Kinh Bách Dụ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 13. NGƯỜI HAY SÂN HẬN
Thuở xưa, có một nhóm người ngồi trong nhà khen ngợi đức hạnh của người láng giềng. Trong nhóm có người nói: "Anh ấy có nhiều đức tính tốt, tuy nhiên có hai điều không tốt: một là hay nổi giận, hai là làm việc hấp tấp".

Đúng lúc đó, người ấy đi ngang cửa qua nghe được, giận dữ, xông thẳng vào nhà, lôi người chê mình ra, đánh đấm túi bụi.

Người bên cạnh hỏi:

- Tại sao đánh người ta?

Anh ta đáp:

- Tôi nào có hay nổi giận, làm việc hấp tấp đâu, vì anh này chê nên tôi đánh.

Người bên cạnh nói:

- Hành động của anh như thế, không đủ chứng minh sự thật hay sao? Tại sao anh lại cấm người khác nói?

Người nghe người khác nói lỗi của mình liền khởi tâm oán trách, đâu thể tránh khỏi bị người chê là ngu si.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người uống rượu chè say sưa be bét suốt ngày. Có người khuyên can thì oán ghét, cố dẫn chứng biện minh cho việc làm của mình là đúng. Như người ngu sợ nghe lỗi mình, người ta chỉ lỗi cho, lại đánh đập người ta vậy.

    14. GIẾT NGƯỜI DẪN ĐƯỜNG ĐỂ TẾ THẦN
Thuở xưa, có đoàn thương buôn muốn đi biển lớn để tìm châu báu. Đường đi đến biển cần phải có người hướng dẫn mới có thể đi được.

Sau khi tìm được người dẫn đường, họ liền bắt đầu khởi hành. Trên đường đi họ phải đi ngang qua cánh đồng rộng lớn. Giữa đồng hoang có miễu thờ thân. Ai muốn đi qua cánh đồng này phải giết một người để tế thần rồi mới qua được.

Đoàn thương buôn cùng nhau bàn bạc:

- Các anh em trong đoàn đều là bà con thân thích, làm sao nỡ giết để tế thần! Chỉ có anh dẫn đường là người ngoài, đem anh ta tế thần là phải nhất.

Bàn bạc xong, họ liền giết người dẫn đường để tế thần. Sau khi cúng tế, họ tiếp tục lên đường nhưng vì thiếu người dẫn đường, nên cả đoàn bị lạc lối. Cuối cùng, tất cả đều bị chết đói giữa đồng hoang.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đời muốn vào biển Phật pháp lấy của báu, đáng lẽ phải dùng chánh pháp làm người dẫn đường, họ lại hủy phá hạnh lành. Thế nên, họ phải chịu sanh tử, qua lại trong ba đường ác, không bao giờ ra khỏi. Như đoàn thương buôn kia, định vào biển cả tìm châu báu, nhưng lại giết người dẫn đường, nên cả đoàn bị lạc lối và cuối cùng đều bị chết đói.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 05/11/14 07:09 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 15. NGỰ Y HỐT THUỐC CHO CÔNG CHÚA MAU LỚN
Thuở xưa, có vị quốc vương sanh được một cô công chúa. Nhà vua cho vời ngự y đến, bảo:

- Khanh vì trẫm, hốt thuốc cho công chúa mau lớn được không?

Ngự y thưa:

- Muôn tâu bệ hạ, thần có thể hốt thuốc cho công chúa mau lớn. Nhưng hiện nay, ở đây không có thuốc cần phải đi tìm ở phương khác. Trong lúc thần đi tìm thuốc, xin bệ hạ đừng đến thăm công chúa. Khi nào công chúa uống thuốc xong, thần sẽ đưa đến yết kiến bệ hạ.

Nhà vua chấp thuận.

Ngự y đi khắp nơi, trải qua mười hai năm mới tìm được thuốc mang về cho công chúa uống. Khi công chúa uống xong, ngự y liền dẫn công chúa vào chầu.

Nhà vua trông thấy công chúa đã trưởng thành, rất mừng nói:

- Khanh thật là một ngự y tài giỏi! Công chúa nhờ uống thuốc của ngự y mà chóng lớn như thế.

Nhà vua liền sai kẻ tả hữu lấy châu báu ban thưởng cho ngự y.

Người đương thời đều cười nhà vua kém thông minh, không biết tính tuổi con mình, thấy con lớn, cứ cho là nhờ uống thuốc.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đời đến vị thiện tri thức hỏi:

    - Tôi muốn cầu đạo, mong ngài chỉ dạy cho tôi phương pháp đạt đạo ngay.

    Vị thiện tri thức ấy dùng phương tiện dạy người đó ngồi thiền, quán mười hai nhân duyên, lần lần tu hành chứa nhiều công đức, chứng quả A la hán, người ấy vui mừng hớn hở nói:

    - Quý hóa thay! Đại sư khéo chỉ dạy cho con chóng chứng pháp tối diệu.


    16. TƯỚI MÍA BẰNG NƯỚC MÍA
Thuở xưa, có hai người trồng mía. Họ giao ước với nhau:

Ai trồng mía tốt thì được thưởng, ai trồng mía xấu thì bị phạt.

Bấy giờ, trong hai người có người nghĩ:

- Muốn mía ngọt, thì lấy nước mía tưới vào đám mía mới trồng, chắc chắn mía của mình sẽ ngọt hơn mía của anh kia.

Nghĩ thế, nên anh ta liền ép mía lấy nước để tưới, mong mía mình ngọt hơn. Nào ngờ, tất cả mía anh tưới đều chết rụi.
  • Mẫu chuyện này thí dụ cho người muốn cầu phước lành mà cậy mình giàu sang, chuyên ỷ thế lực, bức hiếp kẻ khác, đoạt lấy tài vật để làm phước cầu quả lành. Ngờ đâu, tương lai lại bị tai họa. Như người lấy nước mía tưới vào ruộng mía của mình, chẳng những mía không tươi tốt là lại còn bị chết nữa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 17. MÓN NỢ NỬA TIỀN
Thuở xưa, có người lái buôn cho người bạn mượn nửa tiền đã lâu chưa trả. Ông ta liền đến nhà người ấy để đòi nợ. Trên đường đến nhà người thiếu nợ, phải qua một con sông. Anh ta thuê người qua sông tốn hết hai tiền. Đến nhà người thiếu nợ đã đi vắng. Anh ta đì đò trở về tốn thêm hai tiền nữa. Món nợ chỉ có nửa tiền, mà đi đòi tốn hết bốn tiền, lại đi đường mệt nhọc, anh ta bị mọi người chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người tham chút ít danh lợi là làm hỏng việc lớn, nịnh bợ người khác, để thân mình được no ấm, không đoái hoài đến lễ nghĩa. Hiện đời mang tiếng xấu, đời sau chịu quả khổ.

    18. LÊN LẦU MÀI DAO
Thuở xưa, có người rất nghèo, phải làm việc cho nhà vua. Trải qua thời gian dài, thân thể anh ta gầy còm. Vua thấy thế thương hại, ban cho anh ta một con lạc đà đã chết.

Sau khi được xác lạc đà, anh ta liền lột da nó. Vì dao lụt, anh liền đi tìm đá mài. Lên lầu, tìm được viên đá, anh mài dao bén rồi xuống lầu lột da lạc đà tiếp. Do cứ lên lầu mài dao rồi xuống lầu lột da lạc đà như thế nên anh ta mệt lã người. Cuối cùng, anh vác lạc đà lên lầu để bên viên đá mài, để tiện việc vừa mài dao vừa lột da.

Mọi người thấy anh làm như thế, đều chê cười, cho anh là người kém thông minh.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa phá giới cấm của Phật, rồi đem tiền của bố thí tu phước, mong được sanh lên các cõi trời. Như người nghèo kia mang vác xác lạc đà lên lầu để vừa mài dao vừa lột da cho tiện, anh ta dụng công tuy nhiều, nhưng kết quả không bao nhiêu.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 19. ĐI THUYỀN LÀM RƠI CHÉN XUỐNG BIỂN
Thuở xưa, có người đang đi thuyền qua biển, lỡ tay đánh rơi cái chén bạc xuống nước. Anh ta bèn nghĩ: "Nay ta đánh dấu trên mặt nước đẻ đó rồi sau sẽ tìm lấy".

Thuyền đi hai tháng. Một hôm đến nước Sư Tử (nay là Sri Lanka) thấy sông anh ta liền nhảy xuống đẻ mò tìm chén bạc đã đánh rơi hôm nọ.

Một người hỏi:

- Anh làm gì thế?

Anh ta đáp:

- Lúc trước tôi đánh rơi cái chén, nay muốn tìm lại.

- Anh đánh rơi chén ở đâu?

- Khi thuyền mới ra khơi, cái chén đã bị rơi xuống nước rồi.

- Rơi bao lâu rồi?

- Đã hai tháng rồi.

- Mất đã hai tháng trước rồi, sao bây giờ lại tìm ở đây?

- Khi chén của tôi rơi xuống, tôi có đánh dấu trên mặt nước. Mặt nước ở đay không khác mặt nước mà tôi đã đánh dấu, nên tôi lặn xuống tìm.

- Mặt nước tuy không khác, nhưng lúc trước anh đánh rơi cái chén ở nơi kia, nay tìm ở nơi đây, làm sao mà tìm được?

Nói rồi, ai nấy đều phì cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ngoại đạo không tu chánh hạnh, lầm cho pháp tu khổ hạnh cực đoan là chánh hạnh, nên nỗ lực tu để cầu giải thoát. Như người ngốc kia, mất cái chén ở nơi này, lại tìm ở nơi khác.

    20. VUA BỊ NGƯỜI CHÊ LÀ BẠO NGƯỢC
Thuở xưa, có người chê vua là người rất hung bạo, chánh sách cai trị không hợp với lòng dân, Vua nghe được cả giận, lập tức hạ lệnh phải bắt cho được con người phạm thượng ấy, nhưng không ai tìm thấy. Sau đó, vua tin lời của một quan hầu cận dua mịnh, bắt một kẻ bề tôi tài giỏi, phạt lóc một trăm lạng thịt ở hông.

Ít lâu sau, có người biện minh, người bề tôi tài giỏi này không bao giờ dám nói như vậy.

Vua hối hận, hạ lệnh đem một ngàn lạng thịt đắp vào chỗ ông bị xẻo lóc. Đêm ấy, ông ta đau nhức, rên la rất khổ sở.

Vua nghe tiếng rên liền hỏi người hầu cận:

- Trẫm cho lóc thịt lưng của ông ta chỉ có một trăm lạng, nay trả lại một ngàn lạng, ông ta chê chưa đủ hay sao, mà rên la khổ não như thế?

Người hậu cận hỏi:

- Tâu đại vương! Nếu như có người cắt đầu ngài, sau đó, họ bồi thường một ngàn cái đầu, thử nghĩ ngài có thoát chế tđược chăng? Vì vậy, bệ hạ dù đền thịt lại cho ông ấy gâp mười lần, nhưng ông ấy làm sao khỏi đau nhức khổ sở được?
  • Mẫu chuyện này dụ cho người cậy quyền ỷ thế áp bức làm khổ chúng sanh, để đạt được niềm vui hiện tại, không sợ quả báo đời sao. Về sau, người ấy ăn năn, ban phát cho mọi người nhiều của cải, mong được tiêu tội, hưởng phước. Như ông vua kia cho lóc thịt lưng của người một trăm lạng rồi cho đắp vào thịt khác nhiều gấp mười lần, mà muốn người ấy không đau nhức. Việc làm như thế thật là vô lý.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 21. NGƯỜI ĐÀN BÀ MUỐN SINH THÊM CON
Thuở xưa, có người đàn bà đã sinh được một đứa con, lại muốn có thêm đứa nữa, chị ấy những người phụ nữ khác.

- Ai có cách nào giúp tôi sinh thêm đứa con không?

Bấy giờ, có bà lão nói:

- Tôi có cách giúp chị sinh thêm đứa nữa, nhưng chị phải tế thiên thần mới được.

Chị ấy hỏi:

- Lấy vật gì để tế thiên thần?

Bà lão trả lời:

- Chị phải giết con mình lấy máu tế thiên thần, chắc chắn sẽ sinh nhiều con.

Chị ấy tin theo, định giết con để tế lễ. Lúc đó bên cạnh, có người trí quở:

- Chị dại dột lắm! Biết có sinh thêm con được nữa hay không mà lại đi giết đứa con hiện có của mình.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa làm mọi thứ khổ thân như: nhảy vào hầm lửa, nằm trên chông gai... để mong được sanh thiên. Chưa biết có được sinh thiên hay không mà chính mình phải nhảy vào lửa đỏ.

    22. VÀO BIỂN TÌM TRẦM HƯƠNG
Thuở xưa, có ông trưởng giả vào biển tìm trầm hương. Trải qua mấy năm mới tìm được một xe trầm hương chở về nhà, rồi đem ra chợ bán. Vì giá đắt, nên lâu ngày mà vẫn chưa bán được, ông mệt mỏi thối chí. Bấy giờ, ông thấy người bán than bên cạnh, bán rất nhanh, liền nghĩ: "Ta nên đốt trầm hương thành than, chắc chắn sẽ bán nhanh hơn".

Nghĩ thế rồi, ông liền đốt trầm hương thành than rồi đem bán. Quả nhiên bán đắt vô cùng. Nhưng giá trị mộtxe than trầm hương đó lại chưa bằng nửa xe trầm hương.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa thấy Phật quả cao xa, phải dùng vô lượng phương tiện tinh tấn tu hành, trải qua nhiều kiếp mới đạt được, rồi cho là khó. Cho nên, họ thoái tâm Đại thừa, chỉ cầu quả Thanh văn chóng thoát sanh tử mà thành A la hán.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 23. TRỘM ÁO GẤM THÊU, GÓI ĐỒ THÔ RÁCH
Thuở xưa, có người ăn trộm vào nhà một người giàu, trộm được một chiếc áo gấm thêu hoa quí giá và nhiều thứ của cải khá, lại còn gom cả những bộ quần áo vải thô xấu cũ rách, rồi lầy chiếc áo gấm thêu gói hết các thứ ấy mang đi.

Sau đó, mọi người biết được đều chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa đã có lòng tin Phật pháp, tu pháp lành và làm các công đức. Nhưng vì tham lợi nên phá hủy tịnh giới cà các công đức. Do đó, bị người chê cười.

    24. GIEO HẠT MÈ RANG
Thuở xưa, có người nông dân ăn mè sống thấy không ngon bằng ăn mè rang chín, anh liền nghĩ: "Ta nên gieo hạt mè đã rang chín. Sau này, cây mè sẽ cho ta những hạt mè ngon hơn".
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa thấy Bồ tát trải qua nhiều kiếp tu nhân, làm những việc khó làm, tinh tấn tu khổ hạnh, rồi cho đó là không vui, liền nghĩ: "Chi bằng ta tu thành A la hán, đoạn sanh tử còn mau chóng dễ dàng hơn".

    Do đó, cuối cùng người ấy không thể nào thành Phật.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 25. NƯỚC VÀ LỬA
Thuở xưa, có người đang làm việc cần dùng lửa và nước lạnh. Anh gắp lửa than để vào bếp lò, còn nước lạnh thì cho vào ấm, rồi bắt ấm nước lên lò lửa than. Lúc sau, anh cần lấy lửa thì lửa đã tắt, muốn dùng nước lạnh thì nước lạnh đã thành nước nóng. Cả hai việc đều hỏng.
  • Mẫu chuyện này dụ cho cho người vào trong Phật pháp, đã xuất gia cầu đạo mà còn nghĩ đến vợ con và thân quyến họ hàng, cứ nhớ việc thế gian, nhất là các vui trong năm dục (tài, sắc, danh, thực, thùy). Do đó, nên mất lửa công đức và nước giữ giới. Người hành đạo mã nghĩ nhớ ái dục thì cũng như vậy.

    26. BẮT CHƯỚC VUA NHEO MẮT
Thuở xưa, có người muốn được lòng vua, liền hỏi người khác:

- Làm cách nào để được lòng vua?

Có người nói:

- Nếu anh muốn được lòng vua, thì hễ vua làm gì thì anh bắt chước theo, làm giống như vậy.

Người ấy liền đến chỗ vua, thấy vua nheo mắt, anh cũng nheo mắt theo.

Vua hỏi:

- Ngươi bị bệnh hay bị trúng phong, sao lại nheo mắt?

Anh ta thưa:

- Thần không bị bệnh mắt, cũng không phải trúng phong. Vì muốn được lòng bệ hạ, nên khi thấy bệ hạ nheo mắt, thần nheo mắt theo.

Vua nghe xong, rất giận liền hạ lệnh trị phạt anh ta và đuổi ra khỏi nước.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê dốt, muốn được thân cận Phật cầu thiện pháp để tự thêm lớn căn lành. Tuy đã được thân cận, nhưng không hiểu Như Lai hiện bày mọi thứ phương tiện khác nhau để độ chúng sanh. Nên khi nghe giáo pháp thấy có câu chữ không chính xác, liền chê cười, bắt chước theo những điều không đúng. Do đó, ở trong Phật pháp lại làm mất căn lành, phải đọa vào ba đường ác. Như người quê dốt kia chắt chước vua nheo mắt vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 27. CHỮA VẾT THƯƠNG BỊ ROI ĐÁNH
Thuở xưa, có người bị vua dùng roi đánh, thương tích đầy mình, anh ta lấy phân ngựa bôi lên vết thương, vài hôm sau thì lành. Có người quê mùa trông thấy, trong lòng vui mừng, nghĩ rằng: "Ta đã học được phương pháp trị bệnh mau lành".

Anh ta trở về nhà nói với con mình:

- Cha vừa học được cách chữa vết thương rất hay, nay muốn thử nghiệm, vậy con hãy lấy roi đánh vào lưng cha cho nổi lằn lên đi.

Người con vâng lời, lấy roi đánh vào lưng người cha đến nổi lằn, rồi anh lấy phân ngựa bôi lên, cho đó là phương thần dược.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa nghe người khác nói "Tu quán thân bất tịnh sẽ trừ được năm dục của thân tâm", rồi nghĩ: "Ta nên quán nữ sắc và năm dục". Chưa quán thấy nữ sắc, đã bị nữ sắc mê hoặc. Cuối cùng phải bị sanh tử lưu chuyển đọa vào địa ngục, cũng như người quê mùa đây vậy.

    28. THAY MŨI CHO VỢ
Thuở xưa, có người cưới được một cô vợ đẹp, nhưng có cái mũi hơi xấu.

Một hôm, anh đi ra phố gặp một người con gái chẳng những xinh đẹp mà cái mũi cũng cao thẳng dễ thương. Anh liền nghĩ: "Bây giờ, nếu ta xẻo mũi của cô gái này, thay vào cái mũi của vợ mình thì nàng sẽ xinh đẹp biết bao!"

Nghĩ thế rồi, anh liền đến xẻo mũi cô gái ấy, chạy vội về nhà, kêu vợ:

- Em hãy ra nhanh đây! Anh sẽ cho em cái mũi đẹp. Vì anh chạy đến bên anh. Anh liền cắt mũi vợ mình, gắn mũi của cô gái đẹp vào. Rốt cuộc, mũi không ráp được, lại còn làm cho vợ mình mất mũi, bị đau nhức khó chịu và càng xấu đi hơn.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa nghe có vị Sa môn, Bà la môn tu lâu, có nhiều đức hạnh được người xung kính, được nhiều lợi dưỡng, liền nghĩ: "Mình đâu khác gì những vị ấy" rồi tự nói dối là mình có đức hạnh mong được lợi dưỡng. Chẳng những không được lợi lộc gì, mà lại còn làm mất phẩm hạnh. Giống như anh chàng xẻo mũi vợ kia, chỉ làm tổn thương mà thôi".


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 29. NGƯỜI NGHÈO ĐỐT ÁO VẢI THÔ
Thuở xưa, có người nghèo nàn, túng thiếu, đi làm thuê cho người khác, may được chiếc áo vải thô. Anh ta mặc ra đường, có người thấy, nói:

- Anh là con nhà sang trọng, thuộc dòng họ có tiếng tăm, sao lại mặc chiếc áo vải thô này? Nay tôi có cách giúp anh có được quần áo tốt, anh nên tin tôi, tôi không dối anh đâu.

Người nghèo nghe xong, vui mừng tin theo.

Người kia liền nhóm một đống lửa trước mặt rồi nói với người nghèo:

- Bây giờ, anh hãy cởi chiếc áo bằng vải thô xấu ấy ném vào lửa. Đống lửa này sẽ giúp anh có được quần áo mới tốt đẹp.

Người nghèo liền cởi áo ném vào lửa. Sau khi áo cháy hết, anh bươi tìm mãi nơi đống tro tàn, vẫn không có được quần áo mới đẹp.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người đời quá khứ tu tập các pháp lành, nay đã được thân người, cần nên tiến tu phước dức. Nhưng lại bị lời nói dối trá của ngoại đạo lừa gạt:

    - Nay, anh nên tin lời tôi, tu các thứ khổ hanh như: treo ngược buông tay, gieo mình vào lửa... thì khi bỏ thân này, sẽ được sinh lên trời Phạm thiên, hưởng thọ khoái lạc lâu dài.

    Người quê mùa tin theo, liền xả bỏ thân mạng. Sau khi chết, đọa vào địa ngục, chịu mọi thống khổ! Đã mất thân người, trọn không được lợi ích. Như người nghèo đốt áo vải thô kia vậy.


    30. NGƯỜI NUÔI DÊ
Thuở xưa, có người giỏi nghề nuôi dê. Bầy dê của anh càng ngày càng nhiều, có đến ngàn vạn con. Nhưng anh rất hà tiện, không dám giết ăn thịt hoặc đãi khách, dù chỉ một con.

Bấy giờ, có một người gian ngoa đầy mánh khóe, giả vờ qua lại chơi thân với anh, bảo anh rằng:

- Nay tôi với anh đã thành bạn thân, chúng ta tuy hai mà một. Tôi biết gia đình kia có cô gái xinh đẹp, muốn giúp anh hỏi cưới cô ấy.

Anh nuôi dê nghe qua rất vui mừng, liền giao cho người ấy rất nhiều dê và các thứ tài vật khác.

Khoảng một năm sau, người kia lại nói với anh:

- Vợ anh hôm nay đã sanh một đứa con trai.

Người nuôi dê chưa gặp vợ, mà nghe nói vợ mình sanh con trai, lòng mừng hớn hở, lại còn đưa thêm cho người kia một số tài vật nữa.

Vài hôm sau, người kia lại nói:

- Con anh đã chết rồi!

Người nuôi dê nghe xong, khóc than thảm thiết, buồn bã không nguôi.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người tu học rộng nghe nhiều, nhưng bỏn sẻn giáo pháp, không chịu giảng nói để giáo hóa người khác, chỉ chạy theo danh lợi, bị nữ sắc mê hoặc, vọng mong ước hưởng ái dục thế gian. Giống như người nuôi dê kia, bị người đem chuyện vợ con mà lừa dối, làm mất pháp lành. Cuối cùng, vợ con cũng chẳng có, mà còn mất tài vật, rồi buồn khóc sinh ra nhiều nỗi ưu sầu, đau khổ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 31. THUÊ THỢ GỐM
Thuở xưa, có thầy Bà la môn muốn mở đại hội, ông nói với đệ tử:

- Thầy cần nhiều chén dĩa để dùng trong những ngày đại hội, con hãy ra chợ tìm thuê thợ gốm về giúp thầy.

Bấy giờ, người đệ tử đi sang nhà người thợ gốm, nhằm lúc người ấy đang dùng lừa chở hàng ra chợ bán. Chợt con lừa sẩy chân làm đổ bể hết đồ gốm. Người thợ trở về nhà khóc lóc, buồn bã.

Người đệ tử thấy thế hỏi:

- Tại sao anh buồn bã, than khóc như thế?

Người thợ đáp:

- Tôi khổ công cả năm mới làm được một số đồ gốm, định đem ra chợ bán. Chẳng may bị con lừa quái ác này trong phút chốc nó làm bể hết cả, nên tôi buồn và khổ lắm.

Người đệ tử nghe xong, vui mừng, tự nghĩ: "Con lừa này là con vật giỏi. Đồ gốm làm cả năm mà nó làm bể chỉ trong chốc lát, ta nên mua nó".

Nghĩ xong, người đệ tử liền hỏi mua lừa. Người thợ gốm vui vẻ bán ngay.

Người đệ tử cởi lừa về nhà. Vị thầy hỏi:

- Sao con không thuê thợ gốm mà mua con lừa này về làm gì?

Người đệ tử đáp:

- Con lừa này giỏi hơn người thợ gốm. Những món đồ mà người thợ gốm làm cả năm, con lừa này phá bể trong chốc lát.

Vị thầy nói:

- Con quá dại dột, không biết gì cả! Con lừa này chỉ biết phá bể thôi. Dù cho trải qua trăm ngàn năm, nó cũng không làm được một món đồ nào.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người hằng trăm năm thọ nhận người khác cúng dường không hề báo đáp, lại thường làm tổn hại, rốt cuộc không làm lợi ích gì. Người bội ân cũng giống như vậy.

    32. NGƯỜI LÁI BUÔN TRỘM VÀNG
Thuở xưa, có hai người lái buôn, đi buôn chung với nhau. Một người buôn vàng, một người buôn bông vải.

Có người đến mua vàng, để vàng vào lửa đốt thử xem thật hay giả. Người bán bông vải lén lấy thẻ vàng đang đốt, dấu vào trong bông vải. Vì vàng đang nóng nên ngún cháy hết bông vải. Người bán bông vải không những bị cháy hết mà còn bị phơi bày lòng gian tham của mình.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ngoại đạo trộm Phật pháp làm giáo pháp của mình. Do đó, nên sách vở của họ bị pha trộn, không được lưu truyền ở đời, đôi khi còn bị hủy diệt. Như người buôn bông vải trộm vàng vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 33. ĐỐN CÂY HÁI TRÁI
Thuở xưa, trong vườn nhà vua có một cây quý, cành lá sum suê, thường cho nhiều trái thơm, ngọt.

Bấy giờ có người đến chỗ nhà vua. Vua nói:

- Cây này có nhiều trái ngon, ngươi có thích ăn không?

Người ấy nói:

- Cây cao lớn như thế, dù muốn ăn trái, cũng không biết làm sao hái được!?

Nhà vua cho người đốn cây, tìm hái trái. Đã nhọc công phí sức, lại không hái được trái nào.

Sau đó, nhà vua cho người trồng cây ấy lại. Nhưng cây đã chết khô, không thể đâm chồi được nữa.
  • Mẫu chuyện này dụ cho trong vườn của Như Lai pháp vương có cây trì giới, hay sinh ra quả lành. Ai muốn được ăn quả lành này, cần phải trì giới và tu các công đức.

    Người quê mùa không hiểu phương tiện, hủy phá giới cấm của Phật. Như cây bị đốn kia không thể có trái được nữa. Người phá giới cũng như thế.


    34. DÂNG NƯỚC NGỌT
Thuở xưa, có một thôn trang cách kinh thành năm do tuần, nơi ấy có dòng sông nước ngọt. Vua hạ lệnh cho người trong thôn mỗi ngày chở nước ngọt vào kinh thành dâng cho mình. Vì ngày nào cũng phải chở nước, người trong thôn ấy quá vất vả và mệt nhọc, nên muốn dời đi nơi khác.

Bấy giờ, vị trưởng thôn nói với mọi người:

- Mọi người chớ bỏ đi. Tôi sẽ tâu với nhà vua, cho thâu ngắn đoạn đường năm do tuần này lại, chỉ còn ba do tuần, đẻ cho mọi người đi lại gần hơn, đỡ cực nhọc.

Sau đó, ông vào triều tâu với vua, xin thâu con đường ấy ngắn lại còn ba do tuần. Nhà vua chuẩn tấu.

Người trong thôn nghe vậy, rất vui mừng. Có người nói:

- Con đường này vẫn y như cũ, chớ nào có khác gì.

Tuy nghe vậy, nhưng mọi người vẫn tin lời vua, không bỏ đi nơi khác.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người thế gian tu hành chánh pháp, cầu thoát khỏi luân hồi trong sáu đường, hướng đến thành Niết bàn. Nhưng quả Phật cao xa, họ sanh tâm nhàm chán, muốn rời bỏ, nên mãi mãi vẫn ở trong sanh tử, không thoát khỏi được.

    Đức Như Lai có nhiều phương tiện, nói pháp nhất thừa, phân biệt thành tam thừa. Hàng Tiểu thừa nghe vậy vui mừng cho rằng pháp tam thừa dễ thực hành nên tu các công đức lành, mong thoát khỏi sanh tử. Sau, dù nghe người nói không có tam thừa, chỉ có nhất thừa, nhưng họ vẫn tin lời phương tiện của đức Phật, chấp chặt không chịu bỏ tam thừa. Như những người trong thôn kia vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 35. TẤM GƯƠNG TRONG RƯƠNG BÁU
Thuở xưa, có người rất nghèo khổ, thiếu nợ quá nhiều, không cách gì trả nổi, liền bỏ nhà trốn đi.

Trên đường trốn nợ, đến giữa cánh đồng hoang, bỗng anh gặp một chiếc rương bên trong chứa đầy châu báu, lại có một tấm gương đậy trên. Anh rất vui mừng liền mở rương ra xem, thấy có người hiện trong gương. Anh vô cùng sợ hãi, chấp tay nói với người trong gương:

- Tôi ngỡ là rương trống, không có gì, không ngờ có anh ở đây. Xin đừng giận nhé!
  • Mẫu chuyện này dụ cho kẻ phàm phu bị vô lượng phiền não làm nghèo cùng, bị chủ nợ ma vương sanh tử tìm đòi. Vì muốn tránh sanh tử, nên vào trong Phật pháp, tu pháp lành, tạo công đức. Cũng như người nghèo kia đã gặp rương châu báu, nhưng bị tấm gương "thân kiến" mê loạn, bèn vọng chấp có "ta" rồi giữ chặt lấy cho ta là chân thật. Do đó mất hết các công đức, đạo phẩm thiền định, pháp thiện vô lậu, đạo quả tam thừa v.v... Kẻ chấp lấy ngã kiến giống như người nghèo khổ thiếu nợ kia lại bỏ cái rương chứa đầy châu báu vậy.

    36. MÓC MẮT CỦA VỊ TIÊN CHỨNG NGŨ THÔNG
Thuở xưa, có người vào núi học đạo, tu thành tiên, chứng được năm phép thần thông. Vị tiên này dùng thiên nhãn thấy được các vật báu nằm trong lòng đất.

Tin này đồn đi khắp nơi. Vua nghe được rất vui mừng, hỏi quần thần:

- Làm sao giữ được vị tiên ấy ở mãi trong nước, không cho sang nước khác, để giúp cho kho tàng của mình ngày càng thêm nhiều của báu?

Bấy giờ, có vị đại thần quê dốt, đi móc mắt của vị tiên ấy, đem về dâng lên nhà vua, tâu:

- Thần đã móc đôi mắt của vị tiên ấy để ngài phải ở lai mãi trong nước mình, không thể đi nước khác được.

Nhà vua nói:

- Sở dĩ ta muốn thỉnh vị tiên ấy ở mãi nước mình là vì ngài thấy được tất cả vật báu trong lòng đất. Nay, ông đã móc đôi mắt của ngài rồi, thì còn dùng ngài làm việc gì được nữa?!
  • Mẫu chuyện này dụ cho người quê mùa, thấy người khác thực hành hạnh đầu đà ở núi rừng đồng nội, gò mả, hoặc ở dưới cội cây tu Tứ Niệm Xứ và quán Bất Tịnh, liền cố thỉnh vị ấy về nhà cúng dường đủ các thứ, làm hư pháp lành (các pháp lành dẫn đến thành tựu đạo quả). Vị ấy đã mất đạo nhãn, không còn được lợi ích gì. Như vị đại thần quê dốt kia làm hư đôi mắt của tiên nhân vậy.
Sửa lần cuối bởi battinh vào ngày 05/11/14 17:50 với 1 lần sửa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.8 khách