Sen và Bùn (Bài 058-059)

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Sen và Bùn (Bài 058-059)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ái ngã luận (bài làm số 20)

1. Dựa đề 1:

Phiền não là Bồ đề

Tất cả những sự lo nghĩ thuộc phạm vi lợi kỷ đều do tâm phát sanh ra việc nghĩ tưởng, những điều lợi ích riêng cho mình, cho thân tộc mình, cho cái ta bẩn thỉu, đó là PHIỀN NÃO. Vì thế nên những điều nghĩ tưởng của nhân loại, chúng sanh trên phạm vi tư lợi, tự giác, Đức Lục Tổ Huệ Năng cho đó là phiền não.

Trái lại, cũng với trí huệ đó con người nghĩ tưởng những điều lợi ích cho toàn thể chúng sanh, vì chúng sanh mà hành động chớ không phải riêng cho cá nhân, thì họ ở trong cảnh trạng BỒ ĐỀ. Thế nên Lục Tổ nói phiền não tức Bồ đề.

Nhập Bồ Đề Tâm tức là học làm Phật và có học Phật mới tiến được đến lãnh vực NHẬP PHẬT TRI KIẾN.

Khi thể hiện Phật tánh liên tục tức là đã thành Phật như Phật. Đó là trạng thái Như Như. Người và chúng sanh đều có thể hiện Phật tánh, nhưng chỉ ở trong tình trạng vô ý thức, trong tình trạng bất ngờ, trong tình trạng vô tri, vô giác. Trạng thái ấy chỉ phát hiện trong lúc tâm tư con người được thanh tịnh và thư thái nhứt trong đời sống.... không bị quay cuồng theo giòng tư kỷ.

Bình luận.1: Sự thật phiền não tức là ngã tánh. Nếu không Thiền-định, thì không có trí huệ, Người đã thông suốt trí huệ, tất nhiên cũng thông suốt các phiền não. Thấy được phiền nào thì mới diệt phiền nảo, khi không còn phiền nảo, tâm thanh tịnh sẽ hiện thị.

Con người thể hiện được Phật tánh là khi nào đã thoát ra ngoài vòng tư kỷ, tư lợi, xa lìa được cái ta bẩn thỉu, xa lìa tư dục.
Nếu con người chưa an trụ được trong cảnh giới Đại Định thì khó có thể hiểu được câu: “Phiền não tức Bồ Đề”.

Bình luận.2: Vậy người mới tu Thiền, thì không nên theo kinh thuyết, mà phá chấp bậy bạ, khi chưa quán triệt được sự phân biệt giữa kiến thức và tuệ thức.

Nếu chưa rõ tột lý câu Phiền não tức Bồ Đề thì chưa “NHẬP BỒ ĐỀ TRI KIẾN”.
Từ chỗ Tri kiến Bồ Đề Tâm đến chỗ “thể hiện Phật tánh” nó chỉ một liên quan mật thiết, mà Thiền gia an trụ trong ĐẠI ĐỊNH mới có thể đọc đuợc sự liên quan đó trong quyển kinh VÔ TỰ của Đạt Ma Sư Tổ mới có thể thấy được điều ấy nơi “Chánh pháp nhãn tạng” mà Phật đã phó chúc cho ông Đại Ca Diếp.

Khi một niệm phát sanh duyên theo đời thì đó là phiền não và niệm niệm như thế liên tục mãi, thì con người cứ luân chuyển mãi theo bánh xe luân hồi. Khi bánh xe luân hồi cứ mãi quay thì con người không sao thoát ly ra được. Con người vì thế bị trói buộc vào bánh xe luân hồi, bằng những sợi dây vô hình. Những sợi dây đó tức là phiền não, là những tư tưởng, những niệm duyên theo ĐỜI.
Muốn dứt sự luân hồi thì phải dứt niệm duyên theo ĐỜI, và đồng thời xoay niệm đó theo ĐẠO.

Bình luận.3: Nếu đã dứt duyên theo đời, tức là không nói, không nghĩ thị phi và cách ly luôn với người. Còn ngược lại. Thì còn cái “Tình”. Nên tu mà không thấy mình tu, mới là tu. Hay “Tự giác, giác tha, giác hạnh viên mãn”.

Có nhiều sách viết vắn tắt “muốn dứt phiền não, muốn dứt luân hồi thì phải dứt niệm”. Đó là sai lầm! Nếu dứt niệm tức là xác thân đâu còn hoạt động lúc bấy giờ hành giả đã chết rồi.
Nhiều Thiền gia sơ cơ tưởng dứt niệm là an trụ vào ĐẠI ĐỊNH. Thật ra cái nghĩa đó là chấm dứt tất cả mọi điều nghĩ tưởng tức là tập trung tư tưởng đến chỗ rốt ráo.

Khi tất cả tư tưởng đều vắng lặng chỉ còn một tư tưởng duy nhất thánh thiện, gom nó về một mối gọi là “Nhứt tâm”. Đó là Đại Định. Thiền gia đến giai đoạn này thì sẽ nhận những hậu quả hoặc kết quả như thế này:

Hậu quả:
• Nếu Thiền gia nhứt tâm theo các điều hung dữ, độc ác thì sẽ lọt vào vòng sa đọa muôn kiếp ngàn đời, không còn phương tiện thoát ly cái MÊ của chúng sanh...
• Nếu hành giả nhứt tâm theo tư dục, ba nghiệp “Thân, Khẩu, Ý” không được thanh tịnh tức là nhứt tâm theo Đời thì hành giả sẽ luân chuyển mãi trong vòng luân hồi, trải qua muôn kiếp ngàn đời không làm sao tìm ra lối thoát và cứ thế luân hồi mãi trong biển Phiền Não.
Bình luận.4: Do vậy nếu không thực hành đúng Pháp, thì sẽ rơi vào hậu quả này.
Kết quả:
• Nếu Thiền gia nhứt tâm theo Đạo... Nhứt tâm theo pháp lành như trong câu “Nhứt niệm A Di Đà” thì Thiền gia sẽ tự giải thoát khỏi mọi điều phiền não nơi cõi Ta Bà. Chớ không phải nhứt niệm theo lối hữu vi như nhứt niệm A Di Đà.

Bình luận.5: Lối hữu vi như nhứt niệm A Di Đà là chỉ biết niệm lục tự không có Thiền-định. Bạn là người mới thì theo lối đi hữu vi Niệm Phật rất tốt. Lâu dần, bạn sanh trí lực, từ trí lực đi vào Thiền-định là lối tu “Tiệm trước”. “Đốn sau”.

• Nếu Thiền gia nhứt tâm với Bồ Đề, với Niết Bàn thì Thiền gia sẽ được tự do tự tại ra vào nơi cảnh giới ấy (mặc dầu đang sống trong trần gian).

Khi ra đi muốn đến cõi Ta Bà, hay đến cõi Diêm Phù để thể hiện Tâm Đại Bi, để cứu độ chúng sanh ra khỏi mọi sự khổ đau và tội lỗi (chớ không phải tội nghiệp vì luân hồi mà sanh ra nơi cõi tạm Ta Bà).
Khi vào tức là trở về nơi Niết Bàn (lúc tịch diệt lìa bỏ thân xác) mà an hưởng “Thường, Lạc, Ngã, Tịnh”. Hay là nhập cảnh giới Bồ đề để thọ sự giáo hóa của chư Phật mười phương.
Thế nên, Lục Tổ Huệ Năng nói một câu vắn tắt trong Pháp Bảo Đàn kinh là “Phiền não tức Bồ đề” đều do nơi Trí Bát Nhã mà ra vậy. Và nếu không phải là Thiền gia thì khó mà thể hiện cái Trí Bát Nhã này.
(trích trong Thiền tông đông độ–Lục Tổ Huệ Năng và Phái Lâm Tế)
---o0o---

Dựa đề 2:

Phiền não là Bồ đề

Chi 1.
Tại sao lại có câu " Phiền não là Bồ đề " ? Nói như vậy chẳng phải là nghịch lý lắm sao ?
Vì phiền não (kilesa), cũng như lậu hoặc (asava), là những điều làm vẩn đục tâm thức, đưa tới hành động bất thiện (akusala), là lý do của khổ đau (dukkha). Chúng trói buộc chúng ta đời đời kiếp kiếp trong vòng sanh tử luân hồi (samsara).

Tu là tìm cách dứt bỏ các phiền não đó, từng cái một, như nhổ từng ngọn cỏ dại trong một khu vườn. Nhổ được ngọn này thì ngọn kia lại mọc ! cho đến khi... Cho đến khi không còn một mẩy may phiền não nữa, thì hành giả đã đạt được giác ngộ, hay Bồ đề (bodhi), tức là trở thành Phật, gọi là A La Hán theo truyền thống Nguyên thủy. Đồng thời tự giải thoát (moksha) ra khỏi sanh tử luân hồi, và đạt được Niết Bàn (nibbana).

Như vậy " phiền não " đối ngược lại với " Bồ đề ", và " luân hồi " đối ngược lại với " Niết Bàn ", cũng như " trắng " với " đen ", " thiện " với " ác ", v.v. ; khi có cái này thì không thể có cái kia.

Nếu lấy hình ảnh làm tượng trưng, thì phiền não là bùn lầy, mà Bồ đề là hoa sen, bùn lầy là bùn lầy, mà hoa sen là hoa sen, không thể nào lẫn lộn vàng thau được. Nếu " phiền não là Bồ đề " thì chẳng còn lý do gì để tu Phật nữa : ăn chay, giữ giới, tụng kinh, ngồi thiền làm gì, khi mà phiền não đã tự nó là Bồ đề rồi, chẳng làm gì rồi cũng thành Phật !
Vậy thì, tại sao lại có câu lạ lùng như vậy, đi ngược lại với lời dậy nguyên thủy của đức Phật ?

Thật ra, chúng ta cũng thừa biết rằng ở đời không có gì trắng hoàn toàn, mà cũng không có gì đen hoàn toàn, thiện và ác cũng chỉ là tương đối; tất cả đều là tương đối.

Rồi tất cả đổi thay, từ trắng ra đen, từ tối ra sáng, từ đục ra trong. Sen trong đầm tàn tạ rồi cũng hóa thành bùn, bùn bổ dưỡng rễ rồi cũng hóa thành sen...

Bình luận.6: Lối chấp này, vì bạn chưa đốn ngộ và chưa có tuệ thức. Nếu bạn muốn là bùn (làm ác thì sẽ rơi ngay vào địa ngục thế gian. Muốn là Sen thì phải Tu (thực hành). Hạnh phúc hiện tại hay không chính là do bạn. Lối chấp thiền là dao hai lưỡi đó bạn. Tu theo Thiền Tông Việt-nam theo Trần thái Tông, Tuệ Trung thượng sĩ thì lưỡng toàn.

Chắc các bạn hẳn còn nhớ câu chuyện một gã samourai thắc mắc không biết " thiên đường, địa ngục " là gì, nên mới tìm đến hỏi một vị thiền sư. Nghe xong, vị thiền sư lên tiếng mắng: " - Đồ ngu! Có thế mà cũng không biết ". Gã samourai nổi xung, mặt mày đỏ gay, rút kiếm đưa lên cao. " - Đó là địa ngục ", vị thiền sư thản nhiên nói. Giật mình và sượng sùng, gã samourai nét mặt dịu hiền trở lại, và từ từ hạ kiếm xuống. " - Đó là thiên đường ", vị thiền sư nheo mắt mỉm cười.

Như vậy là chỉ trong một nháy mắt, gã samourai đã xuống địa ngục và lên thiên đường.
Chỉ trong một nháy mắt, tâm thức hắn đã thay đổi, phiền não đã trở thành Bồ Đề. Thật ra, địa ngục hay thiên đường chỉ là ảo tưởng, là huyễn tượng, không hề có thật.
Huyễn tượng là huyễn tượng, cho nên địa ngục cũng là thiên đường, và phiền não cũng là Bồ Đề.

Chi 2:
" Phiền não là Bồ đề " cũng không khác gì " luân hồi là Niết Bàn ". Đó chính là một tôn chỉ của Đại Thừa, một biểu hiện của tinh thần Bát Nhã. Ngài Long Thụ (Nagarjuna) (tk. 1-2), nhà luận sư Ấn Độ đã sáng lập trường phái Trung Quán (Madhyamaka), đã chứng minh điều đó.

Theo ngài, nếu ta lấy khởi điểm là giáo lý căn bản của đức Phật, tức là vô ngã (anatta), duyên khởi (paticca-samuppada), thì ta sẽ đi tới tánh không (sunyata), rồi từ tánh không sẽ tới " luân hồi là Niết Bàn ".

Bình luận.7: Rất đúng! Nói về chơn lý vô ngã “Tánh Không”.

Nếu ngừng ở giáo lý cổ điển (như Tứ Đế, Bát Chánh Đạo, ngũ uẩn, lục căn, lục trần...), thì ta chỉ hiểu sự thật tương đối, qui ước (paramartha-satya), hay tục đế, trong khi sự thật tuyệt đối (samvriti-satya), hay chân đế, vì mang tánh không, không nắm bắt, không diễn tả được, cho nên vượt khỏi khái niệm, ngôn từ.

Tuy nhiên, chỉ cần đọc lại ba câu 277, 278 và 279 của Kinh Pháp Cú (Dhammapada): " Các hành vô thường. Các hành khổ. Các pháp vô ngã " (Sabbe samkhara anicca. Sabbe samkhara dukkha. Sabbe dhamma anatta), là chúng ta cũng thấy tầm quan trọng của các suy diễn theo sau.

Nhà Phật học Walpola Rahula đã nói rõ tại sao hai câu trên dùng chữ " hành ", mà câu cuối lại dùng chữ " pháp ". " Hành " tức là các pháp hữu vi (conditionnés), tức là ngũ uẩn; trong khi đó " pháp " gồm tất cả các pháp, hữu vi và vô vi - Niết Bàn là pháp vô vi -. Như vậy, không phải chỉ có cái ta (ego) là vô ngã, mà Niết Bàn cũng là vô ngã.

Bình luận.8: Nếu ngã đi vào vô ngã tức là chết. Thì người tu đâu còn “Tình” biết suy nghĩ trắng đen. Nên phải chấp ngũ uẩn là thật, các pháp “Hữu vi” là thật. Từ Có mới đi vào Không là vậy.

Vì tất cả các pháp (dhamma) đều hiện hữu do duyên khởi, cho nên mọi sự vật đều không có tự tánh, tức là không (sunya). Như vậy, mặc dù trong kinh điển nguyên thủy không có từ tánh không (sunyata), nhưng theo ngài Long Thụ, tánh không đã có mặt tiềm ẩn trong duyên khởi, và nói tới cái này tức là nói tới cái kia.

Điều đó, ngài đã nói rõ trong Trung Quán luận tụng (Madhyamaka-karika): " Duyên khởi, ta gọi là không " (chương XXIV, câu 18).

Và vì tất cả các pháp không có tự tánh, vì tất cả là không (" vạn pháp giai không "), cho nên tất cả đều như nhau, không khác gì nhau. Bởi vì luân hồi là không, Niết Bàn cũng là không, cho nên luân hồi là Niết Bàn, cũng như lời ngài đã nhắc đi nhắc lại trong Trung Quán luận tụng: " Không có một sự khác biệt nào giữa luân hồi và Niết Bàn " (chương XXV, câu 19). " Ranh giới của Niết Bàn là ranh giới của luân hồi. Giữa hai bên, không thể tìm thấy một sự khác biệt nào, dù vi tế nhất " (chương XXV, câu 20).

Như vậy, " luân hồi là Niết Bàn " đương nhiên trở thành một điểm nòng cốt của giáo lý Đại Thừa, của tinh thần Bát Nhã. Theo ngài Nguyệt Xứng (Candrakirti)(tk. 7), luận sư nổi tiếng thứ hai của phái Trung Quán, tánh không không phải chỉ là một lý thuyết suông, mà còn đóng một vai trò thực tiễn giúp con người tự giải phóng trên con đường giải thoát theo đạo Phật. " Mọi nhận thức về thế giới đều bị ngăn chận bởi tánh không, vì qua đó người ta nhìn thấy rõ cái không của mọi hiện hữu "(Minh Cú luận, Prasannapada).

Thấy rõ cái không của chính mình, làm cho người ta thoát khỏi sự trói buộc. Tánh không làm tan biến đi tất cả các ý tưởng, lời nói, hành động và các điều bất tịnh gắn liền với chúng. " Từ đây, ta gọi không là Niết Bàn, vì nó mang lại sự ngưng nghỉ của tất cả mọi ưu tư ". Thế giới sanh tử (samsara) và Niết Bàn đều là không, cho nên hai bên không có khác gì nhau. Phiền não và Bồ Đề cũng vậy.

Cuối cùng, theo Candrakirti, " bài học của đức Thế Tôn nhằm hướng dẫn chúng ta tới sự thật chân thật, an tịnh, không lệ thuộc vào một điều gì, không bị cản trở bởi ý tưởng, suy tư, không còn một mẩy may phân biệt ".
Nguyên Phước
(20/01/2010)


Bình luận.9: Tóm tắc lại các bài bình luận: Thuyết kinh Bát-nhã đại thừa, và Kinh kim-cang là pháp đốn ngộ. Trực chỉ, kiến Tánh thành Phật. Còn Tứ diệu đế. Là Pháp Tiệm-ngộ (Từ chận, từ gốc của khổ mà diệt bằng dao trí tuệ (Đạo-đế).

Kiến tánh thành Phật không dùng trí thế gian luận bàn chỉ là giả thuyết (Dù bạn là giản-sư hay nhà tâm lý học hoặc Triết học gia cũng không thấy được tánh “Không”. Bạn chỉ là người Thuyết-giả).

Bạn là người Thuyết-giả hay Hành-giả thì hãy luận bàn vào cho tới tận gốc của nó trong sự phân biệt giữa Hành-giả và Thuyết-giả, thì mới hy vọng tìm được tánh “Không”. Tức là Hành-giả thật sự (Gọi là thực hành Thiền-định).

Trong các xã hội nào trên thới giới này, Sự chứa đựng của bùn thì nhiều hơn Sen. Cho nên người đời khó phân biệt chánh tà, trắng đen. “Giống như câu: Sen tàn sẽ làm phân cho bùn, còn bùn sẽ nuôi sen”. Chính là “Phiền não là bồ đề” vậy. Nếu bạn muốn là Sen thì sẽ Tu, Tu tất phải sửa. Sửa trong xã hội hiện tại này. Nhân Phiền não ở đâu! – Là tất cã trong chữ “Tình” của ngôn từ ngày nay. Hãy suy nghĩ rồi hãy tiếp tục, thấy sai thì mới biết sửa đúng. Sửa đúng mới gọi là Tu.

Chú thích: Nhân của Khổ là Tập đế (10 Kiết sử chánh gọi chung lại là "Tham,Sân,Si".
Nhân của Tập đế là ái (Sắc,Thanh,Hương,Vị,Xúc,Pháp).
Nhân của ái là gì?



Ý nghĩa của chủ đề?

Cư sĩ:

Giữa hố rác dơ bên đại-lộ,
Hoa sen thơm nở, đẹp lòng người.
Cùng thế ấy, giữa chợ đời phàm-tục,
Kẻ mê-mù còn nhung-nhúc nơi nơi.
Nhô lên cao, với trí-huệ sáng ngời,
Người đệ-tử chơn-thành của Đức Phật.
(Kệ số 058 và 059)
Dịch giả Thiện Nhựt:

Ý nghĩa của bài kệ?

Lời hay ý đẹp?

I. Thêm chi tiết:

Kính gởi Thầy, Cô, Admin, và các bạn hữu.

1. Để đem lại sự lợi ích chung cho diễn đàn và các Phật tử tại gia nói riêng, thỉng cầu quí vị tra xét, phê bình, kiểm chứng các chi tiết sai lầm.
Như là: Sai tiêu đề, chủ đề, kết luận, văn từ đạo/đời, chánh tả.v.v.

2. Giải đáp, bình luận các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đời.
3. Giải đáp, luận bàn, vấn đáp các quyết nghi “Giáo lý học” theo chuyện đạo.

II. Ý nghĩa học hỏi:

Thứ nhứt cho người mới.
Thứ hai ôn lại bài,
Thứ ba thêm kiến thức,
Thứ tư học kinh nghiệm.
Thứ năm ứng-dụng đời/đạo.

III. Mục đích thực dụng:

Năng cao đời sống cộng đồng. Và Giáo lý Phật-giáo nói riêng.

IV. Nhớ nhớ:

Bạn tôi nhắn nhủ đôi điều,
Cho người mới học đặng ngay hiểu nhiều.
Trước là Phật Học Phổ Thông,
Sau là Pháp Cú làu thông, thuộc lòng.
Thông này chẳng hiểu liền ngay,
Hai mươi tiểu luận đọc ngay hiểu liền.

Thân ái. TN

http://sites.google.com/site/layphat/
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 19/06/10 07:33 với 14 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Hãy giúp chúng ta giải mã thêm về chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tình cảm là gì?
Tình Thương là gì?
Tình Nghĩa là gì?
Và Tình yêu như thế nào mới tốt đẹp?
Loạn luân là gì? Loạn luân bằng tư tưởng tốt hay xấu?
Tình cảm nào bạn cần hỏi?
Những lời của ông đã nói đều trật lất hết, 4 phần định nghĩa đều hiểu sai lầm.

Những câu hỏi nầy tôi xin trả lời một câu gồm trọn:

Là hư vọng giả dối, thấy biết sai lầm, chấp ngã chấp pháp.

Lìa tất cả, trở về chân tâm thường trụ thể tánh tịnh minh thì mới tốt đẹp, hạnh phúc yên vui.

Tôi không biết ông lập cái topic nầy có ích lợi gì cho sự tốt đẹp ấy! hay chỉ tiếp tục chiềm đắm trong mê muội sai lầm của vô minh từ vô thỉ đến nay.

Xin lỗi tôi phải nói thẳng, lời thật mất lòng nhưng thuốt đắng dã tật.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
ho trong khanh
Bài viết: 145
Ngày: 08/03/10 05:56
Giới tính: Nam
Đến từ: ho chi minh

Re: Giải mã chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi ho trong khanh »

Mình nghĩ con người có nhiều trạng thái tình cảm hơn con vật là ở chổ con người có ý niệm về một tập thể mà ta đang nương tựa lẫn nhau hay nói cách khác con người có tính xã hội, tính cộng đồng, tính nhân văn.

Con người hay con vật đều có ý niệm về cái tôi. Nhưng con vật không có ý niệm tôi đẹp hay xấu nên nó không cảm thấy bị đâu khổ khi nó thấy cái chân của mình ngắn hơn cái chân của anh chàng kia.Nhưng con người thì lại bị đâu khổ về chuyện đó.

Tuỳ cái ngộ nhận về ta như thế nào thì ta sẽ có xu hướng bị hấp dẫn bởi những người ngược lại với ta. Chẳng hạn nếu bạn ngộ nhận về mình là hơi mềm yếu thì bạn có xu hướng thích những người mạnh mẽ, cứng rắn. Hoặc là ngược lại. Con vật thì không có ngộ nhận về một cái tôi như vậy vì nó không có tính xã hội nên làm sao biết được thế nào là mềm yếu thế nào là mạnh mẽ vì vậy mối quan hệ của con vật chỉ ở mức khoái cảm. Còn ở con người ngoài sự khoái cảm thì con người cần có tình yêu thì họ mới đến với nhau. Nếu không có tình yêu mà đến với nhau thì người ta gọi đó là con vật.

Con vật không có khái niệm về đạo đức vì con vật không có ý thức về một xã hội hoặc một cộng đồng mà nó đang sống. nên nó không có tình nghĩa , tình bạn, tình đồng chí, tình mẫu tử như con người .

Con vật không có ý niệm về thế giới mà nó đang sống. Nên nó không có ý niệm tìm hiểu về bản chất thực của thế giới như con người.

Nhưng về tình thương yêu thì con vật hay con người đều có.

Bên đạo phật thì có phân ra Tâm , Ý , Thức . Tâm ở đây theo mình nghĩ là cái nền tảng phát sinh ra chúng sinh và thế giới. Còn phần "Thức" hay còn gọi là "Thần Thức" con người hay con vật đều phải có cái này nếu không thì chúng sinh đâu khác gì robot nhờ cái "Thức" này mà con vật phân biệt được cái nào là đồ ăn được cái nào là ko mà ko cần phải lập trình sẵn như robot. phần "Thức" này chỉ hoạt động khi chúng ta thức hay nằm mộng còn như lúc lim dim hay ngủ say thì "Thức" này ko có hoạt động. Hoặc những người khi giác ngộ thì họ ko chạy theo cái thức trần phân biệt này nên Ý được lặng yên. Còn người thường chạy theo cái thức phân biệt này nên sóng mòi ý niệm nổi dậy không ngớt.

Nhưng phần Ý là cái ngộ nhận ở bên trong mỗi chúng ta gồm 3 cái gốc chính "cái tôi, xã hội và thế giới xung quanh tôi" mà mình đã nói ở trên thì mình nghĩ con vật bị lu mờ gần 90% vì nó không ý thức được xã hội và thế giới xung quanh nó cũng như sự tồn tại huyễn hoá của nó Có thể do con vật chấp cứng vào cái tôi của nó quá mà nó quên mất tính xã hội. Con người nhờ ý thức được xã hội nên con người sáng suốt hơn có tình yêu, có đạo đức,biết cải tạo nhân tâm cho xã hội tốt đẹp hơn nhưng con người vẫn có cái ngộ nhận sai lầm cho rằng có một cái tôi đang hiện hữu thực giống như sự ngộ nhận của con vật nên mới có cảnh tranh đua hơn thua, thua người ta thì chịu không được ,hoặc luôn tìm kiếm dục lạc,khoái cảm để thoả mãn cái tôi cho rằng đó là cái đam mê mà ai cũng phải có con vật còn có huống chi là con người . Người nào mà không có thì họ là vô cảm quên mất bản năng của mình.

Ngoài ra con người còn có một phần lu mờ nữa là sự ngộ nhận về một thế giới có thực từ đó chấp vào có và không nên suốt ngày hết bị ý niệm này đến ý niệm khác nổi lên quấy rầy rồi dẫn đi làm nhiều điều bậy bạ . Chẳng hạn ai cũng cho cái ý của mình là đúng là thật có như vậy chẳng hạn như thấy một cô gái hợp nhãn thì cho là cô ấy đẹp rồi cho là thật tồn tại một cô gái đẹp như vậy (Đâu biết rằng con chó nhìn cô gái ây như một khúc xương)rồi ôm ấp mãi không buông cho rằng đó là cái tình của mình rồi tìm cách thoả mãn cho bằng được . Hoặc như các nhà khoa học cho rằng có một thế giới thực bên ngoài để khảo cứu thì kết quả mà ta thấy là tạo bom nguyên tử, ô nhiễm môi trường,tài nguyên cạn kiệt ... Như vậy người nào mà chỉ ngộ nhận sai về thế giới thì độ lu mờ của họ là 30% còn nếu ngộ nhận sai về cái tôi nữa thì độ lu mờ tăng lên là 60% và nếu không ý thức được về tính xã hội xung quanh thì độ lu mờ là 90% ngang bằng với con vật.

Vì vậy mình nghĩ con người bị vướng vào cái tình cảm luyến ái không gỡ ra được là do 2 cái ngộ nhận sai lầm này. Còn về tình yêu thương thì ngay con vật còn có huống chi
Thien Nhan viết, Một người tu chơn chánh
. Ngoài ra
Một người tu chơn chánh
mình nghĩ họ còn có lòng từ bi đến hết thẩy mọi chúng sinh. Không như con người mê muội chỉ biết yêu tới bản thân mình và suốt ngày phải lo đi kiếm thật nhiều của cải để cho gia đình mình sung sướng còn thiên hạ thì mặc kệ. Mình nghĩ đó là sự khác biệt giữa 0% lu mờ và 60% lu mờ mà mình mới giả định ở trên.
Sửa lần cuối bởi ho trong khanh vào ngày 22/04/10 22:20 với 4 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giải mã chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Giả sử ...............................................
Từ đó, ta có.......................................

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Giải mã chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Tôi muốn sửa mà sai nhiều quá sửa không nỏi. Hơn nữa tôi cũng bận.

Lớp lo viết bài Tại Sao Quy Y Tam Bảo để mong mọi người nắm vững căn bản, có một chút hiểu biết chính chắn về việc Quy Y Tam Bảo nầy mà theo đó tu hành để không dễ dàng bị mê hoặc bởi các tôn giáo khác hay đạo khác. Đời hiện tại đang trổi lên nhiều tôn giáo, bá đạo hoành hành, tràn ngập tà kiến, các Phật tử không lo học tập nghiên cứu kỹ càn Phật Pháp, thường hay vào diễn đàn Phật Giáo nói những lời cao xa huyền diệu mà tự mình chẳng thể đảm đang, thích nói tâm tánh mà khi hỏi Phật Giáo là gì? Tam Bảo là gì hoàn toàn không trả lời được. Hoặc giả nghe nói ông thần nầy linh, miếu bà linh, Phật Ngọc nầy linh v.v... thì chạy theo mà cầu khẩn.

Không hiểu thế nào là Tam Quy thì không có góc để đứng, không có nền để sây nhà quy nga đồ sộ, không thể tu Thiền, Mật, Tịnh các pháp môn.

Tôi chỉ e rằng sau nầy nếu chỉ lo Ngọn mà bỏ Góc thì các pháp môn Thiền, Mật, Tịnh sẽ nguy kịch trầm trọng, sẽ không còn biết gì là thiền, tịnh, mật nữa, và nếu không có góc mà tu các pháp môn thì chẳng thể tu đến đâu được cả.

Lớp lo viết Tín-Hanh-Nguyện ba tư lương cho người Tịnh Độ, bởi vì nếu không hiểu rỏ thì người tu Tịnh Độ làm sao có được ba tư lương đó mà vãng sanh Cực Lạc. Không hiểu Tín-Nguyện-Hạnh thì nghe người khác nói tu Tịnh Độ là sai, là mê tín, là nầy là nọ liền thối tâm. Đấy chỉ là do vì không hiểu rỏ ràng mà thôi! Nếu hiểu rỏ ràng rồi thì dù có trời sập, có Phật đến bảo bỏ cũng chẳng bỏ pháp môn nầy được.

Hơn nữa nếu không hiểu rỏ ràng pháp Tịnh Độ thì tu theo ý riêng của mình, theo sự tưởng tượng của mình, rồi người khác nhìn vào thấy vô lý nên chê bai là mê tín, và khi họ chê thì liền thôi tâm.

Kỳ thật những gì mê tín là do nơi mình hiểu sai tu sai, chứ Phật dạy pháp Tịnh Độ thì không sai, không có mê tín!


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Giải mã chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Chúng tôi, những chúng sanh nhỏ nhoi, lặn hụp trong biển khổ luân hồi. Rất rất rất....................là muốn nghe lời dạy của Phật, của Tổ, của cao Tăng, của Bồ tát,....những lời dạy đơn giản dễ hiểu, có thể thực hành được trong đời sống của chúng tôi. Những pháp khiến chúng tôi thực hành được trong đời sống của chúng tôi, trong hoàn cảnh của chúng tôi, trong hiểu biết biết của chúng tôi mà đời này có thể liễu thoát sanh tử, hoặc ít ra giữ được sự vững bền nương tựa Tam Bảo.

Chúng tôi, rất sợ và không muốn nghe những lời nói không thể thực thi, những lời nói bịt mắt, che tôi chúng tôi.
Căn cơ chúng tôi không cao, mong đừng chấp nhất.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giải mã chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:Chúng tôi, những chúng sanh nhỏ nhoi, lặn hụp trong biển khổ luân hồi. Rất rất rất....................là muốn nghe lời dạy của Phật, của Tổ, của cao Tăng, của Bồ tát,....những lời dạy đơn giản dễ hiểu, có thể thực hành được trong đời sống của chúng tôi. Những pháp khiến chúng tôi thực hành được trong đời sống của chúng tôi, trong hoàn cảnh của chúng tôi, trong hiểu biết biết của chúng tôi mà đời này có thể liễu thoát sanh tử, hoặc ít ra giữ được sự vững bền nương tựa Tam Bảo.

Chúng tôi, rất sợ và không muốn nghe những lời nói không thể thực thi, những lời nói bịt mắt, che tôi chúng tôi.
Căn cơ chúng tôi không cao, mong đừng chấp nhất.
------------------------------------------------------
http://niemphatthanhphat.blogspot.com/2 ... su-co.html


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re:

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Con hư vì cha mẹ quá khắt khe
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 28/05/10 02:02 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Giải mã chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hễ có Tình thì đã mê rồi, ràng buộc rồi.

Các Kinh đều nói Tình Ái là cội gốc của luân hồi sinh tử.

Muốn thoát luân hồi sanh tử phải cắc đức tình ái.

Muốn cắc đức Tình Ái phải học Phật, dùng Kiếm sắc bén rắng chắc Trí Tuệ để chặc đức dây buộc ràng vô minh Tình Ái, thì mới mong thoát được.

Khó làm nhưng phải tập làm, tu học và hành phật pháp mới trao dồi được Trí Tuệ, có Trí Tuệ mới giải thoát.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giải mã chữ: Tình?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tình thương không dung hòa?
Thien Nhan đã viết:Con hư vì cha mẹ quá khắt khe

Hai lần đi chơi về muộn, cha đóng cửa không cho vào nhà, Hoàng Lan, 17 tuổi, bị bạn xấu rủ rê đi cướp giật, hút chích để cuối cùng mang lấy căn bệnh thế kỷ AIDS.


Ảnh minh họa.
Trong gia đình Lan có một nguyên tắc bất di bất dịch mà người cha đưa ra là bắt buộc mọi người phải có mặt ở nhà trước 21h, hễ ai về trễ dù chỉ vài phút ông cũng không mở cửa cho vào. Hoàng Lan, vốn là đứa con gái ngoan, chỉ vì ham chơi nên về nhà trễ năm ba phút trước giờ quy định đã bị cha nhốt ngoài đường hai lần.

Lan kể: “Lần đó tôi bị nhốt ngoài đường, cảm giác thật kinh khủng. Trời về đêm lạnh buốt xương mà tôi thì sợ bọn nghiện hút trấn lột”. Những lần ngủ ngoài đường, Lan đều gặp một nhóm thanh niên nam nữ xưng là “Gia đình đêm” đến trêu ghẹo và rủ rê “theo tụi tao đi, sướng như tiên”.

Ban đầu Lan rất sợ nhưng đến lần thứ hai, cô quyết định nhập bọn với “Gia đình đêm” mà không hề biết đó là một nhóm xã hội đen sống quan hệ tình dục chung chạ với nhau, chuyên tổ chức đua xe trái phép và trấn lột khách qua đường.

Không bao lâu sau hoạt động của “Gia đình đêm” bị lộ do sự tố giác của những nạn nhân bị trấn lột. Riêng Lan phải lãnh án tù hai năm, nhưng được trả tự do chỉ một năm sau đó vì có biểu hiện tốt trong thời gian thi hành án.

Được ra tù, Lan trở về nhà làm công nhân cho một công ty giày da Hàn Quốc với mức lương 1,5 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên chỉ làm được vài tháng, cô chuyển sang đi khách theo một đường dây mại dâm chuyên nghiệp bởi số tiền làm công ăn lương kiếm được quá ít ỏi.

Một thời gian ngắn sau, cả nhà Lan hốt hoảng khi nghe tin cô con gái cả nhiễm HIV. Bị cú sốc nặng, cha mẹ cô lần lượt qua đời. Còn Lan vẫn tiếp tục “đi khách” với thái độ bất cần đời để trả thù những gã đàn ông đã hại đời cô. Lan quan hệ với hàng trăm người khác nhau, có người đàn ông còn độc thân ham mê dục tình, người khác vợ con đủ đầy vẫn mong tìm món phở lạ …

Khi đến giai đoạn cuối của căn bệnh AIDS, Lan được một trung tâm từ thiện nhận về nuôi dưỡng. Tại đây, cô kể lại câu chuyện đời mình với VnExpress.net kèm với tiếng thở dài ngậm ngùi: "Lỗi là do tôi, nhưng tất cả cũng chỉ vì hồi ấy cha tôi quá khắt khe, đẩy tôi vào tay kẻ xấu".

Một câu chuyện khác xảy ra tại vùng quê huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai. Em Thắng, 14 tuổi, là học sinh giỏi và ngoan ngoãn, sinh ra trong một gia đình có nề nếp gia giáo, cha làm vườn, mẹ là bác sĩ.

Vì muốn con học giỏi để thi vào trường Y mà bà Hương, mẹ của Thắng đặt mục tiêu cho con là phải học giỏi nhất lớp, hễ rớt hạng sẽ bị trừng phạt nặng. Bà Hương quy định ngoài việc học hai buổi trên lớp, cậu bé phải tự học ít nhất ba giờ mỗi ngày trong sự kiểm soát khắt khe của mẹ.

Từ nhỏ, Thắng có thái độ học hành rất nghiêm túc và hết mực nghe lời cha mẹ. Học lớp càng cao thì lịch học của Thắng càng dày đặc. Mỗi ngày, ngoài hai buổi học trên trường, đến tối em còn học thêm tiếng Anh ở nhà thầy giáo. Chính nhờ vậy, năm nào điểm tổng kết của Thắng cũng xếp hạng cao nhất lớp làm cho cha mẹ rất đỗi tự hào.

Tuy nhiên từ khi bắt đầu vào lớp 7, sức học của Thắng sa sút hẳn. Mặc dù vẫn duy trì lịch học dày đặc, kính cận ngày càng dày lên nhưng thứ hạng trong lớp của em lại càng tuột dốc. Khi biết được con chỉ đứng hạng ba trong lớp, bà Hương đã la mắng xối xả và và dùng cán chổi đánh đập em dữ dội. Từ đó Thắng rơi vào trạng thái trầm cảm, không nói chuyện với ai mà tự nhốt mình trong phòng sau những giờ đến lớp.

Rồi Thắng bỏ nhà ra đi trong sự lo lắng mất ăn mất ngủ của cả gia đình. Cha mẹ em đã nhờ công an vào cuộc để tìm con nhưng vẫn bặt vô âm tín. Gần một năm sau, gia đình ngỡ ngàng khi nhận được giấy báo của công an Đồng Nai gửi về thông báo việc Thắng bị bắt về tội cướp giật tài sản, yêu cầu gia đình lên làm giấy bảo lãnh.

Cả khu xóm yên bình vùng quê nghèo rúng động. Mọi người không thể tin cậu bé Thắng ngoan ngoãn, học giỏi ngày nào lại trở thành thành viên của một băng cướp khét tiếng chuyên trấn lột khách đi đường tại ngã tư Tam Hiệp, Biên Hòa, Đồng Nai.

Thắng được bảo lãnh về nhà trong trạng thái thất thểu, thân hình chỉ còn da bọc xương, quần áo rách rưới, toàn thân bốc mùi hôi thối. Nhìn Thắng, vợ chồng bà Hương không tin vào mắt mình, chỉ biết ôm con và khóc nức nở.

Trao đổi với VnExpress.net, Tiến sĩ tâm lý Nguyễn Ánh Hồng, Trưởng khoa Giáo Dục, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn nói: “Hãy để trẻ cảm nhận được sự tôn trọng và tình yêu thương thực sự của cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Cha mẹ cần giải thích để trẻ hiểu và thực hiện nề nếp gia giáo bằng thái độ tự giác chứ không nên chỉ vì sợ hãi”.

Theo quan điểm của Tiến sĩ Hồng, việc nếp gia đình cũng cần phải linh hoạt. Cha mẹ không nên quá cứng nhắc khi căn cứ vào giờ giấc hay số lần thực hiện mà trừng phạt con cái, bởi trên thực tiễn có nhiều nguyên nhân khách quan tác động khiến sự việc xảy ra ngoài ý muốn.

Đặc biệt đối với trẻ tuổi vị thành niên, lứa tuổi ngang bướng do nhiều biến đổi phức tạp về tâm sinh lý, cha mẹ càng phải khéo léo hơn khi áp dụng các biện pháp giáo dục. "Bất kỳ hành vi tiêu cực nào của trẻ cũng là kết quả của một quá trình dồn nén từ lâu, tạo nên những phản ứng ngầm rồi sau đó mới thể hiện thành hành động bồng bột dại dột”, bà Hồng nói.

Tiến sĩ Ánh Hồng cũng cho biết thêm, những năm gần đây, Bộ Giáo dục đang xúc tiến việc xây dựng phòng tâm lý tại các trường học, để giúp đỡ, tư vấn cho những học sinh đang gặp vấn đề về tâm sinh lý, nhằm hạn chế những suy nghĩ và hành động bồng bột. Một số trường học tại TP HCM đã có phòng tâm lý riêng, tuy nhiên Bộ vẫn chưa có cơ chế quy định cụ thể về việc này.

Cũng theo bà Hồng, điều quan trọng và cần thiết nhất hiện nay là cha mẹ nên gần gũi để lắng nghe con cái. Thay vì áp đặt thành tích, cha mẹ nên tạo cho trẻ động lực tích cực để vươn lên trong học hành, bởi nếu không sẽ khiến các em dễ rơi vào trạng thái tuyệt vọng khi không đạt được mục tiêu mà cha mẹ đặt ra.

"Hãy để cho trẻ phát triển hài hòa về cả tinh thần, thể chất và trí tuệ bằng việc tham gia các hoạt động xã hội, thể thao, văn hóa. Như thế sẽ tránh được những suy nghĩ tiêu cực nơi trẻ khi đối diện các khó khăn trong cuộc sống", bà Hồng nhấn mạnh.

Ngoan Ngoan 06-05-2010 VN.Express (Coppy).
-----------------------------------------------------------------------------------
Luận bàn:

Con hư tại cha mẹ? - Giữ sự cố chấp trong phong tục, Không hiểu trẻ, vì mỗi thời đại thì có mỗi thế hệ khác nhau. Cần sự dung hòa.

Nhân tố nào có sự sai lầm? Nhân của xã hội (Hướng Nội), Nhân của Phong tục, Luật của mỗi nước khác nhau. (Hướng ngoại). Nhân của Tâm (Trẻ không hiểu cha mẹ và cha mẹ không hiểu con.) Nhân của đạo làm người thiếu đạo đức.

Sự sai lầm về thời đại?
Sự sai lầm về phong kiến?
Sự sai lầm về cố chấp của trẻ hay bổn phận làm cha mẹ?
Hay sự sai lầm về hành động thiện ác nhơn quả?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách