Kinh Bách Dụ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 89. ĐƯỢC CHUỘT VÀNG
Thuở xưa, có người đi đường lượm được một con chuột bằng vàng, lòng mừng hớn hở, ôm giữ trong lòng, rồi tiếp tục hành trình. Đến bờ sông, người ấy cởi áo để bơi qua, bỗng nhiên chuột vàng đang ôm hóa thành rắn độc. Người ấy đắn đo suy nghĩ: "Thà bị rắn độc cắn chết, chớ không buông bỏ".

Nghĩ xong, ah ta ôm cứng nó vào lòng rồi bơi qua sông. Do lòng thành cảm động nên rắn độc hóa lại thành chuột vàng.

Bấy giờ, có người quê mùa trông thấy cho là rắn độc nhất định sẽ biến thành vàng ròng. Người ấy bắt rắn độc ôm vào lòng, liền bị rắn cắn chết.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người thấy các bậc tu hành chân chánh được nhiều sự cúng dường, rồi nương tựa vào Phật pháp, mong được lợi dưỡng chứ không thật tâm tu hành. Do đó, sau khi chết họ bị đọa vào đường dữ. Như người kia bắt rắn ôm vào lòng và bị cắn chết vậy.

    90. LƯỢM TIỀN VÀNG
Thuở xưa, có người nghèo đi đường lượm được túi tiền vàng, lòng mừng khấp khởi. Anh ta trút tiền trong túi ra đếm. Đếm chưa xong, người chủ tiền ấy thình lình tìm gặp lấy tiền lại hết.

Sau khi bị người chủ lấy lại túi tiền, người nghèo kia hối hận sao mình lượm tiền rồi chẳng chịu bỏ đi ngay để bây giờ buồn rầu khổ sở.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người may mắn, gặp được Tam bảo mà không siêng năng tu tạo nghiệp lành, bỗng dưng chết đi, đọa vào ba đường ác. Như người quê mùa kia bị người chủ lấy lại túi tiền vàng vậy.
    • Hôm nay làm việc này
      Ngày mai tạo nghiệp nọ
      Ham vui không thấy khổ
      Thình lình thần chết đến.
      Vội vã làm các việc
      Phàm phu đều như vậy
      Như người đếm tiền kia
      Việc ấy giống như nhau.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 91. NGƯỜI NGHÈO MUỐN CÓ TIỀN CỦA BẰNG NGƯỜI GIÀU
Thuở xưa, nột người nghèo nọ có chút ít tiền của, muốn tiền mình nhiều bằng tiền của người giàu to, nhưng không thể bằng được. Anh muốn đem số tiền ít ỏi của mình ném xuống sông.

Người chung quanh thấy thế can rằng:!
- Số tiền tuy ít, nhưng cũng có thể nuôi sống anh vài ngày, anh ném nó xuống sông làm chi?"
  • Mẫu chuyện này dụ cho người xuất gia thấy những bậc kỳ túc có đức hạnh cao, học rộng được nhiều người cúng dường, ý muốn mình cũng được nhiều lợi dưỡng như vậy, nhưng không thể được. Do vì không biết đủ nên họ buồn bã, sầu khổ muốn bỏ đạo hoàn tục. Như người nghèo kia muốn tiền của mình bằng tiền của người giàu, rồi tự ném bỏ tiền của mình vậy.

    92. ĐƯA BÉ ĐƯỢC CHIẾC BÁNH HOAN HỶ
Thuở xưa, có bà vú bồng đứa bé đi đường. Giữa đường mệt mỏi, bà dừng lại nghỉ chân, chẳng ngờ ngủ thiếp đi lúc nào không biết.

Bấy giờ, có người đưa cho bé cái bánh hoan hỷ. Đứa bé ham ăn bánh ngọt không biết đến đồ nó đang đeo trên mình. Người ấy cởi hết kiềng vàng, chuỗi ngọc của nó.
  • Mẫu chuyện này dụ cho một số thầy Tỳ kheo thích ở nơi ồn náo, đông đảo, ham chút ít lợi dưỡng, nên bị giặc phiền não đoạt lấy công đức và mất các hạnh quý báu. Như đứa bé kia ham ăn chút ít bánh ngon mà bị kẻ xấu lột hết đồ trang sức.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 93. BÀ LÃO BẮT GẤU
Thuở xưa, có bà lão nọ nằm nghỉ dưới gốc cây. Thình lình có con gấu chạy đến muốn vồ bắt bà, bà vôi vàng chạy quanh gốc cây tránh né. Gấu đuổi theo sau, ahi chân trước của nó, một chân ôm gốc cây, một chân choàng qua vồ bà lão. Trong lúc nguy cấp, bà nép sát vào thân cây, hai tay nắm chặt hai chân con gấu ghì mạnh. Gấu không còn cách nào vùng vẫy ra được, nhưng bà lão cũng chẳng thể buông tay ra để chạy thoát.

Lúc ấy, có người đi đến. Bà lão nói:

- Anh cùng tôi gắng sức giết con gấu này, ta chia thịt.

Nghe vậy, người ấy tin lời, liền chạy lại giữ chặt hai chân con gấu. Bà lão vội vàng buông gấu ra chạy thoát. Lát sau, gấu vùng ra được giết chết người ấy.

Kẻ quê mùa như thế bị người đời chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người làm các dị luận, vì nội dung và hình thức đều không hay nên bỏ. Người sau lại muốn giải thích luận ấy, nhưng không nắm được ý nên cũng bị nguy khốn hơn. Như người quê mùa kia, giữ chân gấu thay bà lão, cuối cùng lại bị gấu làm hại.

    94. ĐƯỜNG CỐNG MA NI
Thuở xưa, có người thông dâm với vợ người khác. Hai người đang ân ái trong phòng thì người chồng trở về. Phát giác trong phòng có gian phu, anh dừng lại ngoài cửa rình cho tình nhân của vợ ra để hạ sát.

Vợ anh nói với tình nhân:

- Chồng em đã biết, không còn chỗ nào để anh thoát được, chỉ có ma ni(*) mới có thể thoát ra thôi.

Ý dâm phụ muốn tình nhân mình trốn ra ngoài bằng đường cống, nhưng kẻ dâm phu kia hiểu lầm là ngọc ma ni, nên cứ quanh quẩn trong phòng tìm kiếm.

Không biết ma ni ở đâu, anh liền nói:

- Tìm không được ngọc ma ni, chắc tôi không thể thoát thân được.

Trong giây lát, anh bị chồng của dâm phụ xông vào giết chết.
  • Mẫu chuyện này dụ rằng:

    Có người nói:

    - Trong sanh tử, vô thường, không, vô ngã, nếu lìa thường kiến và đoạn kiến, ở trung đạo ắt được giải thoát.

    Kẻ quê mùa hiểu lầm lại tìm cầu xem thế giới vô ngằn mé hay không ngằn mé, chúng sanh có ngã hay vô ngã, cuối cùng không thể quán được lý trung đạo. Thình lình vô thường đến, họ bị đọa vào ba đường ác. Như kẻ dâm phu kia, tìm cầu châu ma ni, bị người giết chết.
(*) Ma ni có hai nghĩa:
  • - Châu ma ni.
    - Đường cống.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 95. ĐÔI CHIM BỒ CÂU
Thuở xưa, có hai vợ chồng chim bồ câu ở chung một tổ. Trời sang thu, trái chín nhiều, chúng tha về đầy tổ. Thời gian sau, trái khô tóp lại, chỉ còn phân nửa tổ.

Bồ câu trống giận, nói:

- Chúng ta cùng nhau tha trái về tổ rất khó nhọc. Em lại lén ăn ột mình, bây giờ chỉ còn lại nửa tổ.

Bồ câu mái nói:

- Em không hề ăn lén, trái cây tự nó khô tóp đấy.

Bồ câu trống không tin, nổi giận quát tháo:

- Mầy không ăn lén. tại sao trái cây chỉ còn phân nửa hả?

La ó xong, bồ câu trống liền mổ cắn chết bồ câu mái.

Vài hôm sau, trời mưa to, trái cây trong tổ thấm ướt, nở ra đầy tổ như cũ.

Trông thấy trái cây còn nguyên như trước, bồ câu trống mới biết mình hiểu lầm, hối hận vô cùng. Rõ thật là vợ mình không ăn lén.

Bấy giờ, bồ câu trống nghẹn ngào nức nở kêu bồ câu mái:

- Em ơi! Em ở đâu?
  • Mẫu chuyện này dụ rằng: Trong thế gian có người chạy theo dục lạc, không nghĩ đến vô thường. Khi phạm những giới trọng rồi, họ mới ăn năn, nhưng không còn kịp nữa, dành chỉ buồn bã thở than như chim bồ câu trống dại dột kia vậy.

    96. GIẢ MÙ
Thuở xưa, có người thợ mộc bị nhà vủa bắt làm công việc nhọc nhằn, vất vả, không chịu nổi, nên anh ta giả mù để khỏi cực. Những người thợ khác nghe vậy, liền muốn làm hư đôi mắt mình để tránh lao dịch.

Trong nhóm ấy có người khuyên:

- Các bạn làm hư đôi mắt, có thể tránh được công việc khó nhọc hiện thời, nhưng sẽ chịu khổ suốt đời.

Bọn quê mùa ấy bị người đời chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho ngừi vì chút danh dự và lợi dưỡng, cố ý nói dối, làm tổn hại tịnh giới, sau khi chết, bị đọa vào ba đường ác. Như bọn thợ quê mùa kia, vì chút lợi mà muốn làm hư đôi mắt của mình.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 97. BỊ BỌN CƯỚP ĐOẠT ÁO LÔNG
Thuở xưa, có hai người bạn đi giữa cánh đồng bao la, bát ngát. Thình lình họ gặp bọn cướp. Một người chạy trốn vào bụi cây; một người bị cướp lột chiếc áo lông đang mặc. Người bị trấn lột, lúc trước có dấu đồng tiền vàng trong áo lông, anh nói với bọn cướp;

- Chiếc áo lông này trị giá một tiền vàng, nay tôi xin lấy tiền vàng để chuộc lại.

Bọn cướp hỏi:

- Tiền vàng ở đâu?

Anh ta liền lần trong cổ áo lấy đồng tiền vằng cho bọn cướp xem, rồi nói:

- Đây là vàng thật, nếu không tin các ông đến hỏi người thợ bạc đang núp trong bụi cây kia thì rõ.

Nghe vậy, bọn cướp liền xông vào bụi cây lôi người kia và lột hết quần áo.

Anh chàng quê mùa kia đã mất áo bông và tiền vàng, còn làm liên lụy đến bạn mình mất hết áo quần.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đang tu đạo, làm các công đức, bỗng tự sanh phiền não, khiến mất pháp lành, tiêu các công đức. Không những mình bị thiệt thòi còn làm cho người mất đạo nghiệp, sau khi chết bị đọa vào ba đường ác. Như người bị cướp áo lông kia.

    98. CẬU BÉ BẮT ĐƯỢC RÙA LỚN
Thuở xưa, có cậu bé đang chơi trên khoảng đất trống, chợt bắt được một con rùa lớn. Cậu muốn giết nó, nhưng không biết cách, nên đi hỏi người khác:

- Làm thế nào giết được rùa?

Có người dạy rằng:

- Cậu đem rùa thả xuống nước, nó sẽ chết.

Nghe xong, cậu bé tin theo, đem thả rùa xuống nước.

Rùa được xuống nước, liền vội vã bơi đi.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người muốn giữ sáu căn, tu các công đức, nhưng không hiểu phương tiện, bèn hỏi người khsác:

    - Làm thế nào được giải thoát?

    Bọn ngoại đạo tà kiến, thiên ma Ba Tuần và ác tri thức đồng nói:

    - Anh cứ buông lung sáu căn, tự do hưởng năm thứ dục lạc, đúng như thế mà làm thì được giải thoát.

    Người quê mùa kia không xét kỹ lời ấy, liên tin theo, sau khi chết bị đọa vào ba đường ác. Như cậu bé thả rùa xuống nước phải chịu mất trắng vậy.


    KẾT LUẬN

    Luận này do tôi soạn
    Thêm vào lời vui cười
    Giảm luận thuyết chánh, thật
    Nên xem nghĩa đúng, sai
    Như thuốc hay đắng miệng
    Thêm vào chút được phèn
    Thuốc chữa lành được bệnh
    Luận này cũng như thế
    Lời vui trong chánh pháp
    Như đường phèn trong thuốc
    Chánh pháp Phật tịch định
    Trí tuệ soi thế gian
    Như uống thuốc vừa xong
    Thân bệnh được thuyên giảm
    Nay ta dùng nghĩa này
    Làm sáng tỏ tịch định
    Như thuốc A già đà
    (*)
    Gói gọn trong lá cây
    Dùng thuốc chữa bệnh xong
    Lá gói cũng nên bỏ
    Lời vui như lá gói
    Thật nghĩa thuốc bên trong
    Người trí lấy chánh nghĩa
    Bỏ đi phần vui cười.

    Tăng Già Tư Na
(*) A già đà: Thuốc rất hay, có thể chữa lành các thứ bệnh.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách