Câu hỏi Phật Pháp 5.

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Kính chào các đạo hữu,

Phong tục dân gian có phải là mê tín không ?

Các bạn cùng chia sẻ nhé.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, lành thay thưa thiện hữu Nguyễn Chiếu
Trước khi đạo Phật xuất hiện, thì Ấn độ đã theo một loại hình tôn giáo, gọi là Bà-La-Môn. Đó là sự tổng hợp giáo lý của nhiều tồn giáo đã tồn tại trước đó. Bộ kinh chủ yếu là Vệ-đà với một hệ thống nghi lễ, thờ cúng, hiến tế vô cùng phức tạp. Vì vậy, xã hội Ấn Độ thời đó, đã sản sinh ra một tầng lớp tăng lữ chuyên làm những vấn đề này. Được sự ưu ái của bộ máy chính quyền, vua quan, quí tộc và một hệ thống tuyên truyền mê tín, các tăng lữ đã gây lũng đoạn xã hội về mọi mặt, về kinh tế, văn hóa, chính trị,...
Các tăng lữ Bà-la-môn giáo tìm cách chi phối nhà nước và đặt ra nghĩa vụ hiến tế nặng nề đối với tầng lớp nông dân trong xã hội. Khi đạo Phật ra đời, Đức Thế Tôn đã tuyên bố chấm dứt tất cả những nghi lễ không cần thiết đó. Ngài tuyên bố: "Đây là kiếp sống cuối cùng của ta.".Ngài đã tìm ra một giải pháp mới để chấm dứt nỗi khổ, niềm đau thay vì thờ cúng những vị thần vô tri vô giác. Ngài tìm ra một phương tiện nhằm để cứu rỗi chúng sanh thoát khỏi luân hồi sanh tử. Ngài tạo ra chiếc thuyền để sang bến giác, ai nhận thức được nổi khổ niềm đau và muốn thoát khỏi nó hãy dùng chiếc thuyền. Sau khi dùng xong, hãy đốt bỏ nó...chớ luyến tiếc. Ngài không yêu cầu các để tử phải thờ phụng Ngài sau khi Ngài nhập tịch, vì điều đó rất vô ích. Ngài đã giải thoát thì không cần những sản vật cúng dường

Song, phong tục nhân gian với những nghi lễ thờ cúng có hai mặt của nó. Nếu như phong tục dân gian được tổ chức nhằm để quảng bá chánh pháp và không vụ lợi cá nhân thì cần thiết được duy trì. Ngược lại, nếu phong tục dân gian được tổ chức nhằm để thu lợi cá nhân thì đó là mê tín, mê hoặc phật tử nói riêng và quần chúng nói chung. Với lẽ này thì không thể chấp nhận và cần phải đoạn trừ. Ở một số quốc gia Phật giáo, vẫn còn một số pháp môn nặng tính nghi lễ. Những pháp môn này thường gây ra những tổn hại cho xã hội. Tuy nhiên, không thể đổ lỗi cho giáo lý Phật mà nên đổ lỗi cho người làm ra nó. Việc này có gắn bó mật thiết với văn hóa con người nơi đó. Bùa phép không phải là phương tiện do Đức Phật sáng tạo ra, mà do con người làm ra....

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Cám ơn đạo hữu Hu danh đã chia sẻ,

Vừa rồi mình có bàn luận vấn đề này , nhưng cũng có vài ý kiến cho rằng nó đúng với tinh thần đạo Phật vậy đạo hữu HƯ Danh có thể chia sẻ cho mọi người những phong tục này có thể chấp nhận hay ko nhé: chẳng hạn như:
- Cúng đem đến ngã ba
-Cầu cho khỏi bị ăn hiếp
-Thắp đủ 1/2 cây hương rồi khấn bái.......vvvv

Chờ hồi âm.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, lành thay thưa thiện hữu Nguyễn Chiếu

Một số người bị tai nạn trên đường và họ biết rằng trước đây cũng có người từng chết trên con đường đó. Thời gian qua đi, số lượng người chết trên con đường đó ngày càng nhiều, nếu không bị tại nạn do xe, phương tiện di chuyển trên đường thì cũng bị cướp giật, bị giết. Xung quanh hiện trường đó luôn có một luồng không khí không lành mạnh, u ám. Một số người còn kể lại rằng: họ thấy những oan hồn đi lang thang vào trong đêm...Tổng kết lại, là do ma ám nên cần phải cúng kiến, làm phép, đốt vàng mã, bùa....

Thứ nhất, việc cúng kiến này không chỉ làm cho riêng mình, mà còn làm vì người khác. Với tâm nguyện không còn muốn có thêm tai nạn thảm khốc nào nữa, muốn siêu độ người đã khuất, mong muốn cho họ sớm giải thoát. Vì việc cúng kiến này không phải vì tư lợi cá nhân riêng mình. Đó không phải là mê tín, vì mê tín là phải gắn liền với lợi ích cá nhân

Thứ hai, theo kinh Phạm võng. Đức Phật đã nói rõ: "không có linh hồn", ngài phủ nhận cái thường hằng bất biến này. Trong khi đó, Ấn độ giáo lại thừa nhận một "ngã chuyển luân", theo Ấn giáo con người có hai phần: Phần hồn và phần xác. Phần hồn thì vĩnh cữu, còn phần xác thì vô thường. Đạo Phật đã bác bỏ học thuyết này. Đức Thế Tôn nêu ra khái niệm "Ngũ Uẩn", gồm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức. Chúng có một liên hệ mật thiết với nhau, như nam châm, gặp là hút. Khi chúng kết hợp lại thì cơ thể được tạo thành. Vì chúng vô ngã nên khi người chết đi thì Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức bị tan hoại, nhưng sẽ hứa hẹn gặp nhau(hút lại) khi có đủ duyên, và theo nghiệp của chúng sinh
Từ đó, cho thấy không thể có linh hồn lang thang, luẩn quẩn trên dương thế. Việc cúng kiến, đốt vàng mã chỉ giúp tâm nhẹ nhàng hơn. Vì điều đó có lợi, nên cần được khuyến khích vậy

Thứ ba, cần thiết phải quan sát trên con đường đó, về vị trí địa lý, địa hình và truy tìm nguyên nhân gây tai nạn, báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền để họ xử lý. Nếu như không tìm ra được nguyên nhân thì cần phải hiếu đó chính là Cộng Nghiệp của chúng sanh. Những người đó mang cùng một loại ác nghiệp và có quả tương tự nhau. Hãy hiểu rằng chúng như là một hiện tượng thiên nhiên trước mắt chúng ta để từ đó ta rút kinh nghiệp cho mình. Ví dụ: Sóng thần ở thái lan chẳng hạn, nhiều người đã chết vì cùng một nguyên nhân. Đừng suy nghĩ tiêu cực và tin vào hiện tương ma quái. Chẳng có ma quá nào ở đây! Tất cả chỉ là do công nghiệp xảy ra thôi! Sau một thời gian sẽ hết.

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Nguyên Chiếu đã viết:Phong tục dân gian có phải là mê tín không ?
Chờ hồi âm.
Phong tục mà khế hợp với Chánh Pháp là Chánh Tín, phong tục không khế hợp với Chánh Pháp, là mê tín. Nhưng phong tục dân gian đa phần là Mê Tín.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

pucaquynhnga22 đã viết:
Nguyên Chiếu đã viết:Phong tục dân gian có phải là mê tín không ?
Chờ hồi âm.
Phong tục mà khế hợp với Chánh Pháp là Chánh Tín, phong tục không khế hợp với Chánh Pháp, là mê tín. Nhưng phong tục dân gian đa phần là Mê Tín.
Trã lời hay, yêu cầu QN giải thích rộng cho mọi người học hỏi. tangbong (theo tôi nghĩ QN thường tinh tấn nghe pháp đấy. tangbong )


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Cám ơn đh Hu Danh và các đh đã chia sẻ. Vậy theo đh Hu Danh ,bạn có suy nghĩ gì khi Kinh Địa Tạng nói về giai đoạn Thân Trung Ấm của Thần Thức, và bạn có thể chia về cho mọi người về giai đoạn này.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay..thật lành thay thưa thiện hữu.

Vấn đề này không chỉ có Đạo Phật quan tâm, thường được viện dẫn thông qua kinh Địa Tạng mà ngoại đạo cũng rất quan tâm.Vừa rồi, vị giáo mục Marian Rajchel ở Jaroslaw (Ba Lan) cho biết ông vừa làm một con quỷ tức giận sau khi đuổi nó ra khỏi cơ thể một cô gái trẻ.Ngay sau đó, ông liên tục nhận được những tin nhắn quấy rối với lời lẽ vô cùng bất lịch sự, như 'Nó sẽ không thể thoát khỏi địa ngục này. Nó là của ta. Bất kỳ ai cầu nguyện cho nó sẽ phải chết'. Và tin nhắn tiếp theo lại được gửi tới: 'Im đi, nhà thuyết giáo. Ông còn không thể cứu chính mình. Đồ ngốc'.Trao đổi với truyền thông địa phương, Rajchel cho rằng những tin nhắn này chính là của con quỷ từng chiếm giữ linh hồn của cô gái trẻ.

Hoặc 2 con búp bê bí ẩn mang 'linh hồn quỷ dữ' là Mandy, Annabelle. Đây là 2 con búp bê bị ma ám.Năm 1991, khi người phụ nữ tên Mereanda tặng con búp bê cho Bảo tàng Quesnel ở Canada, bà kể rằng, vào một đêm, bà bị đánh thức bởi tiếng khóc lạ dưới tầng hầm.Khi xuống kiểm tra, bà phát hiện cửa sổ mở toang, một con búp bê cũ đang ngồi trên đó nhìn bà chăm chăm. Quá sợ hãi, bà đem con búp bê tới tặng bảo tàng và người ta đặt tên nó là Mandy.Khi đưa vào bảo tàng, nhiều người cho rằng, Mandy chỉ là một cô búp bê bình thường nhưng ngay sau đó, những điều kỳ lạ đã bắt đầu xuất hiện.Đầu tiên là việc những nhân viên bảo tàng không tìm được bữa trưa của mình dù họ đã cất chúng trong tủ. Họ đã đi tìm khắp nơi nhưng cuối cùng tìm thấy chúng trong ngăn kéo nhỏ.Kỳ lạ hơn, nhiều vật dụng khác của nhân viên cũng 'không cánh mà bay'. Mỗi đêm, người bảo vệ nói rằng họ nghe thấy những tiếng chân đi lại nhưng họ không phát hiện thấy bóng dáng một ai.Đặc biệt là nhiều người đến quay phim và chụp ảnh Mandy nhưng các máy đều tự động tắt. Khi ra khỏi căn phòng đó, các máy lại hoạt động bình thường.Một số du khách kể lại rằng, khi đến thăm bảo tàng, họ cảm thấy như bị một ai đó theo dõi. Thỉnh thoảng người ta vẫn thấy mắt của Mandy chớp chớp nhìn họ

Thời, những câu chuyện về ma ám, quỷ chiếm giữ thể xác, khống chế linh hồn, quan niệm về thiên đường và địa ngục. Tất cả không phải là vấn đề lạ lẫm trong xã hội. Thẩm chí, nó có thể trở thành huyền thoại hoặc chỉ đơn giản là công cụ để kiếm tiền, hay là phương tiện để truyền giáo. Quan niệm về Thiên Đường và Địa Ngục xuất phát từ một tôn giáo rất cổ của loài người là Hỏa Giáo của người Ba Tư. Nhiều quan niệm cho rằng tôn giáo này xuất hiện ở miền Tây Bắc ấn độ. Bây giờ, là Pa-kis-tan.Sau đó, phát triển tịnh vượng ở vùng Tiểu Á, Thổ Nhĩ Kỳ ngày nay và nhanh chóng lan sang Ai cập, chi phối hệ thống giáo lý của người Lưỡng Hà cổ. Tôn giáo này đề ra nhị nguyên đầu tiên, rằng con người có 2 thể trạng: Linh hồn và thể xác, thế giới có 2 phần: ánh sáng và bóng tối, thiện và ác, thiên đường và địa ngục. Cho nên, chúng ta thấy không lạ khi các tôn giáo đều sử dụng lẽ này

Xét ở góc độ Phật học, khi chết chẳng còn gì ngoài: ý sinh thân , cầu sinh , ăn hương liệu , trung hữu , sinh khởi (Luận Câu xá)
Ý sinh thân là mong muốn có tấm thân mới. Vậy cái gì mong muốn? Đó là ý muốn của cố chủ trước lúc chết, ở giai đoạn Cận Tử Nghiệp. Cầu sinh là giai đoạn tích lũy lên cao của ý sinh thân, được duy trì bằng cách "ăn hương liệu" để tồn tại và tìm nơi tái sanh. Hương liệu là gì thì hiện nay không ai lý giải được(Đương nhiên, không phải là khói nhang, khói thức ăn).Cầu sinh hoạt động theo nghiệp của người đó. Khi tìm được thai để gá vào, thì ngay lập tức, rơi vào giai đoạn Trung Hữu(giai đoạn quá độ của chết và sống). Cuối cùng là sanh khởi, thụ thai thành công và chuẩn bị ra đời
Ví von như sau: "Một cái bình đã hết nước trà trong đó, nhưng hương thơm của trà vẫn còn khi ta chế nước sôi mà không bỏ trà thì nước sôi vẫn còn mang hương thơm đó". Cách này là cách thức duy trì của nghiệp. Thân của ta hiện tại như nước trà. Khi chết, tái sanh như nước sôi. Còn nghiệp là hương thơm của trà

Tâm lý sợ chết lần thứ hai, khiến cho chúng ta không chấp nhận "chết là hết và chỉ còn nghiệp", mà vẫn cố tình ngụy biện một cách bảo thủ rằng: "Có cái đang đi, đứng, nằm, ngồi và chờ đợi gá thai, như một con rắn lột da,...". Quan điểm này là tà kiến, xa rời chánh pháp của Đức Thế Tôn.

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Cám ơn đh Hu Danh đã chia sẻ, theo như lời chia sẻ của đh thì mình hiểu rằng đh ko tin có giai đoạn thân trung ấm. Vậy đh có thể nói rõ về sự luân hồi của chúng sanh theo giáo lý nhà Phật cho mọi ngừơi biết được ko ?


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, thật lành thay thưa thiện hữu Nguyễn Chiếu đã khởi tâm như vậy

Thời, đây là một vấn đề lớn. Chỉ cần hiểu được bản chất của luân hồi thì chắc chắn ta sẽ tìm thấy con đường giải thoát. Thuyết Luân Hồi không phải là một học thuyết do Phật Giáo sáng tạo.Trước khi Phật Giáo ra đời thì thuyết luân hồi đã được lưu hành trong Ấn Giáo và Kỳ Na Giáo. Ðức Phật đã dùng thuyết luân hồi sẵn có trong hai tôn giáo này, đồng thời bổ túc củng cố thêm, để giải thích về số phận con người ngoài kiếp sống này. Người Kitô Hữu thường không tin có luân hồi và tái sinh, cho rằng linh hồn của con người khi chết sẽ có cuộc sống đời đời với Chúa, sau khi được phán xét là vô tội.Vấn đề về con người và sự tái sinh luân hồi là một chủ đề cốt yếu của nhà Phật, được trình bày trong toàn bộ giáo lý của nhà Phật và đặc biệt trong “Duy thức học” – một “bộ môn khoa học” trong Phật học.

Để xác định được thời điểm Luân Hồi xảy ra, thì ta phải xác định được thời điểm mà con người chết. Hiện nay, theo quan niệm truyền thống, khi con người tắt hơi thở cuối cùng và vẫy tay chào với cuộc đời thì gọi là chết. Tuy nhiên, trong Duy thức học Phật giáo, miêu tả chúng ta đã chết hàng tỷ lần trong một ngày, đơn vị thời gian dùng để đo đạt là SÁT-NA, là đơn vị “Thời gian” trong Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá nhưng Sat-na vẫn chưa thể gọi là đơn vị nhỏ nhất. Theo đó, cứ một Sát-na trôi qua thì ta đã chết. Cứ chết rồi lại tái sanh

Này thiện hữu, thiện hữu hãy so sánh 2 bức ảnh của mình, một bức chụp vào năm 20 tuổi và một bức ảnh chụp vào năm 40 tuổi. Thiện hữu sẽ thấy 2 người đó hoàn toàn khác. Nếu cùng là một người sao lại khác nhau như vậy?.Tuy nhiên, trong Duy Thức Học, ta không cần đợi đến 20 năm thì ta mới tìm thấy sự khác biệt, mà chính mỗi Sat-na, ta đã có sự khác biệt.Như vậy, theo Phật học, chúng ta tạm chấp nhận rằng cái chết diễn ra sau 1 Sat-na và trong tiến trình già nua đã có hàng tỷ cái chết

Này thiện hữu, sau mỗi Sat-Na ta đã chết. Sau đó, ta tái sanh trở lại. Thể xác của ta ở 1 Sat-na trước và 1 sat-na sau đó hoàn toàn khác.Vì tâm của người già khác tâm của người trẻ; nên tâm của ta cũng thay đổi. Như vậy, sau khi chết thì ta chẳng còn gì, thể xác lúc trước cũng chẳng còn, tâm lúc trước cũng chẳng còn sau 1 Sat-na

Này thiện hữu, ta chỉ còn mỗi 2 thứ: Ý niệm về bản ngã và nghiệp. Ý niệm về bãn ngã là: Gia tài, sự nghiệp, vợ con, những thân bằng quyết thuộc, những việc chưa làm,....Nghiệp là những tạo tác của thân, khẩu, ý, như là những âm vang dội ngược khi ta hét vào một mõm đá. Như vậy, Sau 1 Sat-Na, ta đã tái sanh và tiếp tục công việc, báo hiếu cha mẹ già, trả nợ con cái,...và một đống nợ từ ngân hàng, tiền điện, tiền nước, truyền hình cáp, Internet....Đương nhiên, là tiếp tục gây các nghiệp thiện hoặc ác, hoặc nghiệp vừa thiện vừa ác để tiếp tục luân hồi sau 1 Sat-na nữa

Này thiện hữu, thiện hữu có thể coi Luân Hồi như trong ví dụ vừa nêu, là Tiểu Luân Hồi trong 1 Sat Na. Tuy nhiên, một khi đến mệnh chung, thoi thóp trên giường bệnh. Mỗi người trong chúng ta đều có một Đại Luân Hồi. Vì Tiểu Luân Hồi đã làm cho cơ thể không còn chức năng sử dụng được nữa, nên cuối cùng Đại Luân Hồi sẽ giúp tái tạo lại cơ thể nhờ vào 5 Uẫn mới(hay 5 kiết tập). Cơ thể chết và tan rã vào thế giới, ngũ uẫn của cơ thể đã hội nhập vào ngũ uẫn của thế giới và chờ đợi duyên tái sanh. Khi người mẹ, người cha ăn những vật phẩm trong không gian, tích tụ lại trong cơ thể, họ giao phối với nhau và người mẹ thành thai. Khi người mẹ thành thai, lại tiếp tục bồi bổ cho mình bằng những vật phẩm trong không gian. Ngũ uẫn trong vật phẩm, thực phẩm đó chính là ngũ uẫn của ta nếu có duyên hội họp

Này thiện hữu, nguyên nhân để ngũ uẩn hội họp là do nghiệp dẫn đắt và ý niệm bản ngã. Vì trước lúc chết, sự ham sống trổi dậy mãnh liệt, hồi ức lại những biến cố, thảm họa, mất mát trong cuộc đời, những việc làm được và chưa làm được nên khiến cho ngũ uẫn có điều kiện gặp nhau.

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Nguyên Chiếu
Bài viết: 370
Ngày: 03/06/14 21:53
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đã cảm ơn: 5 time
Được cảm ơn: 2 time

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyên Chiếu »

Cám ơn đh HuDanh đã chia sẻ, Vậy thì hiện nay có nhiều Kinh có nói về thời kì Thân Trung Ấm, vậy theo đh thì chúng ta có nên học hỏi Kinh đó ko ? nếu học và hành theo Kinh đó có thoát khỏi sự luân hồi ko ? Mong đh chia sẻ.


Tội Từ Tâm Khởi Đem Tâm Sám
Tâm Được Tịnh Rồi Tội Liền Tiêu
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Câu hỏi Phật Pháp 5.

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Hư Danh đã viết:Chỉ cần hiểu được bản chất của luân hồi thì chắc chắn ta sẽ tìm thấy con đường giải thoát. Thuyết Luân Hồi không phải là một học thuyết do Phật Giáo sáng tạo.Trước khi Phật Giáo ra đời thì thuyết luân hồi đã được lưu hành trong Ấn Giáo và Kỳ Na Giáo. Ðức Phật đã dùng thuyết luân hồi sẵn có trong hai tôn giáo này, đồng thời bổ túc củng cố thêm,
Ông chưa phân biệt được thuyết luân hồi của Phật giáo với thuyết luân hồi Ấn Độ giáo , đừng nên nói đại như vậy , làm cho nhiều người hiểu lầm theo ông !


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]19 khách