Chấp hay tinh tấn kinh! (Bài số 271-272)

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Chấp hay tinh tấn kinh! (Bài số 271-272)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nhận xét trong quyết nghi như sao!

Giáo lý kinh điển không bao giờ sai, Lời Phật nói không bao giờ lầm, Nhưng con người theo đạo, thực hành đạo không đúng mới bị lầm. Lầm mà không biết mình lầm, vì không phân biệt được giữa sự kiến học và tuệ học!

Chúng ta đây cũng vậy, chỉ là lý luận bàn suông về kiến học, cho nên không bàn sâu vào những gì chúng ta không thấy, không biết. Khi hiểu là mình sai thì có sấm hối cũng là sự muộn màng.

Kiến thức của người là do người tự học mà thành. Nên có phân biệt cao thấp.

Còn tuệ học là do sự chứng ngộ từ nơi thiền định. (Trong tướng vô ngã mà có).
Không phân biệt theo sách vở, chữ nghĩa mà người đời diển tả.

Quyết nghi:

Giữa người chấp kinh và người tinh tấn kinh điển!

Người chấp kinh và người tinh tấn kinh điển cã hai đều muốn đời thêm tốt đẹp cùng một ý nghĩa với nhau. Nhưng việc thực hành thì khác nhau, như là mở, úp bàn tay vậy. Nên sự chấp và tinh tấn cũng khó phân biệt là…

Chúng ta cùng là con Phật, cùng nhau biết giới thứ tư trong ngủ giới. Là không được nói dối, hoặc kêu người khác nói dối để lợi mình.

Nhưng người chấp kinh thì cũng gần giống nói dối vậy. (Vì nói sai chánh đề, không khéo dùng phương tiện, Thực hành theo kiến học riêng. Nên thành nói dối mà không biết mình dối. Cũng là một tội lớn sai lầm giống như là phỉ báng giáo lý Phật. Hay nói cách khác cũng giống như người cầm viết thì tội nặng hơn người cầm súng là vậy.)

Còn người tinh tấn kinh điển, Là chỉ mượn giáo lý kinh điển để áp dụng vào đời sống cho mình, cho người kế bên mình và cho đời thì mới thật sự là tu tâm, sửa tánh. Sự thực hành theo giáo lý tương tự như mượn thuyền qua sông. Rồi phải đi tiếp. Đi tiếp từ một người hiền lương, hiền nhân, cho tới thành thánh nhân, bậc la hán, hay tận cùng là quả vị Phật.

Sự sai biệt giữa người chấp và tinh tấn kinh điển!

1. Chấp kinh. 2. Bảo thủ kinh. 3. Sùng kính hay mê tính. 4. Làm mất lòng tin.

1. Chấp kinh. Chấp đây còn gọi là tham. Như người đời sống theo thú vui vật chất. Khi là người kinh danh, thì nói chuyện kinh danh. Người có danh quyền thì nói chuyện danh quyền.v.v. Khi ta nói chuyện gia đình. Thì người cho là không hợp!

Còn người chấp kinh cũng vậy. Tôi theo Tịnh độ, học kinh Tịnh độ. Ai nói kinh Thiền hay mật cũng không hợp.

Lại nửa từ chấp kinh, rồi tới chấp soạn giả & người dịch kinh, nơi xuất xứ. Hoặc chấp luôn cã từ ngữ.v.v.

Mê mờ càn thêm mê mờ. Nặng thêm nửa, xem kinh xong rồi, tưởng đâu là mình đã chứng ngộ. Thành Thánh, Thần. Gặp ai hỏi tới kinh mình, thể như trúng tửu, thì nói như két. Sự thật chỉ biết học thuộc lòng, hoặc sao chép lại rồi đem ra dạy người khác. Chính là người nhép theo từ ngữ kinh, túi đựng kinh không hơn, không kém.

Người tinh tấn kinh điển chỉ khác một ly về trình độ kiến học. Thí dụ: Tôi theo Tịnh độ. Chấp cõi Tây Phương là có thật, chấp lục tự là bất biến không thể thay thế bằng tên Phật khác. Chấp Tín, Hạnh, Nguyện không bao giờ sai. Nhưng họ không thụ động bao nhiêu đó là tu được rồi. Họ truy tìm các nguồn gốc từ nơi Tín, Hạnh, Nguyện. Thế nào là tiêu cực, hay tích cực. Sau đó quay trở vào nhơn ngã tự tâm mà thực hành. Chính là lời Phật dạy. “Biết ta, không hiểu ta, là phỉ báng ta”.

2. Bảo thủ. Trong Phật học. Gọi là Si mê, hay Si. Thí dụ người có tâm chấp ngã do lòng tham, sân không hiểu rõ chánh tà, không đủ kiến học. Giống như lửa rơm. Nếu gặp được minh sư, hay có căn lành tự học được nơi kinh kệ mà tự minh tâm, kiến tánh tự sửa lại thân tâm.

Còn người đã có tâm si, giống như bệnh nội khoa, hết thuốc chửa (Vô minh thức) Tức là họ đã nghĩ. Ý họ đúng, các hành động họ làm hoàn toàn đúng. Nên dù có Tổ hiện xuống dạy, họ cũng không nghe. Ví như lửa than.

Thí dụ: Họ nghĩ pháp môn Thiền đang học là tối cao, kinh họ học là tối thượng. Nhưng căn cơ (trí thông minh) không có. Mà cố chấp theo học, 10 năm, 20,30 hoặc hết cuộc đời. Nặng thêm nửa, người việt không học kinh dịch chữ việt, mà theo kinh với từ ngữ nho, nôm, hán tự, Pali.v.v. Nên có thành công, thì cũng mất hết thời gian.

Nhưng người tinh tấn cũng có tâm si tương tự là. Cho dầu là kinh tối thượng họ cũng không học, vì họ tự biết không đủ trình độ. Chẳng thà học kinh chữ việt, chẳng thà lựa kinh dể mà có lợi ít cho trình độ tu sửa thân tâm.

Cho nên biết mình có tâm này hay không, cần phải xem lại sách, truyện, kinh Thiền Tông nói về phá chấp, và duy thức học để biết nguồn gốc do đâu mà bảo thủ.

2.1 Sự bảo thủ tôi. Thí dụ:Tôi rất thích Thiền Tông, nhưng không thể vì không đủ kiên nhẫn ngồi Thiền, không có thời gian vì cuộc sống nên không học.

Hiện tôi theo Tịnh độ, chuyên về Niệm Phật. Nhưng không thể nào học vô được kinh A Di Đà và các kinh khác tuy rằng rất thích, nhưng không có hợp duyên nên không học. Hàng ngày có thời gian thì. Lạy Phật, Niệm Phật mong thời gian huân tập sẽ từ từ thành thói quen Niệm Phật, sau là Lạy Phật cho bớt đi tâm ngã mạn. Nên có lý do tại sao mà bảo thủ. Không theo lời của các thầy dạy bảo.

Theo bắc tông Phật giáo, lại học kinh Nam Tông Phật giáo tại sao! - Giống như vừa nói ở phần trên. Và tôi cũng không lựa thầy dịch có tiếng tăm. Trong khi mình không học được. Nên nay đã chọn kinh dịch thuật của cư sĩ Thiện Nhựt. Nói đúng hơn là học lấy giáo lý xã hội thời Ngài còn là Thánh Nhân ở cỏi Ta-bà. Để áp dụng vào xã hội, cuộc sống của tôi ở ngày nay.

Cái bảo thủ sau cùng là tự biết mình không có trình độ kiến thức văn hóa mà vẩn làm, vẩn viết. Giống như múa rều qua mắt thợ. Ngốc mà đòi học khôn.

Lý do là hiện tôi chưa gặp được minh sư chỉ dạy! Nên mới ngốc.

Vả lại muốn đem cái hiểu của mình muốn làm sáng tỏ cái sai lầm học đạo của người đời (thường) mới.

Nên đã cố gắng dùng tâm suy nghĩ ra mà viết. Biết ngu mà vẩn làm.

3. Sùng kính hay mê tính: Sùng kính Kinh là người biết các kinh điều có sự lợi ít riêng của kinh. Nên biết mà sùng kính.

Mê tính kinh là người không biết các kinh điều có sự lợi ít riêng của kinh hoặc muốn học nhưng lại không hiểu. Mà vẩn thỉng về đầy nhà để thờ cúng. Có khi còn các ngôn ngữ khác không thể nào đọc được, học được. Thành mê tính vì không biết giá trị của kinh. Giống như nhà có vật quí mà không biết tận dụng vậy.

Nói một cách khác, người sùng kính là biết được nội dung của kinh hợp với mình và theo đó tu tập, chớ không phải tên kinh, người dịch, nơi chốn.

Cái biết của người trí là tâm kinh, cái biết của người mê tính kinh là chữ, tiêu đề, xuất xứ và người dịch kinh.

4. Làm mất lòng tin! -Thí dụ: Về tiểu sử và nguồn gốc kinh, Viết không ràng rẽ, có khi còn sai, nơi thời gian, nơi phát nguồn. (Hoặc nhiều người phiên dịch cùng một kinh tất nhiên có chổ sai biệt. Hoặc không có sự thống nhất kinh nào từ lớp A tới Z hay từ dể tới khó.v.v.)

4.1 Phật giáo chỉ là một, Nhưng đã chia ra nhiều tông phái!

Kinh Pháp cũng vậy. Kinh Bắc Tông không biết kinh Nam Tông, Kinh bên Tịnh độ khác hơn, Kinh bên Thiền Tông khác, Kinh bên Mật độ tông.v.v.

Làm lòng người cũng có sự khác biệt, rồi từ sự khác biệt sanh ra chấp ngã. Từ sự chấp ngã sanh ra mất lòng tin với nhau. Thử hỏi người đời làm sao biết nơi nào là gốc, chốn nào là ngọn.

Tóm lại lòng tin không phải là mê tín. Phải chứng minh bằng thực thể có thật, minh chứng, đem lại sự lợi ít cho đường tu, cho mình, và cho mọi người nói riêng.[/color]

Ý nghĩa của chủ đề?

Cư sĩ:

Chẳng phải vì trì giới nghiêm-túc,
Chẳng phải do kiến-thức thật cao,
Chẳng phải vì thiền-định thâm sâu,
Chẳng phải do sống xa trần-tục,
Mà có thể tự-mãn:
"Ta nay hưởng phước hạnh viễn-ly
Mà các phàm-phu làm gì hưởng được!"
Tỳ-kheo! Chớ xao-lãng
Kiên-trì diệt lậu-hoặc cho xong.
(Kệ số 271 và 272.)
Dịch giả Thiện Nhựt:

Ý nghĩa của bài kệ?

Lời hay ý đẹp?

I. Thêm chi tiết:

Kính gởi Thầy, Cô, Admin, và các bạn hữu.

1. Để đem lại sự lợi ích chung cho diễn đàn và các Phật tử tại gia nói riêng, thỉng cầu quí vị tra xét, phê bình, kiểm chứng các chi tiết sai lầm.
Như là: Sai tiêu đề, chủ đề, kết luận, văn từ đạo/đời, chánh tả.v.v.

2. Giải đáp, bình luận các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đời.
3. Giải đáp, luận bàn, vấn đáp các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đạo.

II. Ý nghĩa học hỏi:

Thứ nhứt cho người mới.
Thứ hai ôn lại bài,
Thứ ba thêm kiến thức,
Thứ tư học kinh nghiệm.
Thứ năm ứng-dụng đời/đạo.

III. Mục đích thực dụng:

Năng cao đời sống cộng đồng. Và Giáo lý Phật-giáo nói riêng.

IV. Nhớ nhớ:

Bạn tôi nhắn nhủ đôi điều,
Cho người mới học đặng ngay hiểu nhiều.
Trước là Phật Học Phổ Thông,
Sau là Pháp Cú làu thông, thuộc lòng.
Thông này chẳng hiểu liền ngay,
Hai mươi tiểu luận đọc ngay hiểu liền.

Thân ái. TN

http://sites.google.com/site/layphat/
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 19/06/10 07:34 với 6 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lòng tin giữa người chấp kinh và tin tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Học Phật Pháp không phân biệt giữa Nam và Bắc.

Nếu hiểu thì tự biết chọn lọc pháp để giúp mình tu giải thoát, pháp nào ông thấy lợi ích cho ông thì ông thực hành học hỏi thôi.

Cốt yếu là ông an vui hạnh phút, cảm thấy bớt tham sân si, an lạc hiện tại và được giải thoát mai sau, pháp nào giúp ông được như thế thì ông nên học hỏi thực hành.

Còn về câu hỏi làm sao có lòng tin với Phật pháp?

Phật dạy Tứ Thánh Đế, đầu tiên là cuộc đời là Khổ. Ông có tin nhận điều đó không?

Nếu tin thì Phật Pháp chính là pháp mà giúp ông thoát khỏi mọi đau khổ, giúp ông giải thoát mọi ràng buộc vô minh. Ông có khổ vô minh, ông có muốn giải thoát khỏi mọi đau khổ và vô minh không?

Hãy thử thực tập những pháp trừ khổ mà Phật dạy, xem có đúng không, có thật giúp ông không. Nếu đúng có lợi ích giúp ông thì được rồi. Y giáo phụng hành.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Lòng tin giữa người chấp kinh và tin tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thánh_Tri đã viết:Học Phật Pháp không phân biệt giữa Nam và Bắc.

Nếu hiểu thì tự biết chọn lọc pháp để giúp mình tu giải thoát, pháp nào ông thấy lợi ích cho ông thì ông thực hành học hỏi thôi.

Cốt yếu là ông an vui hạnh phút, cảm thấy bớt tham sân si, an lạc hiện tại và được giải thoát mai sau, pháp nào giúp ông được như thế thì ông nên học hỏi thực hành.

Còn về câu hỏi làm sao có lòng tin với Phật pháp?

Phật dạy Tứ Thánh Đế, đầu tiên là cuộc đời là Khổ. Ông có tin nhận điều đó không?

Nếu tin thì Phật Pháp chính là pháp mà giúp ông thoát khỏi mọi đau khổ, giúp ông giải thoát mọi ràng buộc vô minh. Ông có khổ vô minh, ông có muốn giải thoát khỏi mọi đau khổ và vô minh không?

Hãy thử thực tập những pháp trừ khổ mà Phật dạy, xem có đúng không, có thật giúp ông không. Nếu đúng có lợi ích giúp ông thì được rồi. Y giáo phụng hành.
Xin giảng thêm về khổ đế?

Cách nào biết được mình không chấp, không bảo thủ?
Sùng kính hay mê tính?
ý kiến về lòng tin?


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Chấp hay tinh tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Xin được góp một vài ý kiến:

Khổ đế ! Chân lý đầu tiên được đức Phật tuyên thuyết. Tự nó đã nói lên tầm quan trọng trong giáo lý thoát khổ. Là nền tảng, là nhân cho 3 thánh đế còn lại.

Thoát khổ để làm gì khi con người khăng khăng anh ta không hề đau khổ? Làm thế nào để một người sống trong vinh quang và dư thừa vật chất chấp nhận mình đang chịu đau khổ? Nếu say mê nói về khổ, cách diệt khổ với anh ta thì không khéo sẽ bị tống ra khỏi nhà trước khi kịp nhắc đến Đức Phật và Chánh Pháp của ngài.

Một sự thật cần phải làm cho rõ biết, đó là khổ-trạng thái bất toại nguyện của thân và tâm luôn theo sát con người như bóng với hình. Không có sự rõ biết này, còn có gì đáng giá hơn?

Và như vậy, các cảm xúc bất toại nguyện hiện diện trong từng phút giây. Cần gì nói đến trạng thái đau khổ.
-Ngồi lâu một chút là muốn thay đổi tư thế, đó là cảm giác không thoải mái của thân lộ diện.
-Cảm thấy khó chịu với khí hậu bất thường, quá nóng hay lạnh, đó không phải là khổ?
-Sống phụ thuộc vào vật thực, thích thú khi ăn ngon, không vui khi không hợp khẩu vị, đó là khổ.
-Lo lắng cho những gì chưa xảy đến, hối tiếc vì những gì đã qua, nóng giận, bất an, tâm thường chỉ quanh quẩn với những thứ như vậy. Không thể kể hết những thứ khó chịu, những cảm giác không thoải mái mà con người trải qua trong từng giây. Đó là những sự thật đơn giản nhất không thể phủ nhận.

Vì quá quen thuộc với những gì đang xảy ra, chúng ta không thực sự trực nhận về khổ đau hay trạng thái không toàn mãn. Nói một cách khác, chúng ta đã trở nên chai lỳ với những gì mình phải liên tục gánh chịu.

Quen thuộc đến mức chúng trở nên bình thường. Vậy lý do nào để con người tìm đến giáo lý thoát khổ nếu họ không rõ biết về khổ-bạn tri kỷ chung thủy như bóng với hình của họ ?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chấp hay tinh tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

tqh009 đã viết:Xin được góp một vài ý kiến:

Khổ đế ! Chân lý đầu tiên được đức Phật tuyên thuyết. Tự nó đã nói lên tầm quan trọng trong giáo lý thoát khổ. Là nền tảng, là nhân cho 3 thánh đế còn lại.

Thêm chi tiết:
Là nền tảng, là nhân của 3 thánh đế còn lại. Không thể nào 1 ngày, 1 năm,10, 100 năm là trừ diệt hết căn! Trong Thập Nhị Nhân Duyên. Khổ là nguồn gốc của ái. Nay là chữ Tình. Muốn diệt khổ, thì ta tìm hiểu lại nguồn gốc của khổ mới hy vọng đoạn khổ...(Bạn có thể xem lại coi về tiêu đề "Giải mã: Chữ Tình"). Thân.

Thoát khổ để làm gì khi con người khăng khăng anh ta không hề đau khổ? Làm thế nào để một người sống trong vinh quang và dư thừa vật chất chấp nhận mình đang chịu đau khổ? Nếu say mê nói về khổ, cách diệt khổ với anh ta thì không khéo sẽ bị tống ra khỏi nhà trước khi kịp nhắc đến Đức Phật và Chánh Pháp của ngài.

Thêm chi tiết:
Do vậy: Tiêu đề bài Chấp hay Tinh tấn là chổ này. Nên càng cố tránh sử dụng ngôn từ đạo, đối với người chưa hiểu đạo là vậy. Thân.

Một sự thật cần phải làm cho rõ biết, đó là khổ-trạng thái bất toại nguyện của thân và tâm luôn theo sát con người như bóng với hình. Không có sự rõ biết này, còn có gì đáng giá hơn?

Và như vậy, các cảm xúc bất toại nguyện hiện diện trong từng phút giây. Cần gì nói đến trạng thái đau khổ.
-Ngồi lâu một chút là muốn thay đổi tư thế, đó là cảm giác không thoải mái của thân lộ diện.
-Cảm thấy khó chịu với khí hậu bất thường, quá nóng hay lạnh, đó không phải là khổ?
-Sống phụ thuộc vào vật thực, thích thú khi ăn ngon, không vui khi không hợp khẩu vị, đó là khổ.
-Lo lắng cho những gì chưa xảy đến, hối tiếc vì những gì đã qua, nóng giận, bất an, tâm thường chỉ quanh quẩn với những thứ như vậy. Không thể kể hết những thứ khó chịu, những cảm giác không thoải mái mà con người trải qua trong từng giây. Đó là những sự thật đơn giản nhất không thể phủ nhận.

Vì quá quen thuộc với những gì đang xảy ra, chúng ta không thực sự trực nhận về khổ đau hay trạng thái không toàn mãn. Nói một cách khác, chúng ta đã trở nên chai lỳ với những gì mình phải liên tục gánh chịu.

Quen thuộc đến mức chúng trở nên bình thường. Vậy lý do nào để con người tìm đến giáo lý thoát khổ nếu họ không rõ biết về khổ-bạn tri kỷ chung thủy như bóng với hình của họ ?
Thêm chi tiết:
Tóm lại đau khổ là tất cã của hành tướng của loài hữu tình.

Bạn có thể tìm thêm chi tiết, về cái tiêu cực nào nửa không trong tiêu đề này?

Mọi người rất cần bạn.
Thân! Hy vọng gặp lại bạn trên viển đàn.


tqh009
Bài viết: 343
Ngày: 27/01/10 22:35
Giới tính: Nam
Đến từ: Giac ngo

Re: Chấp hay tinh tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi tqh009 »

Các trạng thái khó chịu của thân và tâm luôn hiện diện mọi lúc mọi nơi. Nếu cần dẫn chứng để chỉ ra thì chẳng khó khăn gì. Chúng chỉ quanh quẩn, bám víu vào các ham muốn, ước vọng của tâm trí để tồn tại.
Phải thức trong trạng thái buồn ngủ là một sự khó chịu. Một giấc ngủ mộng mị hay phải dậy khi còn thèm ngủ là các trạng thái không thỏa mãn con người phải đối mặt hàng ngày. Ngay cả ăn uống và các hoạt động sinh lý khác đều chứa đầy sự không toại nguyện. Dù có sở hữu một thân thể khỏe đẹp, chúng ta cũng không cảm thấy trọn vẹn vì một vài khuyết điểm nhỏ. Mong muốn có được khuôn mặt như thế này, thân hình như thế kia, những ước vọng về tài sản, danh vọng không bao giờ ngừng dằn vặt tâm trí.

Bởi vì ai cũng như vậy cả thôi, sự giằng xé ấy trở nên quá đỗi bình thường. Vấn đề là chúng ta thiếu sự rõ biết về những gì mà tâm của mình đang phải chịu đựng. Đó là trạng thái không thỏa mãn. không toại nguyện, khổ. Như vậy, tầm quan trọng của thánh đế thứ nhất chưa được thông hiểu một cách sâu sắc.

Không trực nhận về những gì đang xảy ra trong nội giới, sẽ không có chuyện truy nguyên được nguồn gốc của khổ. Giáo lý thoát khổ với một tâm thức như vậy thực sự chẳng có ý nghĩa gì.

Sự thật là khổ-không toại nguyện xảo quyệt hơn chúng ta tưởng. Cái chúng ta biết dường như chỉ là bề nổi của tảng băng trôi. Đó chỉ là bình diện tri thức, thao thao nói về khổ không có nghĩa là nhận biết được khổ, trực nhận về khổ. Đừng nói đến chuyện truy nguyên về nguồn gốc của khổ cho đến thực hành giáo lý thoát khổ. Nghe thì biết, học thì nhớ, nhìn thì thấy, nhưng rõ biết về chúng là hoàn toàn khác, đòi hỏi những nỗ lực lớn, cố gắng lớn.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Chấp hay tinh tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

"tqh009"]

Thoát khổ để làm gì khi con người khăng khăng anh ta không hề đau khổ? Làm thế nào để một người sống trong vinh quang và dư thừa vật chất chấp nhận mình đang chịu đau khổ? Nếu say mê nói về khổ, cách diệt khổ với anh ta thì không khéo sẽ bị tống ra khỏi nhà trước khi kịp nhắc đến Đức Phật và Chánh Pháp của ngài.

Đói với người không thấy khổ đau thì đừng nên khuyên họ tu Phật Pháp. Cứ để họ vui chơi đến khi có già và bệnh thì lúc đó mới nói tức họ sẽ nghe thôi. ép qua sẽ mất thiện cảm, làm họ có thành kiến đối với Phật Pháp thôi. Hơn nữa Phật Pháp Cao Sâu "Trăm ngàn muốn kiếp khó tìm cầu" thì đâu thể làm dễ dàng cho họ tìm gặp được.

Còn trẻ háo thắng, tung hoành giang hồ, già rồi đầm tỉnh lại, có kinh nghiệm nhiều về đời sống thì sẽ dễ học Phật hơn. Bởi vậy các chùa người chịu tu hành nhứt là các người già :). Số đó là đông đảo nhứt.

Hoặc giả khi họ đau khổ thì sẽ tìm đạo thôi. Không được ở đời nầy thì đời khác vậy.

Ta nên lo chính mình, tùy duyên mà giúp người hữu duyên là được.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Lòng tin giữa người chấp kinh và tin tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Xin giảng thêm về khổ đế?
Nói hoài cũng không hết cái Khổ đâu!

Nhưng nói sơ, nói chung, thì Sanh, Già, Bệnh, Chết là bốn cái khổ chính của loài người, loài vật.

Những gì có sanh ra thì ắt sẽ có diệt mất. Đấy gọi là Vô Thường.

Những gì đã Vô Thường không bềnh vững thì là KHỔ.

Những gì đã Vô Thường và Khổ thì những thứ đó KHÔNG PHẢI LÀ TA, LÀ CỦA TA, LÀ TỰ NGÃ CỦA TA. Nên gọi là Vô Ngã.

(Ở trên là Theo Kinh Vô Ngã Tướng)

Sanh Diệt, Sống Chết không phải một đời, một năm, một tháng, cũng chẳng phải là một ngày mà từng trong mỗi hơi thở, thậm chí cho đến sát na.

Cách nào biết được mình không chấp, không bảo thủ?
Nếu biết thế gian vạn vật đều là Vô Thường, Khổ, Vô Ngã thì sẽ không còn chấp trước, tranh danh đoạt lợi nữa. Nhưng không chấp hoàn toàn thì phải tu hành cho đến khi chứng Thánh Quả. Chúng ta hiện chưa phải là Thánh thì vẫn còn chấp trước.
Sùng kính hay mê tính? ý kiến về lòng tin?
Nếu thấy rỏ thế gian vạn vật là Vô thường, khổ, vô ngã là mê tín hay chánh tín? Giác hay Mê?


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Chấp hay tinh tấn kinh!

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Không trực nhận về những gì đang xảy ra trong nội giới
vâng, khi làm một cuộc hành trình thì ta cần có con mắt để thấy đường đi

khi làm một cuộc hành trình tâm linh (nội giới) thì ta thấy bằng gì? bằng tỉnh thức, sự biết tâm tư ngay trong hiện tại; sự học hỏi và tu tập phật pháp sẽ giúp một người có sự tỉnh thức này
:)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.19 khách