Kinh Bách Dụ

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

kinhbachdu.jpg
kinhbachdu.jpg (175.93 KiB) Đã xem 1431 lần
KINH BÁCH DỤ
Soạn: Tăng già Tư Na
Hán dịch: Cầu Na Tỳ Dịa
Việt dịch: Thích Phước Cẩn
Nhà xuất bản Tôn Giáo
Chính tôi được nghe như vầy!

Một thuở nọ, đức Phật ở tại vườn Trúc Thước Phong (Venuvana - Kalandaka - Nivāna "S") thuộc thành Vương Xá (Rājagrha "S") cùng với chúng đại Tỳ kheo, đại Bồ tát, trời, rồng, dạ xoa, càn thát bà, a tu la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la già, tất cả ba mươi sáu ngàn vị.

Lúc ấy, trong hội có năm trăm người Phạm Chí ngoại đạo dứng lên bạch Phật:

- Bạch Thế Tôn, vì nghe nói đạo Phật rộng sâu, không đạo giáo nào sanh kịp, nên chúng con đến thưa hỏi. Xin ngài từ bi chỉ dạy:

Phật nói:

- Quý lắm! Hiền giả cứ hỏi.

Các Phạm Chí nói:

- Chúng sanh trong thiên hạ có hay không có?

Phật dạy:

- Có mà không, không mà có.

Phạm Chí hỏi:

- Như hiện nay, những vật đang có ở đây, sao ngài nói không có? Những vật hiện không có ở đây, sao ngài lại nói có?

Phật đáp:

- Những thứ hiện đang tồn tại, ta nói có, những thứ đã tiêu mất, ta nói không. Cho nên nói: "hoặc có, hoặc không có".

Phạm Chí hỏi:

- Con người từ đau sanh ra?

Phật đáp:

- Con người từ ngũ cốc sanh.

- Ngũ cốc từ đâu sanh?

- Ngũ cốc từ đất, nước, gió, lửa sanh.

- Đất, nước, gió, lửa từ đâu sanh?

- Đất, nước, gió, lửa từ "không" sanh.

- "Không" từ đâu sanh?

- :Không" từ "Không chỗ có" sanh.

- "Không chỗ có" từ đâu sanh?

- "Không chỗ có" từ tự nhiên sanh.

- Tự nhiên từ đâu sanh?

- Tự nhiên từ Niết Bàn sanh.

- Niết Bàn từ đâu sanh?

Phật đáp:

- Hiền giả hỏi làm chi những việc xa xôi quá như vậy? Niết Bàn là pháp không sanh không diệt.

Phạm Chí hỏi:

- Thế Tôn vào Niết Bàn chưa?

Phật đáp:

- Ta chưa vào Niết Bàn.

- Nếu Thế Tôn chưa vào Niết Bàn, sao lại biết Niết Bàn là thường, lạc?

- Nay ta hỏi hiền giả: chúng sanh trong thiên hạ khổ hay vui?

- Chúng sanh rất khổ.

- Vì sao nói là khổ?

- Con thấy khi chết, chúng sanh đau đớn khổ sở, khó chịu, nên con biết chết là khổ.

- Nay hiền giả chưa chết mà vẫn biết chết là khổ. Còn ta thấy mười phương chư Phật không sanh, không tử, thế nên biết Niết Bàn là thường, lạc.

Năm trăm người Phạm Chí đều tỏ ngộ, xin Phật cho thọ năm giới, chứng quả tu đà hườn, rồi trở về chỗ ngồi.

Phật dạy:

- Để các vị hiểu rõ thêm, nay ta sẽ nói thêm các ví dụ.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 1. NGƯỜI NGU ĂN MUỐI
Thuở xưa có người ngu đến thăm nhà người bạn, chủ nhà dọn cơm mời, anh ta chê thức ăn lạt không ngon. Chủ nhà nghe vậy liền nêm thêm vào chút ít muối, anh ta ăn cảm thấy vừa miệng nên tự nghĩ: "Sở dĩ thức ăn ngon là nhờ có muối, dùng ít còn ngon như vậy, huống chi là dùng nhiều!"

Nghĩ thế rồi, anh chàng ngu ấy liền lấy muối ăn không. Ăn xong, anh ta bị dộp miệng và mắc bệnh.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ngoại đạo nghe Phật nói tiết chế ăn uống là một trong những phương tiện tốt giúp cho hành giả mau chứng đạo, bèn tuyệt thực hoặc bảy, hoặc mười lăm ngày. Cuối cùng, họ chị bị đói khát dày vò, chứ không ít gì cho việc tu đạo, giống như người ngu kia cho rằng muối ngon rồi chỉ ăn muối không, nên bị dộp miệng và bệnh vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 2. NGƯỜI NGU ĐỂ DÀNH SỮA
Thuở xưa, có người ngu dự định tháng sau mở tiệc đãi khách, anh ta muốn dự trữ sữa để dùng trong dịp ấy nên tự nghĩ: "Nếu mỗi ngày mình đều vắt sữa, thì sữa sẽ ngày càng nhiều, không biết chứa vào đâu cho hết, không chừng lại bị chua sữa, chi bằng để dành sữa trong bụng bò, đợi đến ngày mở tiệc hãy vắt ra".

Suy nghĩ như thế xong, anh ta liền đem bò mẹ và bò con buộc riêng ra hai nơi.

Qua tháng sau, đến ngày mở tiệc, khách khứa đông đủ, anh ta dắt bò mẹ ra để vắt sữa, nhưng vắt không được chút sữa nào.

Bấy giờ, trong số khách mời có người bực tức, có người cười chê.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người muốn bố thí, nhưng đợi đến lúc có tiền nhiều mới thực hiện. Họ không biết rằng của cải đôi khi lại bị sung công, nước trôi, lửa cháy, giặc cướp và con hư phá hoại, hoặc chưa có nhiều tiền thì mình đã qua đời. Cũng giống như người ngu để dành sữa đây vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 3. CHÀNG NGỐC BỊ ĐÁNH BỂ ĐẦU
Thuở xưa có anh chàng ngốc đầu hói. Một hôm nọ, có người lấy cành lê đánh lên đầu anh ngốc ấy ba, bốn lần, làm cho đầu anh ta bị thương chảy máu. Tuy bị đánh, nhưng anh ta vẫn im lặng chịu đòn, chứ không tránh né.

Người bên cạnh thấy vậy, bảo anh ta rằng:

- Sao anh không né, tránh hoặc chạy đi, mà cứ đứng chịu đòn cho đến nỗi đầu bị thương tích?

Chàng ngốc đáp:

- Hắn là người ngu si, kiêu mạn và cậy khỏe, thấy đầu tôi hói, cho là viên đá tròn bóng, nên lấy cành lê đập chơi, khiến cho đầu tôi chảy máu mới thôi.

Người bên cạnh nói:

- Chính anh mới là người ngốc, sao lại bảo hắn là người ngu si! Nếu anh không phải là người ngốc, sao bị hắn đánh đến chảy máu đầu mà không biết tránh né?
  • Mẫu chuyện này dụ cho một số Tỳ kheo không biết tu trọn giới-định-tuệ. Chỉ làm dáng oai nghi, nghiêm chỉnh, mong được lợi dưỡng. Giống như anh chàng ngốc kia bị đánh chảy máu đầu mà không biết tránh né, trái lại còn cho kẻ đánh mình là người ngu si.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 4. DỐI CHỒNG THEO TRAI
Thuở xưa, có chàng ngốc cưới được người vợ xinh đẹp, anh ta rất mực yêu thương, nhưng cô ta lại là người không đứng đắn. Về sau, nàng thường giao tiếp với những người đàn ông khác, lòng dâm tà nổi dậy, muốn bỏ chồng để đi xây tổ uyên ương với tình nhân. Nàng kín đáo dặn bà lão giúp việc:

- Sau khi tôi đi rồi, bà hãy tìm xác một người đàn bà mới chết mang về để trong nhà và khi chồng tôi về thì bảo tôi đã chết.

Y theo lời nàng dặn, khi chàng ngốc vừa về đến nhà, bà lão nói rằng: "Vợ anh mới chết". Anh chồng đến bên xác người đàn bà xem, rồi tin thật là vợ mình đã chết. Anh ta rất đau khổ, buồn rầu, than khóc hồi lâu, mới mang xác đi hỏa táng, lấy tro xương đựng vào đãy, ngày đêm mang theo bên mình (để tưởng nhớ tình xưa nghĩa cũ).

Ít lâu sau, cô vợ chán tình nhân quay trở về nhà, nói với chồng:

- Em là vợ anh đây!

Anh ta bảo:

- Vợ tôi đã chết lâu rồi! Cô là ai đến đây, nói dối là vợ tôi để làm gì?

Cô ta đôi phen phân trần kể lể, nhưng anh chàng ngốc ấy vẫn không tin.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ngoại đạo đã nghe các tà thuyết, sanh tâm mê hoặc, rồi cho các tà thuyết ấy là chân thật, cứ chấp chặt vào đấy không thay đổi. Vì vậy, dù có được nghe chánh giáo họ cũng không tin nhận thọ trì.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 5. KHÁT GẶP NƯỚC KHÔNG UỐNG
Thuở xưa có anh chàng ngốc khát nước muốn tìm nước uống. Baasygi[f, trời nắng gắt, anh ta thấy bóng nắng, tưởng là nước liền chạy đuổi theo. Anh ta chạy mãi đến sống Tân Đầu (Sindh - S.), nhưng chỉ nhìn nước sông chảy chứ không uống.

Người bên cạnh nói:

- Anh vì khát chạy tìm nước để uống, giờ đã gặp nước, sao không uống?

Anh ta đáp:

- Nếu uống cạn được sông thì tôi mới uống. Vì sông này quá nhiều nước, không thể uống hết được, nên tôi không uống.

Mọi người nghe vậy đều phì cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ngoại đạo, cứ chấp lý suông, cho mình không thể giữ trọn vẹn giới pháp của Phật, rồi chẳng chịu lãnh thọ. Do đó, phải chịu sanh tử luân hồi. Giống như anh chàng ngốc khát nước, mà gặp nước lại không chịu uống, nên bị mọi người chê cười.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 6. CON CHẾT, MUỐN HOÀN LẠI TRONG NHÀ
Thuở xưa, có anh chàng ngốc nuôi bảy đứa con. Bỗng một đứa chết, anh ta thấy con mình đã chết, định hoàn lại trong nhà, còn mình thì bỏ nhà ra đi.

Người bên cạnh thấy vậy hỏi:

- Theo lẽ thường, người chết phải được tẩn liệm đàng hoàng rồi đem chôn ở nơi xa. Sao anh lại hoàn xác con anh trong nhà, phần mình thì muốn bỏ đi.

Anh ta nghe vậy liền nghĩ: "Nếu phải mang xác con mình chôn nơi xa, thì nên giết thêm một đứa nữa, mới có thể thành một gánh, gánh đi chôn".

Anh liền giết thêm một đứa con nữa, để vào gánh cho đồng rồi gánh vào rừng chôn.

Mọi người thấy vậy liền cười nhạo cho là việc chưa từng có.
  • Mẫu chuyện này dụ cho thầy Tỳ kheo mới phạm một giới, cứ im lặng che dấu, vì sợ sám hối nên tự nói mình thanh tịnh.

    Có người trí bảo thầy Tỳ kheo ấy:

    - Người xuất gia giữ tịnh giới như giữ gìn ngọc minh châu, không làm cho bị tỳ vết, vì sao thầy vi phạm giới cấm đã lãnh thọ mà không chịu sám hối?

    Thầy Tỳ kheo ấy nói:

    - Nếu cần, khi nào phạm giới nữa thì hãy sám hối luôn.

    Sau đó, thầy ấy làm điều bất thiện, phá thêm nhiều giới nữa, rồi mới chịu sám hối. Giống như anh chàng ngốc thấy con mình chết một đứa, giết thêm một đứa nữa cho đồng gánh vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 7. NHẬN NGƯỜI LÀM ANH
Thuở xưa, có người giàu sang, đứng đắn lại thông minh, được mọi người khen ngợi

Bấy giờ, có người ngu đến nhận người ấy làm anh.

Thời gian sau, người nhà giàu kia làm ăn sa sút, bị vỡ nợ. Anh chàng ngốc lại nói người ấy không phải là anh mình.

Người bên cạnh hỏi:

- Tại sao khi anh cần tiền thì kêu người đó là anh, đến khi người đó mắc nợ lại nói không phải là anh mình?

Người ngu nói:

- Tôi vì muốn được tiền, nên mới nhận người ấy làm anh, chứ thật ra không phải là anh tôi. Bây giờ, anh ấy mắc nợ thì tôi đâu nhận chi nữa.

Mọi người nghe anh ta nói thế đều chê cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho kẻ ngoại đạo lấy lời hay của Phật làm lời nói của mình. Đến khi người khác bảo họ tu hành, họ chẳng chịu tu, lại nói: "Tôi vì lợi dưỡng nên lấy lời Phật giáo hóa chúng sanh làm lời nói của mình, thật sự tôi không có tu hành chi cả" Giống như người ngu vì tham của cải mà nhận người nhà giàu lành anh, đến khi người ấy vỡ nợ thì lại nói không phải anh mình.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 8. SƠN KHƯƠNG TRỘM ĐỒ TRONG KHO VUA
Thuở xưa, có chàng Sơn Khương vào kho vua trộm đồ rồi trốn đi nơi khác. Vua cho người tìm bắt về. Vua hỏi:

- Bộ đồ này của ngươi tự sắm hay của ông bà để lại lại?

Sơn Khương thưa:

- Dạ, của ông tôi để lại.

Vua bảo:

- Ngươi hãy mặc thử cho ta xem?

Vì không phải là đồ của mình nên Sơn Khương mặc ngược. Cái đáng mặc ở tay lại xỏ vào chân, cái đáng cột ở lưng lại đội lên đầu.

Vua thấy vậy liền triệu tập quần thần chỉ rõ việc anh ta mặc đồ ngược ngạo cho mọi người đều biết, rồi bảo:

- Nếu là đồ của ông bà ngươi để lại, sao ngươi không biết mặc? Vì vậy, nên biết bộ đồ này do trộm mà có chứ không phải của ngươi.
  • Trong mẫu chuyện này, nhà vua dụ cho đức Phật, kho báu dụ cho Phật pháp, chàng Sơn Khương ngu si dụ cho ngoại đạo. Ngoại đạo nghe trộm Phật pháp, lấy đó làm giáo pháp của mình. Vì không hiểu nên sắp xếp Phật pháp lẫn lộn như chàng Sơn Khương kia trộm y phục quý của nhà vua, mà không biết thứ tự nên mặc trái ngược vậy.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 9. KHEN ĐỨC HẠNH CHA MÌNH
Thuở xưa, có người khen đức hạnh cha mình trước công chúng:

- Cha tôi nhân từ, không làm hại ai, không gian tham trộm cắp, không nói dối, công bình, chính trực, lại còn bố thí giúp đỡ người nghèo khó.

Lúc ấy, có anh chàng ngốc nghe vậy, suy nghĩ rồi nói:

- Đức hạnh của cha tôi còn vượt hơn đức hạnh của cha anh gấp bội.

Mọi người đều hỏi:

- Anh nói rõ xem đức hạnh của ông thân sinh anh như thế nào?

Anh ngốc nói:

- Cha tôi từ nhỏ đến già tuyệt dâm dục, không bị tình dục làm nhiễm ô.

Mọi người nghe vậy, đều không nín được cười, hỏi:

- Nếu phụ thân anh tuyệt dâm dục, sao lại có anh?
  • Mẫu chuyện này dụ cho người vô tri ở thế gian muốn ca tụng đức hạnh của người khác, nhưng vì không nắm được sự thật của người, nên chẳng những không có kết quả tốt, mà trái lại còn bị chê bai nữa.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 10. XÂY LẦU BA
Thuở xưa, có người nhà giàu ngu si không biết chi. Hôm ấy, anh ta đến một nhà giàu khác, thấy bạn mình có nhà lầu ba tầng, mà tầng ba nguy nga, tráng lệ, sáng sủa thoáng mát, anh rất thích, tự nghĩ: "Ta có tiền của không thua anh ấy, lẽ nào lại không cất được tòa lầu như thế sao?"

Nghĩ thế, nên sau khi trở về nhà, anh liền kêu thợ đến hỏi:

- Anh biết xây lầu ba giống như nhà của anh kia không?

Người thợ đáp:

- Nhà anh kia là do chính tôi xây cất.

Anh chàng ngu nói:

- Anh làm cho tôi cái lầu ba giống như tòa lầu của anh ta nhé!

Thế rồi, người thợ bắt đầu đào móng làm nền. Anh đến xem, thấy thợ đào móng..., liền nghĩ là thợ không biết làm, hỏi:

- Anh đang làm gì đó?

Người thợ trả lời:

- Làm lầu ba tầng.

- Tôi không muốn làm hai tầng dưới, chỉ muốn xây tầng thứ ba thôi.

Người thợ nói:

- Nếu không xây hai tầng dưới trước, thì làm sao xây tầng ba?

Anh ta vẫn cố nói:

- Tôi không cần dùng hai tầng dưới, chỉ muốn dùng tầng ba thôi.

Người đương thời nghe anh ta nói đều lấy làm lạ, cười rằng:

- Đâu có ai không xây tầng dưới mà xây được tầng trên bao giờ!
  • Mẫu chuyện này dụ cho bốn chúng đệ tử Phật, không tinh tấn, không kính trọng Tam bảo, lười nhác mà muốn đạt đạo quả. Họ lại nói: "Trong bốn quả Thanh văn, tôi chỉ mong chứng quả A la hán, không cầu ba quả vị trước".

    Người như thế không khác gì anh chàng ngu kia chỉ muốn xây tầng lầu thứ ba thôi.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Kinh Bách Dụ

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

  • 11. NGƯỜI BÀ LA MÔN GIẾT CON
Thuở xưa, có người Bà la môn tự cho mình thông minh, biết nhiều thuật như xem sao, đoán quá khứ, vị lai.

Một hôm, ông ta muốn phô trương tài năng của mình, liền đi sang nước khác, ôm con khóc lóc.

Có người thấy vậy hỏi:

- Vì sao anh khóc?

Ông ta nói:

- Con tôi qua bảy ngày nữa sẽ chết. Vì thương con mạng yểu, nên tôi mới khóc than như thế.

Mọi người đều khuyên:

- Mạng người khó biết. Có thể anh dự đoán sai. Nếu bảy ngày nữa mà con anh không chết, có phải là anh tự buồn bâng quơ hay không.

Người Bà la môn nói:

- Mặt trời mặt trăng có thể đổi, các vì sao có thể rơi, chớ dự đoán của tôi không bao giờ sai trái.

Vì danh lợi nên bảy ngày sau, người Bà la môn ấy tự giết chết con mình để chứng minh lời nói của mình là đúng.

Bấy giờ, mọi người nghe tin của của ông đã chết, khen ông là người có trí tuệ dự đoán không sai. Họ đều sanh lòng tin phục và rất mực cung kính.
  • Mẫu chuyện này dụ cho bốn chúng đệ tử Phật, vì lợi dưỡng nên tự xưng mình đã chứng đạo. Có người ngu si, dối hiện đức từ bi làm chết lòng tin Tam Bảo của thiện nam tín nữ, nên về sau, chính họ phải chịu khổ vô cùng. Như người Bà la môn, vì muốn chứng nghiệm lời nói của mình, mà giết con để bịp đời vậy.

    12. NẤU NƯỚC ĐƯỜNG
Thuở xưa, có người ngu chuyên nấu nước đường. Một hôm có một anh nhà giàu đến chơi, anh nấu đường liền nghĩ:

- Nay ta nên lấy nước đường mời khách uống.

Nghĩ xong, anh ta liền múc chút ít nước đường cho vào nồi, rồi thêm nước cho loãng, bắc lên bếp, lấy quạt quạt lửa, mong cho nước đường mau nguội.

Người bên cạnh nói:

- Anh cứ quạt lửa mãi làm sao đường nguội được?!

Lúc ấy, mọi người thấy vậy đều phì cười.
  • Mẫu chuyện này dụ cho người ngoại đạo, không dập lửa phiền não đang bập bùng cháy, chỉ thực hành vài việc khổ hạnh như: nằm gai, phơi nắng, hoặc đối lửa quanh thân thể, mà mong được đạo tịch tĩnh thanh lương, thật là vô ích. Tu khổ hạnh như thế bị người trí chê cười, không những hiện đời thọ khổ, mà còn gieo họa cho kiếp sau.


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.34 khách