Tôn Giáo, Tâm Linh

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Lucasdakool
Bài viết: 4
Ngày: 24/05/23 12:25
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Tôn Giáo, Tâm Linh

Bài viết chưa xem gửi bởi Lucasdakool »

Đây là bài tôi vốn đăng trên Reddit từ năm ngoái (đã xóa), nay tôi xin đăng lại ngay đây để các Phật Tử có dịp bàn luận. (Có cả Chúa, Phật và một số quan niệm tâm linh khác).
Sau đây mình sẽ nói quan điểm của mình về một số quan niệm Tôn Giáo:

Các TG nói chung "là thuốc phiện của nhân dân"- đúng vậy, C.Mác thật tài tình khi chỉ ra được bản chẩt của TG. Những người theo TG ko khác gì những con nghiện, cứ thấy cục vàng, cục đá,... được chạm khắc là lại cúi lạy. Rất nhiều người đụng chuyện gì cũng lạy Chúa, lạy Phật, mà ko chịu chấp nhận sự thật rằng rất ít người được Phật, Chúa phù hộ. Đấy là sai lầm của chủ nghĩa Duy Tâm.

Về Thiên Chúa Giáo thì phải nói là tào lao, mặc dù cũng có nhiều cái hay như 10 điều răn,... Nhưng cái nhảm là nhiều người lại dùng những quan điểm Thiên Chúa Giáo để áp dụng vào tự nhiên thay cho Khoa Học. Điển hình như "Chúa tạo ra tất cả", rõ ràng ai đã học xong lớp 12 đều biết con người cũng như các loài sinh vật khác đều trải qua hàng mấy triệu năm tiến hóa, thế mà TCG vẫn cố chấp, cứng đầu được. Đó là chưa kể như những thứ ảo diệu, hư cấu khác như Nước Thánh chữa bách bệnh, biến người xấu thành tốt, nước biến thành rượu... Đến nay thì mình thấy thứ lớn nhất mà TCG cho chúng ta chính là các Holiday, như Giáng Sinh, Halloween,... Nhắc đến Halloween ta chẳng thể quên được thảm kịch tại Itaewon- một hậu quả nghiêm trọng của 1 ngày lễ TCG.

Tiếp theo là Phật Giáo, Đạo này có nhiều cái hay hơn TCG, điển hình như Phật không phải là Thánh Thần cao siêu mà chỉ là một con người đã Giác Ngộ. Tuy nhiên vẫn còn nhiều điều tưởng như giác ngộ nhưng thực ra là tư duy mê muội, né tránh thực tế:

Bắt đầu từ một trong những triết lý quan trọng của PG: Nhân Quả. Nhiều người áp dụng một cách máy móc quan niệm này vào đời sống. Giả như có 1 tên cướp vừa gây án xong bị bắt=> quả báo là đúng, vì cướp là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến bị bắt. Tình huống 2: 1 tên cướp gây án xong bị sét đánh, lần này người tin Nhân Quả cũng sẽ nói đó là quả báo, dù 2 thứ ko liên quan mấy với nhau. Chẳng có mối liên hệ biện chứng nào giữa việc lấy tài sản của một người và những đám mây tích điện cả. Nếu cho rằng sát sanh là tội lỗi, vậy khi rửa tay, ta cố ý giết hại không biết bao nhiêu chúng sanh(vi sinh vật), vậy ko lẽ phải ở dơ, mới là Đạo, là Trí Huệ?

Rồi thì trong PG có "Những điều không thể nghĩ bàn", đây là quan điểm thể hiện tính lươn lẹo của PG. Triết học Mác-Lê Nin đã chỉ rõ: con người có khả năng nhận thức thế giới xung quanh, vậy sao còn "những điều không thể nghĩ bàn"? Thực tế là đây là âm mưu làm dân chúng mê muội, khi nhân dân không dám nghĩ bàn tới sẽ không dám nghi ngờ, cứ thế tin theo bất chấp. Đây là một kiểu ngu dân.

Mục tiêu của PG là được vãng sanh vào miền Cực Lạc, đến Niết Bàn, đồng thời mong các chúng sanh khác cũng như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc mong muốn mình và các chúng sanh khác chết. Đến cả MV There's no one at all của ST-MTP chỉ là giả thôi mà truyền thông, pháp luật còn lên tiếng vì chi tiết tự tử, thế mà PG vẫn ngang nhiên bất chấp lan truyền tư tưởng tiêu cực.

Ngoài ra, trong PG còn có "Ao sen bảy báu", thật buồn cười vì theo Phật đồng nghĩa rủ bỏ mọi tài sản thế gian, thế thì cần gì quan tâm đến châu báu nữa mà PG cũng đem ra để dụ những con người phàm tục, tham lam tu tập. Như đã nói ở trên, các sinh vật (kể cả loài hoa) đều phải trải qua tiến hóa, thế mà PG lại cho rằng có những hoa sen, cây cối mọc ra nhờ công đức tu tập của chúng sinh, đây là quan điểm Duy Tâm cho ý thức có thể tạo ra được vật chất tự nhiên. Đấy là chưa nói đến việc hoa sen- một thực vật lại sanh ra được một con người, thậm chí là một sinh vật/chúng sinh cao cấp hơn người như Thần Phật.

Nếu so sánh giữa Đức Phật và Newton, thì nhà bác học Newton tuy chỉ ngồi một lát dưới gốc táo đã cống hiến cho nhân loại những đóng góp to lớn về Vật Lý Học mà đến nay vẫn còn giá trị. Trong khi đó Đức Phật ngồi dưới gốc bồ đề tu đến ê cả mông, thế nhưng những gì Phật đóng góp cho đời vẫn chưa thấy đâu: thế gian vẫn còn đầy đau khổ, tội lỗi. Nếu Phật(hay cả Chúa) đúng thì tại sao nhà trường khắp thế giới lại chỉ dạy về Newton?

Ngoài ra các Tôn Giáo, Giáo Phái còn nhiều điều còn mâu thuẫn với nhau. Vậy TG nào đúng? Nếu Phật là chân lý, ko lẽ Chúa toàn năng lại sai? Nếu Chúa đúng, ko lẽ Phật-bậc giác ngộ lại sai?

Về một số quan điểm tâm linh khác:

Quan điểm về thần linh nói chung: các Thần Linh trong dân gian, như Ngọc Hoàng Thượng Đế thường ăn mặc như thời Phong Kiến. Trong khi Thần có phép thuật quyền năng, muốn mặc gì thì mặc, thế thì tại sao lại cứ phải mặc đồ như Phong Kiến? Chẳng lẽ Thần Linh ko được mặc trang phục như chúng ta sao? Không! Đấy là bởi các quan niệm này có nguồn gốc từ thời Phong Kiến, nên nhân dân mới tưởng tượng ra như thế. Đây là minh chứng cho việc vật chất (xã hội Phong Kiến) quyết định ý thức (quan điểm của Phong Kiến).

Rồi thì những quan niệm về Trùng Tang, ma quỷ,.... chẳng có giá trị gì ngoài việc dọa cho những người yếu bóng vía vãi ra quần và cho các bậc lừa đảo có cơ hội lợi dụng nhân dân trục lợi. Rất nhiều người đến giờ vẫn còn tin những thứ như Kumanthong, cầu cơ,... Thử hỏi nếu chỉ nhờ đọc vài câu chú mà hết được bệnh tật, thì cần gì phải có Y Bác Sĩ nữa, cứ cúng kiến là xong. Đợt dịch Covid-19 vừa qua, giả như nhân dân đều mê tín, không chịu tin Bác Sĩ mà chỉ tin vào Thần Linh nhảm nhí, thì liệu đợt dịch còn kéo dài đến khi nào? Còn bao nhiêu người phải chịu đau khổ?Trong khi Khoa Học mở ra ánh sáng, thì Tâm Linh lại làm con người sợ hãi, né tránh mọi thứ, đưa con người vào ngu muội.

Tuy hiện nay Khoa Học vẫn còn hạn chế, tuy nhiên nếu những gì Khoa Học ko làm được có 1, thì những gì Tâm Linh bó tay lại đến hàng 100, hàng 1000; ví dụ về Covid ở trên đã chứng minh rõ. Ví dụ như Thầy Pháp(tâm linh) trị ma, thì các Y bác Sĩ (Khoa học) trị Covid, thử hỏi số người chết vì Covid và số người bị/được cho là bị ma nhập, số nào lớn hơn? Vấn đề nào ảnh hưởng lớn hơn đến xã hội loài người?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]17 khách