Tổ chức tang lễ, người Phật tử ơi xin đừng quên ta là Phật tử.

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Tổ chức tang lễ, người Phật tử ơi xin đừng quên ta là Phật tử.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Tháng này ở nơi Chú Tiểu sống có nhiều người già qua đời và Chú Tiểu thấy có nhiều cách tổ chức Tang lễ. Không rõ theo các Phật tử thì với vai trò là người con Phật, người học theo chánh pháp của Phật thì ta sẽ làm gì khi người thân ra đi ??? Chú Tiểu biết rằng có muôn vạn kiểu tổ chức, tuy nhiên xét theo góc độ là người con Phật ta phải làm sao, Chú Tiểu xin đưa ra nhận xét cá nhân cũng như đón nhận những ý kiến khác nhằm góp phần giúp nhau làm tròn bổn phận là người Phật tử.
* Mỗi quan điểm cá nhân xin không tranh luận kịch liệt mà hãy theo tinh thần trao đổi cái thắc mắc, ý kiến của mình. Những câu nói sáo rỗng, vô nghĩa xin hãy giữ lại đừng nói ra.

+ Thế gian định nghĩa
- Tang lễ là gì: là một buổi lễ tiễn đưa một người đã chết về nơi an nghĩ cuối cùng.
- Chết là gì: là một người không cử động, tim ngừng đập, không thở được nữa.
- Nghi thức: có rất nhiều nghi thức tuỳ theo phong tục, tập quán vùng miền khác nhau. Có ba giai đoạn là trước, ngay khi và sau khi chết.
a. Trước khi mất: chạy chữa thuốc men, mời bác sĩ, ăn uống bồi bổ toàn món ăn đắt tiền, quý hiếm ./..,., .
b. Ngay khi mất: khóc lóc, kêu gào, xĩu lên xĩu xuống, đi mua hòm, mời đội mai táng, đựng rạp che, treo cờ ngoài đầu đường, hẻm, thông báo ngăn chặn hạn chế cho xe lưu thông :(( .
c. Sau khi mất: nếu là bình thường không đạo gì thì đợi 1 năm sau làm đám giỗ hồi ức kỹ niệm, sang năm 2 bắt đầu ăn uống vui chơi, cười nói rộn ràng (nhìn vào giống như có người chết thiệt là vui quá đi :)) ).

+ Phật giáo định nghĩa theo cái nhìn chung
- Tang lễ là gì: là một chúng sanh đã không còn thở được nữa, thân thể trả hết về cho tứ đại không giữ lại được gì.
- Chết là gì: là một chúng sanh không còn thở được nữa.
- Nghi thức: có rất nhiều nghi thức đang lưu hành trong cộng đồng Phật giáo và chia ra làm nhiều giai đoạn của người chết để tổ chức nhiều lễ tiết như: trước khi mất, ngay khi mất, đã mất đi.
a. Trước khi mất: chạy chữa thuốc men, bác sĩ, khi người thân có cảm giác người nằm đó sắp chết thì chuẩn bị hậu sự, mở băng niệm A Di Đà Phật và đợi người đó chết.
b. Ngay khi chết: caunguyen mời ngay một đội chuyên đi niệm A Di Đà Phật, niệm từ sáng đến chiều tối với hi vọng người ra đi vãng sanh về nơi an lành, có nơi niệm 1 tập thể, có nơi mở loa dùng micro để niệm (có lẻ sợ người chết không nghe hoặc sợ người sống không nghe họ niệm ngân nga rất hay khungbo ). Mời đội mai táng đến lo mọi việc.
c. Sau khi mất: thiêu người chết ra tro rồi vào chùa nhờ các thầy cho đặt 1 hủ rồi tụng kinh niệm Phật cho người đó nghe giùm. Sau đó làm các lễ cúng thất, 49 ngày.... Cũng giống như thế gian, chỉ khoảng 2, 3 năm là bắt đầu tổ chức ăn uống vui chơi cười nói rộn ràng để kỹ niệm ngày tang thương năm nào.
* Điểm chung là để thân xác chết lặng kia rất lâu trong nhà ít nhất cũng 3 ngày hoặc sẽ để đến khi đúng ngày tốt ngày đẹp, ngày tốt đẹp này đi hỏi mấy sư hướng dẫn.

Chú Tiểu có cái nhìn chung chung như thế và sau đây xin nhắn gửi đến các Phật tử vài dòng tâm tư:
1. Xem ra thế gian đơn giản hơn các nghi thức được chế ra trong Phật giáo. Xét theo góc độ đám tang ở Ấn Độ thì nhanh gọn lẹ: Sáng chết chiều đem ra thiêu rồi làm 1 tấm hình để ở góc nhà là xong 1 cái đám tang chỉ 1 ngày là đủ. Vậy Phật tử đang chạy theo hình thức thế gian và phức tạp hoá, pha trộn, tự tạo thêm các nghi thức như vậy để làm gì ???

2. Thương tiếc một người ra đi là chuyện rất bình thường nhưng sự thương tiếc quá nhiều, quá chú trọng các hình thức thì cuối cùng chỉ là hình thức vì rằng các hình thức thật sự chỉ để người sống xem, người đến viếng và bà con lối xóm xem coi chúng ta tổ chức rình rang, tốn kém ra sao mà thôi chứ người chết biết gì nữa đâu.

3. Nếu họ biết chắc cũng sẽ rất đau lòng vì rằng sống đâu có được bà con quan tâm nhiều như vậy, đâu có được chăm sóc kỹ như vậy so với cái thân xác lạnh khô.

4. Phật dạy: chết là trả thân về cho Tứ Đại (đất, nước, lữa, gió) rất rõ ràng mà sao ta lại bám chặt vào các phong tục, tập quán và các nghi thức được chế ra từ đời này sang đời khác để làm hình ảnh Phật giáo ngày càng mang mùi vị mê tín dị đoan cũng như coi trọng hình thức quá nhiều.

5. Trả thân về cho Tứ Đại là gì ?
- Thân xác rã ra rồi thành đất.
- Thân thể tiết ra nước màu vàng hôi thối từ các lỗ trên cơ thể.
- Thân thể không còn ấm nữa mà lạnh tanh.
- Thân thể không thở được nữa, không mượn gió, không khí xài nữa.

6. ĐI đâu, đến chùa nào, hội họp tổ chức Phật giáo nào, đạo tràng nào thì khi hỏi ta đều có Pháp danh để xưng hô và nhận mình là Người Phật Tử nhưng ta đã làm gì để đúng nghĩa với danh xưng Người Phật tử chưa ? Hay chỉ biết đi chùa, lạy Phật, cầu xin, khấn nguyện, niệm Phật, cúng dường, tụng kinh, trì chú, gõ mỏ là thôi. Nếu chỉ là như vậy xem ra tu dể quá, quá dể để chứng quả gì đó. Và nếu chỉ như vậy thì chỉ càng khẳng định chúng ta tuy đạo Phật, là Phật tử mà cái chữ TU cơ bản cũng không hiểu đúng nghĩa là Sửa Tâm Tánh từ xấu thành tốt.

7. Tu theo Phật để làm gì thì qua một góc độ là Tang lễ để các Phật tử nhìn nhận lại con đường mình đang đi theo Phật có đạt được đúng như ý nguyện khi đi theo Phật chưa !!!

Tuy là còn nhiều vấn đề để chia sẽ cùng nhau, trước mắt như trên Chú Tiểu xin có vài tâm sự là vậy chỉ mong các Phật tử đúng nghĩa là Phật tử hơn nữa để ngay hiện tại và tương lại được an vui thật sự khi gia nhập ngôi nhà Phật giáo.


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tổ chức tang lễ, người Phật tử ơi xin đừng quên ta là Phật tử.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Vấn đề này Ng chiếu có ý kiến vậy:

Trong đạo Phật không có cúng bái, hay tổ chức lễ hội Tang Lể linh đình.......nhưng cũng không phải vậy mà làm mất đi tính văn hóa,nhân văn của con người tùy theo phong tục.

Ng chiếu nghĩ rằng,nếu có Tang Lễ nên làm đơn giản, không nhạc cổ, kèn Tây, hay hát hò,chỉ tụng Kinh cầu siêu. Sau 3 ngày thì phải chôn cất hay thiêu tùy theo phong tục địa phương và hợp với khoa học.

Đám giỗ là hình thức tưởng nhớ ngừoi quá cố, anh em trong gia đình gặp mặt sau nhiều tháng bôn ba với đời. Người thân nếu mất đã lâu thì cũng không nên buồn gì nhiều nữa ( nếu được sinh Thiên hay nhập Niết Bàn mà buồn thì cũng không đúng, chúng ta phải vui nữa chứ ) mà cũng không nên vui quá đà.

Chúng ta sinh ra ở Việt Nam, truyền thống văn hóa lâu đời của Ông bà ta đã ăn sâu vào trong tiềm thức ở mỗi người,không dễ thay đổi nhanh được. Chẳng hạn như trong gia đình mình, bên ngoại,bên nội ...có rất nhiều ngừoi thân , nhưng có bao nhiêu ngừoi theo Phật, nên khi có một người thân mất thì một mình mình không thể làm thay đổi suy nghĩ cả họ hàng được, nên tốt nhất là làm thinh, và nếu có tâm thì hãy khuyên rằng nên tổ chức tiết kiệm, đơn giản, cúng thì phải cúng chay là là tốt rồi. Nếu chúng ta can thiệp sâu quá vô tình phản tác dụng.

Vài lời góp ý.

Kính.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Tổ chức tang lễ, người Phật tử ơi xin đừng quên ta là Phật tử.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Chào chú Nguyên Chiếu, nhân bài trên của NC thì Chú Tiểu xin thêm vài lời nha.

1. Theo NC thì tụng kinh Cầu Siêu để làm gì ?

2. Phong tục tập quán ngàn đời nay khó mà bỏ đi trong 1 sớm 1 chiều, hoàn toàn chính xác. Nhưng cũng không đồng nghĩa là "thôi kệ" vì rằng chính vì ta không phấn đấu ngày nay thì sao có tương lai tốt hơn ???

3. Thế hệ con cháu được học hành đầy đủ hơn rất nhiều so với cha ông, nếu vậy mà còn không thay đổi thì đạo Phật sẽ đi về đâu đây, NC có thấy nếu cứ giữ cái Thôi kệ này thì thời Mạt Pháp chính là tại thời điểm đến hay tại Phật Tử, hàng Tứ Chúng hộ Pháp đã không làm tròn bổn phận ?

4. Trước nhất cứ phải có tinh thần thay đổi cái đã, rồi từ đó triển khai cho bạn bè, sau đó rủ rỉ với gia đình. Mưa Lâu Thấm Đất, giữ lấy câu này của cha ông mà xài lại nè. Chú Tiểu đã làm được với gia đình nên mới dám mạnh miệng mà nói như trên đó chứ. Cho nên hoàn toàn có thể thay đổi được nhưng chủ yếu ta có thật sự muốn làm hay không vì rằng sẽ phải Bỏ Cái Này Để Đón Nhận Cái Khác.

Chúc vui nha cả nhà ơi !!!


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tổ chức tang lễ, người Phật tử ơi xin đừng quên ta là Phật tử.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đ/h Chú Tiểu,
Câu hỏi:
Theo NC thì tụng kinh Cầu Siêu để làm gì ?
Nếu đ/h theo PGĐT thì Ng-chiếu thì sẽ nói rõ, còn không thì câu trả lời này xem như không có.
Phong tục tập quán ngàn đời nay khó mà bỏ đi trong 1 sớm 1 chiều, hoàn toàn chính xác. Nhưng cũng không đồng nghĩa là "thôi kệ" vì rằng chính vì ta không phấn đấu ngày nay thì sao có tương lai tốt hơn ???
Cái này nó phụ thuộc vào Trí Tuệ mỗi ngừoi và hãy nhớ rằng Phật Pháp Tùy Duyên
Thế hệ con cháu được học hành đầy đủ hơn rất nhiều so với cha ông, nếu vậy mà còn không thay đổi thì đạo Phật sẽ đi về đâu đây, NC có thấy nếu cứ giữ cái Thôi kệ này thì thời Mạt Pháp chính là tại thời điểm đến hay tại Phật Tử, hàng Tứ Chúng hộ Pháp đã không làm tròn bổn phận ?
Câu này cũng là trăn trở của Đức Phật khi còn tại thế,đạo hữu có tấm lòng vậy thì Ng- chiếu nghi nhận.
Chú Tiểu đã làm được với gia đình nên mới dám mạnh miệng mà nói như trên đó chứ
Chú Tiểu làm với gia đình nhỏ ( Vợ và con ) hay gia đình lớn gồm có Ông,bà, Bác, chú.....Nếu làm được gia đình lớn thì NG- chiếu rất hoan hỉ.

Vài lời tâm sự.

KÍnh.


Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa
Bài viết: 260
Ngày: 06/05/13 02:50
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tp.HCM

Re: Tổ chức tang lễ, người Phật tử ơi xin đừng quên ta là Phật tử.

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú.Tiểu.Trước.Cổng.Chùa »

Mình lại trao đổi thêm chút nữa nha Nguyên Chiếu...
- Một là tại sao phải theo PGĐT thì mới có thể nghe câu trả lời ? Chú Tiểu không theo tông phái nào, tuy nhiên có thể nói là tông phái nào cũng theo thì cũng không có gì sai. Vậy cho nên nếu NC theo PGDT thì có thể giải thích cho CT biết Tụng kinh Cầu Siêu để làm gì không ?

- Hai là theo NC thì cụm từ Tùy Duyên sẽ được hiểu ra sao trong nhà Phật ?

- Ba là việc Chú Tiểu hoằng pháp tại gia đình mình là từ nhỏ ra lớn, với hi vọng đến khi tắt thở độ được bao nhiêu thì độ vậy...


Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Tổ chức tang lễ, người Phật tử ơi xin đừng quên ta là Phật tử.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Chào đ/h Chú Tiểu,
Một là tại sao phải theo PGĐT thì mới có thể nghe câu trả lời ?
Vì hiện nay nhiều đ/h cứ thảo luận hay bị chấp ngã, vì để giữ tinh thần lục hòa nên Nguyên Chiếu nói vậy, hy vọng đ/h không phải như vậy.
có thể giải thích cho CT biết Tụng kinh Cầu Siêu để làm gì không ?
Với khoa học: Tụng kinh là hình thức huân tập thân.
Với đại chúng : Tụng Kinh là hình thức truyền bá chánh Pháp, giúp cho thân nhân người mất khi nghe Kinh,hiểu được lời Phật mà sau đó tu tập theo lời Ngài.
Với cư sĩ : Là hình thức huân tập thân, khẩu và ý.
Với Công Đức : Nếu người thọ trì Kinh thì được chư Thiên,Thần bảo hộ và tạo phước lành trên con đường tu tập.( kinh Pháp Hoa )
Hơn nữa: Trong Kinh Địa Tạng có nói , sau khi mạng chung tùy theo nghiệp mà thần thức đi tái sanh 6 cõi, nếu thần thức chưa có thể tái sanh(duyên) ngay sau khi rời thân xác thì chậm nhất là 49 sau phải đi đầu thai. Nên sau khi mất trong vòng 49 ngày thì vẫn có thể tụng Kinh cầu siêu cho thân quyến. ( trường hợp này thuộc PGĐT )
Hai là theo NC thì cụm từ Tùy Duyên sẽ được hiểu ra sao trong nhà Phật ?
Tùy duyên trong nhà Phật là khi thuyết hay hành một điều gì phải hợp với : Khế cơ và khế lý
Ba là việc Chú Tiểu hoằng pháp tại gia đình mình là từ nhỏ ra lớn, với hi vọng đến khi tắt thở độ được bao nhiêu thì độ vậy...
Ng- chiếu hy vọng đạo hữu sẽ làm được nhiều hơn nữa, cầu chúc cho đ/h đạt được như nguyện, giác tha viên mãn.

Vài lời tâm sự với đ/h.

Trân trọng.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách