Kinh Bách Dụ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 41. QUỶ TỲ XÁ XÀ
Thuở xưa, có hai con quỷ Tỳ Xá Xà nhặt được một cái rương, một cây gậy và một đôi guốc. Chúng cứ tranh nhau, ai cũng muốn giành về phần mình. Tranh nhau cả tháng mà vẫn chưa có cách nào để giải quyết cho công bằng.

Bấy giờ, có người đi đến thấy hỏi:

- Ba vật này có gì quý mà chúng bây giành nhau sôi nổi vậy?

Hai con quỷ nói:

- Cái rương này có năng lực hiện ra các thức ăn, y phục, giường chõng, mùng mền, chiếu gối... Cây gậy này chỉ cầm thôi, cũng làm cho kẻ oán địch quy phục, không dám kình chống. Ai mang đôi guốc này thì bay đi tự tại.

Người ấy nghe xong, nói:

- Chúng bây hãy chạy khỏi đây vài phút, ta sẽ phân xử công bằng cho.

Nghe vậy, hai con quỷ liền chạy đi.

Người ấy liền ôm rương, cầm gậy và mang đôi guốc bay lên hư không, nói:

- Ta đã phân xử công bằng, giúp cho chúng bây không còn tranh giành nhau nữa.

Hai con quỷ ngạc nhiên, đành chịu mất của, không biết làm sao được!
  • Trong mẫu chuyện này, quỷ Tỳ Xá Xà dụ cho các ma chướng và ngoại đạo, bố thí dụ cho cái rương; thiền định dụ cho cây gậy tiêu trừ giặc ma oán phiền não; trì giới dụ như đôi guốc, nhất định được sinh làm người hay sanh lên cõi trời; các ma và ngoại đạo giành nhau cái rương dụ cho trong pháp hữu lậu gắng cầu phước báu, không được lợi ích gì. Nếu tu các hạnh lành, bố thí, trì giới, thiền định thì nhất định lìa khổ, chứng đắc đạo quả.

    42. LẠC ĐÀ CỦA NGƯỜI LÁI BUÔN CHẾT
Thuở xưa, có người lái buôn cùng với em và con dùng lạc đà chở các thứ hàng vải tơ lụa, châu ngọc đem sang xứ khác bán. Một hôm, trên đường đi, lạc đà bỗng bị bệnh chết.

Người lái buôn lột da lạc đà, rồi sửa soạn lên đường. Trước khi đi, ông dặn con và em:

- Hai người ở lại đây, trông chừng da lạc đà, đừng để cho ẩm ướt hư mục.

Sau khi người lái buôn lên đường một lúc, trời đổ mưa tầm tả. Hai người ở lại quá ngây ngô, lấy hàng lụa quý giá đậy lên tấm da lạc đà cho khỏi ướt. Còn những hàng lụa ấy đắt tiền hơn tấm da lạc đà đã gấp trăm lần đều bị ẩm ướt hư hết.
  • Trong mẫu chuyện này: Không sát sanh dụ cho hàng lụa quý báu, tâm da lạc đà dụ cho tiền của, trời mưa làm cho hàng lụa ẩm ướt hư hỏng dụ cho người buông lung làm hư hạnh lành.

    Không sát sanh là nhân tố tốt nhất giúp hành giả tành tựu pháp thân Phật, nhưng người đời không chịu tu. Họ chỉ đem tiền của xây dựng chùa tháp, cúng dường chúng Tăng. Đó là việc làm bỏ gốc theo ngọn. Sau khi hưởng hết phước hữu lậu, họ phải trôi lăn trong năm đường, không tự thoát khỏi được. Thế nên hành giả phải chuyên tâm giữ vẹn giới sát sanh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 43. MÀI ĐÁ
Thuở xưa, có người cố công mài một hòn đá lớn, trải qua nhiều tháng thành dáng con nghê nhỏ làm đồ chơi cho trẻ em. Người ấy dụng công tuy nhiều, nhưng kết quả không được bao nhiêu.
  • Trong mẫu chuyện này: Mài đá lớn dụ cho siêng năng học hỏi, thành con nghê nhỏ dụ cho tiếng tăm, phải quấy xen lẫn nhau.

    Phàm là người tu học đáng lẽ cần phải nghiên cứu suy tư cho tinh tường để mở thông tâm trí, thêm nhiều hiểu biết mà cầu chứng quả cao xa, thù thắng mới đúng. Trái lại, họ chỉ lo chạy theo chút ít danh dự, cống cao, kiêu mạn, thêm lớn tội lỗi.


    44. ĂN NỬA CÁI BÁNH
Thuở xưa, có người đói bụng, mua bảy cái bánh rán để ăn. Ăn đến sáu cái rưỡi thì đã no, anh hối hận, lấy tay vả vào miệng mình nói:

- Nay ta nhờ nửa cái bánh sau cùng mà no. Nếu biết thế, ta đâu phí tiền mua sáu cái bánh trước làm chi!
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa lầm cho những lạc thú ở đời là vui. Nhưng sự thật trên thế gian này có gì là vui vĩnh cửu đâu! Như người đói bụng kia cho rằng ăn nửa cái bánh sau cùng là no, người đời cho giàu sang là vui. Nhưng khi mong cầu giàu sang cũng đã rất khổ, được giàu sang rồi, giữ gìn cũng khổ; nếu lúc nào đó bị mất đi thì càng khổ hơn, từ sáng đến tối không có lúc nào vui cả. Như việc ăn mặc, chỉ là việc che thân lót dạ, thế mà gọi là vui, ở trong đau khổ lại mãi lầm cho là vui sướng.

    Chư Phật dạy: "Ba cõi không an, đều là khổ não. Phàm phu điên đão cứ ngỡ là vui".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 45. NGƯỜI GIÚP VIỆC GIỮ CỬA
Thuở xưa, có người chủ nhà sắp đi xa, trước khi đi, ông ta dặn người giúp việc:

- Con ở nhà trông chừng cửa nẻo và coi lại dây buộc lừa cho chắc.

Khi người chủ đi rồi, nhà hàng xóm có đám hát, người giúp việc muốn đến xem nhưng lòng không yên. Anh gỡ cửa xuống, lấy dây buộc lại, để trên lưng lừa, chở đến đám hát và ngồi xem.

Người giúp việc đi rồi, kẻ trộm lẻn vào nhà, vơ hết đồ đạc, tiền của... lấy đi mất.

Khi người chủ nhà trở về, hỏi người giúp việc rằng:

- Đồ đạc, tiền của đâu rồi?

Người giúp việc thưa:

- Ông bảo con giữ của, trông coi con lừa và dây buộc, ngoài ra con đâu có biết.

Người chủ nói:

- Bảo con ở nhà giữ cửa, chính là bảo giữ đồ đạc, tiền của. Bây giờ của cải đã mất hết, còn giữ cánh cửa để làm gì?
  • Mẫu chuyện này dụ cho đức Như Lai răn dạy chúng ta phải thường giữ gìn sáu căn, đừng để nó chạy theo sáu trần cảnh, giữ con lừa vô minh và trông coi sợi dây ái dục. Có một số ít người xuất gia không vâng lời Phật dạy, giả hiện tượng trong sạch như ngồi thiền, ở nơi thanh vắng, nhưng tâm ý dong ruổi theo năm món dục lạc, bị sắc, thanh, hương, vị, xúc làm mê hoặc; vô minh che tâm, dây ái dục trói buộc. Cho nên ba mươi bảy phẩm trợ đạo được ví như của báu, đều bị tiêu mất.

    46. TRỘM TRÂU
Thuở xưa, ở thôn nọ có một bọn ăn trộm, sang thôn khác bắt một con trâu, dắt về làm thịt. Người mất trâu nom theo dấu đi tìm, gặp bọn họ, tả hình dáng con trâu cho họ nghe rồi hỏi:

- Con trâu tôi có ở trong thôn các anh không?

Bọn trộm trâu đáp:

- Chúng tôi không có thôn.

- Trong thôn các anh có ao. Các anh giết trâu, ăn thịt bên bờ ao phải không?

- Không có ao.

- Bên bờ ao có lùm cây phải không?

- Không có lùm cây.

- Các anh bắt trộm trâu ở phía Đông thôn này phải không?

- Không có phía Đông.

- Các anh bắt trộm trâu vào giữa trưa phải không?

- Không có giữa trưa.

- Dù cho không có thôn, không có lùm cây, nhưng lẽ nào lại không có không gian và thời gian? Do đó, nên biết các anh nói dối, không đáng tin. Trâu của tôi bị các anh bắt trộm và làm thịt ăn, không nghi ngờ gì nữa!

Bọn trộm trâu đành phải thú nhận và khai thật.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người tu hành mà phá giới, che dấu tội lỗi, không chịu phát lộ sám hối, sau khi chết sẽ đọa vào địa ngục. Chư thiên, thiện thần dùng thiên nhãn trông thấy, người phá giới không thể che dấu họ được. Như bọn trộm trâu kia, không đánh lừa được người trí.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 47. NGƯỜI NGHÈO GIẢ TIẾNG CHIM UYÊN ƯƠNG
Thuở xưa, có một vương quốc đến ngày lễ hội, tất cả phụ nữ đều dùng hoa sen xanh trang sức trên đầu, trông rất xinh đẹp.

Bấy giờ có người phụ nữa nghèo nói với chồng:

- Nếu chàng tìm được hoa sen xanh cho em trang điểm, thì vợ chồng mình sẽ được hạnh phúc lâu dài. Còn không tìm được, em sẽ ly dị.

Người chồng nghe vậy, rất buồn bã, chợt nghĩ: "Trong ao vua có nhiều hoa sen xanh. Ta tìm cách lẻn vào, trộm một vài cành. Rủi có bị người phát giác thì ta giả tiếng chim uyên ương kêu".

Thế rồi, anh đến ao vua trộm hoa. Lúc ấy, người giữ ao nói:

- Ai trong ao đó?

Anh ta buộc miệng đáp:

- Tôi là chim uyên ương.

Người giữ ao liền bắt anh, giải đến vua trị tội.

Trên đường đi, anh giả tiếng chim uyên ương kêu rất giống.

Người giữ ao nói:

- Hồi nãy anh không kêu, bây giờ kêu ích gì?
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa trọn đời chuyên làm ác. Khi sắp chết, họ mới nói: "Tôi nay muốn tu thiện". Bấy giờ thần thức bị ngục tốt dẫn đến giao cho Diêm vương rồi, tuy muốn tu thiện cũng không còn kịp nữa. Giống như anh chàng khờ kia, đến gần cung vua rồi mới giả tiếng chim uyên ương kêu.

    48. DÃ CAN BỊ CANH CÂY GÃY RỚT TRÊN LƯNG
Thuở xưa, có con dã can ngồi ở dưới gốc cây. Gió thổi cành cây gãy rơi trúng lưng. Nó liền bỏ nơi ấy, chạy đến khoảng đất trống, nhắm mắt không muốn nhìn thấy cây nữa. Đến chiều tối, nó cũng không chịu trở lại. Chợt từ xa, nó trông thấy cành cây lắc lay trong gió, liền tự nói một mình:

- Cây gọi ta trở lại chỗ cũ.

Thế rồi nó liền trở lại gốc cây xưa.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đệ tử khờ khạo đã được xuất gia, gần gũi sư trưởng. Vì đôi khi bị quở phạt nhẹ liền tự ái bỏ đi. Sau đó gặp bạn xấu, luôn bị nghịch cảnh làm buồn bực, rối loạn, mới chịu trở lại với thầy.

    Đi đi lại lại như thế, thật là hành động quê mùa sai lầm.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 49. HAI ĐỨA TRẺ TRANH NHAU PHÂN BIỆT SỢI LÔNG
Thuở xưa, có hai đứa trẻ dạo chơi bên bờ sống, vớt được một sợi lông.

Một đứa nói:

- Đây là râu tiên.

Một đứa nói:

- Đây là lông gấu.

Thế là hai đứa trẻ tranh cãi nhau mãi, không ngã ngũ. Bỗng có vị tiên hiện ra, chúng liền đến xin giải quyết dùm. Vị tiên liền lấy gạo và mè bỏ vào miệng nhai, rồi nhả vào lòng bàn tay mình, bảo hai đứa trẻ:

- Miếng bã trong lòng bàn tay ta giống như phân chim Khổng Tước.

Vị tiên ấy không đáp đúng như lời chúng hỏi, ai cũng biết thế.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người thuyết pháp, chỉ nói pháp hý luận, chứ không đáp chánh lý. Như vị tiên kia không giải đáp đúng vấn đề, bị mọi người chê cười. Nói dối cũng giống như vậy.

    50. CHỮA LƯNG GÙ
Thuở xưa, có người lưng gù, đi mời thầy thuốc để chữa bệnh gù cho mình. Ông thầy thuốc lấy váng sữa bôi lên hai tấm ván, rồi đặt bệnh nhân vào giữa. Ông ta ráng hết sức mình đè mạnh xuống, những mong làm cho lưng bệnh nhân thẳng ra như người thường, nhưng không ngờ hai mắt của bệnh nhân cùng lúc bị lồi ra ngoài.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người làm những việc buôn bán phi pháp, rồi đem của cải ấy bố thí để tạo phước. Tuy được nhưng không bù được cái hại, đời sau sẽ bị đọa vào địa ngục, như hai mắt của người gù bị lồi ra ngoài vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 51. NĂM CHỦ MỘT TỚ
Thuở xưa, có năm người cùng thuê một cô tớ giúp việc. Một trong năm người ấy bảo:

- Em đi giặt đồ cho tôi.

Người thứ hai bảo:

- Em hãy giặt đồ cho tôi.

Cô tớ nói với người thứ hai:

- Con giặt đồ cho cậu nhất trước đã!

Người thứ hai giận, nói:

- Ta và anh nhất cùng xuất tiền thuê mày, sao mày chỉ phục vụ riêng cho anh ta?

Nói xong y liền đánh cô tớ mười roi. Bốn người kia, mỗi người cũng đánh cô tớ mười roi.
  • Mẫu chuyện này dụ cho thân chúng sanh tuy do năm ấm tạo thành, nhưng năm ấm thường trừng phạt chúng sanh bằng sanh, già, bệnh, chết và vô lượng khổ não.

    52. CA NHI ĐÁNH NHẠC
Thuở xưa, có một ca nhi đàn hát cho vua nghe. Vua hứa thưởng cho cô ta một ngàn đồng tiền, nhưng vua không thưởng. Cô ấy theo đòi, vua không đưa, lại nói:

- Vừa rồi, ngươi đàn hát làm cho ta vui sướng. Ta hứa thưởng tiền cho người cũng là làm cho ngươi vui sướng thôi. Đâu có gì thật đâu mà ngươi đòi tiền.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người, trời tuy có thọ hưởng chút ít niềm vui, nhưng cái vui ấy hư hỏng, hoại diệt, không được lâu dài. Giống như nhà vua và ca nữ đều là vui sướng mà thôi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 53. THẦY CHÂN ĐAU NHỜ HAI ĐỆ TỬ XOA BÓP
Thuở xưa, một vị thầy kia có hai người đệ tử. Vì chân bị bệnh nên ông thường nhờ hai đệ tử xoa bóp, mỗi người một chân, nhưng hai người này lại không thích nhau.

Một hôm, một người có việc phải đi. Người ở lại nhà liền lấy đá đập gãy chân của vị thầy mà người kia thường xoa bóp.

Khi người kia về thấy vậy, dùng đùng nổi giận, cũng lấy đá đập gãy chân của thầy mà người ở nhà thường xoa bóp.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người học Đại thừa chê Tiểu thừa, người học Tiểu thừa chê Đại thừa. Vì vậy mà làm cho giáo pháp của Phật ngày càng suy vi.

    54. ĐẦU RẮN VÀ ĐUÔI RẮN GIÀNH NHAU ĐI TRƯỚC
Thuở xưa, một con rắn, đầu và đuôi của nó giành nhau đi trước. Đuôi rắn nói:

- Hôm nay, tôi phải đi trước.

Đầu rắn nói:

- Thường thường tôi đi trước. Sao nay anh lại đòi đi trước?

Cuối cùng đầu rắn bò đi trước, đuôi rắn quấn chặt vào gốc cây, làm cho đầu rắn không cách nào bò tới được, đành phải nhường cho đuôi rắn đi trước. Vì đuôi rắn không có mắt, nên rơi xuống hầm lửa và bị thiêu rụi toàn thân.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đệ tử, nghĩ thầy mình lão già hay lẫn lộn, nên thường giành quyền lãnh đạo. Nhưng đâu hay, tuổi trẻ không am thông giới luật phần nhiều bị vi phạm. Do đó, dẫn nhau vào địa ngục.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 55. XIN ĐƯỢC CẠO RÂU VUA
Thuở xưa, vị vua nọ có người hầu cận rất thân tín. Một lần giao chiến, khi bị lọt vào vòng vây của địch, người hầu cận này đã liều mình cứu vua thoát nạn, an toàn trở về. Vua rất vui, hỏi ý:

- Hiền khanh muốn điều gì? Trẫm sẽ ban cho.

Người hầu cận ấy thưa:

- Hạ thần không mong cầu chi, chỉ xin được cạo râu vua mà thôi.

Vua nói:

- Trẫm sẽ cho khanh được toại nguyện.

Mọi người nghe việc này, đều cười ông ta là quê dốt. Lẽ ra, ông ta nên xin vua phong làm phụ tướng hoặc xin cai trị nửa giang sơn còn được, lại đi xin làm nghề thấp kém.
  • Mẫu chuyện này dụ: Thân người khó được, Phật pháp khó gặp, cả hai việc khó gặp ấy khó như rùa mù gặp được bọng cây nổi, nay đã được gặp, nhưng vì ý chí hạ liệt, người ngu chỉ vâng giữ chút ít giới rồi cho là đủ, không cần diệu pháp Niết Bàn thù thắng, không có tâm cầu tiến, tự làm việc tà vạy cho là đã làm đủ chuyện cần làm. Mà đâu hay chư Phật phải trải qua vô lượng kiếp tu hành mới chứng quả(*).
(*) Dịch giả có phần đảo trang.
  • 56. ĐÒI KHÔNG CÓ VẬT
Thuở xưa, có hai người đi đường thấy một người đẩy xe chở đầy mè bị sụp xuống vũng lầy, không thể kéo lên được. Bấy giờ, người đẩy xe nói với hai người kia rằng:

- Hai anh giúp tôi đẩy chiếc xe này ra khỏi bùn lầy.

Hai người đồng nói:

- Chúng tôi giúp anh đẩy chiếc xe lên, anh sẽ đền ơn chúng tôi bằng thứ gì?

Người đẩy xe nói:

- Tôi không có vật gì để đền ơn hai anh.

Lúc ấy, hai người liền đến đẩy phụ chiếc xe ra khỏi vũng lầy đến chỗ bằng phẳng, lại nói với người đẩy xe rằng:

- Hãy đem vật gì cho chúng tôi đi.

Người đẩy xe đáp:

- Tôi không có vật chi.

Hai người kia lại đòi:

- Hãy cho chúng tôi cái "không có vật" đó.

Một trong hai người ấy mỉm cười, nói với nhau rằng:

- Anh ta không chịu cho vật gì, cũng chẳng có chi buồn.

Người bạn nói:

- Đã cho tôi cái "không vật gì" ắt là phải có cái "không có vật".

Anh kia lại nói:

- Ghép ba chữ "không có vật" lại thành là giả danh.
  • Mẫu chuyện này dụ cho kẻ phàm phu chấp không có vật, nghĩa là không có gì hết. Một trong hai người đẩy xe phụ nói "không có vật" có nghĩa là vô tướng, vô nguyện, vô tác.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 57. ĐẠP MIỆNG ÔNG TRƯỞNG GIẢ
Thuở xưa, có ông trưởng giả giàu có lớn, mọi người xung quanh muốn được lòng ông, nên ai nấy cũng đều cung kính. Mỗi khi ông trưởng giả khạc đàm nhổ xuống đất, người xung quanh giành nhau chà đạp cho tan mất đàm.

Bấy giờ có người quê mùa không đạp kịp lên đàm dãi của phú ông đã nhổ, nghĩ thầm rằng: "Nếu đợi ông trưởng giả khạc đàm xuống đất thì ta cũng không đạp kịp, chi bằng khi ông ta vừa muốn nhổ thì ta liền đạp vào miệng ông ấy trước, chắc chắn sẽ đạp được đàm dãi ấy".

Lúc ấy, ông trưởng giả đang muốn khạc đàm, người quê mùa thực hiện ngay suy nghĩ của mình, làm cho ông ta bị dập môi và gãy răng.

Ông trưởng giả hỏi:

- Tại sao anh đạp miệng tôi?

Người quê mùa đáp:

- Nếu chờ ông khạc đàm xuống đấy thì những người hầu gần ông đã đạp mất rồi. Tuy tôi muốn đạp đàm dãi của ông, nhưng không cách nào đạp kịp. Thế nên khi ông vừa muốn khạc, tôi liền đạp thẳng vào miệng ông trước, mong được làm vừa ý ông.
  • Mẫu chuyện này dụ cho bất luận làm việc gì cũng phải đợi thời cơ, thời cơ chưa đến mà cố sức cưỡng lại thì sẽ chuốc lấy khổ não, chả thành công. Do đó, làm bất cứ việc gì, chúng ta phải biết là có đúng lúc hay không đúng lúc.

    58. HAI NGƯỜI CON CHIA CỦA
Thuở xưa, ở nước Ma La, có người dòng Sát đế lợi bị bệnh trầm trọng. Biết mình sắp chết, ông dặn dò hai con rằng:

- Sau khi cha chết, hai con chia tài sản của cha để lại cho đồng đều.

Vài hôm sau, người cha mất. Hai người con theo lời di chúc chia tài sản làm hai phần.

Người anh nói với người em:

- Chia như vậy không công bằng.

Ngược lại, người em cũng nói với người anh như thế.

Bấy giờ, có ông lão quê mùa nói với họ rằng:

- Bác có cách này, tài sản sẽ được chia đồng đều cho hai cháu. Hãy cắt tất cả vật hiện có ra làm đôi, mỗi người một nửa.

Hai anh em nghe rồi, đồng ý, liền cắt quần áo làm đôi, mâm bàn cưa làm đôi, chén bát, nồi nêu... đều cắt làm đôi, ngay cả tiền cũng cắt làm đôi.

Chia của như thế bị người khác chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho việc làm của ngoại đạo đối với bốn cách đáp được đề cập hoặc như sau:
    • 1. Quyết định đáp: Mọi người đều phải chết.

      2. Phân biệt đáp: Chết đi có sanh, ái dục hết thì vô sanh.

      3. Phản vấn đáp: Nếu ai hỏi: "Người là hơn hết phải không?", thì hỏi lại: "Ông hỏi người so với ba ác đạo hay so với chư thiên?" Nếu so với ba ác đạo thì người hơn, so với chư thiên thì người kém.

      4. Trí đáp: Hoặc hỏi mười bốn nạn, hoặc hỏi thế giới và chúng sanh hữu biên hay vô biên, có đầu có cuối hay không có đầu có cuối.
    Các ngoại đạo tự cho mình là trí tuệ, làm luận Phân biệt, phá hết bốn cách đáp này. Dụ như người quê mùa chia tài sản kia, đến tiền cũng cắt làm đôi để chia vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 59. XEM NẮN BÌNH
Thuở xưa, có hai người đi ngang qua nhà người thợ gốm, thaasyng]ời thợ nắn bình rất đẹp, trông mãi không chán. Một người bỏ đi dự đại hội, được ăn thức ăn ngon và đồ quý báu. Người ở lại xem người thợ gốm nắn bình, tự nghĩ: "Đợi xem anh thợ nắn bình xong đã, mình dến sau cũng được".

Thế rồi, anh đứng xem người thợ nắn bình đến mặt trời lặn, bụng đói và không được gì hết.
  • Người quê mùa cũng vậy. Cứ lo sửa sang việc nhà, không ngờ vô thường chóng đến.
    • Hôm nay làm việc này
      Ngày mai tạo nghiệp khác
      Chư Phật như rồng lớn
      Xuất hiện ở thế gian
      Tiếng sấm vang khắp nơi
      Mưa pháp không hướng ngại
      Bận việc nên chẳng nghe
      Không ngờ chết thoạt đến
      Không gặp chư Phật đây
      Không được pháp quý báu
      Thường đọa ba ác đạo
      Trái bỏ chánh pháp Phật
      Như người xem nắn bình
      Rốt cuộc không được gì!
      Thế nên mất pháp lợi
      Mãi mãi bị trầm luân.
    60. THẤY BÓNG VÀNG DƯỚI NƯỚC
Thuở xưa, có người quê mùa đi đến bờ ao lớn, thấy trong ao có bóng vàng ròng lấp lánh. Cho đó là vàng thật, anh ta lặn xuống ao moi bùn tìm kiếm rất mệt nhọc, nhưng không tìm được. Anh lên bờ ngồi nghỉ. Chốc lát nước trong, anh lại thấy bóng vàng hiện lên, liền lặn xuống moi bùn tìm nữa, cũng không được.

Người cha đi tìm, gặp được anh hỏi:

- Con làm gì ngồi đây mà trông có vẻ mệt nhọc quá vậy?

Người con thưa:

- Con thấy dưới đáy ao có vàng ròng, nên lặn xuống moi bùn tìm, rất mệt nhưng không nhặt được.

Người cha thấy bóng vàng hiện dưới đáy ao, biết là có vàng thật ở trên cây.

Người cha nói:

- Vàng ấy do chim ngậm để trên cây, bóng hiện dưới nước đó thôi.

Nghe vậy, người con leo lên cây tìm, quả nhiên được vàng thật.
  • Kẻ phàm phu ngu si
    Vô trí cũng như vậy
    Năm ấm không có "Ta"
    Vọng tưởng cho rằng có
    Như người thấy bóng vàng
    Nhọc nhằn lặn tìm kiếm
    Luống nhọc không được gì!


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 61. ĐỆ TỬ PHẠM THIÊN TẠO VẬT
Giáo đồ Bà la môn đều nói:

- Đại Phạm thiên vương là cha của thế gian, có khả năng tạo ra muôn vật.

Có một đệ tử Bà la môn nói:

- Ta cũng có thể tạo ra muôn vật.

Người ấy thật là kẻ ngu si, tự cho mình có trí tuệ, ông nói với Phạm thiên:

- Con muốn tạo ra muôn vật.

Phạm thiên vương nói:

- Chớ nên nghĩ như thế, vì con không có khả năng tạo ra muôn vật.

Người đệ tử không nghe lời, tạo ra một hình tướng kỳ dị.

Phạm thiên trông thấy nói:

- Con nắn cái đầu quá lớn, cổ quá nhỏ, bàn tay quá lớn, cánh tay quá nhỏ, bàn chân quá nhỏ, gót chân quá lớn. Hình đó giống như quỷ Tỳ Xá Xà,
  • Mẫu chuyện này ngụ ý rằng: Hình tướng của mọi người đều do nghiệp của chính họ tạo nên, không phải do Phạm thiên tạo. Chư Phật thuyết pháp không chấp thường cũng không chấp đoạn. Như Phật giảng nói Bát chánh đạo, các ngoại đạo có người thấy đó là thường, có người thấy đó là đoạn. Họ liền sanh chấp trước, tạo ra pháp tương tợ để lừa dối thế gian, nhưng những lời nói ấy đều là phi pháp.

    62. NGƯỜI BỆNH ĂN THỊT CHIM TRĨ
Thuở xưa, có người mắc bệnh trầm trọng, mời thầy thuốc đến xem mạch. Thầy thuốc bảo:

- Anh phải thường xuyên ăn thịt chim trĩ mới khỏi bệnh.

Người bệnh chỉ mua được một con chim trĩ để ăn mà thôi, không mua thêm nữa.

Thời gian sau, thầy thuốc gặp người bệnh ấy, hỏi:

- Anh lành bệnh chưa?

Người ấy đáp:

- Thầy dặn tôi ăn thịt chim trĩ, tôi đã ăn được một con rồi.

Thầy thuốc nói:

- Đã ăn một con, thuyên giảm chút ít. Sao không ăn thêm cho được bình phục.
  • Mẫu chuyện này dụ cho tất cả ngoại đạo, khi nghe Phật, Bồ tát - bậc thầy thuốc siêu tuyệt - nói rằng: "Phải hiểu rõ tâm thức". Họ lại chấp thường mà cho rằng: "Quá khứ, hiện tại, vị lai chỉ có một chứ không dời đổi".

    Như người bệnh kia chỉ ăn thịt một con chim trĩ, nên không chữa lành bệnh ngu si, phiền não.

    Chư Phật là bậc đại trí, dạy các ngoại đạo trừ bỏ chấp thường, tất cả các pháp, niệm niệm sinh diệt, không có một thức thường hằng bất biến. Như người thầy thuốc kia dạy người bệnh ăn chim trĩ mới lành bệnh. Chư Phật cũng thế, dạy chúng sanh hiểu rõ các pháp vì luôn hoại diệt nên không thường, vì liên tục sanh khởi nên không có đoạn, tức là trừ được bệnh chấp thường, chấp có đoạn vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 63. DIỄN VIÊN MẶC TRANG PHỤC QUỶ, CẢ ĐOÀN ĐỀU SỢ
Thuở xưa, ở nước Càn Đà Vệ có đoàn ca kịch, vì gặp lúc đói kém nên dời đi nơi khác kiếm sống. Trên đường đi, họ phải qua núi Bà La Tân. Nghe đồn núi này có quỷ La Sát ăn thịt người. Lúc bấy giờ, trời gió lạnh, đoàn ca kịch đốt lửa nằm ngủ trong núi. Trong đoàn có người bệnh cảm lạnh, anh ta lấy một bộ đồ hóa trang mặc vào, ngồi hơ lửa cho ấm. Vì sơ ý, anh lấy nhằm trang phục quỷ La Sát.

Khi ấy, trong đoàn có người thức giấc, chợt thấy bên đống lửa có con quỷ La Sát, anh ta không nhìn kỹ tưởng là thật, thất kinh la làng rồi bỏ chạy. Mọi người đang ngủ giật mình hơ hãi chạy theo.

Thấy đồng nghiệp bỏ chạy, anh mặc trang phục quỷ cũng chạy theo sau. Mọi người trong đoàn ngỡ là quỷ La Sát đuổi theo để làm hại nên càng thêm kinh sợ. Bất kể đèo cao, dốc ngược, khe ngòi... họ gắng sức mình vượt qua để thoát chết, thân thể họ đều bị thương tích, mệt lả, uể oải. Bọn họ chạy đến sáng, nhìn kỹ lại, mới biết không phải là quỷ.
  • Mẫu chuyện này dụ cho tất cả phàm phu đang sống trong thiện pháp, bỗng bị phiền não đói kém làm bức ngặt, muốn đi phương xa tìm pháp thực vô thượng: Thường, lạc, ngã, tịnh. Nhưng họ lại chấp trong năm ấm cho là có thật ngã. Vì ngã kiến nên họ trôi lăn trong sanh tử, bị phiền não theo đuổi, không được tự tại, rơi vào hầm hố ba đường ác. Đến trời sáng là dụ cho đêm dài sanh tử đã hết, trí tuệ chiếu sáng, mới biết trong năm ấm không có thật ngã.

    64. NHÀ CŨ CÓ QUỶ DỮ
Thuở xưa, có ngôi nhà cũ, người ta đồn rằng trong ấy có quỷ dữ, mọi người đều kiêng sợ, không ai dám vào nghỉ ngơi.

Bấy giờ, có một người tự cho mình là can đảm, nói với mọi người rằng:

- Tôi sẽ vào nhà ấy ngủ một đêm cho các bạn coi.

Nói xong, anh liền đến nhà ấy để nghỉ.

Sau đó, có một người tự xưng mình can đảm hơn anh kia, cũng vào nhà ấy nghỉ. Người ấy chạy đến xô cửa tiến vào. Người vào trước tưởng là quỷ, liền xô cửa chận lại không cho vào. Người đến sau cũng cho là quỷ. Do đo, hai người dằn co với nhau đến sáng, khi thấy nhau mới biết không phải quỷ.
  • Mẫu chuyện này dụ cho tất cả mọi sự vật trên thế gian đều do nhân duyên tạm thời tụ hội mà có, nhưng không thật có chủ tể. Nếu phân tích, thì đâu có cái gì là "ta" hay "của ta". Thế mà, chúng sanh vọng chấp phải quấy, tranh giành lẫn nhau, đâu khác gì hai anh chàng kia.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.27 khách