,
Chúng tôi muốn rõ biết,
Người cày như thế nào ?


Phật liền đọc bài kệ:

Lòng tin là hột giống,
Khổ hạnh là cơn mưa,
Trí tuệ đối với ta
Là ách và lưỡi cày,
Xấu hổ là cán cày,
Ý là sợi dây buộc,
Và niệm đối với ta
Là lưỡi cày, gậy thúc.

Với thân khéo phòng hộ,
Với lời khéo phòng hộ,
Với món ăn trong bụng,
Biết tiết độ, chế ngự,
Ta tác thành chơn thực,
Ðể cắt dọn cỏ rác,
Sự giải thoát của Ta
Thật hiền lành nhu thuận.

Với tinh cần tinh tấn,
Ta gánh chịu trách nhiệm,
Ta tự mình đem lại
An ổn khỏi khổ ách.
Như vậy, ta đi tới,
Không trở ngại thối lui,
Chỗ nào ta đi tới,
Chỗ ấy không sầu muộn.

Cày bừa là như vậy,
Ðược quả là bất tử,
Sau cày bừa như vậy,
Mọi khổ được giải thoát.


Qua câu trả lời trên của Đức Phật, ta thấy rằng, mỗi người có một công việc riêng và nếu công việc đó đem lại lợi ích cho xã hội thì công việc đó phải làm. Một chính trị gia thì có công việc riêng là điều hành đất nước, một nhà khoa học thì có công việc riêng là chuyên tâm nghiên cứu, một học sinh thì công việc riêng là chuyên tâm học hành, một nhà doanh nghiệp thì công việc riêng là buôn bán kiếm lời, còn là một tu sĩ Phật giáo thì công việc riêng là tu cho mình, sau đó sẽ độ người. Tất cả công việc trên đều là hợp lý và tùy theo từng giai cấp xã hội và nghề nghiệp mà cách làm khác nhau.

Không thể nói nghề bác sĩ cao quý hơn nghề quét rác. Vì sao ? Vì nếu bác sĩ không có lương tâm, làm việc tắc trách khiến cho người ta tử vong thì sao ? Nếu so với một người cặm cụi hằng đêm cầm chổi quét rác trên đường để giữ sạch môi trường thì ta biết qua lương tâm hai người đó, ai cao quý hơn ai. Mang danh là bác sĩ mà không cứu người thì danh vị đó có xứng hay không ? Cũng như thế, không thể đem công việc của người xuất gia so sánh với công việc ngoài đời được.

Một người xuất gia theo quan điểm của đạo Phật là người đã rủ bỏ hồng trần, không vướng bận vào những điều phàm tục, là người ra khỏi “nhà lửa” của ba giới. Người xuất gia sống đời thanh đạm, không có vợ hoặc chồng, đối với Ngũ dục thế gian không còn luyến tiếc. Đã xuất gia rồi thì việc thế sự không can vào, chỉ lo tu hành để hoàn thiện bản thân, tu học theo Tứ Vô Lượng Tâm, đi theo con đường Bát Chánh Đạo, nghiên cứu chân lý Tứ Diệu Đế, phổ biến giáo lý Phật Đà và con đường tu học giải thoát cho chúng sanh…

Giáo lý nhà Phật nhiều vô số kể, lại rất thâm sâu, vi diệu. Như nền triết học trên thế giới này cũng vậy. Có ông nhà bác học nào tự nhận mình thông hiểu hết kiến thức thế gian chưa ? Có ai tự nói mình hiểu biết trọn vẹn chưa ? Chưa có ai cả. Chính nhà bác học Đac Uynh còn nói với con gái của mình: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”. Huống hồ giáo lý nhà Phật là một kho tàng trí thức như thế, thời nay biết bao người theo học nhưng đâu ai dám tự nói mình thông đạt tất cả.

Muốn có một kiến thức uyên bác, thâm sâu phải trải qua rất nhiều thì giờ để đọc sách, tìm hiểu thông tin… Một người xuất gia muốn hiểu rõ giáo lý Phật Đà thì phải đọc kinh, luật, luận. Việc đó tốn rất nhiều thời gian, với lại còn phải có thời gian thực hành cho chính bản thân và giúp đỡ mọi người xung quanh. Nếu bảo người xuất gia đi mua bán, đi giao thiệp làm ăn thì thời gian đâu nữa mà tu ? Tu Phật cả một đời còn chẳng xong, nếu lo những thứ đó biết đến đời nào mới giải thoát ? Nếu người xuất gia làm những việc đó thì trở thành người đời mất rồi.

Vì thế, một khi đã xuất gia thì việc thế tục không xen vào. Không phải là họ không muốn giúp nhưng nếu xen vào thì sẽ nảy sinh nhiều chuyện rắc rối, lo cho mình xong mới lo cho người khác được. Từ xưa đến nay, biết bao nhiêu vị xuất gia trở thành minh sư và cũng giúp rất nhiều cho cuộc đời này. Như sư Vạn Hạnh của thời Lý, đã làm rạng rỡ một triều đại phong kiến thịnh vượng nhất nước. Như Phật hoàng Trần Nhân Tông, khi đã xuất gia chuyên tâm tu hành, nghe tin giặc quấy nhiễu biên cương, Ngài vẫn xông pha chiến trường dẹp giặc. Trong cuộc chiến giành quyền tự do Tôn giáo cho Việt Nam trước năm 1975, Bồ tát Thích Quảng Đức đã tự thiêu để nêu lên một tinh thần bất diệt và hy sinh cho nghĩa lớn, bảo vệ đạo pháp. Đó là nói tiêu biểu ở Việt Nam.

Còn trên thế giới thì có rất nhiều vị tu sĩ Phật giáo đang tích cực kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh. Tiêu biểu là Ngài Đạt Lai Lạt Ma, được xem là người đại diện cho Phật giáo thế giới, đã hoạt động rất tích cực ở nước ngoài nhằm kêu gọi hòa bình cho nhân loại, Ngài được nhận giải Nobel Hòa Bình năm 1989. Thiền sư Thích Nhất Hạnh cũng là người góp phần không nhỏ trong công việc bảo vệ nền hòa bình thế giới, như Ngài đã từng kêu gọi chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam, tạo nên phong trào “không xe” trên toàn cầu để tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Như vậy, những vị minh sư kể trên đều là những người có tầm ảnh hưởng rất lớn đến thế giới và trong khu vực. Họ đều đã tu thân, tu một cách rốt ráo và thành tựu, vì tu rồi nên họ mới có thể hướng dẫn người khác tu cùng được. Người xuất gia vì sao lại được cúng dường ? Bởi vì họ là những người cao thượng, dám từ bỏ những điều mà ít ai dám bỏ, tiền tài, danh vọng, sắc đẹp…, họ là những người dấn thân vào con đường hoằng pháp lợi sinh. Họ khơi gợi một tình thương sâu sắc trong lòng mỗi con người, họ đem ánh sáng của từ bi và trí tuệ đến với tất cả mọi loài. Và quan trọng, họ hướng dẫn con đường giải thoát khổ đau cho chúng sanh.

Một khi đã là người xuất gia thì chỉ có mục đích tự giác, giác tha, từ bi hỷ xả nên nếu không ai cúng dường thì những vị đó cũng không nhất thiết phải buồn rầu, khổ sở… Như trong những vùng sâu, vùng xa, người dân thì nghèo, làm một ngày còn không đủ ăn huống chi là cho ai. Nhưng nhiều vị sư có tâm huyết, muốn đem đạo mầu phổ biến cho chúng sanh nên đã không ngần ngại tự mình đi vào những nơi đó. Những ngày đầu cuộc sống rất khổ cực, vì đâu ai biết sư là ai, ở đâu đến nên mọi người còn xa lạ. Đi khất thực thì người cho, người không, có khi còn không đủ ăn. Những vị đó phải tự tìm thức ăn, nào là đào đất tìm củ, quả; nào là tự mình trồng cây lấy quả hoặc đi lụm mót thức ăn thừa của người dân…

Vậy thì những vị đó, họ đâu có ăn bám của ai đâu. Còn ở thành phố, những vị xuất gia do được Phật tử cúng dường nhiều nên đời sống sung túc hơn, nếu không ai cúng thì họ cũng phải tự mình kiếm sống theo cách riêng thôi, nhưng tâm từ bi và tấm lòng cao quý độ sanh thì không bao giờ mất.

Biết bao công trình nghiên cứu triết học của các nhà khoa học đã không thể nào vượt qua được Phật pháp. Tiến sĩ Graham Howe, nhà Phân Tâm Học nổi tiếng của Anh Quốc, đã nói như sau: "Đọc một chút về Phật Giáo ta cũng có thể nhận thức được rằng, từ 2500 năm trước, Phật Giáo đã biết về những vấn đề mới về tâm lý nhiều hơn là chúng ta thường biết tới. Họ nghiên cứu những vấn đề này từ lâu và cũng đã tìm ra phương thức giải quyết chúng. Ngày nay chúng ta chỉ khám phá lại trí tuệ thông thái cổ xưa của Đông phương" (To read a little Buddhism is to realize that the Buddhists knew, 2,500 years ago, far more about modern problems of psychology than they have been given credit for. They studied these problems long ago and found the answers also. We are now rediscovering the ancient wisdom of the East). Khoa học thừa nhận Phật giáo và xem Phật giáo là một kho tàng triết lý về nhân sinh quan, chứa đựng một lượng kiến thức khổng lồ và siêu việt hơn cả khoa học.

Những người tu học Phật pháp là những người đang đi trên dấu chân của Phật. Là những người có tâm hồn cao thượng và xả bỏ những bám chấp tầm thường, họ không ăn bám của ai cả và có thể tự lực cánh sinh. Nhưng vì sao chúng ta lại phải cúng dường ? Đó là phương pháp tạo phước cho chúng sanh để đời sau sống sung túc hơn. Cho nên, người đời cần phải hiểu rằng, mỗi người có công việc riêng của mình và tùy theo con đường mỗi người lựa chọn mà cách làm có khác nhau. Nhưng một khi đã chọn con đường đó thì phải làm cho trọn vẹn.

Xã hội bây giờ đang phát triển với một tốc độ chóng mặt, ngược lại thì nền đạo đức của con người lại đi xuống. Trong bất cứ nơi đâu và thành phần xã hội nào đều có những "con sâu làm rầu nồi canh" nên đạo Phật cũng không ngoại lệ. Vì vậy, là người Phật tử, hãy tu cho chính mình; là người xuất gia cũng hãy tu cho chính mình và là người đời cũng hãy sống tốt với chính mình. Tự mình tu rồi hãy tu với người.

A Di Đà Phật.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Những người đi tu là những người duy trì chánh pháp cho thế gian, duy trì tăng bảo, duy trì đạo Phật.
Người đi tu được gọi là phúc điền của thế gian. Nhờ cúng dường những bậc xuất gia mà chúng sinh được phước báo mai sau. Có thể nói người đi tu là con gà đẻ trứng vàng của chúng sinh. Sao lại gọi con gà đẻ trứng vàng của mình là đồ ăn bám ? Những người này chỉ tiếc mấy hạt gạo mà từ bỏ những quả trứng vàng, vì đã xua đuổi con gà của mình. Người nào nói câu đó là người không có trí tuệ.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

binh đã viết:Những người đi tu là những người duy trì chánh pháp cho thế gian, duy trì tăng bảo, duy trì đạo Phật.
Người đi tu được gọi là phúc điền của thế gian. Nhờ cúng dường những bậc xuất gia mà chúng sinh được phước báo mai sau. Có thể nói người đi tu là con gà đẻ trứng vàng của chúng sinh. Sao lại gọi con gà đẻ trứng vàng của mình là đồ ăn bám ? Những người này chỉ tiếc mấy hạt gạo mà từ bỏ những quả trứng vàng, vì đã xua đuổi con gà của mình. Người nào nói câu đó là người không có trí tuệ.
A Di Đà Phật! Cám ơn chú đã chia sẻ. Con thấy bây giờ nhiều người nói câu đó lắm, người thân trong gia đình con còn nghi ngờ việc đó nữa, huống chi là biết bao nhiêu người khác.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Mặc đời nói nầy nói nọ.
Hãy lo mà thực hành đi.
Ăn bám cũng được,
không ăn bám cũng được,
Rốt ráo có liên cang gì!?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Mình nghĩ câu nói "đi tu là ăn bám " chỉ là cái nhìn phiến diện thôi . Tu tập Phật Pháp có rất nhiều lợi ích thực tế . Ví du như bây giờ thời kì kinh tế khó khăn , rối loạn , giá cả điên loạn , chúng ta tu tập Thiền Định tự chữa bệnh , ... hạn chế xài tiền , tiết kiệm chi tiêu cho gia đình , bản thân . Phật Pháp nhiều lợi ích thực tế lắm đấy chứ , vì con người bây giờ coi tiền bạc như " thần thông "


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Thánh_Tri đã viết:Mặc đời nói nầy nói nọ.
Hãy lo mà thực hành đi.
Ăn bám cũng được,
không ăn bám cũng được,
Rốt ráo có liên cang gì!?
Lời này chỉ ích lợi cho sự tu tập của tự thân, không ích lợi cho cộng đồng Đạo Pháp.

:)


cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Đi tu là ăn bám...
Lành thay Hiền hữu! khi Hiền hữu nêu ra một vấn đề ý nhị, rất hay và rất là thực tế. Thiết nghĩ trong quá trình tu và hành theo Phật đạo, không ít thì nhiều chúng đều nghe nói đến những điều tương tự như thế: đi Tu là ăn bám, đạo Phật là yếm thế hủ bại,…
Thật ra, khi nghe những điều như vậy cũng rất là hiển nhiên dễ hiểu, người nói ra những lời đó cũng xuất phát từ góc nhìn của họ (nghĩa là họ cũng nói thật chứ ko phải nói dối): thật sự là có những người xuất gia đi Tu đã ăn bám, không thanh tịnh giới Luật, không viên tròn Phạm hạnh…; từ xưa đến nay, thời nào cũng vậy, bên cạnh những danh tăng, những người tu hành có đức hạnh đã góp phần làm rạng danh cho đạo pháp thì cũng không ít người đã làm hoen ố, làm khuyết lở thanh danh của nhà Phật; đã có nhiều sự việc liên quan đến Tăng già với những điều tiêu cực,những hình ảnh không trong sạch, không tương ưng với người tu Phạm hạnh (nguồn thông tin trên mạng có rất nhiều, cđ xin phép không nêu rõ ở đây kinhle ).
Như vậy, chưa rõ là vô tình hay cố ý, nhưng những lời phàn nàn,phản ánh tiêu cực về đạo pháp như vậy là có thật, không phải lời hư ngụy giả dối, xuất phát từ những điều người ta mắt thấy tai nghe ở đời. (không biết chữ “đi Tu” ở đây có bao hàm các Đạo khác hay không và họ đã trả lời như thế nào? :) )

Như lời Phật dạy trong Kinh tạng: “Chớ có tin vì theo truyền thống, chớ có tin vì nghe truyền tụng, chớ có tin vì theo ước đoán suy luận,…” - bài Kinh dạy cho người Kàlàmà,
hay:
“chớ tin vào ý nghĩ của Ông, khi nào thành bậc A-la-hán rồi hãy tin vào ý nghĩ của Ông” – Tứ Thập Nhị Chương Kinh;

nếu như những người đó có duyên học được lời dạy này của Phật, chắc họ sẽ không vội vàng tin vào ý nghĩ của mình mà đưa ra lời đánh giá chủ quan như vậy;
dầu rằng, có những điều họ mắt thấy tai nghe, nhưng những điều như vậy không đảm bảo 100% là sự thật. Cho nên lời dạy “chớ tin vào ý nghĩ của mình” là một trí tuệ không dễ gì có được, ngay cả đối người học Phật lâu năm, y cứ vào những điều mình học mà tin là chắc thật.

Thói thường, người có lao động, có làm việc thì mới có ăn là một quy luật,là một đạo lý dễ được chấp nhận ở đời; không lao động/làm việc mà cũng có ăn quả là điều bất thiện, sẽ đưa đến nhiều bất hợp lý và làm cho xã hội rối loạn bất ổn. Ở xã hội nào mà người ta không làm gì hoặc làm ít mà được hưởng nhiều (bóc lột/tham nhũng/hối lộ…), còn những người đầu tất mặt tối làm việc vất vả nhưng lại không nhận được thù lao/thành quả xứng đáng thì xã hội đó dễ rơi vào bất ổn, một xã hội như vậy rất thường xảy ra những cuộc bạo động/biểu tình kéo dài,...
Như vậy, chúng ta thấy ‘làm theo năng lực hưởng theo lao động’ là một quy luật có từ lâu đời và là thước đo để phân bổ các nguồn tài nguyên & nguồn lực lao động trong xã hội.

Chiếu theo góc nhìn này thì đệ tử xuất gia của đức Phật dường như ra ngoài quy luật đó, kết quả họ bị ‘ném đá’ là điều không thể tránh khỏi; đây quả là một sự thật đau lòng và là câu hỏi không dễ dành cho những đệ tử Xuất gia (không tính những đệ tử Tại gia vì các đệ tử Tại gia vẫn phải lao động và có những đóng góp thực tế vào sự duy trì & phát triển xã hội)

Mấu chốt của vấn đề là do “góc nhìn” của người đời vào công việc của người Xuất gia(theo đạo Phật). Thông thường, nhìn vào một người thế gian thì rất dễ biết là họ có làm việc hay là không làm việc. Một người bình thường làm việc 8 tiếng một ngày, 6 ngày một tuần, trung bình là 48tiếng/tuần, có thể có chỗ nhiều hơn hoặc là ít hơn, tùy theo tập quán/quy định cụ thể của pháp luật tại mỗi nơi; hoặc có những người tự mở cơ sở,phân xưởng tại nhà, hoặc mở 1 công ty riêng, thuê mặt bằng,nhân công làm việc hẳn hoi… hay như một người nông dân chất phát nhất cũng dễ thấy công việc đồng áng của họ với cái cày, cái cuốc…
Như vậy, dầu là dưới hình thức nào,dầu là trí óc hay chân tay, tất cả công việc của người thế gian đều có hình tướng và đặc thù rõ rệt dễ nhìn thấy. Còn đối với người đệ tử xuất gia của Phật, thật sự chẳng thấy họ làm gì cả? có chăng trên mặt hình tướng thì chỉ thấy họ làm điều duy nhất là “ăn xin”(điều này thịnh hành trong thời của Phật chứ thời nay cũng đã thoái trào), hoặc nếu có ở chùa thì chỉ thấy họ tụng kinh, gõ mỏ, niệm Phật,… những công việc được cho là không có đóng góp thiết thực vào sự phát triển kinh tế và tích lũy thặng dư cho xã hội.
Nếu như bản chất sự việc thật sự là vậy, thời lời nói của thế gian là chính xác, cách họ phê phán đạo Phật và đệ tử Xuất gia của đức Phật là có cơ sở xác đáng. Nhưng vì họ chỉ rõ biết công việc của chính họ hay những người giống như họ (không rõ biết công việc thật sự của người Xuất gia), hoặc là họ đánh giá hành trạng của một số người Xuất gia không chân chính và cho rằng đó là bản chất của người xuất gia tu theo Phật (quơ đũa cả nắm) thì thật sự đánh giá đó của họ rất vội vã và có phần chủ quan.

Về điều này cđ đã từng gặp và trao đổi với người có suy nghĩ như vậy; khi ấy cđ đã hỏi vị ấy những câu hỏi như sau:
- “phải chăng bạn đã từng xuất gia hay trực tiếp thân cận người xuất gia; hay là bạn đang đánh giá đạo Phật/người xuất gia theo Phật dựa trên những thông tin qua báo/đài/mạng… hay một số cá nhân mà bạn nghe/thấy ở đời?”
- là tôi dựa theo những thông tin qua báo/đài/mạng.. và một số cá nhân mà tôi đã từng nghe/thấy ở đời.
- như vậy,này bạn! đánh giá nhận xét của bạn một phần là dựa vào người khác (thông tin từ báo/mạng), một phần là phiến diện (dựa trên thiểu số những người xuất gia theo đạo Phật); vậy mà bạn đã vội đưa ra kết luận cho toàn bộ đạo Phật, như vậy nhận xét đó của bạn là xác thực hay có phần chủ quan?
- tôi cũng không biết nữa.
- phải chăng bạn chưa từng “ăn bám” một ai: cha mẹ, bạn bè, thầy cô, đồng nghiệp, ông chủ cơ quan,.. hay bạn đã từng “ăn bám” tất cả họ?
- nếu sự nương nhờ như vậy được gọi là “ăn bám” thì quả thật tôi đã ăn bám tất cả họ.
- này bạn! một người ‘đã’ hoặc ‘đang’(có thể là ‘sẽ’) “ăn bám” rất nhiều người như vậy; có hợp lý chăng khi người ấy lên tiếng chỉ trích người này hay người nọ.. là “ăn bám”?
- Ừhm… (bạn cđ im lặng không trà lời)
- này bạn! theo sự hiểu biết nông cạn và ít ỏi của tôi, tôi thấy có những người xuất gia chân chính, họ ‘ăn’ của thế gian không bao nhiêu(ngày 1 bửa,ăn chay..) mà họ đã để lại rất nhiều ân nghĩa cho đời (Trần Nhân Tông, Thích Quảng Đức,...). Bạn biết không? từ khi tôi lớn lên và đi làm, thực hiện nhiều phận sự đối với gia đình và xã hội, tôi thấy mình làm thì quá ít mà hưởng thì quá nhiều. Ngay như chính bản thân tôi, một ngày đi làm 8 tiếng, ngủ 6-7 tiếng, thời gian còn lại là những sinh hoạt cá nhân,vui chơi,giải trí… Một ngày có 24tiếng thì hết 24 tiếng chỉ biết sống cho mình, chẳng hề biết sống có ích hay làm lợi cho ai; so với những người từ bỏ gia đình, thí xả thân tâm, hành theo Chánh đạo, phụng sự cho đời, kẻ như tôi mới thật là kẻ hèn nhát và là một tên “Đại ăn bám”. Còn bạn? bạn có như vậy không ?
- Ừhm… (bạn cđ tiếp tục im lặng)
(dường như đối với cái thiếu cái sai của tự thân, con người ta thật khó mở miệng nói ra lời thừa nhận đúng sự thật :) )
- này bạn! nói người khác trong khi bản thân mình mắc phải, đó không phải hành động của người chân chính, bạn nên suy xét và cẩn thận với ý nghĩ của mình. Đối với những người buông thả, có lối sống bê tha, mượn áo Đạo tạo đời… những lời của bạn là xác đáng và tôi chẳng có gì phải phàn nàn; nhưng lấy những ví dụ đó để đánh giá toàn bộ đạo Phật, thời lời nói đó có phần võ đoán và có một chút gì đó là vong ơn (đối với những vị đã từng vì đạo Pháp,vì quê hương mà thí xả thân mình), lời như vậy thật sự là vội vã và có tội. Tôi nói những lời này mong bạn suy xét kỹ!
……..
đối với những vấn đề này, nếu như một người không hiểu hoặc là hiểu không rõ thì có thể đặt câu hỏi nghi vấn: “sự việc này là như thế nào? đối trước vấn đề này nên ứng xử thế nào là thích hợp?…” rồi tự đi tìm câu trả lời trọn vẹn; còn hơn là không hiểu hay hiểu không rõ mà chỉ dựa vào cái thấy chủ quan của mình và phán vội một câu: đi Tu là ăn bám, đạo Phật yếm thế hủ bại… thì thật là dễ xa nhau :)

Ở đời, mỗi công việc đều có giá trị, một người làm tốt phận sự của mình,giải quyết tốt công việc của mình thì người đó trước nhất là sống ích lợi cho tự thân, kế đó sống ích lợi cho gia đình, xã hội; ví như người nông phu thì giải quyết cái ăn cho XH, người chiến sĩ thì giải quyết hòa bình cho XH, người bác sĩ thì giải quyết cái bệnh cho XH; người lao công thì giải quyết cái sạch đẹp cho XH; người Khoa học thì nghiên cứu phát triển nền văn minh XH... và còn rất,rất nhiều những lãnh vực khác nữa; nhưng trên tất cả, có một mảng nhu cầu rất lớn của loài người mà trong XH không có ai đáp ứng cả; đó chính là nhu cầu Tâm linh, một khao khát bình an trong tâm hồn mỗi người giữa lòng đời đầy bon chen và ngột ngạt thế này. Rất tiếc, không có trường nào dạy về nó cả, không có ngành nào đào tạo về nó cả; và bạn thử nhìn xem, trong 1000người bạn nhìn thấy thì có bao nhiêu người trong số đó dám từ bỏ gia đinh, xuất gia đi tu (lên giữ chùa :) ) ?
Xin lấy 1 ước đoán nho nhỏ để chúng ta dễ hình dung, hiện tại trên Trái đất có > 7Tỷ người, số tín đồ Phật giáo ước khoảng 700Tr (con số tượng trưng), số người thật sự cạo đầu xuất gia ước chừng 7Tr; các bạn suy nghĩ như thế nào? nếu ước đoàn này là tiệm cận thực tế thì tỉ lệ là 1/1000, tức trong 1000người mới có 1người phát tâm xuất gia (nghĩa là 999người mà gặp chuyện Thân Tâm bất ổn đến tìm 1 vị xuất gia như vậy liệu có giải quyết được vấn đề gì không?)
Như vậy, qua ví dụ nhỏ này chúng ta đủ thấy một mảng nhu cầu lớn của XH loài người nhưng ngày nay thật sự là thiếu nhiều lắm. Những công việc như nông nghiệp, bác sĩ, kỹ sư, Khoa học,... thì con người có thể chủ động vì còn có trường lớp, có ngành nghề đào tạo hẳn hoi. Nhưng còn 1 vị xuất gia chân chính, đủ uy đức để giữ chùa, làm rường cột tâm linh cho xã hội thì thật sự rất hiếm; như vậy mà chúng ta không hiểu rõ giá trị và không có lòng tôn kính thì quả thật là thiếu sót và có lỗi nhiều lắm. Dân tộc Việt Nam ta có câu:
Mái chùa che chở hồn dân tộc
Nếp sống muôn đời của tổ tông


Như vậy đủ thấy đạo Phật đã đến với Việt Nam từ rất lâu đời và đồng hành cùng dân tộc qua nhiều giai đoạn thăng trầm của Tổ quốc; có những giai đoạn hưng thịnh thì từ vua quan cho đến toàn thể triều thần đều sùng kính và quy y theo Phật (các đời Lý-Trần). Như vậy mà có người nói “đi Tu là ăn bám” thì thật sự là chư vị ấy còn thiếu hiểu biết và rất là nông cạn (cần được hướng dẫn và giải thích cặn kẽ rõ ràng).

Trong thời Pháp trên, chúng ta thấy các Đức Phật đối đáp với vị Bà-la-môn một cách rất thanh thoát và thuyết phục; cũng dựa trên nguyên tắc là hiểu rõ công việc của vị ấy và Phật đã dùng phương tiện ngôn ngữ để giải thích cho vị ấy hiểu. Chúng ta thấy Phật khéo léo đến mức dùng chính ngôn từ của chư vị ấy để trả lời cho các vị ấy hiểu: “hột giống, gậy đâm, lưỡi cày, cáng cày, dây cột,…”

* lưu ý: cần giải thích, chia sẻ cho đối phương hiểu rõ công việc của mình chứ không có phủ nhận công việc của người ta; nếu như không khéo léo tác ý, để cho tâm câu hữu với Sân mà đối đáp lại sẽ trở thành hơn thua, phỉ báng người ta để giành phần hơn về cho mình (dầu là cho Đạo); chúng ta để ý là Thế Tôn không có làm như vậy. Ngài chỉ giải thích rõ là Ngài cũng làm việc và công việc mà Ngài làm ở tầm mức sâu rộng hơn và quả vị cũng thù thắng hơn (sau đó Thế Tôn đã không thọ thực cúng dường của Bà-la-môn ấy, vì nguyên tắc giảng Pháp của Thế Tôn là thọ cúng dường trước rồi mới giảng Pháp sau).

trên đây chỉ là câu trả lời của một vị đệ tử; nhưng thiết nghĩ, câu trả lời dầu có hay đến đâu, dầu thuyết phục cỡ nào cũng không bằng câu trả lời Vô ngôn chính là hạnh tuchứng của những vị đệ tử xuất gia của đức Phật.

Kính chúc Tam Bảo an trú và trường tồn để soi sáng thế gian !! kinhle kinhle kinhle
Kính chúc chư Hiền an lạc và được nhiều tăng thịnh trong Chánh pháp !! kinhle kinhle

:)


như thị
Bài viết: 15
Ngày: 03/09/11 22:02
Giới tính: Nữ

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi như thị »

vì bây giờ nhiều người xuất gia là vì hoàn cảnh, nghèo khó khổ sở...nên người ta nhìn vô mới nói vậy. Chứ như ngày xưa nhiều vị xuất thân từ nhà giàu có đi tu thì có ai dám nói vậy đâu


Hình đại diện của người dùng
khach_lang_du
Bài viết: 484
Ngày: 03/03/11 22:23
Giới tính: Nam
Đến từ: Anonymous

Re: Đi tu là ăn bám ???

Bài viết chưa xem gửi bởi khach_lang_du »

Tặng mọi người câu chuyện về 1 nhà sư Đại Thủ Ấn , Ấn Độ



Đức vua xứ Visnunagar cai trị một vương quốc giàu có, thịnh vượng. Nhà vua luôn tìm cách để thoả mãn những thú vui ngũ dục.
Một ngày nọ, có một nhà sư Du-già đến hoàng cung để khất thực, nhà vua cúng dường vật thực cho sư một cách rất hào phóng.
Đáp lại tấm lòng hào hiệp của nhà vua, sư khuyên: “Tâu bệ hạ! Vua và vương quốc thực ra chỉ là những danh từ rỗng tuếch. Cho dù địa vị thế tục của ngài như thế nào đi nữa cũng vô ích. Bởi vì tất cả chúng sinh đều phải chịu đau khổ như nhau. Tử rồi sinh, sinh rồi tử nối tiếp nhau không dứt, nỗi khổ đau lại có vô số muôn vàn hình tướng. Ngay cả các vua ở cõi trời, một khi phước báo đã cạn còn phải chịu khổ đau sinh tử, huống chi địa vị phàm phu của ngài. Mong bệ hạ từ bỏ thú vui ảo ảnh vì chúng giống như những giọt sương mai, và hãy tu tập thiền định.”

“Thầy nói chí phải! Nhưng ta không thể mặc giẻ rách đi xin ăn. Thầy có cách gì khiến ta có thể tu tập thiền định mà không cần từ bỏ thú vui ngũ dục và ngai báu hay không?”

“Cách tốt nhất là bệ hạ nên từ bỏ tất cả.”

“Không! Không! Cái cảnh tượng ăn cơm bằng bình bát đầu lâu, mặc giẻ rách, ăn thức ăn thừa làm ta phát khiếp.”

“Nếu bệ hạ không thay đổi thái độ, niềm tự hào và sự lạm dụng quyền lực sẽ tạo nên nghiệp báo khiến về sau bệ hạ phải tái sinh nơi hạ tiện. Cách sống phạm hạnh đã mang lại cho tôi một niềm vui vô tận. Tuy nhiên, tôi có một phương pháp đặc biệt giúp ngài có thể tu tập thiền định mà không cần phải từ bỏ những thú vui thường ngày.”

“Nếu vậy, xin thầy từ bi chỉ giáo cho quả nhân.”

“Bệ hạ hãy quán tưởng ánh sáng của viên ngọc được đeo ở cổ tay bệ hạ và tâm không tham dục của bệ hạ là một.

Hãy chăm chú nhìn
Ánh sáng nơi mặt ngọc
Để thấy được
Niềm vui chân thật
Sẵn có trong tâm ngươi
Tất cả trang phục
Của báu ngọc ngà
Nhà cửa đền đài
Vô số màu sắc
Đều hiện ra trong mặt ngọc
Nhưng bản chất của ngọc
Không hề thay đổi
Tất cả các pháp
Vạn tượng sum la
Tất cả sắc ý
Khởi lên trong ngươi
Đều vọng Tự tâm ngươi không lay động
Vẫn sáng chói như mặt ngọc kia.

Nhà vua thực hành thiền định bằng cách chú mục vào mặt ngọc và ngộ được chân lý. Sáu tháng sau đó, nhà vua đạt được thần thông Đại thủ ấn.
Một hôm, những người hầu cận nhà vua nhìn qua cửa phòng thấy nhà vua đang thiền định trên ngai vàng và quanh ngài là vô số các thiên nữ.
Triều thần biết rằng nhà vua đã tu hành thành tựu bèn đến cầu pháp. Nhà vua dạy rằng:

Niềm vui thanh tịnh là vương quốc
Thấy biết chân lý là đức vua
Các ngươi cũng sẽ là hoàng đế
Nếu như tu pháp thiền định này.

Từ đó vua lấy pháp hiệu là Kankanapada, độ cho dân chúng vùng Visnunaga tu tập pháp thiền định và thọ đến 500 tuổi.


Om VajraSattva Hum
Om Ah Ra Pa Tsa Na Dhi
Om Tare Tuttare Ture Svaha
Om Ah Hum . Vajra Guru Padma Siddhi Hum
Tashi Gyepa - 100syl Vajrasattva - 5lines Tara - 7lines Padmakara -6lines Dusum Sangye
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách