Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm giàu.

Mời mọi người cùng nhau đem đạo vào đời, thảo luận chia sẻ học hỏi kinh nghiệm tu tập và áp dụng Phật pháp vào đời sống hằng ngày

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Diệu Ngọ: Thật sự ra mà nói thì mình đến với đạo Phật phần nhiều vì có nhiều suy nghĩ trùng lập với mình... VD: khi nhỏ,lúc ba mình mất, lúc đó mình mới học lớp 5, mình thấy ba mất,rồi sau vài ngày, mình hỏi mẹ: tại sao con người sinh ra lại chịu khổ cực đến thế? khi sinh ra phải lệ thuộc cha mẹ, ko dc nói thành lời, người khác xem thường. Lớn lên đi học để lo cho cái tương lai sau này, học đến cả giỏi như anh 2 còn có khi bị ba má đánh, rồi khi lớn làm lụng để nuôi bản thân, cha mẹ, chưa kể có vợ có con rồi lại phải lo hết này nọ. Đến khi đỗ bệnh rồi bỏ đi như ba thì còn đem dc gì theo? vì sao con người lại sinh ra để làm việc đó? nó như 1 vòng lẩn quẩn... Lúc đó có lẽ vì mình còn nhỏ, nên mẹ mình chỉ khuyên biết vậy thì ráng mà sống tốt cho mọi người con nhớ tới mình... đừng trở thành người vô dụng lệ thuộc vào người khác... Lúc đó mình nói: con ko thích vậy, nó cũng chỉ là vòng lẩn quẩn... con muốn thoát khỏi vòng này. Và đến lớp 8 câu trả lời của mình đã đến khi mình bắt đầu nghe các bài giảng của sư phụ ( bài đầu tiên là Nhân quả công bằng )... và từ đó mình tìm hiểu sâu vào... ( có 1 thời gian quên lãng nhưng có lẽ vì duyên phước mình lại tiếp tục dc dẫn dắt lại ). Đó có lẽ 1 phần nào cuộc sống thực tế cho mình thấy vậy và Phật là người cho mình câu trả lời nên mình tin theo thế thôi. Còn về khoa học, thì mình đang học kĩ sư, mình cũng thường có những điều so sánh thực tế trong đạo và đời, nói về khoa học thì chắc chủ yếu là bên sự thu phục lòng người và cách giải thích mọi chuyện theo nhân quả của mình khá là chính xác nên... có lẽ mình nghĩ đó là khoa học... khoa học về sự công bằng trong cuộc sống.
Thánh_Trí: mời bạn xem link này
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A ... y_t%C3%A2m
http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%E1%BB%A ... %E1%BA%ADt
Nếu bạn chưa thỏa mãn mình sẽ liên hệ với thầy mình để cho bạn câu trả lời trong thời gian ngắn nhất có thể.
Đồng Nát: có thể mọi người có cách suy nghĩ riêng khác nhau nhưng mình thì dc thầy mình dạy trong bát chánh đạo, 5 đạo đế đầu tiền nói về các phương pháp vừa tu tập vừa là để lo cho về cái vật chất bên ngoài ( chánh mạng: tìm dc 1 nghề nghiệp thích hợp ) để ta có thể thoải mái về vật chất rồi từ đó ta mới từ từ đi xâu vào tâm lình. Giống câu có thực mới vực được đạo vậy. Còn về nói chuyện "làm giàu" mà là tâm phàm thế gian... thì xin lỗi bạn làm mình đang suy nghĩ bạn chỉ là người chỉ biết đánh giá con người qua bên ngoài mà ko bao giờ biết gì những điều họ làm bên trong cả...
Lâm Nghĩa: 1 lời khuyên cho bạn là vì bạn đang trong diễn đàn Phật giáo mà nói thế nên chúng ta có thể tạm chấp nhận. Chứ bạn ra đời mà bảo với mọi người như thế có thể bị họ nói người theo đạo Phật là những người chỉ biết nói chuyện trên trời thôi, chúng tui là phàm phu thôi đi chổ khác đi... ( đừng bảo là không có nhe, vì thực tế mình đã từng có thời gian bị thế và mất hêt duyên phước gây tạo đễ có thể đến với mọi người rồi )
Sẵn đây mình cũng muốn hỏi thêm, mọi người hiểu sao khi kinh BÁT Nhã còn có nói câu: Thị cố không trung vô sắc, vô thọ , tưởng , hành , thức.
Vô nhãn , nhĩ , tỷ thiệt , thân , ý ; vô sắc ,thanh , hương , vị ,xúc , pháp ; vô nhãn giới ,nãi chí vô ý thức giới.
Vô Vô-minh diệc , vô Vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận.
Vô Khổ , Tập , Diệt , Đạo , vô Trí diệc vô Đắc, dĩ vô sở đắc cố , Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã Ba-la-mật--đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng-bố, viễn ly điên đảo mộng-tưởng, cứu cánh Niết-Bàn. Mọi người nghĩ sau về câu này? Mình thì nghĩ rằng: bồ tát sẽ không câu nệ bất kì 1 phương pháp nào, không cần phải nói về 12 nhân duyên, không cần phải nói về tứ thánh đế, không cần nói vô mình... Bồ tát sẽ theo tâm hạnh của người đời thế gian mà nói, không chấp vào chỗ nào, không bám viếu vào điều nào, vì cả cuộc đời của bồ tát là 1 bản kinh dài vô tận, dù ngôn ngữ có khác cổ thư nhưng không hề sai khác ý Phật. Miễn là những điều đó: giúp cho mọi người thế gian xa rời các điên đảo, mộng tưởng mà quay về nơi Niết Bàn tồi thượng.
Mình ko dám tự nhận bằng bồ tát, mình cũng không phải bồ tát, mình chả là 1 hạng phàm phu đang ráng tu tập theo những lời chỉ dạy của các Ngài. Mình sẽ không từ mọi phương pháp miễn là những điều đó giúp những người xung quanh mình tin yêu cuộc sống, đạo Pháp. Khi họ đã được tiếp cận, tự chính bản thân tìm hiểu của họ sẽ tự khai sáng họ như đức Phật đã nói là Giác Ngộ...
Cám ơn mọi người đã chia sẽ cùng nhau, lâu lâu trở lại diễn đàn vui ghê ^^
Tu Niệm Phật: cảm ơn bạn nhiều về những điều chia sẽ ^^. Còn về chuyện cúng dường thì .. mình nghĩ nhiều chuyện để nói lắm bạn ạ. Nhưng bạn thử suy nghĩ, nếu 1 ngồi chùa ko được các Phật tử cúng dường, hay mọi người sau này đi tu hết đi, thì ai sẽ lo chuyện cơm nước? Khi vào chùa tu tập, mình thấy có 1 sự hơi quá... là sao vào chùa là ko mang tâm phân biệt mà tại sao những sư huynh hay cả những chủ tiếu lại chỉ lo tu và học, còn trong khi những thời khóa tụng kinh hay ngồi thiền thì các chị phụ nữ họ lại phải vào bếp nấu ăn, lo rửa chén bát... ... ... mình chỉ thấy hơi kì, dù biết là các cô đó tình nguyện, nhưng có lẽ sự PHÂN BIỆT đã ăn sâu vào tâm lí mọi người quá rồi...


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

lnkhanh212 viết
Lớn lên đi học để lo cho cái tương lai sau này, học đến cả giỏi như anh 2 còn có khi bị ba má đánh, rồi khi lớn làm lụng để nuôi bản thân, cha mẹ, chưa kể có vợ có con rồi lại phải lo hết này nọ. Đến khi đỗ bệnh rồi bỏ đi như ba thì còn đem dc gì theo? vì sao con người lại sinh ra để làm việc đó? nó như 1 vòng lẩn quẩn... Lúc đó có lẽ vì mình còn nhỏ, nên mẹ mình chỉ khuyên biết vậy thì ráng mà sống tốt cho mọi người con nhớ tới mình... đừng trở thành người vô dụng lệ thuộc vào người khác... Lúc đó mình nói: con ko thích vậy, nó cũng chỉ là vòng lẩn quẩn... con muốn thoát khỏi vòng này.
Thật hiếm có. Đúng cuộc đời chỉ là một cái vòng luẩn quẩn. Tâm trạng của bạn cũng giống Thái tử dòng họ Thích Ca khi thấy thân già, thân bệnh, thân hoại vậy.
Chúc ĐH lnkhanh212 sớm tìm ra con đường cho chính mình.
Mẹ bạn cũng nói đúng đấy chứ
sống tốt cho mọi người
cũng là cách giải thoát tâm.


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

lnkhanh212
Tu Niệm Phật: cảm ơn bạn nhiều về những điều chia sẽ ^^. Còn về chuyện cúng dường thì .. mình nghĩ nhiều chuyện để nói lắm bạn ạ. Nhưng bạn thử suy nghĩ, nếu 1 ngồi chùa ko được các Phật tử cúng dường, hay mọi người sau này đi tu hết đi, thì ai sẽ lo chuyện cơm nước? Khi vào chùa tu tập, mình thấy có 1 sự hơi quá... là sao vào chùa là ko mang tâm phân biệt mà tại sao những sư huynh hay cả những chủ tiếu lại chỉ lo tu và học, còn trong khi những thời khóa tụng kinh hay ngồi thiền thì các chị phụ nữ họ lại phải vào bếp nấu ăn, lo rửa chén bát... ... ... mình chỉ thấy hơi kì, dù biết là các cô đó tình nguyện, nhưng có lẽ sự PHÂN BIỆT đã ăn sâu vào tâm lí mọi người quá rồi...
Bạn nói rất đúng. Bài viết trả lời của bạn vừa rồi mình thấy rất thật, bạn nói đúng nhiều đình đã nghĩ và làm. tangbong

Việc bạn chia sẻ thêm với mình thì mình rất cảm ơn. Đúng như bạn nói, có nhiều việc bạn cũng như mình nhìn thấy những hành động như bạn nêu có vẻ như không hợp lắm. Nhưng mình nghĩ thêm thì nó rất hợp lý và logic đó bạn. Nhân duyên của mỗi người khác nhau: có người chọn cách cúng dường, có người chọn cách bố thí pháp, có người chọn cách tu khổ hạnh như ngài Ca Diếp, có người chọn cách tán thán thân sắc của Phât... Hay có người lại tu Mật hạnh như ngài La Hầu La, cũng lại có người tu một cách nghịch cảnh hơn nữa như ngài Đề Bà Đạt Ba ( ngài Đề Bà Đạt Ba chống phá Phật cũng chính là vì thệ nguyện tu đạo Vô Thượng của ngài ấy đó, trong Kinh Pháp Hoa có nói đấy). Thế thì những việc thời nay chúng ta thấy cũng không có gì ngạc nhiên quá phải không bạn? Có khi thệ nguyện từ lâu của họ nên kiếp này quả báo là như vậy.

Bạn có cách nhìn rất rõ ràng vấn đề, nói theo ngôn ngữ trong khoa học ngày nay thì nó rất Tường minh. Bạn nói đúng đạo bồ tát tu là không chấp chi cả, cuộc đời họ chính là một Đại Tạng kinh quý giá, cũng như cuộc đời của các Như Lai vậy. Không trụ vào đâu chính là trụ vào Ba La Mật, còn thấy phải thế này, phải thế kia chính là trụ vào cái giả tưởng, cái thực cần trụ là không cõ chỗ trụ nào cả đó mới thực là trụ. Người niệm phật cũng lại vậy, không chấp vào đâu cả mà chỉ chấp vào danh hiệu Phật, nhưng danh hiệu phật thì lại không có chỗ để chấp, để trụ, nên chấp trì danh hiệu chính là cái quý giá nhất, bởi chấp trì danh hiệu Phật là không còn ngã chấp cái gì.

Suy nghĩ của mình đơn giản vậy thôi, có thể là không đúng đâu, mọi người đọc đừng chấp gì mình nhé. tangbong

A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

_ Tuniemphat: bạn nói rất hay, đúng như bạn nói, các vị A La Hán nhẫn đến Đề Bà Đạt Đa còn dám hy sinh thân mình để trợ duyên cho Thế Tôn thì huống chi ta chấp cứ vào đâu bạn nhỉ ^^.
Hehe tâm sự tí với bạn, hồi đó, có kì mình đọc kinh Duy Ma Cật, Ngài có khuyên các Bồ Tát nên thăm hỏi nhau khi "bệnh" là phải quán tâm vào cảnh thế gian chịu khổ hạnh thế nào để hiểu được cảm giác của người trần tục, Ngài cũng bảo các Bồ Tát ở cõi Ta Bà này có 6 hạnh nguyện lớn, tu tập lớn mà các cõi khác ko có, bạn biết đó là gì ko ? :D... Lúc đó mình đọc mà cười, nếu con đã được đọc đến đây, hy vọng Phật cho con có duyên nếm thử đau khổ thế gian để hiểu rõ hơn, giáo lý... không lâu sau... lần đầu tiên mình bị thất tình ( nói chính xác là bị đá :D ), tự nhiên mình hiểu cái cảm giác hụt hẩn khi người quay lưng như thế nào, lòng người đổi trắng thay đen ra sao... và bài học của mình là: Đời vô thường không chỉ là vật chất mà còn cả tình cảm con người, lòng người cũng thế. nhờ vậy thấm nhuần thêm câu BỐ THÍ BA LA MẬT, là cho mà ko cầu về mình, vì khi cầu về mà ta ko có ta rất dễ hụt hẫn bạn ạ ^^. Vài lời chia sẽ.


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
lnkhanh212 đã viết:Hôm nay trong lúc giờ giải lao giữa tiết học, mình ngồi đọc sách dạy con làm giàu cuốn 1, thấy có vài điều hay muốn chia sẽ cũng các bạn, nhất là các bạn đang hoặc sắp bước ra đời sống đầy bôn ba mà vẫn giữ tâm đạo.
Mình đã được anh 2 chỉ dẫn và biết nhiều về sách dạy con làm giàu, nhưng mãi đến những ngày nay mới chính thức đọc thực sự và có nhiều cảm xúc lắm.
Mình đọc trong quyển 1, phần người giàu ko làm việc vì tiền. Xin sơ lược qua tí nhé: Trong phần đó người con được 1 người cha nuôi của mình mướn làm việc khuân vác trong những ngày thứ 7 với đồng lương rẻ mạt và sau 1 vài tuần, cậu bé nổi nóng lên và tìm đến cha mình để đòi nghỉ việc hoặc yêu cầu tăng lên đồng lương cho mình. Sau 1h chờ đợi để được gặp cha nuôi, cậu bé với vẻ hằn học bước vào và nói người cha đã ko dạy gì cho mình mà lại còn làm như vậy, bốc lột sức lao động của trẻ nhỏ. Người cha mỉm cười và nói với người con 9t của mình rằng, cha ko ngờ con lại phát triển nhanh đến thế, con đã có giọng điệu, lập luận và cách bày tỏ như những người lớn đã từng làm cho cha khi chỉ mới còn 9t... Cậu bé ngạc nhiên và xựng lại. Người cha bắt đầu nói về bài học của mình sẽ dạy cho con là người giàu ko làm việc vì tiền như thế nào ( mời bạn tìm đọc quyển sách sẽ rõ ^^ )… Sau đó cậu bé ra về với câu nói của người cha: con hãy tiếp tục làm nhé, và vì con nói sẽ ko làm việc vì tiền nên những ngày sau đó ta sẽ ko cho con tiền nữa, hãy làm không công đi nhé ^^!... Cậu bé vẫn tiếp tục làm và đã quen cuộc sống đó, dù cậu không còn tiền để mua những quyển truyện tranh nữa… Sau 1 vài tuần sau, người cha kêu người con lại và mời cậu 1 cây kem, và nói rằng ta sẽ tăng lương cho con. Từ 10 xu người cha tăng từ từ lên đến 5 đô/h, lúc đầu cậu bé còn tỏ ra hồi hợp, e then và muốn nói là đồng ý, nhưng khi nghe mức lương 5 đô, cậu bé đã nhận ra 1 điều gì đó từ người cha của mình. Cha cậu bảo rằng: con thấy đó, tâm trạng mọi người luôn là thế, họ vì: Lòng tham và sự yếu đuối của chính bản thân của mình mà từ đó họ trở thành nô lệ của đồng tiền, họ chỉ đi làm để có tiền, rồi trả quá đơn, rồi lại làm … và lại nợ nần… luôn luôn là thế. Đồng tiền đã gặm nhắm tinh thần và dần chi phối cả cảm xúc của họ… Cha không muốn các con bị rơi vào cạm bẫy đó. Ngay cả những người giàu họ vẫn bị chi phối bởi cảm giác lo sợ khi bị nghèo lại, hoặc họ mất đi số tiền mà họ đang có… cảm giác đó lại càng làm họ thêm yếu đuối và ham muốn kiếm ra nhiều tiền thêm nữa…
… Nhưng nếu nói là không cần tiền như những người nghèo: đó lại là 1 kiểu loạn tâm thần khác, cũng không khác những người quá mê đắm vào tiền, những kiểu né tránh đó chỉ biện hộ cho sự lười biếng hay chỉ là khua môi khi họ vẫn mãi làm 8h/ ngày vì đồng tiền, nếu họ không cần thì họ làm thế làm gì? Hạng người đó còn tệ hơn những người chuyên tích cóp tiền bạc…
Câu chuyện sơ sơ là thế, mình đọc và ngẫm nghĩ tí, chợt mình nhớ về kinh Diệu Pháp Liên Hoa, trong đó có Phẩm các bậc A La Hán kể về câu chuyện người con không mong cầu tiền bạc, danh vọng, chỉ mong mỏi làm việc. Người cha thì vì sợ con lo sợ về quyền lực của mình nên bài đủ các phương tiện đến gần con và từ từ giao các nhiệm vụ lớn lên cho con mình. Rồi đến ngày ông sắp mất mới nói mọi người lại mà bảo rằng đây quả thật là con ta. Người con đó thiệt vui mừng khôn tả, khi tâm không mong cầu mà lại có. Thiệt không gì vui bằng. Thế nhưng Thế Tôn khen các Ngài rất đúng, nhưng các bậc A La Hán không phải dừng lại ở đó, phải luôn mong cầu: quả vị Bồ Đề, vô thượng chánh đẳng chánh giác. Ta ví các người giống như những người đi đường mệt mỏi mà hiện ra nhà cao của rộng, nói rằng các người đã chứng quả thế này thế kia, nhưng thật ra chỉ là nhà do thần thông có, đoạn đường phía trước còn dài, các ông hãy cố gắng mà đi tiếp…
Mình suy nghĩ lại và tự rút ra 1 vài bài học thế này:
Thứ nhất: trong cuộc sống ngoài đời ta không thể nói là không cần tiền bạc mà chỉ mãi nói với giọng điệu mau tu, coi tất cả như KHÔNG. Sự thật là từ nhỏ mình nhìn những người đó bằng ánh mắt không thích thú và không ưa nói chuyện. Vì sự thật, sự bất cần của họ lại là nỗi khổ của những người xung quanh, những người vợ phải làm lụng cực khổ để nuôi 1 chồng ăn không ngồi rồi mà bảo là tui đang "TU"? Điều đó liệu có công bằng không theo đúng nhân quả?
Thứ 2: không mong cầu vào tiền bạc thì ta sẽ mong cầu điều gì? Ở kinh diệu Pháp Liên Hoa đã cho mình câu trả lời, hãy luôn mong cầu quả VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC,mà trong đó có bao gồm luôn cả TRÍ TUỆ của các vị Phật. Vậy nếu Phật ta, khi đi làm không mong cầu vào tiền bạc, hãy đi làm mà mong cầu có thêm phương tiện gần gũi những người khác như người cha đã hy sinh áo gấm ngọc lụa mà đến hốt PHÂN cùng người con kia, mà từ từ dẫn dắt họ đến chùa, giáo Pháp…
Ngoài ra, mình tìm ra 1 câu trả lời khi các nhà phỏng vấn việc làm hỏi về chuyện tiền bạc: bạn có thể trả lời họ rằng, em không làm vì tiền, có thể em nói các anh chị không tin, hoặc nghĩ rằng em chê, tự cao, chưa hiểu đời… nhưng không em đến đi làm để dc học hỏi, và em muốn điều đó trong suốt cuộc sống của mình. Em đã chọn công ty này với những người thành đạt nổi tiếng trong nước ta, em sẽ cố gắng tiếp cận họ để được học hỏi và giao tiếp rộng hơn với những người khác. Cũng có thể nói em không cần tiền nhưng em cần kiến thức ( hay thực tế hơn đó có thể danh dự, chức vụ …)
Thứ 3: mọi người trong diễn đàn em không biết sao hay có câu nói là đừng mong cầu cái này cái nọ, như thế là sai, sẽ không bao giờ có. ( em đã từng có người phàn nàn về câu nói của em là: 1 lòng theo Phật tìm vô ngã. Nếu em mãi tìm sẽ không có ) Như vậy, theo các anh chị, thì Phật khuyên các bậc A LA HÁN không 1 phút giây quên mong cầu đạo quả Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác là sao? Đôi khi trong thực tế có những cái mọi người không phải ai cũng đã chứng quả, họ vẫn còn mong cầu những điều nhỏ nhoi trong cuộc sống để họ có thêm lòng tin và niềm vui mà đi tiếp… Chúng ta đâu thể nói 1 người hãy niệm danh hiệu của Phật đi rồi Phật sẽ giúp, vậy nếu họ niệm mà không linh ứng biết đâu họ lại quay qua chê bai ta ( thực tế em nhận thấy điều đó rất nhiều ở đạo ta và thiên chúa, không ít người đã bảo rằng đã được gặp đức Chúa hay Mẹ Maria => họ bỏ đạo Phật luôn ). Chả nhẻ các anh chị lại bảo rằng: ôi những con người lầm lỗi, cứ mãi mong cầu ba chuyện thế giang sau dc về cõi Phật… ( em thì ko dám nói câu đó vì sợ rụng răng lắm…)
Thứ 4: 1 điều mà em nhận ra là, các sách Đắc Nhân Tâm hay dạy con làm giàu, đều dạy những điều mà nếu ta thực sự nhìn vào trong kinh điển các chư Phật thiệt đã dạy hết rồi, chỉ là ta hiểu không tới và cũng không chịu suy nghĩ mà thôi. Ví nhứ trong Bát Chánh Đạo: nếu ta làm theo điều đó, trong thực tế cuộc sống sẽ không có những sự tranh luận vô ích mà không đưa đến kết quả gì. Nếu như tự xây dựng chánh Kiến,Suy nghĩ kĩ điều mình sẽ nói ( chánh Tư Duy ),nói ra những điều chánh đáng ( chánh Ngữ ), và làm những việc làm chơn chánh ( chánh Nghiệp )… thì làm sao công ty không đi lên khi tất cả mọi nhân viên đều hướng về VÔ NGÃ, phá chấp ngã bản thân mà chỉ mong cầu cho công ty đi lên?
1 điều muốn chia sẽ nữa là… em đọc báo đạo Phật ngày nay… có 1 bài viết: đạo Phật thật ra không phải là 1 Tôn giáo, đó là 1 Ngành giáo dục dạy con người ta biết cách sống tốt trong cuộc đời… Càng suy nghĩ càng thấy đúng và hay mà nhất là khi em biết: đạo Phật ta ko phải là chủ nghĩa DUY TÂM mà là chủ NGHĨA DUY VẬT… ^^
Lành thay Hiền hữu, khi Hiền hữu đã khéo suy tầm và quán sát như vậy.
Những điều Hiền hữu nói rất thực tế tuy có chỗ là khế hợp, có chỗ còn thừa sót.
Ở đây cđ chỉ xin góp 1 chút ý nhỏ là không thể nói: "Đạo Phật là CHỦ NGHĨA DUY VẬT...", vì nếu nói như vậy thì có sự mâu thuẫn trong tư duy của Hiễn hữu. DUY VẬT thì không VÔ NGÃ, VÔ NGÃ thì không DUY VẬT. (nói nhỏ Hiền hữu cái này nghe, cđ nhớ có lần đã từng nói với Hiền hữu là Vô Ngã thì không thể tìm, mà là phải tuệ tri như thật, dường như Hiền hữu chưa hiểu đc ý nghĩa này :) )

Này Hiền hữu! ở đây cđ có khởi lên câu hỏi, tùy theo sự kham nhẫn Hiền hữu hãy trả lời:

Nếu như có người hỏi: "nền Kinh tế Tài chính của Thế giới như một tòa lâu đài xây cao mà không móng, luôn bất ổn và có thể sụp đổ bất cứ lúc nào, đồng tiền của các nước thì cứ theo mỗi ngày mà trượt giá, người lao động phải cực Khổ làm việc nhiều hơn nhưng lại tích lũy được ít hơn, họ dường như không có phương tiện nào để bảo vệ bản thân và tài sản của mình (vì mỗi ngày ngủ dậy thì công sức tài sản của họ đều bị hao hụt đi 1 tí). Vậy phải làm sao để được tự do về Tài chính, làm sao để xóa bỏ hay thay đổi định chế Tài chính này để mọi người được Công bằng hơn, Hạnh phúc hơn trong 1 nền Kinh tế đầy rủi ro và biến động như vậy?", Hiền hữu sẽ trả lời người ấy như thế nào?

Mong Hiền hữu tùy hỷ! Kính chúc nhiều an lạc và tinh tấn !

:)


lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

À thôi cái chuyện chủ nghĩa duy vật hay duy tâm gì đó có vẻ không có hồi kết, mà có trao đổi với nhau có lẽ nó cũng ko giúp ích gì được vì quan điểm mỗi người là mỗi khác nhau.
_ Cục đất: mình cũng có thể hiểu 1 phần nào đó câu nói của ĐH khi khuyên mình ko nên tìm vô ngã, nhưng có lẽ bạn cũng không hiểu rõ cái nghĩa " tìm " của mình là thế nào. Ví như 1 người với lòng mong cầu không mỏi mệt, trong đó không có 1 chút bụi bẩn của tham sân si... thì đó có phải là 1 điều tốt? ví như cầu quả vị Phật vậy. Khi nghe Phật được thọ kí, các vị A LA HÁN nói rằng việc không mong cầu mà có, nhưng khi có lại có được niềm vui sướng vô cùng. Trong kinh Pháp Hoa thì ví dụ 2 hạng người 1 là tâm trí hạ liệt ko dám tin là mình là con của Phật, 2 là hạng người tin rằng mình sẽ là con Phật. Tuy nhiên, hạng người thứ 2 lại được chia ra làm 2 loại, 1 loại cho rằng mình là con Phật sẽ thành Phật vì thế mà luôn cố gắng tinh tân, siêng năng tu tập, hóa độ các chúng sinh, diệt trừ các bụi trong tâm. Nhưng cũng có hạng người thứ 2 nghĩ rằng mình là con Phật rồi, trước sau cũng sẽ thành Phật, nên sinh tâm kiêu mạng, không coi ai ra gì, chỉ mong cầu cái danh hiệu Phật để được mọi người lễ kính, có phép thần thông du hý, các thứ vàng vòng... Bạn hiểu ý mình chứ?
Còn về chuyện bạn hỏi nếu có người hỏi mình câu hỏi về kinh tế trên thì mình sẽ khuyên người đó, đây: bộ sách dạy con làm giàu sẽ giúp bạn điều đó. Trong đây có 1 điều mà khá giống với kinh Phật đó là cạm bẫy Rat Race (mà theo mình nghĩ trong đạo Phật mình có thể nói là vòng luân hồi). Cái khuôn mẫu của việc thức dậy, đi làm, trả hóa đơn, thức dậy, đi làm, trả hóa đơn… Sau đó thì cuộc sống của họ cứ kéo dài mãi chỉ với hai cảm giác: nỗi lo sợ và sự tham lam. Khi được đưa ra nhiều tiền hơn, họ sẽ tiếp tục cái vòng luẩn quẩn nêu trên bằng cách gia tăng các chi phí. Đó là cái mà cha gọi là Rat Race. Cũng vậy trong đạo Phật cao hơn 1 chút, là con người cứ cho cuộc đời là vui, cứ mãi đi tìm các thú vui qua đường, đánh mất rồi lại tìm rồi lại mất, cứ đầu thai chuyển kiếp mãi trong luân hồi ko thoát ra. Vì vậy muốn thoát ra khỏi cái vòng RAT RACE đó như thế nào, bạn muốn được tự do tài chính ra sao? hay bạn muốn bắt đầu làm ra tiền như thế nào khi bạn không có số vốn hay kinh nghiệm? tất cả sẽ được trả lời trong bộ sách " Dạy con làm giàu " của Robert Kiyosa­ki và Sharon Lechter. Mời bạn tìm đọc. Cũng vậy, bạn muốn thoát khỏi vòng luân hồi, bạn quá mệt mỏi với cuộc sống bon chen, bạn muốn có 1 lối sống cao thượng vượt lên mọi sự cao thượng khác, bạn đang lo sợ vì không biết chọn con đường nào để đi, cũng như không biết nên bắt đầu từ đâu, mời bạn tìm đọc và nghiên cứu bộ kinh " Diệu Pháp Liên Hoa" của nhà xuất bản tôn giáo để có câu trả lời thích đáng ( nếu cần gì chia sẽ có thể lên diễn đàn trao đổi, vì cũng như mình đã trình bày, những lời của THẾ TÔN nói như lá trên bàn tay,nhưng ý nghĩa lại như lá trong rừng,các sách của đời sẽ dạy các bạn điều nhỏ và chi tiết, còn lời của Thế Tôn khó thể nghĩ bàn...)
Vài lơi chia sẽ với các bạn. (xin lỗi vì lâu quá mới trả lời vì mấy lần mình vào diễn đàn mà không được ^^ )


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
lnkhanh212 đã viết: _ Cục đất: mình cũng có thể hiểu 1 phần nào đó câu nói của ĐH khi khuyên mình ko nên tìm vô ngã, nhưng có lẽ bạn cũng không hiểu rõ cái nghĩa " tìm " của mình là thế nào. Ví như 1 người...
Hiền hữu lnkhanh212 mến! Ko phải cđ không hiểu nghĩa chữ "tìm" trong lời của Hiền hữu, cđ hiểu rõ nghĩa chữ "tìm" trong lời nói ấy; cđ hiểu rõ Hiền hữu nghe được những danh tự ấy ở đâu, từ ai và nói về cái gì.
Nhưng này Hiền hữu! "chớ có tin vì nghe truyền thuyết ; chớ có tin vì nghe theo truyền thống ; chớ có tin vì nghe theo người ta nói ; chớ có tin vì được Kinh Tạng truyền tụng ; chớ có tin vì nhân lý luận siêu hình ; chớ có tin vì đúng theo một lập trường ; chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện ; chớ có tin vì phù hợp với định kiến ; chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình" - http://www.quangduc.com/kinhdien/tangch ... chi07.html

vì Hiền hữu nương tựa theo 'Thầy', không nương tựa theo Pháp nên đương nhiên sẽ có sự thừa sót, do vậy cđ mới nhắc Hiền hữu hãy cẩn thận với ý nghĩ của mình, cẩn thận với lời dạy của Thầy mình.

Này Hiền hữu! ở đây, cđ sẽ nêu lại ý nghĩa về Vô ngã, với đầy đủ Nhân duyên, đầy đủ nghĩa văn và đối tượng:
Này ĐH ! bài kệ của ĐH về nghĩa lý thì có công năng phá trừ 'chấp ngã' nhưng về văn tự thì lại được dùng không khế hợp.
"III. Vô Ngã (S.iii,21)

1-2) Nhân duyên ở Sàvatthi...

3-7) Này các Tỷ-kheo, sắc là vô ngã..., thọ là vô ngã..., tưởng là vô ngã..., các hành là vô ngã..., thức là vô ngã...

8) Thấy vậy, này các Tỷ-kheo, vị Đa văn Thánh đệ tử yếm ly đối với sắc, yếm ly đối với thọ, yếm ly đối với tưởng, yếm ly đối với các hành, yếm ly đối với thức. Do yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta được giải thoát". Vị ấy biết: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn trở lui trạng thái này nữa".
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 3-22a.html

hay:


"VI. Vô Ngã (Tạp 1, Đại 2,3b) (S.iii,77)

1-3) Nhân duyên ở Sàvatthi. Rồi một Tỷ-kheo... bạch Thế Tôn:

- Lành thay, bạch Thế Tôn, Thế Tôn hãy thuyết pháp vắn tắt cho con... con sẽ sống một mình, tịnh cư, không phóng dật, nhiệt tâm, tinh cần.
4) Cái gì vô ngã, này Tỷ-kheo, ở đây Ông cần phải đoạn trừ lòng dục.

- Bạch Thế Tôn, con đã hiểu. Bạch Thiện Thệ, con đã hiểu.

5) Lời Ta nói một cách vắn tắt, này Tỷ-kheo, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như thế nào?

6) Sắc là vô ngã, bạch Thế Tôn, ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Thọ... Tưởng... Các hành... Thức là vô ngã, ở đây, con phải đoạn trừ lòng dục. Bạch Thế Tôn, lời nói vắn tắt này của Thế Tôn, con đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi như vậy.

7) Lành thay, lành thay, này Tỷ-kheo! Lành thay, này Tỷ-kheo! Lời Ta nói một cách vắn tắt, Ông đã hiểu ý nghĩa một cách rộng rãi..."
- http://www.quangduc.com/kinhdien/tuongu ... 3-22b.html

Cả 2 thời Pháp đều chỉ rõ 5 uẩn 'Sắc, thọ, tưởng, hành, Thức' là vô ngã, cái gì là vô ngã thì phải "yếm ly, ly tham, đoạn trừ lòng dục" chứ ko phải là tìm cầu.

viewtopic.php?f=47&t=8210&p=62322#p62322
Như vậy, này Hiền hữu! là Vô ngã được nói đến trong hoàn cảnh như vậy, có ý nghĩa như vậy và về các đối tượng như vậy. Hiền hữu hãy quán chiếu lại xem ví dụ về "người mong cầu quả vị Phật..." nêu trên có tương ưng với lời dạy trong thời Pháp hay không; có đưa đến yếm ly, ly tham.. ko? hay là do trí tưởng tượng phong phú của "Tưởng uẩn" ?
lnkhanh212 đã viết: Còn về chuyện bạn hỏi nếu có người hỏi mình câu hỏi về kinh tế trên thì mình sẽ khuyên người đó, đây: bộ sách dạy con làm giàu sẽ giúp bạn điều đó. Trong đây có 1 điều mà khá giống với kinh Phật đó là cạm bẫy Rat Race (mà theo mình nghĩ trong đạo Phật mình có thể nói là vòng luân hồi). Cái khuôn mẫu của việc thức dậy, đi làm, trả hóa đơn, thức dậy, đi làm, trả hóa đơn… Sau đó thì cuộc sống của họ cứ kéo dài mãi chỉ với hai cảm giác: nỗi lo sợ và sự tham lam. Khi được đưa ra nhiều tiền hơn, họ sẽ tiếp tục cái vòng luẩn quẩn nêu trên bằng cách gia tăng các chi phí. Đó là cái mà cha gọi là Rat Race. Cũng vậy trong đạo Phật cao hơn 1 chút, là con người cứ cho cuộc đời là vui, cứ mãi đi tìm các thú vui qua đường, đánh mất rồi lại tìm rồi lại mất, cứ đầu thai chuyển kiếp mãi trong luân hồi ko thoát ra. Vì vậy muốn thoát ra khỏi cái vòng RAT RACE đó như thế nào, bạn muốn được tự do tài chính ra sao? hay bạn muốn bắt đầu làm ra tiền như thế nào khi bạn không có số vốn hay kinh nghiệm? tất cả sẽ được trả lời trong bộ sách " Dạy con làm giàu " của Robert Kiyosa­ki và Sharon Lechter. Mời bạn tìm đọc. Cũng vậy, bạn muốn thoát khỏi vòng luân hồi, bạn quá mệt mỏi với cuộc sống bon chen, bạn muốn có 1 lối sống cao thượng vượt lên mọi sự cao thượng khác, bạn đang lo sợ vì không biết chọn con đường nào để đi, cũng như không biết nên bắt đầu từ đâu, mời bạn tìm đọc và nghiên cứu bộ kinh " Diệu Pháp Liên Hoa" của nhà xuất bản tôn giáo để có câu trả lời thích đáng ( nếu cần gì chia sẽ có thể lên diễn đàn trao đổi, vì cũng như mình đã trình bày, những lời của THẾ TÔN nói như lá trên bàn tay,nhưng ý nghĩa lại như lá trong rừng,các sách của đời sẽ dạy các bạn điều nhỏ và chi tiết, còn lời của Thế Tôn khó thể nghĩ bàn...)
Vài lơi chia sẽ với các bạn. (xin lỗi vì lâu quá mới trả lời vì mấy lần mình vào diễn đàn mà không được ^^ )
Lành thay này Hiền hữu! Thật khéo lành thay là câu trả lời của Hiền hữu về vấn đề này! tangbong
Đây là câu hỏi thiên về lĩnh vực Tài chính mà cả những người có bằng cấp cao trong trong lĩnh vực ấy cũng chưa chắc trả lời được. cđ có duyên được nghe câu hỏi này từ 1 người bạn của cđ (thuở trước cđ có hùn hạp với anh ấy cùng mở công ty). Đây là câu hỏi của người mang tâm trạng ước mong tự do về tài chính (có kiến thức khá sâu rộng về vấn đề này); thấy đc nổi khổ của người lao động như vậy anh ấy cũng mong tìm đc con đường giải thoát cho mình và cho người mọi người, nhưng cách đặt vấn đề của anh không khế hợp. Nghe anh ấy hỏi xong, cđ nhớ đến 2 lời dạy cùng lúc (lời dạy của R.Kyosaki & Donald Trump trong quyển sách viết chung "Why we want you to be rich" và lời dạy của Đức Thế Tôn). Cđ đã trả lời anh ấy như sau:
- Tao có thể dùng ví dụ của Đạo để trả lời câu hỏi này được không? (cđ và anh ta cùng là bạn học và gọi nhau là "mày tao" :) )
- Được, miễn là tao hiểu.
- Cũng như cuộc đời này, toàn là đau Khổ; mọi người mọi ngành, từ thế hệ này đến thế hệ khác dùng mọi phương tiện để giúp vui cứu Khổ cho con người nhưng kết quả là các phương tiện vật chất thì tăng trưởng nhưng cái Khổ mà con người phải chịu thì vẫn y như vậy. Có người thấy vậy nên hỏi : "tại sao lại như vậy, tại sao con người ta bị cuốn vào kiếp sống lẩn quẩn, ko lối thoát như vậy". Đức Phật đã từng dạy với đại ý rằng: "không phải người ta khổ chỉ trong kiếp sống hiện tại trước mắt này thôi đâu, con người ta đã phải trải qua vô lượng kiếp trôi lăn trong sanh tử với muôn vàn đau khổ". Người đó nghe vậy bèn khởi lên câu hỏi : "vậy phải làm sao để được Giải thoát, làm sao để xóa bỏ hay thay đổi sự Luân hồi này để người ta bớt đau khổ, được an lạc hạnh phúc hơn". Cũng vậy, là câu hỏi của mày về sự bất an, bất công của người lao động trong nền Kinh tế hư ảo này.
Vấn đề này Đức Phật đã dạy rằng: vô thỉ là sự luân hồi vô tận này, không thể thay đổi hay xóa bỏ nó được, nhưng tin mừng là từ chốn Luân hồi như bùn nhơ như vậy vẫn có những bông hoa sen, có bông thì còn ngập trong nước, có bông vừa nhú lên mặt nước, có bông thì vươn hẳn lên khỏi mặt nước với sắc đẹp hương thơm tỏa ngát. Cũng vậy, nền Kinh tế Tài chính rối ren hiện tại đã có từ lâu đời, có nhiều nhân duyên chằng chịt và không thể thay đổi hay xóa bỏ; tuy vậy, trong nền Kinh tế nhiều rủi ro biến động như vậy có những người còn đang ngụp lặn, có những người kiếm vừa đủ sống, có những người hoàn toàn tự do giàu lên mỗi ngày (dầu cho tình hình Tài chính thế giới có hưng suy thế nào). Vấn đề không phải là xóa bỏ/ thay đổi nó, vấn đề là hãy thoát khỏi nó.
- Vậy hả? bằng cách nào?
- Để thoát khỏi Luân hồi thì người ta phải dừng lại các ác Nghiệp (thân khẩu ý) và làm cho tăng trưởng các Thiện nghiệp theo bát Thánh đạo; thì cũng vậy, để đc tự do về Tài chính thì phải từ bỏ thói quen xấu về tiền bạc (cách nghĩ, cách xài) và tăng trưởng IQ tài chính để biết cách tích lũy tài sản làm tăng dòng thu nhập thụ động
..........

cđ còn bỏ nhỏ: - dầu cho mày có đạt đc tự do về Tài chính thì mày cũng không thoát khỏi Vô thường, khổ đau và tật bệnh; do vậy, trước khi trở thành người tự do Tài chính thì hãy vui sống, đối xử tốt với bạn bè người thân và rộng tay bố thí giúp người mỗi ngày để làm tư lương cho mình, như vậy cuộc sống cũng thiết thực và ý nghĩa hơn.

Vài lời chia sẽ, những mong Hiền hữu được nhiều an lạc và lợi ích !

:)


lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

Hì trước hết mình rất vui vì có ĐH Cục Đất chia sẽ các kinh nghiệm và trao đổi các giáo lý. Tuy nhiên cũng như Thế Tôn nói: lời ta nói như lá trong bàn tay, nhưng điều ta biết như lá trong rừng. Cũng vậy, sự tranh luận, chỉ giáo của 2 ta có thể đúng, nhưng chưa đủ. Chỉ có trí huệ Phật mới có thể hiểu hết các ý nghĩa từng câu từng chữ trong kinh tạng được, vì thế sự trao đổi của chúng ta chỉ là giúp đỡ nhau hiểu rõ hơn chứ ko phải để chứng tỏ điều của anh là sai hoàn toàn, phải theo tui mới là đúng ( mình không ám chỉ riêng ĐH nhé ). Theo đạo hữu, sắc thọ tưởng hành thức là vô ngã, nên nếu mình tìm vô ngã là tìm về sắc thọ tưởng hành thức, nhưng trong kinh Bát Nhã lại nói " Sắc tức thị Không, không tức thị sắc... thọ tưởng hành thức diệt phục như thị", khi ta đọc và nghiên cứu các kinh, ta phải luôn tự nhắc nhở mình: 1 là phải luôn gởi lòng tôn trọng Thế Tôn tuyệt đối, 2 là luôn quán xét giữ tâm khiêm hạ, luôn cho mình là thấp. Vì sao? vì khi có lòng tôn kình chư Phật, ta không nên nghi ngờ lời nói của Ngài,chỉ là trí ta ko hiểu nỗi, ta không thể đem lòng phàm phu ra mà so với trí và đức vô lượng của Ngài, những lời Ngài nói đều xuất phát từ lòng thương yêu của chúng sinh mà thôi, vì thế... tốt nhất là đừng nên chấp vào ngôn từ mà giải thích. Ngài nói: vô ngã là sắc thọ tưởng hành thức, vậy thì ta thử hiểu cái bản ngã là cái gì trước đã. Và tại sao vô ngã lại là sắc thọ tưởng hành thức, nếu vậy đi "tìm" vô ngã là đi tìm theo sắc thọ tưởng hành thức chăng? Theo mình thì đúng là như vậy. Mình muốn vượt qua 1 cái gì đó, mình phải tìm cho ra đó là cái gì, phải biết rõ nó như thế nào rồi mới có thể vượt qua nó được. Ví như ông già chồn,vì không tìm được lỗi sai của mình nên ông mới đọa hết 800 kiếp chồn vì 1 lời nói " các vị A La Hán và chư Phật đã vượt qua khỏi luật nhân quả công bằng rồi, nên không còn bị chi phối nữa" chỉ vì 1 câu nói như thế mà ông đọa kiếp chồn đến 800 kiếp. Để rồi sau đó gặp 1 thiền sư đắc đạo giúp ông đại ngộ mà thoát khỏi thân chồn. Cũng vậy, nếu nói "vô ngã" là sắc thọ tưởng hành thức, ĐH có thể hiểu hết được Sắc Thọ Tưởng Hành Thức là gì ko? nếu đã hiểu hết rồi sao vẫn còn bị vướng mắc ở "tại đây"? Hì ĐH hiểu ý mình chứ?
À còn về cái chuyện ĐH khuyên mình không nên tin "...." trong đó có câu: "chớ có tin vì vị Sa-môn là bậc đạo sư của mình" mình xin hiểu theo 2 ý. 1 là có thể các ĐH không có ý tốt khi sư phụ của mình là thầy Thích Chân Quang từng bị thầy Thích Thanh Từ trách là : ai theo thầy thầy Chơn Quang sẽ đọa địa ngục. Mình rất đầu cũng hơi hoang man, vì giống như: chớ có tin vì đánh giá hời hợt những dữ kiện. Vì thế mình tìm hiểu khá nhiều nguyên nhân và sự kiện liên quan đến chuyện trên và mình đã có 1 vài ý kiến của mình. Cái này nói ra hơi dài dòng,nếu ai có thiện ý muốn tìm hiểu xin liên hệ riếng đi ha. Còn cái điều thứ 2 mình nghĩ về câu nói trên cũng là nằm trong câu phía dưới mà ĐH ko copy hết, đó là : Nhưng này các Kàlàmà, khi nào tự mình biết rõ như sau : "Các pháp này là bất thiện - Các pháp này là có tội ; Các pháp này bị các người có trí chỉ trích ; Các pháp này nếu thực hiện và chấp nhận đưa đến bất hạnh khổ đau", thời này Kàlàmà, hãy từ bỏ chúng ! Và mình cũng xin được làm như vậy. Mình vẫn còn đang là sinh viên, đang theo học các bài học về khoa học, nhưng lại rất tin yêu vào đạo Pháp. Vì thế mình luôn muốn chứng minh được những điều của Thế Tôn, của thầy mình từ những bằng chứng khoa học. Và từ đó mình ngày càng yêu quý, mình càng tôn trọng hơn những lời day của thầy và Thế Tôn. Mình nhớ trong kinh pháp cú cũng có nhiều bài về sự "Phản bội" vì thế Thế Tôn đã dạy chúng ta rằng, không nên vội tin các bậc đạo sư của mình,phải kiểm chứng lại các điều đó là đúng hay sai, nhưng tuyệt đối không được Phản Bội lại thầy của mình. Và xin lỗi nếu như mình chỉ là 1 đứa nhỏ chỉ biết ngoan ngoãn nghe theo lời dạy của Thế Tôn mà thôi ^^.
Còn về chuyện kinh tế tài chính á. Thi nói thật ra, mình chưa trải nghiệm nhiều ở đời, mình vẫn chỉ là 1 người vẫn còn được học hỏi trên các lí thuyết viễn tưởng v.v... nên mình không dám nói là thế này thế nọ là đúng hay sai, mình chỉ nói theo những gì mình cảm nhận được những gì mình có thể thấy được khi chưa bước vào đó. Rất cám ơn những lời chia sẽ,những lời khen của ĐH rất nhiều ^^.
1 vài lời chia sẽ,và rất mong có thể có nhân duyên giúp chúng ta được gặp nhau ngoài đời sống hiện thực để cùng nhau trao đổi dễ dàng hơn,cũng như có thêm bạn đạo giúp nhau cùng đi về con đường Bát Chánh. Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật...


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
anhshipga
Bài viết: 554
Ngày: 05/08/12 06:07
Giới tính: Nam

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi anhshipga »

Bạn lnkhanh thân mến

Tôi có vài lời chia xẻ :

Tôi đọc cuốn Cha Giàu Cha Nghèo của Robert Kiyosaki từ năm 2000, vào khoảng thời gian đó, cuốn này làm mưa làm gió ở Mỹ, leo lên Best Seller của tờ New York Times. Thằng cha này nổi tiếng và giàu có từ cuốn sách này và một loạt cuốn tiếp theo. ( Ở Mỹ, sách ai viết mà leo lên NYTimes Best Beller thì thành triệu phú)

Tôi không nói nó là dở (ngược lại nó cực hay, thằng cha này chém gió cực giỏi), nhưng tôi nói là nó không giúp ích được gì nhiều ngoài việc khơi dậy một chút lòng tự tin. Bạn nên biết vào thời điểm đó, nước Mỹ cũng rơi vào khủng hoảng cộng với vụ 911. Người dân lao động ở Mỹ lúc đó cũng bị gánh nặng tiền bạc đè nặng dẫn đến tình trạng suy sụp tinh thần, hoang mang cũng giống như tình trạng của số đông người dân lao động toàn thế giới hiện nay. Lúc đó tôi cũng không ngoại lệ.

Tuy nhiên, nội dung trong cuốn sách đó không có gì mới đâu. Những quan điểm trong cuốn sách đó cũ rích , đó là những nội dung cơ bản từ lý thuyết bảo vệ vốn+ thành quả lao động, luân chuyển dòng tiền mặt, tích trữ của cải thường xuyên của Chủ Nghĩa Tư Bản đã có từ thế kỉ thứ 16. Nếu bạn chịu khó bỏ thời gian đọc ( và tôi khuyên bạn nên làm vậy) những sách giáo khoa chính thống về Kinh Tế Vi Mô, Kế Toán, Tài Chính thì chúng đều có đầy đủ trong đó mà còn được giảng giải chi tiết hơn. Ông Kiyosaki chỉ lấy ra xào lại thêm mắm muối vô thôi. Tuy nhiên người Việt Nam chúng ta ít khi được tiếp cận với những khái niệm này nên thấy nó hay một cách kì lạ.

Vì sao tôi nói như vậy, vì 12 năm sau khi tôi đọc cuốn sách này, khi kiến thức kinh doanh của tôi được trau dồi thêm nhiều, có thêm nhiều kinh nghiệm thực tiễn, tôi càng thấy nó vô giá trị và càng thấy Kiyosaki giả tạo, mục đích chính của ông ta chỉ là đánh vào sự thiếu tự tin của con người để kiếm tiền ( Adam Khoo, và diễn giả Trần Đăng Khoa là hậu nhân của thằng cha này) chứ không phải những cái phương pháp trong những quyển sách đó có thể giúp bạn 100% kiếm ra tiền.

Rốt cuộc tôi nói vậy thì có liên quan gì đến Phật Pháp? Điều chính ở đây là lòng tin, khi bạn có đủ lòng tin thì bạn sẽ có tất cả, mọi thứ khác sẽ chạy theo sau. Khi bạn có lòng tin vào cuộc sống của mình thì bạn sẽ chủ động tư duy, chủ động học hỏi, chủ động lọc lõi điều hay lẽ phải, chủ động nhận xét điều gì phù hợp điều gì không phù hợp với mình và cuộc sống của mình.

Để không bị Tiền đè thì chỉ có cách vứt bỏ nó ( đi tu) hoặc phải khống chế được nó. Để kiếm ra tiền ( và rất nhiều tiền) nó phụ thuộc rất nhiều điều trong đó có cả may mắn và xui xẻo. Tuy nhiên, những thứ mà chúng ta có thể chủ động là tự tin, làm việc hăng say, không ngừng học hỏi thì chắc chắn sẽ thành công. Ngoài ra trong cuộc sống, ngoài tiền còn có rất nhiều thứ khác để bạn trải nghiệm. Nói như bạn cũng đúng, đừng chấp vào tiền.

Điểm thứ 2 là phải thực hành. Đừng quá sa đà vô lý thuyết rồi lại lại bị rối loạn tư tưởng, rối loạn phương pháp. Phải đặt thực hành lên hàng đầu ( ai mà chả sống, kiếm tiền!). Đây cũng là điểm tương đồng đối với Phật pháp. Đừng mất quá nhiều thời gian để đi tìm một phương pháp (kiếm tiền) hoàn hảo, tệ hơn là khi chọn được 1 phương pháp thì tin vào nó như là một phép màu ( kiểu giống như cây đũa thần của mụ phù thủy, có nó là mình không còn phải làm gì cả!) vì không hề có một thứ như vậy. ( dân Tài Chính Ngân Hàng chuyên nghiệp gọi đầy là cái lỗi "đi tìm Holly Grail( chén thánh của Chúa)". Thực tế là khi bạn thực hành thì thời gian ban đầu sẽ thất bại và không đạt được kết quả mong muốn (rất nhiều lần), lúc đó nếu bạn không tự tin thì bạn sẽ quay sang trách móc là phương pháp sai, người sáng tạo ra phương pháp lừa mình. Không phải như vậy, lý thuyết luôn luôn đúng, vì lý thuyết là vật chết, người sử dụng phương pháp mới là sống động. Sống là một nghệ thuật, kiếm tiền là một nghệ thuật và con người là một nghệ sĩ với cuộc sống của mình. Hãy kiên trì, chủ động tư duy và điều chỉnh, tạo ra phương pháp riêng biến thể thành phương pháp của mình, thích hợp với điều kiện của mình. Dân chuyên nghiệp ( trong mọi lĩnh vực) đều nói "mất 5 năm để hiểu biết, mất 10 năm để bắt đầu thu hoạch kết quả, mất 15 năm để thành chuyên nghiệp". Hãy nghĩ xem, cũng mất khoảng 4,5 năm mài đũng quần trong trường Đại Học để lấy bằng Cử Nhân!

Nói tóm lại Thiền Tông có mấy câu châm ngôn:

- Người nói không làm, người làm không nói.

- Nói cái không thể làm, làm cái không thể nói.


Chúc bạn may mắn (lưu ý, tôi chỉ chúc bạn may mắn, vì nếu bạn có tâm với cuộc sống thì đến một lúc nào đó bạn chỉ cần mỗi điều này, những thứ khác bạn đều tự trang bị được.)

PS: hãy cố gắng, có lòng tốt đối với chính mình và cuộc sống ( bao gồm cả những người xung quanh), thì "Trời" sẽ không phụ lòng người. Hãy tin vào điều này.


lnkhanh212
Bài viết: 72
Ngày: 27/12/11 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Vĩnh Long

Re: Suy nghĩ về : kinh diệu Pháp Liên Hoa và dạy con làm già

Bài viết chưa xem gửi bởi lnkhanh212 »

À mình có vài lời chia sẽ với anhshipga: Mình xin trích từng câu đi ha.
1/ Tuy nhiên, nội dung trong cuốn sách đó không có gì mới đâu. Những quan điểm trong cuốn sách đó cũ rích. Mình xin hỏi ĐH là cái gì là chân lý thì nó có đúng qua mọi thời gian không hay chỉ là đúng ở 1 thời điểm? VD như TỨ THÁNH ĐẾ và BÁT CHÁNH ĐẠO, ĐH nghĩ là các điều đó các chư Phật đã nói từ vô lượng quá khứ và cho đến ngày nay cũng vậy, chả lẽ cũ có nghĩa là không thể đúng và không thể áp dụng? Mình chỉ nêu ra 1 vd trong cuốn sách đó thôi: 5 lý do để bạn hiểu biết mà vẫn nghèo: 1 là sự lo sợ, 2 là sự hoài nghi, 3 là sự lười biếng, 4 là thói quen xấu, 5 là sự kiêu ngạo. Điều đó có đúng ở quá khứ ko? có đúng ở hiện tại và cho tương lai sao này? Nếu chỉ đọc sách chỉ để hiểu đơn giản theo ý nghĩa ngôn từ thì khó mà thâm nhập sâu dc ĐH ạ ( nhất là KINH PHÁP HOA toàn hàm ý, ẩn ý ). Đọc sách nào không có nghĩa là mình chỉ hướng vào mỗi chuyện cuốn sách đó viết. VD đây là cuốn dạy con làm giàu, nhưng với 5 điều trên, ĐH có thể áp dụng vào chuyện khác ko? Khi đi thi, bạn hiểu biết bài nhưng tại sao bạn lại rớt? vì bạn lo sợ sẽ rớt,sự căng thẳng phòng thi, điều này không phải ai tránh được đúng ko? sự hoài nghi nhất là khi bây giờ đang dần chuyển sang hình thức thi trắc nghiệm, nếu ta ko vững vàng chính mình thì có thể bị bạn bè dàm pha, hay bị chính đáp án làm mình nghi ngờ thêm. Sự lười biếng thì khỏi nói rồi, có 1 số người chỉ biết học thuộc đáp án mà khi vào phòng thi thì đổi 1 số câu từ trong câu hỏi cũng đủ làm sự thay đổi rồi. Thói quen xấu là hay có thói quen hỏi bài, lật bùa, bôi xóa ko kĩ ... và sự kiêu ngạo là khi ta học mà ta nghĩ là ĐỦ rồi thì ta sẽ không bao giờ phát triễn. Cũng như trong sách có câu: ta biết đó là đúng nhưng hãy nhớ đó là chưa đủ. Và trí não của con người là vô hạn... trên đây là 1 ví dụ trong cuộc sống mà ĐH có thể so sánh. Và trong cuộc sống lại còn rất rất nhiều chuyện khác nữa.
2/ " Nếu bạn chịu khó bỏ thời gian đọc ( và tôi khuyên bạn nên làm vậy) những sách giáo khoa chính thống về Kinh Tế Vi Mô, Kế Toán, Tài Chính thì chúng đều có đầy đủ trong đó mà còn được giảng giải chi tiết hơn. Ông Kiyosaki chỉ lấy ra xào lại thêm mắm muối vô thôi. Tuy nhiên người Việt Nam chúng ta ít khi được tiếp cận với những khái niệm này nên thấy nó hay một cách kì lạ. " nếu ĐH chịu khó suy ngẫm 1 chút sẽ hiểu vì sao các chư Phật trong kinh Pháp Hoa lại nói về TỨ THÁNH ĐẾ cho Thanh Văn, 12 NHÂN DUYÊN cho VIÊN GIÁC và 6 Pháp BA LA MẬT cho Bồ Tát. ĐH hiểu ý mình chứ? Cũng giống như trong sách dạy con làm giàu có nói: tui chưa cần là người viết sách giỏi nhất nhưng tui phải là người bán được sách nhiều nhất. Khi bán được số đông rồi, tui sẽ tập trung vào việc trao dồi kiến thức và sẽ trở thành người viết sách giỏi nhất. Cũng không khác gì khi Phật vì Phương Tiện mà nói thành 3 chứ quả thật chỉ có 1 duy nhất. ( mời tham khảo thêm Kinh Pháp Hoa phẩm Phương Tiện nhé ).
3/ Về chuyện LÒNG TIN thì mình chỉ nhắc bạn 1 câu Phật đã nói : tin Ta mà không làm theo Ta là phỉ báng ta. Lòng tin là 1 thứ khá tất yếu trong tất cả các đạo riêng Đạo ta hãy nhớ khác 1 điều, là Phật dạy cho ta để ta thực hành và tự kiểm chứng lại chứ không phải Phật dạy ta để ta đi theo 1 cách mù quán không chịu suy nghĩ.
4/ "Để không bị Tiền đè thì chỉ có cách vứt bỏ nó ( đi tu) hoặc phải khống chế được nó." _ Vứt bỏ tiền không có nghĩa là phải đi tu đâu bạn và nếu nói không phải chứ giờ tu ở nơi đô thị mà không có tiền thì mình xin nói thật chắc người đó chưa biết gì về BÁT CHÁNH ĐẠO và cũng chưa biết rõ 4 điều HẠNH PHÚC mà Phật dạy ( 1 là tiền bạc, 2 là địa vị, 3 là sức khỏe, 4 là chết sinh thiên ). Mình thì nghĩ tiền không có tội chỉ là người xài tiền thế nào để thành tội thôi. Ví như trong kinh bạn cũng thường hay nghe nói các hàng trời Đế Thích thường dùng hoa mạn đà la, các thứ trân trâu báo đến đảnh lễ Phật sao? như vậy những thứ đó có tội chăng? có nên vứt bỏ đi chăng?. À trong thiên chúa có câu: Chúa không cần nhưng chúng ta thì phải biết cho. Các ĐH nghĩ sao về câu này?
5/ Về chuyện học mà không làm thì mình thừa nhận là đúng. Nhưng cũng xin ĐH nhớ rằng trong BÁT CHÁNH ĐẠO thì CHÁNH KIẾN đứng đầu. Thi cũng vậy,lí thuyết không vững thì không thể thực hành đúng. Chỉ có khác là người học lí thuyết có biết sàng lọc lại chọn cho mình 1 điều đúng hay không ( ChÁNH TƯ DUY ) rồi từ đó đưa đến thực hành ( CHÁNH NGHIỆP ) và từ đó chọn 1 việc làm cho đúng ( CHÁNH MẠNG )... bởi thế mới nói đạo ta rất thực tế và rất logic, chỉ có người hiểu đến đâu thôi. Bởi thế mình mới đem ra so sánh cho các ĐH cùng tham khảo để thấy sự vi diệu trong Phật Pháp mà bao trùm lên cả các giáo lý đời thường ^^.
6/ Cám ơn ĐH về lời chúc ^^. Mình thì từng được xem vài bộ phim mà mình rút ra vài câu sau: " Không có sự mai mắn, chỉ là tài năng gặp thời cơ hay không thôi", " không có số phận, chỉ có những gì mà chúng ta tạo ra mà thôi "... nếu bạn chịu khó suy nghĩ tí sẽ hiểu vì sao Phật nói NHÂN QUẢ LÀ CÔNG BẰNG.
Hihi 1 vài lời chia sẽ, mình đoán chắc ĐH lớn tuổi hơn mình, nên có gì mạo phạm xin đừng chấp nhất em nhỏ he :D. Chúc tất cả mọi người mỗi ngày lại có thêm 1 bài học, mỗi ngày ta lại lớn thêm 1 tí, đạo tâm kiên cố, chí tâm vững bền. Và chúc cho những ai còn cha mẹ hãy vui sướng bên niềm hạnh phúc đó vì chúng ta đang được ở bên cạnh Phật sống của thế gian ^^. Nhân ngày VU LAN sắp tới và Quốc Khánh 2/9 chúc tất cả mọi người luôn vui vẽ, mãnh khỏe...và ai có tổ chức đi chùa trong phạm vi TP cho mình xin đi ké với nhé :^^: rất vuidduocwjd làm quen tất cả mọi người ^^.


Bản ngã phù du như khói sương
Thân tâm cát bụi ở ven đường
Một lòng theo Phật tìm vô ngã
Pháp giới chỉ là một khối thương
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.84 khách