Làm sao để quên một người?

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

sun
Bài viết: 33
Ngày: 26/11/09 03:34
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi sun »

Đã biết ái dục là khổ nhưng lại sa vào. Sa vào và thấy thực khổ, thực mất thời gian.
Đã biết nó chỉ là huyễn, là duyên nợ nhưng sao ta không thể quên được hình bóng ấy.
Nhiều lúc chỉ nghĩ về người ấy mà quên mất Phật, quên mất đường tu.
Xin hãy giúp tôi!


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Đạo hữu Sun thân mến !
Không biết đạo hữu là Phật tử tại gia hay xuất gia ?


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Thongminhhon
Bài viết: 404
Ngày: 08/01/09 01:28
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thongminhhon »

CHắc là tại gia rồi TTLL ( nhìn thông tin bên phải ấy)


Mong các đạo hữu phát tâm hoan hỷ khi đọc
http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 692#p47692
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Hì ! TTLL không để ý. Cảm ơn TMH !

Gửi đạo hữu sun !
TTLL không hiểu biết nhiều về kiến thức Phật Pháp nên chỉ dám chia sẻ đôi chút, mong rằng có thể giúp đạo hữu chia sẻ tâm tư ưu phiền của đạo hữu.
1. Nếu đạo hữu có đủ duyên và gia đình thuận ý thì theo TTLL để thoát khỏi ái dục tốt nhất là xuất gia. Nói như vậy không có nghĩa là xuất gia sẽ không còn tham ái nữa. Điều TTLL muốn nói ở đây là muốn sun đi tìm một môi trường tốt, một môi trường thanh tịnh để có thể chế sự sự tham ái kia. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng mà.
2. Nếu tại gia, thì khó chế ngự. TTLL không hiểu tại sao sun lại phải xa rời người ấy. Có thể do một nguyên nhân gì đó. TTLL không bàn chuyện này vì TTLL không phải là người trong cuộc :D
Điều TTLL muốn nói là tại gia vẫn có thể cưới vợ gả chồng, vẫn có thể xây dựng gia đình.
Phật học tổng quan - Thầy Thiện Hoa - bài 5 Ngũ giới đã viết: 3. – Không được tà dâm. Tà dâm tức là muốn nói về sự dâm dục phi lễ, phi pháp. Luật dạy người xuất gia ly tục phải dứt hẳn dâm dục, còn người tại gia thì không được tà dục. Khi vợ chồng có cưới hỏi đủ lễ gọi là chánh; ngoài ra, lén lút lang chạ
làm việc phi pháp với người khác phái gọi là tà. Nhưng nếu vợ chồng chính thức đi nữa, mà nằm không phải chỗ, gần giũ nhau không chừng mực thì cũng thuộc về tà dâm cả. Ðó là nói về mặt thô thiển. Nói một cách vi tế hơn, thì phàm những sự phóng
tâm đắm sắc, nghĩ ngợi bất chánh, chơi bời lả lơi, cũng đều thuộc về loại tà dâm cả.

Phật cấm tà dâm vì những lý do sau đây:

a) Tôn trọng sự công bình. – Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình êm ấm, yên vui, vợ con mình đoan chánh, thì sao lại đi phá hại gia cang, làm nhục nhã tông môn người, đưa vợ con người vào con đường dâm loạn.

b) Bảo vệ hạnh phúc gia đình. – không gì đau khổ, đen tối hơn, khi một gia đình mà chồng hoặc vợ có dạ riêng tư, tà vạy. Hạnh phúc đâu còn, khi chồng vợ không tin nhau! Một khi gia đình lâm vào cảnh ấy, thì con cái sẽ xấu hổ, bê tha, côi cút, bà
con không đoái hoài đến, sự nghiệp tan tành, làng xóm chê bai, danh giá hoen ố. Ðiều kiện thiết yếu để giũ gìn hạnh phúc gia đình chính là lòng chung thuỷ của hai vợ chồng. Người ta bảo: “Thuận vợ thuận chồng, tác bể Ðông cũng cạn”. Vì sự tà dâm
của một trong hai người bạn đường mà trong gia đình thường xảy ra những vụ ghen tương, cãi vã, đánh đập có khi đến gây án mạng. Có khi, để trả thù, người ta thường thấy xảy ra cái cảnh “Ông ăn chả, bà ăn nem”. Một người chồng để tâm dòm ngó vợ
người, thì chính vợ con họ cũng lăm le vạch rào sang nhà kẻ khác rồi. Họ phá hạnh phúc gia đình ngưởi, thì chính hạnh phúc gia đình họ cũng đã tan rã trước.

Cho nên cấm tà dâm là một điều kiện cần thiết để xây dựng hạnh phúc cho gia đình mình và gia đình người.

c) Tránh oán thù và quả báo xấu xa. – Phật dạy: “Người ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốt đi ngược gió, quyết bị nạn cháy tay” (Kinh Tứ Thập Nhị chương). Thật vậy, người ta có tâm xấu xa đắm mê sắc dục, không sớm thì chầy quyết bị hại: nếu
không tan nhà mất nước, thì cũng gãy chân mất mạng bỡi mũi súng, ngọn gươm. Xưa nay những kết qủa thảm khốc đen tối do sự đắm mê sắc dục gây ra không thiếu gì; chúng ta chỉ cần dở những chồng sách lịch sử hay chồng bao hằng ngày, sẽ thấy
nhan nhản trong mỗi trang, mỗi đoạn. Trong các sự oán thù, không có sự oán thù nào mãnh liệt bằng sự oán thù do sự lừa dối phụ rẫy về tình ái gây ra. các cuộc án mạng xảy ra hằng ngày, phần lớn là kết qủa của tà dâm.

Lợi ích của sự không tà dâm.Vì thế nên sự giữ giới cấm tà dâm sẽ có những lợi ích sau đây:

a) Về phương diện cá nhân.

- Kinh ThậpThiện nói:”Người thế gian không tà hạnh thì được hưởng bốn điều lợi sau:

- Sáu căn (tai, mắt, mũi, lưỡi, thân, ý) đều được vẹn toàn.
- Trọn đời được người kính trọng.
- Ðoạn trừ được hết cả phiền luĩ khuấy nhiễu.
- Cuộc tình duyên trọn đời không ai dám xâm phạm.”

b) Về phương diện đoàn thể.


- Trong một xã hội mà ai cũng không tà hạnh, thì gia đình được yên vui hạnh phúc, những sự thương lus6n bại lý sẽ tiêu tan, những cảnh thù hiềm, ché giết sẽ không xảy ra nữa; con cái được mạnh khẻo, nâng niu, xã hội
sẽ cường thịnh. Nói tóm lại, cõi Ta bà ô trọc, đau khổ này sẽ biến thành thế giới thanh tịnh, an vui.
3. Dù là hoàn cảnh gì đi nữa, thì không được quên tu tập và học tập Chánh Pháp .

Có đôi lời hi vọng có thể chia sẻ khó khăn cùng sun.
Chúc sun thân tâm thường an lạc.

TTLL


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Hình đại diện của người dùng
gioidinhtue
Bài viết: 747
Ngày: 09/09/08 21:01
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam
Nghề nghiệp: Con Xin Dập Đầu Trăm Ngàn Lạy Cầu Xin Chúng Sanh Tin Phật Niệm Phật Cầu Vãng Sanh Tây Phương Thoát Khỏi Biển Luân Hồi Dài Vô Tận . Nam Mô Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật !
Được cảm ơn: 1 time

Thanh Niên Nên Phát Tâm Cứu Thế

Bài viết chưa xem gửi bởi gioidinhtue »

Thanh Niên Nên Phát Tâm Cứu Thế

Hòa Thượng khai thị tại ban nghiên cứu Trường Đại Học Oregon.

 

Hỡi các vị Thiện tri thức, các vị giáo sư và các vị sinh viên: Hôm nay mọi người có duyên lành mới cùng tụ hội về chung một giảng đường đây để thảo luận về đề tài “Nhu yếu cần thiết của đời sống con người là gì?” Chúng ta vì sao lại đến thế giới nầy? Có phải chúng ta đến thế giới nầy chỉ đơn giản là vì ăn, vì mặc, vì ngủ hay là vì hưởng thụ mà đến? Mấy vấn đề nầy nếu không chú ý, xem ra thì đơn giản lắm, nhưng nếu chúng ta nghiên cứu một cách cẩn thận, thời nó không có đơn giản như thế đâu. Vậy công tác cứu cánh của chúng ta đến thế giới nầy là gì? Có trách nhiệm gì? Mỗi người cũng nên nghiêm chỉnh thảo luận cho rõ ràng. Nếu không nhận thức rõ, vậy thì đời người nầy không có ý nghĩa và giá trị gì đâu. Cho nên chúng ta cần phải biết rõ như thế nào là làm tròn trách nhiệm, làm thế nào để hoàn thành nhiệm vụ của mình cho tốt.

Trước tiên, chúng ta phải học tập cách thức làm tròn thiên chức bẩm sinh và nhiệm vụ của con người. Những đứa bé mới sinh ra đời thì chỉ biết khóc, biết ăn. Chúng vốn chẳng biết nhiệm vụ trong tương lai của chúng nó là gì. Rồi theo thời gian, ngày ngày trôi qua mà chúng trưởng thành. Cha mẹ đưa chúng đến trường để học tập về trách nhiệm làm người, ngõ hầu chuẩn bị trong tương lai chúng sẽ làm tròn nhiệm vụ một cách tận lực.

Về học tập, mỗi người lại có biết bao chí nguyện. Có người học vì “minh lý” để hiểu rõ đạo lý; có người học vì “danh lợi”, để tương lai có thể trổ tài được danh tiếng tốt (minh lý và danh lợi phát âm theo tiếng Hoa giống nhau, đều là “ming li”, nhưng chữ viết thì khác nhau); có người học để tương lai có thể phát tài, thâu được nhiều lợi lớn. Họ vốn chẳng màng gì đến chuyện hiểu hay không hiểu đạo lý, hợp hay không hợp pháp. Họ bất chấp thủ đoạn, miễn sao được phát tài, và tranh giữ được quyền lực. Lại có người muốn làm lãnh tụ, muốn làm người lãnh đạo nữa đấy. Nhưng trước tiên là quý vị phải biết cách làm người như thế nào. Hãy tự hỏi rằng, mình có đủ tư cách để làm người hay không? Như quả mình đã biết rõ cách làm người như thế nào rồi, tức là mình có thể làm người mô phạm gương mẫu cho người khác, thế thời làm lãnh tụ sẽ không hổ thẹn với lòng mình. Nếu quý vị còn có tâm tranh, tham, cầu, ích kỷ, tự lợi, vọng ngữ, luôn hướng ngoại truy cầu, muốn làm lãnh tụ là chỉ vì lo mưu cầu phước lợi cho mình, mà không thể vì hạnh phúc cho người khác, như thế là quý vị đi lầm đường rồi. Làm người lãnh tụ, nhất định là phải “khuất kỷ đãi nhân,” hạ mình để tiếp đãi người, hay “bạc kỷ hậu nhân,” nghĩa là coi thường mình, nhưng hậu đãi người, và vì lợi ích của toàn nhân loại.

Trách nhiệm làm người là gì? Là mình nên có sự cống hiến, giúp đỡ cho toàn thế giới và làm lợi ích cho tất cả mọi người trên thế giới. Đó là trách nhiệm làm người chân chánh của mỗi chúng ta. Chứ chúng ta không phải chỉ vì ăn ngon, mặc đẹp, hoặc ở nhà hào hoa tráng lệ.

Trong khắp thiên hạ, nếu có kẻ không có cơm ăn, không có áo mặc, thế là mình có lỗi với người đó, bởi vì mình đã không tận tâm, tận lực giúp đỡ người. Trách nhiệm chân chánh làm người là phải thật sự vì lợi ích của kẻ khác.

Muốn có công với đời, có lợi cho dân, ta nên gánh vác trách nhiệm và không được xô đẩy cho kẻ khác. Nếu mọi người đều có tâm như thế, nhất định thế giới sẽ hòa bình và không có chiến tranh. Trước hết là chúng ta nên làm người mô phạm, gương mẫu tốt và không tranh giành với người. Tại sao thế giới nầy hư hoại? Bởi vì con người tranh quyền, tranh lợi, tranh danh.

Ta nên đem những cái tốt cho người khác, và nên tiếp nhận những thứ người ta không muốn, với ai mình cũng không tranh giành. Nếu ai nấy đều không tranh, nhất định thế giới sẽ hòa bình. Kẻ phàm thường thì tham, nhưng chúng ta không tham. Đừng chạy theo phong trào điên cuồng của thế gian. Hãy làm ngọn đuốc mạnh trong cơn gió lớn. Hãy nên như khối vàng nguyên chất trong lò lửa bỏng. Tùy duyên nhưng không thay đổi; không thay đổi nhưng tùy duyên; giữ vững tông chỉ của mình, ngấm ngầm thay đổi hầu ảnh hưởng mọi người tuân giữ không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tự lợi, không vọng ngữ. Nếu quý vị làm được như vậy, thế giới nhất định sẽ hòa bình.

Khởi đầu là mình tự tu thân. Khi trong nội tâm mình cũng không tranh với chính mình, vậy thì tất cả những vọng tưởng điên cuồng cũng không dấy khởi. Bình bình, tĩnh tĩnh thì đó là khoái lạc chân chánh. Tự quý vị mà bình tĩnh và vui vẻ, quý vị có thể ảnh hưởng đến người chung quanh cũng được bình tĩnh và vui vẻ theo. Khi mọi người cùng sống hòa bình với nhau, thế giới sẽ không còn chiến tranh. Vì sao thế giới có chiến tranh? Bởi vì trong tâm con người có sự tranh đấu. Tâm người mà hòa bình thì thế giới hòa bình. Tâm người mà bất bình thời thế giới sẽ không hòa bình. Chúng ta, kẻ trẻ, người già, sau khi biết được đạo lý nầy, chúng ta sẽ không cờ bạc, nghiện ngập, phóng hỏa, cướp đoạt, cưỡng dâm. Muốn thế giới tốt lành thì tự cá nhân mình phải bắt đầu trước. Nếu mình không tốt, thế giới làm sao tốt cho được? Chúng ta không nên chuyên môn chỉ tay đến người khác, nói: Tại sao họ không giữ quy củ, nề nếp? Chúng ta nên tự hỏi mình trước, rằng: “Mình có giữ quy củ không?” Người thanh niên nên gánh lấy trách nhiệm nầy. Nếu thanh niên không làm tốt, thế giới làm sao tốt cho được?

Thanh niên học từ sự dạy dỗ của các vị giáo sư, thầy giáo để đi vào con đường chân chánh. Nhưng nếu họ gặp phải ông thầy không tốt, chỉ dạy bọn trẻ những điều tà tri, tà kiến, như vậy bọn thanh niên cũng sẽ học xấu theo. Như câu nói: “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”, cho nên lựa bạn, tìm thầy là vấn đề quan trọng vô cùng. Những thanh niên có khả năng, thành tích nên nhận thức rõ ràng về trách nhiệm của mình, chứ đừng làm một người ích kỷ, chỉ biết lo cho mình. Trách nhiệm làm người là phải có công cho đời, có ích cho dân, có lợi cho toàn nhân loại. Tôi vốn muốn gánh vác trách nhiệm cứu đời, hầu giúp cho toàn nhân loại trên thế giới được thành tựu, nhưng tôi đã già rồi, đâu còn đủ sức lực. Cho nên tôi gởi kỳ vọng nầy vào các vị thanh niên có khả năng, các vị hãy nên phát tâm cứu đời, và mưu cầu hạnh phúc cho toàn nhân loại.

Hởi các bạn trẻ có năng lực! Hãy nên chân thành phát đại nguyện, đại lực để giúp cho toàn nhân loại được hạnh phúc. Cứu giúp những kẻ đang trong cảnh nước ngập, lửa đốt để họ lìa khổ, được vui. Trước là tự mình nên học: không hút thuốc, không uống rượu, không nổi giận, không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm, không vọng ngữ, không ăn thịt, không đánh bạc, không hút ma túy. Quý vị nên học làm những việc chánh đáng. Nếu quý vị có thể làm như vậy, tức là nhân loại toàn thế giới sẽ được cứu vớt.

Tôi đi đến đâu là tôi kêu gọi, hô hào, hy vọng những người thanh niên sẽ giác ngộ, mà phát tâm đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả và bắt chước theo cái hoài bão cứu thế như của đức Chúa Giê-Su, đức Phật Thích Ca Mâu Ni và tất cả các vị Thánh nhân. Được vậy thì thế giới dù không hòa bình cũng sẽ phải hòa bình thôi.

Các vị có thể nghiên cứu về những lời tôi nói hôm nay. Nói đúng hay không, tôi cũng không biết. Song tôi là một người hết sức khao khát, mong mỏi cho thế giới hòa bình, và hy vọng nhân loại trên thế giới sẽ không đau khổ. Nhưng muốn hoàn thành lý tưởng nầy, nhất định mình phải có trí
huệ mới có thể làm được.

Giảng ngày 4 tháng 4 năm 1987

Nam Mô Hòa Thượng Tuyên Hóa


“Tâm hiếu là tâm Phật,
Hạnh hiếu là hạnh Phật”
Nhiếp cả sáu căn
Tịnh niệm tiếp nối
Bất lập phương tiện
Tự đắc tâm khai
http://www.chuakimquang.com/vn/
http://www.dharmasite.net/KhaiThiveAiDuc.htm
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Thanh Tịnh Lưu Ly ơi! Hình như là Phật học Phổ Thông của Hòa thượng Thích Thiện Hoa, chứ Phật học tổng quan thì tôi chưa nghe nói ?


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Tục ngữ có câu: ''Hi sinh đời Bố, củng cố đời con''
Đây cũng là nghĩa đen và cũng là nghĩa bóng.

Đại ý: Hi sinh đời này vì sự nghiệp giải thoát thì muôn đời muôn kiếp sẽ an lạc không còn khổ đau.

Hi sinh ham muốn: nhục dục, tỉnh yêu nam nữ, tiền bạc, vật chât mà tinh tấn tu hành. Đời người ngắn chẳng đầy gang, thoáng chốc đã giã , đã bệnh, đã chết. Cuộc đời là vô thường là tuồng ảo ảnh, như sương, như điện chớp nên quán như thế.


Hình đại diện của người dùng
buivhai
Bài viết: 162
Ngày: 29/06/10 18:29
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi buivhai »

sun đã viết:Đã biết ái dục là khổ nhưng lại sa vào. Sa vào và thấy thực khổ, thực mất thời gian.
Đã biết nó chỉ là huyễn, là duyên nợ nhưng sao ta không thể quên được hình bóng ấy.
Nhiều lúc chỉ nghĩ về người ấy mà quên mất Phật, quên mất đường tu.
Xin hãy giúp tôi!
Hix .. cái này tôi cũng chưa thoát được nên chẳng dám cho lời khuyên. Tuy nhiên có câu chuyện này kể cho bạn nghe.

Có người con gái quá si mê tôn giả A Nan. Đức Phật hỏi nàng yêu A Nan ở điểm nào. Cô gái trả lời:
- Con yêu đôi mắt, cái mũi, cái miệng, tay chân thân hình giọng nói cử chỉ tướng đi của ông Anan.
Đức Phật trả bảo rằng:
- Đôi mắt A Nan thường đùn ra rỉ mắt rất bẩn, cái mũi thường chảy nước mũi, miệng thì có mùi hôi .v.v.v.

Ôi .. tình :((


[color=#4000FF]Đoá sen mọc ở dưới bùn
Xung quanh tanh tưởi, bọ trùn múa may
Ồn ào hỗn loạn thật gay
Nhưng sen chẳng ngại, vui thay chuyện đời
Không lo, không ghét, không dời
Hoà vào, tĩnh lặng, nhẹ nhàng toả hương[/color]

http://vn.360plus.yahoo.com/buivhai1981/
sun
Bài viết: 33
Ngày: 26/11/09 03:34
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi sun »

Cám ơn mọi người, mấy ngày vừa qua nghe giảng pháp tôi cũng đã bớt dính mắc hơn nhiều.
Tự dưng thấy mấy dòng mình viết ở trên kia thật xấu hổ.


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

sun đã viết:Cám ơn mọi người, mấy ngày vừa qua nghe giảng pháp tôi cũng đã bớt dính mắc hơn nhiều.
Tự dưng thấy mấy dòng mình viết ở trên kia thật xấu hổ.
Có gì mà xấu hổ, ngược lại Đạo hữu phải tự hào mới đúng, tự hào khi mình nhận ra được khuyết điểm của bản thân, dám nhìn nhận và nói ra hầu mong có sự giải đáp, để làm gì? Để tháo gỡ.

Điều này thì rất nhiều người gặp nhưng không phải ai cũng dám đối diện và dám nói ra. Nói ra đã là dũng cảm rồi.
Như ĐH nói thì ĐH sau khi nghe giảng và đọc Kinh sách đã tiến bộ nhiều, bớt dính mắc hơn. Thì hãy nên thường như thế.

Ta thấy rằng hầu như quả báo ở Tam ác Đạo đa phần cũng do Sự ham muốn tại thế gian mà ra. Ham muốn đây kể nhiều phương diện (Tài, Sắc, thanh, hương, vị,..), càng ham muốn nhiều càng đau khổ nhiều.

Có một điều là ta càng cố gắng thỏa mãn những nhu cầu đó thì đa càng dễ đọa lạc.
Hãy kiềm chế, để tránh cái khổ về sau. Đh xem phim Địa Ngục Biến Tướng Đồ, Địa Tạng Vương...v..v, sẽ thấy rằng sẽ thật uổng phí nếu như vì một chút hạnh phúc, ham muốn của thế gian mấy chục năm mà phải chịu khổ đau ngàn kiếp.

Dĩ nhiên, Nếu tu tại gia thì không cần quá kiềm nén, hay quá khắt khe, hãy làm sao miễn đúng Pháp là được.
Tuy nhiên, hiểu được khó, nhưng làm càng khó hơn, nó phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân ĐH.
Chúc ĐH an lạc.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
hoangmoc1906
Bài viết: 72
Ngày: 20/10/09 03:15
Giới tính: Nam
Đến từ: Q9 tphcm viet nam

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi hoangmoc1906 »

"Tục ngữ có câu: ''Hi sinh đời Bố, củng cố đời con''
Đây cũng là nghĩa đen và cũng là nghĩa bóng."
Tôi không đồng tình với câu này đâu, cha ăn cướp để lo cho con ăn học (như trường hợp của Tăng Minh Phụng lấy của nhà nước và vô số trường hợp khác ...) hoặc bố cố làm "trâu, ngựa" để con thoát kiếp à? con rồi cũng thế thôi chẳng khá hơn chút nào đâu.
Còn nếu ai có đồng quan điểm với câu trên tôi nghĩ nên tích cực để tránh "cha ăn mặn con khác nước".

Trở lại đề tài của sun, tôi thấy cách quán tưởng lời Phật dạy mà buivhai chia sẽ phần nào giúp ta thoát ham muốn ái dục, tuy nhiên cũng khó tránh nghiệp duyên đời trước để lại (có hay không thì chưa biết, nhưng nếu có thì kẹt :)) ).


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao để quên một người?

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Gửi hoangmoc 1906:
Bạn đọc kỹ nội dung tôi phân tích và diễn giải theo Phật học (chú ý những từ in đậm)
Bạn cũng đừng thêm bớt và bóp méo sự thật của bài viết.
Tục ngữ có câu: ''Hi sinh đời Bố, củng cố đời con''
Đây cũng là nghĩa đen và cũng là nghĩa bóng.

Đại ý: Hi sinh đời này vì sự nghiệp giải thoát thì muôn đời muôn kiếp sẽ an lạc không còn khổ đau.

Hi sinh ham muốn: nhục dục, tỉnh yêu nam nữ, tiền bạc, vật chât mà tinh tấn tu hành. Đời người ngắn chẳng đầy gang, thoáng chốc đã giã , đã bệnh, đã chết. Cuộc đời là vô thường là tuồng ảo ảnh, như sương, như điện chớp nên quán như thế
.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]9 khách