Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Vn_MyHomeLand
Bài viết: 7
Ngày: 03/09/21 17:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Vn_MyHomeLand »

Hình ảnh

Đức Phật đã dạy: “Giới luật còn là Phật giáo còn, giới luật mất là Phật giáo mất”.
Vậy xin thưa hỏi cùng quý Phật tử: “Hiện giờ giới luật còn hay đã mất?


Muốn tín ngưỡng theo một tôn giáo nào thì các bạn phải tìm hiểu và nghiên cứu tôn giáo ấy cho tường tận, nếu giáo pháp của tôn giáo ấy là một chân lý của loài người thì các bạn nên tin theo và sống đúng những lời dạy ấy. Còn ngược lại là những giáo pháp của tôn giáo ấy xây dựng thế giới siêu hình lấy nhất thần hoặc đa thần làm chỗ tín ngưỡng, đó là những tôn giáo ảo tưởng, thiếu thực tế, không cụ thể. Giáo pháp không chỉ thẳng chân lí (sự thật) của con người thì các bạn cần nên xem xét lại đừng quá vội tin, nó không mang đến lợi ích thiết thực cho đời sống của các bạn mà còn truyền đạt những tư tưởng mê tín, dị đoan, trừu tượng, lạc hậu, biến các bạn trở thành những người cuồng tin, mê tín, mù quáng, lạc hậu, ...; biến các bạn trở thành những người tay sai, những người lính của tôn giáo ấy.

Những giáo pháp ấy các bạn cần phải lưu ý đừng để bị đầu độc vào tư tưởng khiến cho các bạn sống trong tôn giáo ấy mà tinh thần tự lực, tự cường đã bị đánh mất, các bạn chỉ còn là một người nô lệ cho ảo tưởng thần thánh mà thôi.

Cho nên, muốn vào đạo Phật các bạn cũng đừng nên quên lời dạy trên đây, tức là các bạn phải tìm hiểu nghiên cứu cặn kẽ:

1- Phật là ai?

2- Pháp là gì?

3- Tăng là những người nào?

Các bạn đừng nhắm mắt tin theo mà phải chọn mặt gửi vàng, đừng quá dễ duôi, để tâm hồn và tư tưởng trong sạch của các bạn bị ô nhiễm một lớp tư tưởng ảo ảnh, mơ hồ của tôn giáo gieo rắc vào tâm các bạn, thật là một tai hại cho một kiếp làm người của các bạn.

Cho nên, khi các bạn muốn thọ Tam Quy Ngũ Giới để trở thành người đệ tử của đức Phật thì các bạn phải nghiên cứu về Phật giáo thật kỹ càng.

Muốn nghiên cứu về Phật giáo mà các bạn chỉ có đọc kinh sách phát triển thì các bạn chẳng hiểu gì về Phật giáo bao nhiêu.

Muốn nghiên cứu về Phật giáo mà các bạn thường đến chùa nghe thuyết giảng kinh sách rồi các bạn tin theo và xin quy y Tam Bảo, điều này là điều sai các bạn ạ! Các bạn nông nổi sẽ lọt vào tà giáo ngoại đạo, chừng đó các bạn muốn bỏ tư tưởng tôn giáo đó thì thật là khó. Đó là một cuộc đấu tranh tư tưởng và làm cho các bạn rất khổ tâm.

Trước khi nghe thuyết giảng kinh sách để nghiên cứu tôn giáo mình sắp theo, các bạn hãy chọn một vị Thầy không phải ở cấp bằng cao học mà ở giới hạnh tinh nghiêm, cuộc đời tu hành của vị ấy không bao giờ phạm vào một giới nhỏ nhặt nào? Một vị Thầy mà giới luật nghiêm chỉnh như vậy là một vị Thầy đã chứng đạt chân lý, vị Thầy ấy sẽ đầy đủ khả năng giúp các bạn tìm hiểu về Phật giáo không còn sợ sai lầm và tôn giáo bạn sẽ chọn là đúng với tâm ước nguyện của các bạn, nó sẽ mang lợi ích cho các bạn thiết thực trong cuộc đời của các bạn đang tìm về tôn giáo đó.

(Sưu tầm)


Vn_MyHomeLand
Bài viết: 7
Ngày: 03/09/21 17:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Vn_MyHomeLand »

QUY Y TAM BẢO
-------------------
Trước khi muốn QUY Y TAM BẢO, thì các bạn phải tìm hiểu QUY Y TAM BẢO nghĩa là gì?

Cụm từ QUY Y TAM BẢO, có hai phần:

1- QUY Y.

2- TAM BẢO.

Bây giờ các bạn tìm hiểu danh từ thứ nhất “QUY Y”. Vậy QUY Y nghĩa là gì?

Chữ “QUY” có nghĩa là trở về; chữ “Y” có nghĩa là nương tựa. Hai từ ghép chung lại là “QUY Y”, có nghĩa là trở về nương tựa. QUY Y người Trung Hoadịch nghĩa từ tiếng Phạn Namah dịch âm Nam Mô.

Làm người ai cũng biết cha mẹ. Cha mẹ là chỗ nương tựa của con cái. Con cái được lớn khôn nên người đều nhờ nương tựa vào cha mẹ. Cha mẹ nuôi nấng con cái cho ăn đi học, tạo dựng cơ nghiệp, cưới vợ, gả chồng trợ giúp làm nên sự nghiệp. Đấy là cuộc sống miếng cơm manh áo thuốc thang trị bệnh đều phải nương tựa vào cha mẹ. Ngoài những sự nương tựa này thì cha mẹ không thể làm chỗ nương tựa khác cho con cái của mình được. Đó là khi con cái bệnh đau cha mẹ không thể đau thay thế cho con cái mình được; khi tâm sân hận buồn rầu đau khổ cha mẹ cũng không thay thế sân, hận, buồn rầu cho con cái được; khi con cái chết cha mẹ cũng không chết thay cho con cái mình được... Như vậy có những điều không thể nương tựa vào cha mẹ được.

Vì thế, các bạn tìm một chỗ nương tựa để thoát ra mọi sự đau khổ mà cha mẹ hay bất cứ một người nào thân thương nhất, dù là vợ chồng cũng không thể giúp nhau được.

Vì nỗi khổ của riêng mọi người, không ai nương tựa vào ai để thoát khổ được, nên các bạn trở về nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo. Nhờ nương tựa vào ba ngôi Tam Bảo mà các bạn thoát khổ tức là các bạn làm chủ được sanh (đời sống), già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi.

Danh từ thứ hai “TAM BẢO”. Vậy ba ngôi Tam Bảo như thế nào mà các bạn nương vào lại hết khổ?

Ba ngôi Tam Bảo gồm có:

1- PHẬT BẢO

2- PHÁP BẢO

3- TĂNG BẢO


chuanbitu
Bài viết: 25
Ngày: 23/12/21 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Usa
Đã cảm ơn: 3 time
Được cảm ơn: 3 time

Re: Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi chuanbitu »

Thân chào ,
Tôi có vài ý kiến , xin đạo hữu hoan hỷ xem qua

Cư sĩ hay tu sĩ , mục đích cuối cùng vẫn là giải thoát khổ đau
chỗ khác là tu sĩ thì quyết tâm hơn , tinh tấn hơn , nhẫn nại hơn ,
thông hiểu Giáo Pháp hơn , niềm tin mãnh liệt hơn và đã buông bỏ mọi thứ ,
nếu phật tử tại gia chỉ giữ năm giới và nghĩ như vậy là đầy đủ thì thật thiếu sót
5 giới là điều kiện TỐI THIỂU, cho nên dù là tại gia chúng ta cũng phải ráng tu càng nhiều càng tốt ,
tùy khả năng và phúc duyên ( ba la mật )
Một điều rất đơn giản và dễ thấy , đó là thân người RẤT KHÓ để có được , và nó chỉ kéo dài vài chục năm ,
không là gì so với hàng triệu triệu năm ở các cõi khổ
Nếu bây giờ có cơ hội , không phải một , mà cả ba
( được thân người+Phật Pháp còn hiện hữu trên thế gian+biết Phật Pháp)
vậy thì mình còn chờ gì nữa ?
Theo tôi thấy , bát quan trai giới hay chín giới Uposathasīla hay 10 giới Dasasīla
là những mục tiêu chúng ta nên và cố gắng theo đuổi

Chúc tất cả một ngày bình an
Chuanbitu,


Vn_MyHomeLand
Bài viết: 7
Ngày: 03/09/21 17:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Vn_MyHomeLand »

NGÔI THỨ NHẤT PHẬT BẢO
========================

Vậy PHẬT BẢO là gì?

PHẬT BẢO là một con người cũng bằng xương bằng thịt, cũng do cha mẹ sanh ra, và sinh ra cũng từ nơi bất tịnh, giống như chúng ta vậy, rồi cũng được nuôi lớn lên bằng sữa, cháo, cơm và thực phẩm. Khi lớn lên có vợ, có con như mọi người. Ngài cũng khổ đau vì bệnh tật, vì giận hờn, phiền não v.v... Nhất là sau khi đi dạo ra ngoài bốn cửa thành, Ngài trông thấy bốn cảnh đời đau khổ của kiếp người:

- Cảnh thứ nhất:Thấy một ông lão già yếu run rẩy chống gậy đi, đứng một cách khó khăn.

- Cảnh thứ hai: Thấy một người bệnh đau khổ rên la, kêu khóc.

- Cảnh thứ ba: Thấy một người chết, mọi người thân đang kêu khóc thương tiếc.

- Cảnh thứ tư: Thấy một vị tu sĩ đi xin ăn tự tại thung dung.

Nhìn bốn cảnh này trong đời người quá đau khổ, Ngài nghĩ rằng: Rồi đây mình cũng vậy, cũng phải đi vào cảnh khổ này. Cảnh khổ này không một ai thoát khỏi qui luật nhân quả, nên Ngài quyết định bỏ cuộc sống thế gian, chấp nhận cuộc sống tu sĩ, để đi tìm cho được phương pháp tu tập giải thoát và làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người (sanh, già, bệnh, chết). Ngài đã thành tựu sự giải thoát này; Ngài đã chứng đạt được chân lý của loài người. Vì thế bài pháp đầu tiên Ngài thuyết giảng Bốn Chân Lý (Tứ Diệu Đế) cho năm anh em Kiều Trần Như.

Đạo Phật ra đời với bốn chân lý này, đem lại cho loài người một chương trình giáo dục đào tạo con người đầy đủ đạo đức nhân bản – nhân quả làm người, sống không làm khổ mình, khổ người và khổ cả hai.

Từ bốn chân lý này Ngài đã làm chủ sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi tái sanh, thì chúng ta cũng là con người; cũng do từ cha mẹ sanh ra như Ngài, Ngài làm được, chúng ta làm được; Ngài tu tập giải thoát, chúng ta cũng tu tập giải thoát được! Ngài làm được bất cứ một điều gì thì chúng ta cũng làm được tất cả. Vì Ngài là con người, chúng ta cũng là con người. Do lòng tin nơi con người quyết liệt như vậy thì không có việc gì mà chúng ta không thành công. Phải không quý Phật tử?

Do lòng tin Phật là con người thật, chứ không phải là một đấng Thánh, Thần, Bồ Tát từ cõi nào đến đây. Nếu Ngài là một bậc Thánh (Bồ Tát) từ cõi nào đến đây, đến trái đất của chúng ta như trong kinh sách Đại Thừa đã dạy: Khi Ngài mới sanh ra, liền đi bảy bước có bảy bông sen đỡ chân và đưa tay chỉ Trời, chỉ Đất mà nói rằng: “Thiên Thượng Thiên Hạ, Duy Ngã Độc Tôn”. Có nghĩa là “Trên Trời dưới Trời, Ta là người duy nhất”.Như vậy rõ ràng Ngài là người đã chứng đạo, chứ không phải Ngài là một con người phàm phu giống như chúng ta. Cho nên, Ngài là người đã tu chứng đạo và đến đây để độ chúng ta, thì chắc chắn chúng ta không thể tu tập làm chủ được như Ngài. Bởi vì Ngài là những bậc Thánh Thần.

Sự thật không phải vậy. Kinh sách Đại Thừa thường huyền thoại qua câu chuyện Thần Thánh hoá đức Phật. Một con người sinh ra như một Thánh nhân mà sau này phải 6 năm khổ hạnh, phải tu tập theo những pháp môn của ngoại đạo. Như vậy rõ ràng chúng ta biết chắc rằng: Người đời sau đã huyền thoại một cách quá trớn, không đúng sự thật. Dựng lên một đấng Giáo Chủ ảo huyền.

Suốt sáu năm trời tu tập Ngài cũng không hiểu pháp nào là chánh pháp và pháp nào là tà pháp. Cho nên cuộc đời của Ngài cũng phải trải qua sự học và tu tập rất nhiều pháp môn của ngoại đạo.

Sáu năm khổ hạnh với các pháp môn của ngoại đạo, Ngài tu tập gần như sắp chết, như trong kinh sách nói rằng: “Khi Đức Phật khổ hạnh sống ăn rất ít, do đó Ngài chỉ còn bộ xương bọc da, sờ da bụng đụng xương sống, sờ xương sống đụng da bụng. Cho nên chúng ta xét thấy lời nói này có khi quá trớn. Nếu mà chúng ta sờ da bụng đụng xương sống, sờ xương sống đụng da bụng thì chắc chắn không thể sống nổi.

Chúng ta biết rằng: Đức Phật có khổ hạnh tối đa, nhưng không thái quá như các Tổ đã kết tập kinh có phần thêm bớt. Ngài là một người sáng suốt trí tuệ, có thể lực mạnh mẽ và một nghị lực phi thường khi tu khổ hạnh cũng như tu tập hơi thở, chúng ta nhận xét điều này không lầm.

Sáu năm tu tập khổ hạnh Ngài không tìm ra được sự giải thoát, nên bỏ tất cả các pháp môn của ngoại đạo và tự tìm ra một giáo pháp riêng cho mình và Ngài đã tìm thấy được chân lý một con đường giải thoát thật sự. Vì thương tưởng chúng sanh Ngài truyền lại cho chúng ta ngày nay.

Cho nên PHẬT BẢO là một con người thật, con người cũng như chúng ta, chứ không phải là con người ở cõi Trời Đâu Xuất đến đây. Do lòng tin sự chân thật này, chúng ta tin chắc rằng chúng ta là những con người thì phải thực hiện được sự giải thoát này không có khó khăn.

Do lòng tin chân thật của chúng ta khi nhận xét đúng đức Phật là con người thật, vì thế lòng tin ấy không còn ai thay đổi được. Cho nên, một đấng Giáo Chủ là người đã chứng đạo ở cõi giới nào đến đây truyền đạo, thì điều đó chắc chắn chúng ta sẽ không tin theo đấng Giáo Chủ đó.

Đọc lịch sử thế giới chúng ta biết chắc trên hành tinh sống này, chỉ có một con người thật, là người nước ẤN ĐỘ, đi tu, bỏ ngai vàng, danh lợi, bỏ vợ, bỏ con, rồi tu thành Phật. Sau này mọi người cung kính tôn trọng Ngài mới thành lập ra tôn giáo PHẬT GIÁO, chứ Ngài không có ý đồ đó. Một tôn giáo Phật giáo, trên đầu mọi người tín đồ không có Thần Thánh, không có Đấng Sáng Tạo, không có Đấng Vạn Năng và cũng không có Đấng Cứu Thế. Vì vậy mọi người tu hành theo Phật giáo đều phải tự lực cứu mình, chứ không nhờ vào tha lực của ai cả.

Ngày nay Phật giáo Đại Thừa tràn đầy tha lực thần quyền, thiếu thực tế khiến cho chúng ta mất niềm tin, chỉ vì ở chỗ cúng tế lạy lễ, mang đầy hình thức mê tín dị đoan. Cho nên chúng ta phải trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy. Trở về cội nguồn tự lực của Phật giáo chân chánh Nguyên Thủy, tức là trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Trở về với đức Phật Thích Ca Mâu Ni là “Quy Y PHẬT BẢO”.

Hôm nay quý Phật tử đã hiểu đức Phật nào mà quý vị chọn quy y. Chỉ có Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, ngoài đức Phật Thích Ca Mâu Ni thì không có một vị Phật nào xứng đáng cho quý vị quy y. Vậy quý vị chắp tay lên trước ngực hướng về tượng Phật thầm nguyện xin quy y với Ngài. Sau khi thầm nguyện xong quý vị đảnh lễ Ngài một lạy.

(ST)


Vn_MyHomeLand
Bài viết: 7
Ngày: 03/09/21 17:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Vn_MyHomeLand »

NGÔI THỨ HAI PHÁP BẢO
========================

Vậy PHÁP BẢO là gì?

PHÁP BẢO là những lời dạy của đức Phật, những kinh nghiệm trong khi tu tập đạt được chân lý, Ngài đem dạy lại cho loài người để thực hành đạt được kết quả giải thoát như Ngài. Tại sao pháp bảo của Ngài là chỗ nương tựa để chúng ta không còn khổ đau nữa?

Có phải là pháp môn niệm Phật Di Đà không? Có phải pháp môn ngồi thiền chẳng niệm thiện, niệm ác không? Có phải pháp môn tham thoại đầu, khán công án không? Có phải pháp môn niệm chú, bắt ấn, tụng kinh bái sám lạy hồng danh chư Phật không?

Không! Đức Phật không có dạy những pháp môn như vậy mà dạy chúng ta pháp môn Tứ Chánh Cần tức là ngăn ác diệt ác pháp, sinh thiện tăng trưởng thiện pháp. Pháp của Phật rất thực tế, Ngài dạy: “Khi tâm có tham tôi biết tâm có tham, khi tâm không tham tôi biết tâm không tham”. Tham là ác pháp, ác pháp thường mang đến sự khổ đau cho mình, cho người, cho cả hai. Vậy ngay đó biết nó là ác pháp thì phải diệt không được để nó trong tâm. Khi nương tựa vào pháp để diệt ác pháp thì tâm hết khổ đau. Vậy nương vào cha mẹ không hết khổ đau mà chỉ có nương vào pháp mà hết khổ đau.

Khi thân bệnh đau nhức khổ sở, bất cứ một loại bệnh nào, nơi đâu trên thân thì chỉ cần nương vào pháp môn của Phật thì bệnh sẽ chấm dứt và thân không còn đau khổ nữa (Trên thân quán thân để khắc phục tham ưu). Muốn biết rõ như vậy chúng ta hãy nhờ vào những ví dụ.

Ví dụ: Khi chúng ta bị nhức đầu liền nhiếp tâm vào hơi thở và an trú trong hơi thở. Vậy an trú trong hơi thở như thế nào?

Trước tiên chúng ta nhiếp tâm trong hơi thở: “Hít vô tôi biết tôi hít vô, thở ra tôi biết tôi thở ra”. Sau khi chánh niệm tỉnh thức trong hơi thở liền tiếp tục tác ý: “An tịnh thân hành tôi biết tôi hít vô, an tịnh thân hành tôi biết tôi thở ra”. Sau khi tâm an trú được trong hơi thở thì bệnh nhức đầu đã tan mất. Như vậy nương vào cha mẹ làm sao hết bệnh đau đầu được, chỉ có nương vào pháp môn ngăn ác diệt ác pháp mà lành bệnh. Như vậy nương vào pháp của Phật làm chủ được bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết; ngoài ra không còn pháp nào nào để chúng ta nương tựa thoát khổ như vậy được.

Pháp môn làm chủ thoát khổ lợi ích lớn như vậy, cho nên nó được gọi là đạo đức nhân bản – nhân quả, sống không làm khổ mình khổ người; pháp môn đem lại lợi ích cho đời, cho xã hội như vậy nên được gọi là PHÁP BẢO.

Pháp môn lợi ích như vậy có xứng đáng cho chúng ta nương tựa không? Cho nên Quy Y Phật Bảo không thể đầy đủ trọn vẹn sự giải thoát của kiếp người nên phải QUY Y PHÁP BẢO.

(ST)


Vn_MyHomeLand
Bài viết: 7
Ngày: 03/09/21 17:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Vn_MyHomeLand »

Ngôi thứ ba: TĂNG BẢO


Vậy Tăng Bảo là gì? Tăng Bảo là những vị tu sĩ Phật giáo tu hành đã chứng đạt chân lý, sống như Phật, giới luật nghiêm chỉnh, không hề vi phạm những lỗi nhỏ nhặt nào, thường làm gương sáng, hay làm ngọn đuốc Đức Hạnh cho mọi người soi.

Tăng Bảo là một vị Thánh Tăng, là người nêu cao Phạm hạnh của Phật giáo; là người mô phạm gương mẫu cho mọi người tu tập theo Phật giáo. (26)

Cho nên, chọn được một vị Thánh Tăng không phải dễ, một người chứng đạt được chân lý đời nay quá hiếm, khó tìm, khó gặp. Khi tìm gặp thì phải nương tựa vào vị ấy. Nương tựa vào vị ấy tức là QUY Y TĂNG BẢO.

Chọn lựa một vị Thánh Tăng là phải chọn lựa như thế nào? Chọn lựa một vị Thánh Tăng là phải chọn một vị tu sĩ cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà sa, xuất gia sống không gia đình, không nhà cửa, tâm hồn trắng bạch như vỏ ốc, phóng khoáng như hư không, phải biết “thiểu dục tri túc”, tức là luôn luôn biết đủ, không bao giờ thấy thiếu một vật gì.

Trong đời sống làm người mà tìm thấy một vị Thánh Tăng như vậy mới xứng đáng là người làm gương, làm ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi.

Cho nên chọn lấy Tăng Bảo để quy y không phải dễ. Vô cùng khó, khó vô cùng, chứ không phải gặp vị tăng nào quý vị cũng đều quy y cả, miễn là có nghe đến bốn chữ QUY Y TAM BẢO là đủ.

Muốn tu theo đạo Phật không phải đụng đâu nghe đó, mà phải chọn người thầy rất kỹ như lời đức Phật đã dạy: “Muốn tìm hiểu Phật giáo thì phải chọn một vị thầy tâm hết tham pháp, sân pháp, si pháp”. Hay phải thân cận: “Được thấy các bậc Thánh, được thuần thục pháp các bậc (27) Thánh, được tu tập pháp các bậc Thánh; được thấy các bậc chơn nhơn, được thuần thục pháp các bậc chơn nhơn, được tu tập pháp các bậc chơn nhơn”. Chọn được một vị tăng như vậy mới xứng đáng là một vị thầy của mình. Nếu chọn không được một bậc thầy như vậy thì đừng nên quy y Tăng Bảo. Chờ khi nào chọn được Tăng Bảo xứng đáng mới quy y luôn cả ba ngôi Tam Bảo, còn chọn chưa được thì xin phật tử dừng lại, đừng vội vàng mà hiến cuộc đời mình cho tà pháp của ngoại đạo, thì thật là uổng phí cho một kiếp người.

Như vậy Tăng Bảo là ngôi thứ ba nhưng lại quan trọng nhất trong ba ngôi Tam Bảo. Nếu không có Tăng Bảo thì không bao giờ chúng ta giác ngộ chân lý được, không giác ngộ chân lý thì biết gì mà hộ trì chân lý. Chân lý không được hộ trì thì làm sao chứng đạt được chân lý.

Cho nên Tăng Bảo là một báu vật quý giá nhất trên đời này. Nếu đồng thời sinh ra cùng đức Phật, hay cùng một vị chứng quả A La Hán thì đó là phước báu vô lượng không thể nghĩ bàn.

PHẬT BẢO tuy quý, nhưng đức Phật đã tịch lâu rồi, khi tu tập gặp những khó khăn muốn thưa hỏi thì làm sao hỏi được. Người tu tập chỉ noi theo gương hạnh của Ngài qua lịch sử ghi lại mà thôi. Nếu chỉ quy y Phật Bảo thì chưa đủ, cho nên, (28) chúng ta muốn tu tập trọn vẹn để đi đến giải thoát hoàn toàn thì ngoài Phật Bảo, một gương hạnh tốt trên đường đi đến giải thoát, còn cần phải có nhiều điều nữa.

PHÁP BẢO là chữ nghĩa kinh sách, là những bài pháp của đức Phật đã dạy, ngày nay được các vị tổ sư kết tập lại thành tạng kinh Nikaya. Chúng ta đều nương tựa theo những lời dạy này mà tu tập. Nhưng khi tu tập gặp những khó khăn hay rắc rối, hỏi kinh thì kinh không thể trả lời được.

Vậy thì nương tựa vào pháp mà pháp không trả lời thì làm sao tu tập tới nơi, tới chốn được. Cho nên Pháp Bảo vẫn quý mà không quý bằng Tăng Bảo, vì có ưu mà còn có khuyết, tức là chưa hoàn toàn ưu hẳn.

TĂNG BẢO là một con người đang sống như mọi người, nhưng là một người đã tu chứng đạt chân lý, nên người ấy có nhiều kinh nghiệm trên đường tu tập để hướng dẫn những người khác. Vì thế khi nương tựa (quy y) vào người này, thì được người ấy khai ngộ chân lý. Sau khi ngộ được chân lý xong, người ấy dạy chúng ta hộ trì chân lý. Chân lý được hộ trì thì không bao lâu chúng ta chứng đạt chân lý. Khi chứng đạt chân lý xong là chúng ta sẽ làm chủ: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt luân hồi. (29)

Tóm lại, ba ngôi Tam Bảo chỉ có Tăng Bảo là lợi ích nhất, nhờ có Tăng Bảo mà mọi người mới thực hiện đúng Phật pháp, mới ngộ được chân lý, mới biết cách hộ trì chân lý, và nhờ đó mới chứng đạt chân lý. Nếu không có Tăng Bảo thì mọi người thực hiện sai pháp và cuộc đời tu hành của mình cũng chỉ là hình thức mà thôi. Vậy chúng ta hãy nhìn xem những tu sĩ Phật giáo hiện giờ, vì không có một vị thầy tu chứng đạt chân lý nên cứ dựa vào kinh sách tưởng giải ra tu tập, nên người đầu, người giữa và người cuối cùng đều là một chuỗi người mù, cho nên không có ai chứng đạt chân lý được.

Hôm nay các phật tử đã được nghe giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng và cụ thể. Vậy, quý phật tử hãy chọn lấy Ba Ngôi Tam Bảo cho tương ưng với tâm nguyện của mình.

Thầy xin nhắc lại: Phật Bảo là con người thật, không phải là con người mơ hồ, trừu tượng, tưởng tượng. Đó là một con người đã tu hành giải thoát, làm chủ bốn sự đau khổ của kiếp người: sanh, già, bệnh, chết và chấm dứt tái sanh luân hồi. Ngài đã đạt được chân lý tối hậu, một mục đích Bất Động Tâm, một đường lối thoát ra bốn sự đau khổ của kiếp người.

Con người trong thế gian này khi đã hiểu đời là khổ, khổ như thật thì chắc ai cũng muốn thoát ra. (30) Không có ai muốn sống trong cảnh khổ đau cả. Chỉ vì chưa biết đường lối thoát ra, nên đành lòng ôm chịu, chứ mọi người ai chẳng muốn an vui hạnh phúc, có ai muốn khổ bao giờ!

Cuộc sống hằng ngày luôn luôn bị chi phối bởi từng ác pháp, từng hoàn cảnh, từng sự việc, từng đối tượng, v.v…​ cho nên quý phật tử thường gặp những chướng ngại pháp, sinh ra phiền não, đau khổ, tức giận, thương ghét, ganh tỵ, oán hận, sợ hãi, v.v…​ có nhiều khi không chịu nỗi phải tự tử, hoặc sa ngã vào đường trụy lạc, rượu chè, cờ bạc, v.v…​

Làm người ai lại không bị bệnh tật. Tuổi càng cao thì thân càng già yếu, nay bệnh này, mai bệnh khác, đi đứng không vững vàng. Thân vô thường, sự thay đổi liên tục trong cơ thể chúng ta làm sao chúng ta không biết! Vì biết rõ sự thay đổi này, chúng ta không thể ngồi yên, trừ khi chúng ta như điếc, như đui, như ngây dại.

Khi chưa biết pháp, chúng ta đành cam phận ôm bốn sự đau khổ này trong lòng, còn khi đã biết pháp để thoát ra mọi sự khổ đau này, thì có ai dại gì ngồi đó chịu đựng bốn sự đau khổ đang dày vò chúng ta. Có phải vậy không quý phật tử?

Hôm nay, Thầy khéo nhắc nhở để quý phật tử hiểu được chánh Phật, Pháp, Tăng. Chánh Phật, Pháp, Tăng là Ba Ngôi Tam Bảo. Như vậy, sau (31) khi nghe Thầy giảng về Ba Ngôi Tam Bảo rõ ràng, cụ thể, ích lợi thiết thực như vậy. Quý phật tử có điều gì nghi ngờ gì không? Có còn thưa hỏi nghĩa lý gì về Ba Ngôi Tam Bảo này nữa không? Nghĩa lý của Ba Ngôi Tam Bảo này có xứng đáng để cho quý phật tử nương tựa không?

Theo Thầy thiết nghĩ: Ba Ngôi Tam Bảo này lợi ích rất lớn, đem lại sự bình an, yên vui cho mọi người. Vậy mọi người hãy đặt lòng tin ở đó, và chính nơi đó là nơi cứu cánh đến với mọi người.

Tóm lại, PHẬT BẢO là gương hạnh cho mọi người soi, là ngọn đuốc sáng soi đường cho mọi người đi. Mặc dù đức Phật không còn tại thế nữa, nhưng nhớ đến đức Phật là nhớ đến người đầu tiên đã đi tìm được con đường giải thoát này, để lại cho loài người ngày hôm nay.

Trên thế gian này, không một tôn giáo nào có PHÁP BẢO như Pháp Bảo của Phật. Vì nó là pháp môn tu tập dùng tự lực chiến đấu với giặc sanh tử luân hồi, nên đức Phật dạy: “Tự lực thắp đuốc lên mà đi”. Khi ngọn đuốc đạo đức giải thoát làm sáng tỏ sự sống không làm khổ mình, khổ người, khổ cả hai trong từng giây, từng phút; trong từng ngày, từng tháng, từng năm, biến cuộc sống đầy tội ác, đầy đau khổ trở thành cõi Thiên Đàng, Cực Lạc tại thế gian này, chứ không còn ở chỗ nào khác nữa. (32)

Pháp Bảo chỉ dạy rất rõ ràng, nếu có một người nào thường ngăn ác, diệt ác pháp, sinh thiện, tăng trưởng thiện pháp, thì Thầy tin rằng người đó đã hiểu biết Phật pháp rồi, và không bao giờ tu hành sai pháp. Do đó, không có một ác pháp nào xâm chiếm thân tâm họ được. Họ không bao giờ để nghiệp lực kéo dài một ngày, hai ngày, ba ngày, mà chỉ trong một tích tắc, một giây, một phút là họ lo diệt sạch, họ không để trong tâm của họ một chút phiền não, họ luôn thấy những điều đó là vô thường, là sự đau khổ. Trái lại, nếu chúng ta không biết, thì nó dày vò, nó dằn vặt trong tâm ta kéo dài một thời gian, rồi mới lắng dịu và mới hết, đó là chúng ta không biết pháp. Còn nếu chúng ta biết pháp của Phật, thì không bao giờ lại dại gì để cho tâm hồn chúng ta đau khổ, kéo dài từ ngày này sang ngày khác.

Ba ngôi Tam Bảo quý báu và lợi ích như vậy, giúp cho đời người có một cuộc sống thanh nhàn, an lạc, yên vui một cách thiết thực, cụ thể, không có chút mơ hồ, trừu tượng, ảo tưởng nào.

Pháp Bảo không phải là những pháp tu tập để có thần thông biết chuyện quá khứ, vị lai, biến hoá tàng hình bằng cách này hay bằng cách khác, có khi phóng quang, có khi đi qua đá, qua tường, qua núi, v.v…​ Những thần thông này chẳng có lợi ích thiết thực, vì nó chỉ là một trò ảo thuật mãi võ Sơn (33) Đông theo góc chợ, hè phố bán thuốc dạo, nó không có lợi ích bằng pháp ngăn ác, diệt ác pháp.

Các con cứ suy nghĩ: Một vị tăng tu hành có thần thông, phép tắc, biết chuyện quá khứ, nói chuyện gia đình mình thật hay, hoặc nói chuyện tương lai của mình rất đúng không sai, nhưng thần thông này có lợi ích cho bản thân mình không? Cho nên quý phật tử phải thấy Ba Ngôi Tam Bảo rất quý báu.

Thầy sẽ giảng cho quý phật tử về pháp làm chủ sanh, già, bệnh, chết, để quý phật tử hiểu rõ sự quí báu của PHÁP BẢO.

Ví dụ 1: Quý phật tử đang tức giận một điều gì đó, muốn cho cơn tức giận đó không còn trong tâm nữa, thì quý phật tử lấy Định Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “Quán ly sân, tôi biết tôi hít vô; quán ly sân, tôi biết tôi thở ra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy, tâm sân liền tan biến.

Ví dụ 2: Quý phật tử đang bệnh đau bụng, muốn cho cơn đau bụng đó không còn trong thân nữa, thì quý phật tử lấy Định Niệm Hơi Thở sử dụng đề tài: “An tịnh thân hành, tôi biết tôi hít vô; an tịnh thân hành, tôi biết tôi thở ra”. Tác ý và nhiếp tâm trong hơi thở như vậy, thì thân đau bụng sẽ dần dần hết đau. (34)

Ví dụ 3: Quý phật tử cơ thể già yếu, suy mòn, muốn bỏ thân tứ đại này thì nhập vào Thiền Thứ Tư tịnh chỉ hơi thở, liền xả bỏ báo thân vào trạng thái thanh thản, an lạc và vô sự, thì ngay đó quý phật tử chết trong tự tại, và đầy đủ sự an lạc, không có khổ đau như người thế tục.

Xét thấy Ba Ngôi Tam Bảo có lợi ích lớn cho đời người như vậy, xin quý phật tử hãy chắp tay lên trước ngực, mặt hướng về tượng Phật và phát nguyện: “Từ đây về sau con xin nguyện một lòng quyết tâm nương theo Ba Ngôi Tam Bảo, đời đời, kiếp kiếp không bao giờ rời bỏ. Xin đức Phật chứng minh cho chúng con”.

Sau khi phát nguyện xong, xin quý phật tử đảnh lễ Phật ba lạy, để nhận thọ trì BA NGÔI TAM BẢO.

Lễ Phật xong, rồi quý phật tử hãy ngồi xuống, nghe Thầy giảng tiếp. (35)

(ST)


Vn_MyHomeLand
Bài viết: 7
Ngày: 03/09/21 17:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Vn_MyHomeLand »

PHẦN II - THỌ NGŨ GIỚI

Trước khi muốn thọ Ngũ Giới, thì các bạn phải tìm hiểu THỌ NGŨ GIỚI nghĩa là gì?

Cụm từ THỌ NGŨ GIỚI có hai phần:

1- Thọ.

2- Ngũ Giới.

Bây giờ các bạn tìm hiểu nghĩa của từ “thọ”. Vậy THỌ nghĩa là gì? (37)

Thọ có nghĩa là chấp nhận, đồng ý, chịu phép.

Ngũ Giới có nghĩa là năm giới cấm. Hai từ ghép chung lại là THỌ NGŨ GIỚI. Thọ ngũ giới có nghĩa là chấp nhận sống đúng năm giới cấm, không hề vi phạm một lỗi nhỏ nhặt nào trong năm giới này.

Trong đạo Phật, năm giới cấm này là năm tiêu chuẩn làm người. Người nào sống không đúng năm giới này là chưa xứng đáng làm người.

Bây giờ, Thầy sẽ truyền năm giới cấm này cho quý phật tử, quý vị hãy lắng nghe và suy nghĩ cho kỹ để thông suốt những giới cấm này.

Ở đây Thầy không truyền năm giới cấm suông. Vì đạo Phật là đạo tự giác, tự nguyện, nên ai đến với đạo Phật đều phải đến với sự giác ngộ thông suốt bốn chân lý của nó. Do thông suốt bốn chân lý của nó, nên đến với niềm tin sâu thẳm tận đáy lòng của mình. Do đó mình phải tự nguyện, tự giác chấp nhận những giới đức, giới hạnh làm cuộc sống. Cho nên đạo Phật không khuyến dụ ai hết.

Đạo Phật là đạo giải thoát nên không có năm giới cấm, vì có giới cấm là có sự bắt buộc kẻ khác, có sự bắt buộc kẻ khác thì làm (38) sao gọi là đạo giải thoát? Năm giới cấm này là do các Tổ chế ra để cấm các tu sĩ Đại thừa phá giới, phạm giới, bẻ vụn giới, v.v…​

Ở đây Thầy truyền năm giới cấm, tức là truyền dạy quý phật tử năm đức hạnh làm người. Người nào giữ tròn năm đức hạnh này mới xứng đáng làm người. Vậy năm đức hạnh này là gì?

Năm Giới đức hạnh này gồm có:

1- Giới Cấm Sát Sanh = Giới Đức Hiếu Sinh.

2- Giới Cấm Tham Lam Trộm Cướp = Giới Đức Buông Xả.

3- Giới Cấm Tà Dâm = Giới Đức Chung Thủy.

4- Giới Cấm Vọng Ngữ = Giới Đức Thành Thật.

5- Giới Cấm Uống Rượu

(Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách Thọ Tam Quy Ngũ Giới - Trang 37 tại website: thuvienchonnhu .net)


Vn_MyHomeLand
Bài viết: 7
Ngày: 03/09/21 17:02
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Những Chặng Đường Tu Học Của Người Cư Sĩ

Bài viết chưa xem gửi bởi Vn_MyHomeLand »

Giới Đức Minh Mẫn.
--o0o--


Giới thứ nhất CẤM SÁT SANH


Giới cấm sát sanh là “GIỚI ĐỨC HIẾU SINH”. Người phật tử cần phải học hiểu và sống cho đúng những đức hạnh này.

Giới Đức Hiếu Sinh này là lòng thương yêu sự sống của muôn loài trên hành tinh này.

Giới Đức Hiếu Sinh chỉ có con người mới thực hiện được, vì thế đạo Phật ra đời mới (40) đem chỉ dạy cho nhân loại, để con người xây dựng cho mình có một tâm hồn hiếu sinh. Nhờ tâm hồn hiếu sinh con người mới sống không làm khổ mình, khổ người và khổ chúng sinh, để biến cảnh sống trên hành tinh này thành cảnh sống an lạc cho mọi sự sống của muôn loài.

Hành tinh của chúng ta đang sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp để sống và nảy sinh ra sự sống khác nhau. Có trùng trùng duyên hợp thì phải có trùng trùng duyên sinh. Sinh diệt là một thể tự nhiên của hành tinh sống. Hành tinh sống là một hành tinh có nhiều duyên hợp lại để tạo thành một sự sống mới. Tạo thành sự sống mới có nghĩa là do các duyên hợp lại tạo ra một loài vật mới như: thực vật hay động vật mới.

Cho nên vạn vật sinh ra không phải là do ĐẤNG TẠO HÓA mà do CÁC DUYÊN HỢP.

Chúng ta và vạn sinh vật do từ các duyên hợp lại sinh ra, cho nên chúng ta phải thương yêu nhau, thương yêu tất cả chúng sinh, vì có thương yêu chúng sinh thì chúng ta mới bảo vệ sự sống của muôn loài và của chính chúng ta. Nếu vô tình chúng ta hủy hoại sự sống của chúng sinh (sự sống của loài vật), là chúng ta tự huỷ hoại sự sống của chính mình. (41)

Tại sao lại gọi hành tinh của chúng ta là hành tinh sống?

Trong vũ trụ có nhiều thái dương hệ, trong mỗi thái dương hệ có nhiều hành tinh, trong các hành tinh phần nhiều là hành tinh chết, vì nơi đó không có sự sống. Trong không gian vũ trụ có rất ít hành tinh sống so với hành tinh chết.

Hành tinh sống có nghĩa là nơi đó có môi trường sống, phù hợp cho vạn vật sinh sôi, nảy nở, sống và lớn lên. Bắt đầu từ loài rong rêu, thảo mộc rồi đến các loài vi khuẩn, côn trùng và cầm thú sinh ra. Cuối cùng là loài người.

Loài người là một loài động vật cao cấp, thông minh nhất trong các loài vật. Nhờ có bộ óc thông minh nên loài người được xem là chúa tể của muôn loài.

Loài động vật trên hành tinh sống này thường giết hại lẫn nhau, ăn thịt nhau mà chẳng chút thương nhau. Loài người cũng chỉ là một loài động vật nên vẫn nằm trong bản chất hung ác của loài động vật, vì thế nên vẫn giết hại và ăn thịt. Hiện giờ loài người tự cho mình là văn minh, nhưng bản chất hung ác vẫn còn mang nặng trong tâm hồn. (42)

Như đã nói ở trên, loài người vượt hơn muôn loài là nhờ có bộ óc thông minh, là nhờ có tình cảm sâu sắc, nên từ đó xuất hiện những con người thoát ra khỏi bản chất hung ác của loài động vật, tuyên dương lòng thương yêu sự sống của muôn loài. Đó là đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Ngài đã xây dựng cho loài người một nền đạo đức nhân bản - nhân quả, và kêu gọi mọi người, mọi loài vật hãy thực hiện lòng hiếu sinh (tâm từ bi), lòng yêu thương nhau một cách chân thật.

Lòng thương yêu sự sống của muôn loài xuất hiện theo từng cấp độ:

1- Cấp độ thứ nhất: Con người biết thương con người.

2- Cấp độ thứ hai: Con người biết thương các loài động vật khác.

3- Cấp độ thứ ba: Con người biết thương cây cỏ và thảo mộc.

Gồm ba cấp độ này lại mới được gọi là lòng hiếu sinh. Lòng hiếu sinh xuất phát từ tâm từ, bi, hỷ, xả. Trong đạo Phật, tâm từ, bi, hỷ, xả còn có tên là “Tứ Vô Lượng Tâm”. Tứ Vô Lượng Tâm là một pháp môn tu tập để thực hiện “Đạo Đức Hiếu Sinh” (43).

Một người sống có lòng hiếu sinh là người biết thương sự sống của muôn loài. Người nào sống được như vậy mới thật sự là bậc Thánh nhân, vì chỉ có bậc Thánh nhân mới sống được như vậy. Sống mà không nỡ giết hại và ăn thịt lẫn nhau, đó là một hành động không còn mang bản chất hung ác của loài động vật; đó là một hành động mà loài cầm thú không thể làm được, chỉ có con người mới thực hiện được mà thôi.

Bởi vậy, Thánh nhân không phải từ trên trời rơi xuống hay dưới đất chui lên, mà từ con người, con người biết thương yêu sự sống của muôn loài.

Chỉ có con người biết tu sửa thân tâm, biết ngăn và diệt ác pháp, biết làm điều lành, biết không làm khổ mình, khổ người, khổ muôn loài. Người biết làm như vậy, đó là Thánh nhân.

Do biết khổ nên cố gắng khắc phục mình không làm điều ác, luôn sống làm điều lành, đó là tu tập để làm Người thật là Người, để làm Thánh thật là Thánh.

Quý phật tử hãy nhìn xem mọi người đang sống quanh ta, tìm một người biết thương yêu sự sống của muôn loài thì thật là hiếm thấy. Phải không quý vị? (44)

Giới Đức Hiếu Sinh này là để xác định đức hạnh từ, bi, hỷ, xả của phật tử, dù ấu thơ hay già nua xuất gia đều phải sống đúng như vậy, mới được gọi Thánh cư sĩ đệ tử của Phật.

Vậy mà có một số người, mặc áo như Phật, tự xưng mình là tu sĩ đệ tử của Phật, tu theo pháp môn chánh gốc Nguyên Thủy của Phật, thế mà hằng ngày ăn thịt chúng sinh, chẳng khởi lòng yêu thương trước sự đau khổ và chết chóc của loài vật. Tội ác bằng non, bằng núi như vậy mà lại tìm cách che đậy và dối gạt mọi người, nhất là lấy câu kinh Niết Bàn, họ bảo rằng: “Trước giờ thị tịch đức Phật còn ăn thịt heo rừng”. Thật là lời bịa đặt khéo léo và gian xảo vô cùng. Quý phật tử nhận xét xem, không có lối che đậy tuyệt hảo nào bằng cách là bảo: “Đức Phật ăn thịt chúng sinh”. Bảo đức Phật ăn thịt chúng sinh thì không còn sợ ai lên án và kết tội mình nữa.

Trong khi đó, đức Phật thường dạy chúng ta: “Thừa tự pháp, không nên thừa tự thực phẩm”. Giới luật thứ nhất dạy “CẤM SÁT SANH”. Thế mà họ dám bịa đặt ra câu chuyện đức Phật ăn thịt heo rừng trước khi chết.

Lúc bấy giờ, có một vị tỳ kheo ở xa đến trình Phật một sự kiện xảy ra: “Kính (45) bạch đức Thế Tôn, trên đường đến đây chúng con có hai người mong đến để được gặp Phật. Giữa đường con nhờ uống nước có trùng nên còn sống sót về đây gặp Phật, còn bạn con vì giữ giới luật không uống nước có trùng nên đã chết giữa đường. Vậy xin đức Phật phán xét như thế nào?”

Đức Phật bảo: “Kẻ ngu si kia! Ông có biết rằng: Vị tỳ kheo do không uống nước có trùng đã gặp Phật trước khi ông đến đây không? Còn ông gặp Phật mà lại không bao giờ gặp Phật. Ông có hiểu chưa?”

Lời dạy này xác định tu sĩ và cư sĩ Phật giáo hiện giờ không bao giờ gặp Phật, là vì họ phạm giới, phá giới, v.v…​

Uống nước có trùng mà còn không gặp Phật, thì thử hỏi quý sư, thầy và cư sĩ: “Ăn thịt chúng sanh thì làm sao tu hành giải thoát được?”

Các sư, thầy, cư sĩ gọi là Thánh tăng, Thánh ni và Thánh cư sĩ mà ăn thịt chúng sinh thì Đức Hiếu Sinh ở đâu? Các sư thầy và quý cư sĩ có biết không? Đạo Phật có Tứ Vô Lượng Tâm, vậy Tứ Vô Lượng Tâm của các sư (46) thầy ở đâu? THÁNH ĐỨC HIẾU SINH không tròn thì làm sao làm Thánh tăng, Thánh ni, Thánh cư sĩ được.

Thánh tăng, Thánh ni và Thánh cư sĩ còn ăn thịt chúng sinh thì Thánh đó là Thánh gì? Câu hỏi này để tự quý vị suy ngẫm trả lời.

Người cư sĩ chân chánh trong đạo Phật còn không ăn thịt chúng sinh, thì thử hỏi quý vị là tu sĩ thông suốt kinh điển của Phật để làm gì? Quý vị có bằng những người cư sĩ này không?

GIỚI ĐỨC HIẾU SINH này để xác chứng trong bốn giới đệ tử của Phật:

1- Ưu Bà Tắc.

2- Ưu Bà Di.

3- Tăng.

4- Ni.

Ai là Thánh đệ tử của Phật và ai là Ma Ba Tuần đội lốt đệ tử của Phật? Qua Giới Đức Hiếu Sinh này sẽ giúp chúng ta nhận rõ được chân phật tử hay là giả phật tử. Khi nhận rõ chân phật tử là đệ tử của Phật thì phải hết lòng cung kính, cúng dường và tôn trọng lẫn nhau để cho Phật pháp được trường tồn.

Đệ tử của Phật sao lại còn ăn thịt chúng sinh? Như vậy đạo Phật có còn xứng đáng là (47) ĐẠO TỪ BI nữa không? Có còn xứng đáng là nền đạo đức nhân bản - nhân quả, sống không làm khổ mình, khổ người, khổ chúng sinh nữa không? Có còn xứng đáng là ĐẠO TRÍ TUỆ nữa không? Nếu là đạo trí tuệ sao lại ăn thịt chúng sinh mà không có tư duy suy nghĩ đâu là thiện, đâu là ác? Nếu là đạo của trí tuệ sao lại còn đắm mê dục lạc về ăn uống như vậy?

Để che đậy tâm hung ác phàm phu tục tử, chạy theo dục vọng thế gian trong ăn uống, có một số tu sĩ bảo rằng: “Ăn thịt chúng sanh không thấy, không nghe, không nghi”, và: “Phật còn ăn thịt heo rừng trước khi chết”. Lời nói này thật là tội lỗi, không biết tội ấy phải chịu đến ngàn trùng kiếp nào cho hết được. Bằng chứng là tu sĩ thời nay không có ai tu chứng quả A La Hán, là do chỗ không giữ gìn Thánh hạnh hiếu sinh. Mặc dù có những tu sĩ không ăn thịt chúng sinh, nhưng lòng hiếu sinh không có, vì họ không tu tập và rèn luyện Tứ Vô Lượng Tâm.

Vu khống cho Phật ăn thịt chúng sinh để che tội ác của mình, thật là điêu ngoa, xảo quyệt của những người đội lốt Phật giáo. Đó là hành động phá đức hạnh Thánh trong đạo Phật, tội ấy là tội Ba La Di, tội đọa địa ngục, tội bị chém đứt đầu. (48)

Lòng hiếu sinh là một Thánh Đức của người tu sĩ Phật giáo. Nhưng dù là tu sĩ hay cư sĩ cũng đều phải thực hiện cho bằng được, nếu không thì phải trả nợ máu xương rất nặng trong nhiều kiếp.

Người tu sĩ nào đi ngược lại Giới Đức Hiếu Sinh này là tu sĩ của tà đạo, chỉ biết nuôi thân mình bằng xương máu của chúng sinh thì sao gọi là Thánh đệ tử của Phật.

Trong Bát Chánh Đạo, xin hỏi quý bạn Chánh Mạng là gì?

Có phải chăng nuôi mạng sống của mình bằng máu, xương của chúng sinh là Chánh Mạng ư?

Nuôi Chánh Mạng sao lại nỡ nhẫn tâm ăn thịt chúng sinh? Nuôi mạng sống của mình như vậy là Chánh Mạng ư?

Nuôi mạng sống của mình không có sự đau khổ của chúng sinh mới gọi là Chánh Mạng. Người ta nói và thuyết giảng về Chánh Mạng, nhưng người ta không sống đúng Chánh Mạng.

Sống không đúng Chánh Mạng mà làm đệ tử của Phật để làm gì? Thà đừng theo đạo Phật, mà đã theo đạo Phật thì phải sống cho (49) đúng lời dạy của đức Phật. Sống không đúng lời dạy của đức Phật là phỉ báng Phật giáo.

Cho nên sống trong tà mạng sao lại gọi là đệ tử của Phật được. Đi ngược lại chân lý của đạo Phật (Đạo Đế), mà muốn làm đệ tử Phật thì có ích lợi gì. Bát Chánh Đạo là chương trình giáo dục đào tạo, chỉ dạy cho ta có một cuộc sống chánh hạnh, đó là đức hạnh làm Người, làm Thánh.

Giới Đức Hiếu Sinh là những hành động sống đối xử với muôn loài bằng lòng yêu thương cao quí tuyệt vời, mà mọi người ai ai cũng đều phải học tập và trau dồi, không riêng những đệ tử của đức Phật.

Muốn bảo vệ sự sống của muôn loài trên hành tinh này thì chúng ta phải cố gắng khắc phục mình, để sống trọn vẹn Giới Đức Hiếu Sinh. Bởi vì Giới Đức Hiếu Sinh là những hành động cao quý tuyệt vời, mà mọi người cần phải sống đúng như vậy để chan hòa lòng yêu thương với muôn loài. Vì loài nào cũng muốn sống như loài nào. Có loài nào muốn chết bao giờ đâu?

“Không làm các pháp ác,

Nên làm các pháp thiện”.

“Ngăn ác diệt ác pháp,

Sinh thiện tăng trưởng thiện”.

Vậy (50) quý phật tử giết hại chúng sinh, làm ra thực phẩm cúng dường chư tăng là làm thiện hay sao? Là sinh thiện và tăng trưởng thiện hay sao?

Quý phật tử có biết mình làm ngược lại với giáo lý của đức Phật không?

Trong kinh Jivaka, đức Phật dạy một người cư sĩ giết chúng sinh làm ra thực phẩm cúng dường chư tăng có năm điều phi công đức, tức là có năm điều tội lỗi. Do quý phật tử chưa am tường giáo lý chân chánh của Phật giáo, mà chỉ nghe, biết, hiểu theo kiến giải, tưởng giải của các sư: “Ăn không thấy, không nghe, không nghi”, hoặc: “Ăn thịt chúng sanh tưởng rau cải là như ăn rau cải…​” Những ngôn ngữ này là những ngôn ngữ để đánh lừa phật tử. Các sư còn lừa đảo quý phật tử hơn nữa, bằng những lý luận nuốt cho trôi những miếng thịt động vật: “Phật còn ăn thịt chúng sanh…​ ăn thịt, cá cứ tưởng là rau cải sẽ là rau cải, tại quý vị cố chấp, chứ ăn vào trong bụng rồi chay mặn cũng như nhau”.

Kính thưa quý phật tử! Giới Đức Hiếu Sinh này ở đâu mà sao các sư nỡ tâm nhai nuốt được thịt chúng sinh như vậy? Các sư là Thánh tăng tỳ kheo, còn đây là Thánh cư sĩ (51) mà còn không vi phạm giới luật này, sao Thánh tăng tỳ kheo lại sống những điều phi giới luật như vậy? Thế mà tín đồ có mắt như mù, có tai như điếc, có ý thức như ngu. Có phải không quý vị?

Tóm lại, muốn làm một vị đệ tử Thánh tăng, Thánh ni, Thánh cư sĩ của đức Phật thì giới luật THÁNH ĐỨC HIẾU SINH này phải giữ gìn nghiêm túc, giữ gìn nghiêm túc còn chưa đủ mà còn phải tu tập Tứ Vô Lượng Tâm: từ, bi, hỷ, xả. Do tu tập Tứ Vô Lượng Tâm được sung mãn thì mới sống được trọn vẹn với lòng yêu thương muôn loài vạn vật. Nhờ có sống như vậy mới thể hiện được Thánh Đức Hiếu Sinh, chứ đừng bắt chước Tuệ Trung Thượng Sĩ, Tế Điên Tăng Hòa Thượng, Phật Sống Cựu Kim Sơn và thiền sư Phần Dương, v.v…​ tự tại vô ngại ăn thịt chúng sinh và uống rượu như người thế tục, thì chúng ta không còn chỗ nào bình luận cả. (52)

--o0o--

(Trích lời Trưởng lão Thích Thông Lạc - sách Thọ Tam Quy Ngũ Giới - Trang 40 tại website: thuvienchonnhu (.) net)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.42 khách