Tuổi trẻ với niềm tin Phật Pháp

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Tuổi trẻ với niềm tin Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Hình ảnh

Hoa hậu xuống tóc đi tu.

Hoa hậu Vương Dự Lâm từng là Hoa hậu Á Châu. Vào cuối tháng 5 năm 2014 cô đã cho phổ biến hình ảnh mình xuống tóc đi tu, tìm bình yên nơi cửa Phật.

Hình ảnh cô được cạo đầu đã xuất hiện trên mạng Internet và gây xôn xao dư luận vì cô từng giành được thiện cảm của khán giả khi đoạt giải thí sinh được yêu thích nhất qua bình chọn online trong cuộc thi Miss Asia ATV 2008. Hơn nữa vào năm 2009, cô lại giànhthêm thắng lợi trong một cuộc thi người mẫu.Sau các cuộc thi nói trên Vương Dự Lâm không tiếp tục góp mặt trong các hoạt động của làng giải trí nữa, cô chuyển hướng sang lãnh vực kinh doanh. Rồi cô đảm nhiệm chức vụ quản lý một công ty và khá thành công.
Các bản tin cho biết cô vốn là một Hoa hậu Châu Á xinh đẹp nên khi cô cho phổ biến công khai hình ảnh xuống tóc đi tu khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng và sửng sốt. Trước ống kính, người ta thấy Vương Dự Lâm tĩnh tâm để sư thầy xuống tóc.
Kể từ đầu năm vừa rồi, Vương Dự Lâm đã tỏ ra quan tâm rất nhiều đến các vấn đề Phật pháp. Cô đã dành ranhiều thời gian để nghiên cứu về Phật Giáo. Sau một thời gian, cô quyết định quy y để có thể thấu hiểu sâu sắc hơn về nhân sinh quan của nhà Phật.

Cô cũng đặc biệt dành nhiều thời gian để tham Thiền mỗi ngày. Cô cho biết niềm vui khi ngồi Thiền: “Ngồi thiền có thể giúp ta quên đi những điều xấu xa, những chuyện mệt nhọc trong cuộc sống.” Ai tìm được niềm vui trong thiền tập tất nhiên dần dần sẽ không bị dính líu gì với trần gian nhiều. Đây cũng chính là lí do khiến cô quyết định muốn gắn bó lâu hơn với Phật pháp. Vương Dự Lâm cũng cho biết cô quyết định xuống tóc vì nhờ vậy mà tinh thần cô cũng dễ chịu và sáng suốt hơn. Cô giải thích: "Cạo đầu giúp tôi bỏ đi những thói quen xấu, làm tâm thanh tịnh, bình lặng hơn."

Gần đây, Dự Lâm còn góp mặt trong một đoạn MV quảng bá cho đạo Phật có tên Đệ tử quy.
Để giải thích về câu chuyện xuống tóc và quyết định học tập, tu dưỡng trong Thiền viện của mình Vương Dự Lâm cho biết là vào năm 2013 sau khi đọc được cuốn sách “Đạo Làm Con” một cuốn sách giáo huấn của người xưa về đạo lý làm người, cô bắt đầu nghiền ngẫm và có sự thay đổi trong suy nghĩ và hành động. Quan niệm của cô về cuộc sống hoàn toàn khác: "Trước đây, với vòng xoáy của công việc kinh doanh, mỗi ngày tôi đều vui chơi không dứt, bạn bè tụ tập toàn nói về công ăn việc làm, đàn bà thì bàn về các thương hiệu thời trang, các thương hiệu xe giúp đánh bóng tên tuổi v.v… Nội dung các câu chuyện thường là làm thế nào kinh doanh có lời, phụ nữ mặc đồ hiệu gì, phối hợp với túi xách loại nào, đi xe nào mới chứng tỏ được đẳng cấp..."

Năm 2013, sau khi đọc cuốn sách “Đạo Làm Con”, Vương Dự Lâm bắt đầu áp dụng giáo lý vào đời sống. Theo quy tắc này, cô chỉ chi dùng cho những nhu cầu thiết yếu, không bỏ tiền mua hàng hóa cao cấp, không còn vung tiền mua xa xỉ phẩm. Cô dùng tiền đó làm từ thiện... Với những món đồ đắt tiền có sẵn thời cô đem tặng lại bà con họ hàng hay bạn bè. Vương Dự Lâm cho biết cô cũng từ bỏ các cuộc hội họp bạn bè ăn uống. Cô dùng thời gian chủ yếu để gặp gỡ các Phật tử và tham gia các hoạt động thiện nguyện. Cô dành phần lớnthời gian để học tập, tu dưỡng, đọc tài liệu sách vở, chiêm nghiệm những giáo lý cao siêu của Phật Giáo và đến làm từ thiện tại các viện dưỡng lão, các trung tâm phúc lợi xã hội với tư cách tình nguyện viên. Năm 2010, cô đã giành giải Nhân Vật Từ Thiện của năm cho những đóng góp của mình với xã hội và cộng đồng...”
************************************************** ************************************************** *****************************

Những người chưa vào Đạo Phật, hoặc chưa hiểu Đạo Phật, thường nghĩ rất sai lầm, tưởng rằng Đạo Phật là một đạo chán đời, bi quan, yếm thế, thối chí, làm cho con người trốn tránh trách nhiệm với xã hội và hèn yếu đối với thân tâm mình.
“Đạo Phật là một đạo rất yêu đời”, nhưng yêu cái đời sống thật, yêu cái bộ mặt thật, (bản lai diện mục) đẹp đẽ, trong sạch, yên vui của đời. Vì yêu bộ mặt thật của đời nên mới sinh ra lòng yêu người, yêu tất cả mọi người, mọi loài không phân biệt. Lòng yêu bao la rộng khắp, trùm bọc hết thẩy chúng sinh, vì chúng sinh dưới những hình tướng sai biệt, đều cùng có một bộ mặt thật, đẹp đẽ, sáng sủa như nhau, tuy rằng bộ mặt ấy hiện nay còn bị nhơ bụi phủ đầy.

Chúng ta nhớ lại Đức Phật thoạt tiên là một thái tử, sống trong cung vàng điện ngọc, đầy sung sướng, đầy quyền uy. Sống sung sướng trong cảnh vương giả như vậy mà thái tử vẫn quyết chí buông xả tất cả để xuất gia. Đi tu không phải vì những lý do tầm thường như người không hiểu đạo thường nói tới như là: thất tình, nghèo khổ, chán đời, thối chí, thiếu hạnh phúc v.v… Ngài ra đi là muốn giải thoát muôn loài, muốn tìm cho chúng sinh một hạnh phúc thật sự. Ngài đi là mong tìm phương cách diệt khổ đau cho chúng sinh. Đạo Phật là đạo diệt khổ, là đạo giải thoát.

“Đời sống của Đức Phật Thích Ca là hiện thân hoàn toàn của lòng yêu đời”. Vì yêu đời và yêu chúng sinh đau khổ nên Đức Phật mới bỏ gia đình, bỏ cha mẹ, vợ con, bỏ ngôi báu, lìa xa cung vàng điện ngọc… để tu tập, tìm phương thuốc chữa khổ cho đời. Vì yêu đời và yêu chúng sinh nên trong gần nửa thế kỷ, Đức Phật đã xông pha khắp đó đây, trong mọi tầng lớp xã hội, để giảng dạy cho mọi người tìm ra và nhận thấy bộ mặt thật của đời mà sống. Bộ mặt ấy là “bản thể, thật tánh, Niết Bàn”.
Nhưng cũng như sóng không thể lìa nước mà có, “bản thể, thật tánh, Niết Bàn” không thể lìa đời, lìa người và vạn vật mà có. Cho nên người Phật tử luôn luôn sống tích cực với mình và với đời. Với mình để tu sửa mình, giác ngộ mình. Với đời để thức tỉnh người, cứu độ người. Có thức tỉnh mình hoàn toàn và có cứu độ người đầy đủ mới có thể đạt tới Niết Bàn. Đạo Phật là đạo tích cực hoạt động.

Người Phật tử không phải là kẻ chán đời rồi tìm cách xa lánh cuộc sống, chạy trốn cuộc đời, trốn tránh trách nhiệm với xã hội. Đạo Phật là một đạo tích cực hoạt động. Người Phật tử từ lúc bắt đầu vào đạo đã phải hoạt động hăng say để mở mang trí tuệ, chiến thắng Tham, Sân, Si đồng thời phải tập chiến đấu với hoàn cảnh, xông pha trong xã hội để cứu giúp người khác.
Theo gương chư Phật và Bồ Tát, Phật tử không sống cho riêng mình, không tìm giác ngộ và giải thoát riêng cho mình, mà còn phải sống và giác ngộ, giải thoát cho kẻ khác. Đời của Phật tử là một đời hoạt động không ngừng, đi từ chiến công này đến chiến công khác, đem lòng từ bi và bình đẳng gieo rắc nhân lành khắp mọi nơi, dưới mọi hình thức.

Kinh Phật từng dạy: “Trong hoạt động của người Phật tử, không một việc lành nào mà không làm, không một vật gì mà không cứu độ”. Quả thật Đạo Phật là một đạo tích cực hoạt động. Quả thật Đạo Phật là Đạo yêu đời.

Tâm Minh Ngô Tằng Giao
Sửa lần cuối bởi Nguyên Chiếu vào ngày 21/08/14 19:09 với 1 lần sửa.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Tuổi trẻ với niềm tin Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Cô gái người Mỹ xuất gia ở chùa VN

Theo Phatgiao.org, hai người phát nguyện qui y là cha và mẹ của Kayala Jaramillo, ông Keray Jaramillo và bà Armida Jaramillo. Cả hai đều 62 tuổi đang cư ngụ tại thành phố Ontario, California, Hoa Kỳ.

Hình ảnh

Kayala Jaramillo xuất gia tại Thiền viện Chân Nguyên.

Buổi lễ xuất gia của Kayala Jaramillo được sự chứng minh của Hội Đồng Giáo Phẩm gồm Thầy Bổn sư của cô là Thượng Tọa Viện chũ, Thầy Thích Đăng Pháp và hai Thượng Tọa Thích Linh Quang, Phó Viện chủ và Thượng tọa Thích Linh Như, Quản chúng của Thiền viện cùng sự chứng kiến trong chánh điện với gần 100 phật tử.

Sau nghi thức làm lễ qui y cho ông Keray Jaramillo và bà Armida Jaramillo đến phần nghi thức xuất gia và xuống tóc cho Kayala Jaramillo. Trong suốt thời gian cô được xuống tóc thì tiếng tụng niệm liên tục cùng tiếng mõ âm vang “Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật” của Phật tử hiện diện làm cho không khí trong Chánh điện thật trang nghiêm vi diệu.

Hiện gia đình Jaramillo hiện có thêm pháp danh Phật:

- Ông Keray Jaramillo có pháp danh là Nguyên đạt.

- Bà Aramida Jaramillo có pháp danh là Chân thành.

- Cô gái 17 tuổi Kayala Jaramillo từ nay là sư cô Thích nữ chân giác.

Sau lễ qui y và xuất gia, bố mẹ của Sư cô Chân Giác cho biết rất vui mừng và sẽ cố gắng tìm hiểu và học hỏi Phật pháp nhiều hơn.
Sửa lần cuối bởi Nguyên Chiếu vào ngày 21/08/14 19:09 với 1 lần sửa.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Tuổi trẻ với niềm tin Phật Pháp

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Theo Phatgiao.org: Một chàng Tây rời nước Đức, sang Việt Nam quy y cửa Phật.

Hình ảnh

Xuất thân trong gia đình theo đạo Thiên chúa giáo, lại sinh sống ở trời Tây nên quyết định quy y cửa Phật tại Việt Nam của một chàng trai mới tuổi đôi mươi tên Flrorian Jung khiến mọi người ngỡ ngàng.

Florian kể, gia đình anh cũng như hầu hết những người gốc Đức đều theo đạo Thiên Chúa. Thế nhưng, Đạo Phật đã ngấm vào anh khi mới 14 tuổi qua những bài kinh kệ của gia đình nhà hàng xóm – một gia đình Phật tử người Việt Nam.

Trong những lần theo gia đình hàng xóm sang Việt Nam, Florian thấy Việt Nam thân thiện và yên bình quá nên đã nảy sinh một tình cảm đặc biệt với vùng đất này, nhất là với Sài Gòn. Trở về Đức, anh nhớ Việt Nam da diết và quay lại Sài Gòn lần hai. Và anh cảm thấy một lần nữa được là chính mình.

“Với phương châm sống để yêu thương, tôi quyết định tạm gác mọi thứ tại Đức sang một bên để bắt đầu một cuộc hành trình mới”, Florian nói.

Với tâm nguyện mang lại tình thương, niềm vui cho các em nhỏ bất hạnh, Florian Jung đã chọn ngôi tịnh xá Bửu Sơn thanh bình với tiếng cười nói vui vẻ, hồn nhiên của những em nhỏ đang được nuôi dưỡng tại đây làm điểm đầu tiên trên bước đường tu tập.

Đến năm 2013, Florian tới chùa Định Tâm để tiếp tục tu hành. Trong quãng thời gian này, anh thường xuyên tham gia làm từ thiện đến những người nghèo. Florian cũng là người sáng lập ra CLB "Tấm lòng Nhân ái" tại Đức với tâm nguyện được góp phần nào xoa dịu khổ đau cho đồng bào kém may mắn tại Việt Nam. Đó là những trẻ em mồ côi, người già neo đơn, người tàn tật, người bệnh…

Trải qua hơn 10 năm theo đạo Phật và đã về Việt Nam 9 lần, mỗi lần 6 tháng, Flrian có ước nguyện được mang quốc tịch Việt Nam.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách