Chuyện Nhân Quả Nữa!

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Chuyện Nhân Quả Nữa!

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Bất hiếu là một tội khổ muôn trùng, nó thuộc vào Cực Trọng Nghiệp, loại nghiệp nặng nhất không thể tha thứ được, khi chết tất yếu người đó phải đi vào địa ngục. Nay xin kể một số chuyện từ thực tế chiêm nghiệm để có thể suy gẫm.

Thực sự nói lời xin lỗi đến họ và xin không nói rõ là ai.

Trong một gia đình có 3 người anh em, trong thời son trẻ, cả 3 anh em này sống cùng một người mẹ già và nương tựa lẫn nhau mà sống, do người cha đã qua đời sớm. Câu chuyện này thuộc về người anh cả trong gia đình. Hiện tại đây, người này đã vào tuổi bát tuần, nhưng nằm trên giường bệnh rất khổ sở, chân tay co rút, cơ thể đã bị bấy hết phân nữa. Trong khi ngủ, có lúc lăn xuống giường nên người con đã phải buột thân thể bằng dây trói vào thân giường. Tuy chịu khổ đau thế, nhưng không thể chữa lành và bị dằn dặt như thế, muốn chết cũng không được yên.

Còn lại 2 người em nay cũng vào tuổi bát tuần rồi. Nhưng đời sống sung túc hơn nhiều.

Người em út là trai, là người rất hiền, chỉ nghe hàng xóm nói rằng: “Ông vui vẻ, ngay thẳng, chẳng nói đến ai cả và không thấy gầy la vợ con gì cả”. Được con ở nước ngoài cho tiền mỗi tháng, và ruộng công thì nhiều do được nhiều người đến cầm. Khi thấy cảnh khổ của người, ông khuyên con cháu: “nên cho người ta chuột lại, để không thôi rơi vào cảnh lầm than

Người em kế là gái cũng vào tuổi bát tuần, cũng được các người con nước ngoài cho tiền mỗi tháng, phần đời này Bà chỉ còn việc làm thiện phước, chặt thuốc đem vào chùa, làm thuốc nam để giúp không biết bao nhiêu người khỏi bệnh, nên Bà đã 85 tuổi nhưng chưa biết bệnh là gì, chỉ thấp khướp chút ít, nhưng vẫn có thể chạy xe đạp và chuyên chở nặng khoảng 10kg…… Chính người Bà này, mà tôi mới hiểu được chút ít, có phải chăng là Nghiệp Quả? Tôi được nghe kể lại từ Bà, cách đây không lâu, Bà nằm mơ thấy có người đến quát rằng: “Anh mày là thằng Bạc Học, phải Sám hối cửu huyền”. Bà giật mình tỉnh giấc chỉ nhớ điều Sám Hối cửu huyền cho người anh cả. Bà bắt đầu việc tụng niệm để sám hối, đã được 18 ngày rồi. Bà nói khi đi đến nhà thăm ông anh, Bà chỉ nhìn và rơi nước mắt, vì nhìn thấy tội mà thôi.

Trước đây thời còn trẻ, khi đó người anh vào tuổi thanh niên, còn 2 người em chừng 10 mấy tuổi. Người anh cả này muốn lấy vợ, nhưng người mẹ già dạy rằng: “con nên làm ăn, khi có chút đỉnh tiền rồi hả cưới vợ”. Người anh này không hài lòng và đã bỏ ra đi biệt tích, không một tin gì cả. Đã làm cho người mẹ già đau khổ, khóc thương rất nhiều, cùng với 2 đứa em trai nhỏ dại chưa biết gì. Vào lúc đó, chỉ có 2 người em này khuyên nhủ Mẹ và nói: “Nếu anh ấy không nuôi, thì hai đứa con sẽ nuôi Má”, như thế đời sống cứ tiếp diễn đến hiện giờ.

Cũng một câu chuyện, có thể nghe cũng được

Trong một chuyến đi Châu Đốc chơi, trong chuyến xe đó lúc trở về, có một người đàn ông muốn đi vệ sinh, thi sẽ thả xuống cho ông đi. Nhưng khi xuống, ông tình cờ thấy một con rùa và ông cứ bắt và tìm thả xuống sông. Trong khi xe chờ đợi lâu đã bỏ đi trước, không ngờ sau đó chuyến xe đã bị lật vì mưa lớn. Ông không trên chuyến xe đó đã thoát được. Phải chăng chính Tâm Từ nơi một con người đã bảo vệ chính người đó?


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chuyện Nhân Quả Nữa!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

1. Nhân quả của tư tưởng và hành vi không tốt:

Tham: Thấy tiền của người, nổi lòng tham lam sanh ra trộm cắp, hoặc giết hại người là nhân; bị chủ đánh đập hoặc đâm chém, phải tàn tật, hay bị nhà chức trách bắt giam trong khám đường, chịu những điều tra tấn, đau khổ là quả.

Sân: Người quá nóng giận, đánh dập vợ con, phá hoại nhà cửa, chém giết người không gớm tay là nhân; khi hết giận đau đớn, nhìn thấy vợ con bịnh hoạn, nhà cửa tiêu tan, luật pháp trừng trị, phải chịu nhiều điều khổ cực là quả.

Si mê: Người say mê sắc dục, liễu ngõ hoa tường, không có biết sự hay dở, phải trái là nhân; làm cho gia đình lủn củn, thân thể suy nhược, trí huệ u ám là quả.

Nghi ngờ: Suốt đời cứ nghi ngờ việc nầy việc khác, ai nói gì cũng không tin, ai làm gì cũng không theo, đó là nhân; kết cuộc không làm nên được việc gì cả, đến khi lâm chung, buông xuôi hai bàn tay trắng đó là quả.

Kiêu mạn: Tự cho mình là hơn cả, khinh bỉ mọi người, chà đạp lên nhân phẩm người chung quanh, là nhân; bị người ghét bỏ, xa lánh, sống một đời lẻ loi, cô độc là quả.

Nghiện rượu trà: chung quanh tiện bạc ăn nhậu cho ngỏa nguê là nhân; đến lúc say sưa chén bát ngổn ngang, ghế bàn nghiêng ngả nhiều khi gây ra chém giết nhau làm những điều tội lỗi, phải bị phạt vạ và tù tội là quả.

Say mê cờ bạc: Thấy tiền bạc của người muốn hốt về mình, đắm đuối quanh năm, suốt tháng theo con bài lá bạc, là nhân; đến lúc của hết nhà tiêu, nợ nần vây kéo, thiếu trước hụt sau, thâm quỹ, thụt két, là quả. (Trong PHPT).
===============
Một Hành giả hiểu sâu vào Lý Nhân Quả, là người thực hành sâu vào một Pháp "Chánh Kiến".

Lâu lắm rồi, tôi có đọc một bộ kinh Hoa Nghiêm, có một đoạn nghĩa tương tợ như vầy: "Một Pháp gồm đủ vạn Pháp". "Trong vạn Pháp thu lại chỉ còn một chữ Như?" Nghĩa này cũng có thể là ám chỉ một Pháp Chánh Kiến.

Thiên môn, vạn Pháp một chữ Như.
Ngàn luận, trăm thuyết cũng phải Tu.

(Nghĩa: Có ngàn Tông phái, tám vạn, bốn trăm ngàn Pháp thì cũng cùng về một hướng "Chơn như diệu tâm Niết bàn". Luận giỏi thuyết hay trước hay sau, cũng phải tu trì.)


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: Chuyện Nhân Quả Nữa!

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Vấn đề về Phật Pháp theo như Đức Phật là tùy theo sự nhận thức của từng dạng người để có thể ngộ được ý nghĩa của nó, theo đúng cách nói là phải thực hiện được chân lý.

Luật Nhân Quả là định luật vốn dĩ nó như thế của đời sống, không một ai có thể thoát ra khỏi nó cả. Trong quá trình nhân đi đến quả, nơi đó sẽ xuất hiện Nghiệp tùy vào dụng tâm khởi lên của Ý Hành rồi Thân Hành, Khẩu Hành. Trong đó Tác Ý là tiên khởi, là quyết định, là đầu mối của kiếp sống, nhân kiến tạo nên đời sống tương lai.
Trong vạn Pháp thu lại chỉ còn một chữ Như?
Tôi chưa hiểu được nhiều vấn đề này. Xin đ/h có thể đưa kiến giải để có thể hiểu biết. tangbong

:)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Biệt nghiệp Trú Xứ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Con người sinh ra trên cuộc đời này, có người được sống an vui hạnh phúc, có người lại chịu nhiều khổ đau bất hạnh...Điều là do "Nhân" thiện hay ác của chính mình tạo ra trong tiền kiếp, hiện kiếp hoặc làm "Quả" cho hậu kiếp sau này.

Kinh ghi chép rằng, một ngày nọ khi Đức Thế Tôn trú tại Kỳ Viên Tịnh Xá, vua Ba Tư Nặc đến đảnh lễ bậc thầy tôn kính và thưa rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Những vị Bà-la-môn sau khi chết sẽ tái sanh trở lại dòng họ Bà la môn hay tái sanh vào nhà Sát lợi, Tỳ xá, Thủ đà la? để trả lời cho vấn đề này, Đức Phật đã nêu ra bốn hạng người ở đời: Thứ nhất, hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối; thứ hai, hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng; thứ ba, hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối; thứ tư, hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng.

Bốn hạng người này được giải thích như sau:

Thứ nhất: Hạng người từ bóng tối đi vào bóng tối

Có những người sanh vào nhà thuộc dòng họ thấp hèn, như sanh vào nhà Chiên-đà-la, nhà người săn bắn, bắt cá, làm đồ tre, nhà người kéo xe và những nhà làm nghề nghiệp thủ công hạ tiện khác; bần cùng, đoản mạng, hình thể tiều tụy mà lại sống theo hạnh nghiệp thấp kém, cũng lại bị người hạ tiện sai khiến. Đó gọi là sanh ra trong bóng tối. Ở nơi bóng tối này, người ấy thân lại làm việc ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh vào ác xứ đọa lạc, rơi vào trong địa ngục. Giống như người từ bóng tối đi vào bóng tối, từ nhà xí đi vào nhà xí, lấy máu rửa máu, bỏ ác lấy ác. Người từ bóng tối đi vào bóng tối cũng lại như vậy, cho nên gọi là từ bóng tối đi vào bóng tối.

Thứ hai: Hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng

Những người sanh vào gia đình thấp hèn cho đến bị người sai làm những điều hèn hạ. Như vậy gọi là sanh ra trong bóng tối. Nhưng người sống nơi bóng tối này, thân luôn làm việc lành, miệng thường nói lời lành, ý nghĩ đến điều lành; vì những lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, người ấy được tái sanh vào đường lành, được hóa sanh cõi trời. Ví như người từ đi kiệu lên cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa tiến lên cưỡi voi; người từ bóng tối đi ra ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là hạng người từ bóng tối đi ra ánh sáng.

Thứ ba: Hạng người từ ánh sáng đi vào bóng tối

Có người hiện đời sanh vào những gia đình giàu sang khoái lạc thuộc dòng họ Sát-đế-lợi, dòng họ Bà-la-môn, dòng họ Trưởng giả, cũng như sanh vào những gia đình giàu có khoái lạc khác, có nhiều tiền bạc, của cải, nô tỳ, người sai khiến, thường nhóm họp quyến thuộc, thân tướng đoan chánh, thông minh trí tuệ. Đó gọi là sinh ra từ ánh sáng. Nhưng từ nơi ánh sáng này, thân người ấy lại luôn làm điều ác, miệng nói lời ác, ý nghĩ điều ác. Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào đường ác, rơi vào trong địa ngục. Giống như có người từ lầu cao, xuống cưỡi voi lớn, từ voi lớn xuống cưỡi ngựa, từ cưỡi ngựa xuống đi xe, từ xe xuống ngồi giường, từ giường bước xuống đất, từ đất rơi xuống hầm hố. Người từ ánh sáng đi vào bóng tối lại cũng như vậy.

Thứ tư: Hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng

Có người sanh vào nhà giàu sang vui vẻ,... cho đến hình tướng đoan nghiêm. Đây gọi là sanh ra từ ánh sáng. Từ nơi ánh sáng này, người ấy thân luôn làm việc lành, miệng nói lời lành, ý nghĩ điều lành. Vì lý do này, sau khi thân hoại mạng chung, được tái sanh vào đường lành, được hóa thân vào cõi trời. Giống như có người từ lầu quán đến lầu quán;... cho đến từ giường đến giường; hạng người từ ánh sáng đi vào ánh sáng cũng lại như vậy. Đó gọi là từ ánh sáng đi vào ánh sáng. http://www.phattuvietnam.net/tuhoc/47/19410.html

Nếu chúng ta thức tỉnh tạo nhân thiện bằng cách tu trì giới luật, Chánh quán "Bát Chánh Đạo" thì đời sau, hay hiện tại được nhiều an lạc. Như người: " Hái hoa trong đống ngổn ngang, khéo tay thợ kết nhiều tràng hoa xinh. Cùng thế ấy tử sanh tuy lận đận, khéo biết làm lành việc thiện cũng tăng.(Theo kệ 53). ".
[1] Tạp A Hàm Kinh, quyển 42, kinh số 1146, Đại chánh tạng 02,trang 304,dòng 27.
Biệt dịch Tạp A Hàm kinh, quyển 4, kinh 69, Đại chánh tạng 02, trang 398,dòng 1a-8c.
Tham khảo bản Việt dịch: Thích Đức Thắng, Hiệu đính & Chú thích: Tuệ Sỹ, Kinh Tạp A Hàm,quyển 42,
kinh 1146 – kinh Sáng Tối.


Hình đại diện của người dùng
Ma Ha Bát Nhã
Bài viết: 1478
Ngày: 23/10/08 20:43
Giới tính: Nam
Đến từ: vinhlong
Được cảm ơn: 1 time

Re: Chuyện Nhân Quả Nữa!

Bài viết chưa xem gửi bởi Ma Ha Bát Nhã »

Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Chuyện Nhân Quả Nữa!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Chuyện vua Lưu-ly giết dòng họ Thích.

Trước đức Phật Thích-ca ra đời, trong thành Ca-tỳ-la-vệ có một làng chài lưới, trong làng có cái hồ to. Khi ấy, trời hạn nước cạn, bao nhiêu cá trong ao bị người làng bắt ăn hết, sau cùng còn lại một con cá thật to cũng bị người làm thịt luôn.
Trong làng chỉ có một đứa bé lâu nay không ăn thịt cá, hôm ấy đến thấy con cá to lấy cây gõ trên đầu nó ba cái rồi đi. Sau này khi đức Thích-ca ra đời, vua Ba-tư-nặc rất kính tin Phật pháp, cưới con gái dòng họ Thích làm vợ, sanh được một Thái tử đặt tên Lưu-ly.
Lúc thơ ấu, Lưu-ly ở bên ngoại tại thành Ca-tỳ-la-vệ học, một hôm nhân giỡn chơi trèo lên tòa của Phật ngồi, bị người họ Thích rầy mắng kéo lôi xuống, nên ôm lòng uất hận. Đến khi Lưu-ly lên làm vua, xuất đại binh đánh thành Ca-tỳ-la-vệ, bắt hết dân cư trong thành giết sạch, chính khi ấy đức Thích-ca nhức đầu ba ngày. Các vị đệ tử lớn của Phật cầu xin Phật tìm cách giải cứu dòng họ Thích.

Phật nói: “Định nghiệp khó chuyển.” Tôn giả Mục-liên dùng sức thần thông lấy bình bát đến thâu năm trăm người dòng Thích-ca đem để trên không trung; khi giặc qua, Ngài đem xuống thả ra, không ngờ khi trút bát thấy tất cả đều biến thành máu. Các đệ tử lớn đến thưa hỏi Phật, Phật đem việc xưa dân trong làng ăn cá thuật lại: Con cá lớn ngày xưa là vua Lưu-ly hiện nay, quân đội của vua Lưu-ly đều là những con cá nhỏ trong hồ. Dân cư trong thành Ca-tỳ-la-vệ bị giết đều là người ăn cá ngày xưa.

Thân Phật chính là đứa bé gõ đầu cá ba cái ngày xưa, nên hiện tại bị quả báo nhức đầu ba ngày. Vì định nghiệp khó tránh nên năm trăm người dòng họ Thích tuy được Tôn giả Mục-liên cứu thoát, cũng không bảo tồn được tánh mạng. Sau này vua Lưu-ly bị đọa địa ngục. Oan oan tương báo không biết bao giờ hết được. Nhân quả thật đáng sợ vậy.

· Chuyện ngài Bá Trượng độ Hồ Ly.

Bá Trượng lão nhân một hôm vào nhà giảng, giảng xong các thính giả ra hết, chỉ còn lại một ông già không lui đi. Ngài Bá Trượng hỏi: “Ông còn muốn hỏi gì?” Ông ấy thưa: “Con là Dã hồ tinh không phải là người, đời trước con vốn làm Đường đầu (Trụ trì) ở đây, nhân có người học, hỏi con: "bậc đại tu hành lại rơi vào luật nhân quả chăng", con đáp: "không rơi nhân quả".
Do đó con bị đọa lạc làm Dã hồ tinh đã năm trăm năm, không có cách nào thoát thân, mong Hòa thượng từ bi chỉ dạy cho!”

Ngài Bá Trượng bảo: “Ngươi hỏi lại ta.” Ông ấy bèn hỏi: “Bạch Hòa thượng! Bậc đại tu hành lại rơi vào nhân quả chăng?” Tổ Bá Trượng đáp: “Không lầm nhân quả.” Ông già nghe câu này liền đại ngộ. Ông lễ tạ thưa: “Nay nương lời đáp thay của Hòa thượng khiến con siêu thoát thân Dã hồ, con ở hang sau núi, mong Hòa thượng lấy lễ tống táng theo nhà sư cho con.” Hôm sau, Tổ Bá Trượng lại hang sau núi, lấy gậy bới ra có xác con hồ tinh, bèn dùng lễ theo nhà sư mà an táng.

Chúng ta nghe hai câu chuyện xưa này càng biết rõ nhân quả đáng sợ, tuy thành Phật vẫn khó khỏi quả báo nhức đầu. Sự báo ứng một mảy may không sai lạc, định nghiệp thật khó trốn tránh. Chúng ta gắng cẩn thận, gắng dè dặt chớ có gây nhân. http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSac ... tml/32.htm


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tu tập Chỉ, Quán tọa thiền, được phước

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tương truyền rằng:

Đại sư Trí Khải có người anh tên Trần Châm làm Tham tướng trong quân đội. Trần Châm được bốn mươi tuổi, một hôm đi đường gặp vị tiên tên Trương Quả Lão. Lão thấy tướng ông liền kêu lại bảo: “Ta xem tướng ông dương thọ đã hết, chỉ trong một tháng thì chết.”

Trần Châm nghe qua kinh hãi, đến hỏi kế với Đại sư, Đại sư bảo: “Anh nghe theo tôi dạy tu trì, chắc chắn sẽ qua khỏi.” Trần Châm hứa vâng theo. Ngài bèn thuật pháp Tiểu Chỉ Quán đơn giản yếu lược này, bảo dụng công tu tập. Trần Châm y theo phương pháp tha thiết tu trì.

Hơn một năm, Châm gặp lại Trương Quả Lão, Lão thấy kinh ngạc, hỏi: “Ông không chết, có phải tại uống thuốc trường sanh chăng?” Châm đáp: “Không phải. Do em tôi là Trí Khải dạy tôi tu tập Chỉ, Quán tọa thiền nên được như vầy.”

Lão khen: “Phật pháp không thể nghĩ bàn, hay phản tử hoàn sanh, thật là hi hữu!”

Mấy năm sau, Trần Châm mộng thấy đến Thiên cung. Trong ấy có đề: “Nhà của Trần Châm, mười lăm năm sau sẽ sanh lên đây.” Đúng mười lăm năm sau, Trần Châm từ biệt quyến thuộc, ngồi kiết-già yên ổn mà tịch.

Đây là nguyên do Đại sư Trí Khải thuật bộ Chỉ Quán này.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Lòng Từ bi của những người giết và ăn thịt Cún để đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Và sáng 17/9 trên mặt Báo Người Lao Động có một bài báo cũng làm bao trái tim người phải đau đớn và nước mắt bao người phải rơi “ … Đêm ở lò hóa kiếp” .

Đã có không biết bao nhiêu những vụ hiếp dâm, giết người ngày càng dã man, tàn bạo mất hết nhân tính trong xã hội hiện nay. Tại sao đạo đức suy đồi ??? ai cũng kinh hoàng thảng thốt đặt ra những câu hỏi như thế mỗi khi có những vụ án làm kinh hoàng bao trái tim con người.

Và sáng 17/9 trên mặt Báo Người Lao Động có một bài báo cũng làm bao trái tim người phải đau đớn và nước mắt bao người phải rơi “ … Đêm ở lò hóa kiếp” .

Tại vì sao ư?

Đã có biết bao những nhà chuyên môn, những nhà tâm lý học, giáo dục học, những chuyên gia phân tích về nguyên nhân của sự gia tăng của tội phạm đều đúng nhưng chưa đủ vì còn thiếu một nguyên nhân đặc biệt quan trọng đó là lòng Từ bi .

Nguyên nhân gia tăng những tôi ác ngày càng man rợ là ở đây, xuất phát từ đây. Một khi lòng từ bi của những con người giết và ăn thịt những người bạn như thế này:

“ Người bạn tốt nhất mà con người có được trên thế giới này có thể có một ngày nào đó hoá ra kẻ thù quay ra chống lại ta. Con cái mà ta nuôi dưỡng với tình thương yêu hết mực rồi có thể là một lũ vô ơn. Những người gần gũi, thân thiết ta nhất, những người gởi gắm hạnh phúc và danh dự có thể trở thành kẻ phản bội, phụ bạc lòng tin cậy và sự trung thành. Tiền bạc mà con người có rồi sẽ mất đi. Nó mất đi đúng vào lúc ta cần nó nhất. Tiếng tăm của con người cũng có thể tiêu tan trong phút chốc bởi một hành động dại một giờ. Những kẻ phủ phục tôn vinh ta khi ta thành đạt có thể sẽ là những kẻ đầu tiên ném đá vào ta khi ta lỡ vận. Duy có một người bạn không bao giờ rời bỏ ta, không bao giờ tỏ ra vô ơn hay trắc trở, đó là con chó của ta.”

Thì thử hỏi còn gì mà họ không dám làm và không dám ăn.

Một đêm chỉ ở một lò giết mổ thôi có tới 400 chú cún bị làm thịt. Vậy trên khắp các lò mổ có bao nhiêu ngàn chú cún bị giết trong một đêm?

Những người giết và ăn thịt cún hãy thử hình dung khi một chú cún bị chủ la mắng, chú cúi đầu với ánh mắt rất buồn đi vào một chỗ ngồi. Cún cũng biết buồn khi bị chủ mắng nói chi đến việc bị đánh đập, giết chết.

Không ai ăn thịt Cún vì đói quá. Không ai làm đồ tể Cún vì không có việc gì khác để làm. Không ai buôn bán Cún vì không còn gì để buôn bán cả. Vì vậy đừng đổ lỗi cho vì đói, vì nghèo. Tất cả chỉ vì khoái khẩu cái miệng và vì hám lợi nhuận ( vì tòan mua của bọn kẻ cướp thì phải rẻ rồi mà khi bán thì lại bán với giá là món đặc sản).

Chúng ta hãy thử quan sát khi một đàn kiến đang di chuyển, nếu chúng ta lầy cái gì đó chặn đường chúng lại thế là đàn kiến tán loạn, nháo nhác hoảng sợ tìm ngay đường khác để đi. Loài vật nào cũng muốn sống, loài nào cũng sợ chết huống chi là những chú Cún hàng ngày sống cạnh con người , là thành viên trong một gia đình.

“Con chó của ta luôn ở bên cạnh ta trong phú quý cũng như lúc bần hàn, khi khỏe mạnh cũng như lúc ốm đau. Nó ngủ yên trên nền đất lạnh, dù gió đông cắt da cắt thịt hay bão tuyết vùi miễn sao được kề cận bên chủ là được. Nó hôn bàn tay ta dù khi ta không còn thức ăn gì cho nó. Nó liếm vết thương của ta và những trầy xước mà ta hứng chịu khi va chạm với cuộc đời tàn bạo này. Nó canh giấc ngủ của ta như thể ta là ông hoàng, dù ta có là một gã ăn mày. Dù khi ta đã tán gia bại sản, thân tàn danh liệt vẫn còn con chó trung thành với tình yêu nó dành cho ta như thái dương trên bầu trời. Nếu chẳng may số phận đá ta ra rìa xã hội, không bạn bè, vô gia cư thì con chó trung thành chỉ xin ta một ân huệ là cho nó được đồng hành, cho nó được là kẻ bảo vệ ta trước hiểm nguy, giúp ta chống lại kẻ thù”

Vậy mà con người lại quay ra ăn thịt những người bạn trung thành này. Một khi lòng từ bi đã bị thui chột, bàn tay đã ngập ngụa trong biển máu của loài cún này thì việc đi đến chỗ giết người đâu có bao xa.

Thịt chú Cún cũng được liệt vào hàng số một là loại có nhiều chất đạm nhất, ăn vào cộng với rượu sẽ kích thích ham muốn thì làm gì mà không có những vụ án hiếp dâm làm rúng động cả đất nước.

Cả làng là đồ tể chỉ vì muốn giầu hơn mà làm những điều khủng khiếp, không một chút tiếc thương người bạn mình. Có làng xã lại còn mang thịt Cún đặt lên bàn thờ cúng tổ tiên ngày giỗ, lại còn làm tiệc đám cưới cũng có thịt Cún. Thật kinh khủng! tội nghịệp cho ông bà tổ tiên có ăn được đâu mà ngược lại không được siêu thoát vì con cháu mang thêm nghiệp sát. Còn đám cưới khi làm cô dâu, chú rể ai cũng muốn được mọi người chúc phúc cho hạnh phúc đến răng long, đầu bạc, vậy mà lại đi để thịt người bạn mình trên bàn tiệc. Có khi tiệc mừng đầy tháng cho con cũng giết Cún mà làm tiệc chưa biết chừng. Ôi trời đất nào chứng cho đây. Lòng từ bi đề đâu hết rồi?

Đã bao người xúc động đến rơi nước mắt khi có biết bao chú cún đã dũng cảm cứu người. Biết bao chú cún đợi chủ về ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác. Có những chú cún tuyệt thực, không ăn, không uống khi chủ mất để rồi chết theo chủ. Có những chú cún khóc đến xưng mắt khi bị chủ bỏ rơi. Có những chú cún đã nằm bên mộ chủ canh cho chủ ngủ ngay cả khi chủ đã chết:

“Và một khi trò đời hạ màn, thần chết đến rước linh hồn ta đi, để lại thân xác ta trong lòng đất lạnh, thì khi ấy, khi tất cả thân bằng quyết thuộc đã phủi tay sau nắm đất cuối cùng và quay đi để sống tiếp cuộc đời của họ, thì khi ấy vẫn còn bên nấm mồ ta con chó cao thượng của ta nằm gục mõm giữa hai chân trước, đôi mắt ướt buồn vẫn mở to cảnh giác, trung thành và trung thực ngay cả khi ta đã chết rồi.”.


Vậy là hỉ, nộ, ái ố gì người ta cũng muốn có thịt cún để cho cái lưỡi thêm đậm đà. Thế là ngay lúc có mặt trên đời đến khi nhắm mắt, người ta cũng sẵn sàng thịt cún để dâng tặng. Vậy thì làm gì mà trong máu ta còn chút lòng từ bi, thì làm sao đạo đức không suy đồi. làm sao mà hàng ngày trên các báo không có những vụ án chồng giết vợ, vợ giết chồng, con cái giết cha mẹ, cha mẹ giết con cái, anh em, bạn bè, hàng xóm … giết nhau. Những vụ hiếp dâm Ống, cha, anh, chú ,bác, cậu hiếp con, em, cháu… những vụ án hiếp dâm. giết người, những vụ án cướp của giết người làm kinh hoàng bao trái tim con người.

Nếu con người không biết yêu thương loài vật thì cũng không thể yêu thương đồng loại. Nếu ngay từ khi ở trong bụng mẹ mà cha mẹ đã không gieo được hạt giống từ bi cho thai nhi thì khi lớn lên chúng sẽ bị vô cảm ngay cả với những người thân của chúng. Vì vậy chỉ có dậy con người lòng Từ bi và thế nào là gieo Nhân và gặt Quả thì mọi người mới sống tốt. Chỉ có như vậy thì đất nước này mới giảm bớt tội phạm mà thôi.

19/09/2012 20:43:00 Giác Hạnh Hoa http://www.phattuvietnam.net/doisong/20 ... 3%A2u.html


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.75 khách