Một vấn đề nhỏ xin mọi người trả lời giúp!!!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Một vấn đề nhỏ xin mọi người trả lời giúp!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Dạo này alpha hết hôn trầm rồi
hết hôn trầm nhưng vẫn phóng tâm cười sằng sặc.


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Một vấn đề nhỏ xin mọi người trả lời giúp!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Vì thấy lâu quá quay lại mà bạn Thánh của mình vẫn thế, vẫn cái kiểu lơ lơ lửng lửng đó nên buồn cười cười thôi. Không có sặc đâu ạ, chỉ là hở môi tí thôi.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
cục đất
Bài viết: 447
Ngày: 29/08/11 07:53
Giới tính: Nam
Đến từ: cục đất

Re: Một vấn đề nhỏ xin mọi người trả lời giúp!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi cục đất »

tangbong
Lê Trường đã viết:Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Phật!
Tiểu đệ đang có một thắc mắc nhỏ về con đường tu tập của chính mình. Không biết phải tham khảo ý kiến của ai, thôi thì đệ đăng câu hỏi của mình lên diễn đàn để được mọi người chia sẻ!
Đệ đang tập tu theo pháp môn thiền để tìm đến bờ cứu cánh. Trong khi giữ gìn chánh niệm đệ cảm thấy rất thoải mái, an lạc và nhận thấy pháp môn thiền là một pháp môn rất tuyệt vời! Nhưng do đó dạo này đệ cảm thấy càng ngày càng không muốn nghe cũng như tiếp nhận những chuyện thị phi và các chuyện liên quan đến xã hội, bởi vì đệ thấy nó rất giả tạo và chỉ đưa mình đến đau khổ. Thay vào những cảm giác khả dĩ tiếp nhận đó thì đệ lại thấy rằng mình rất an lạc khi "đắm chìm" Thánh pháp của Thế Tôn. Cũng từ lúc này đệ không muốn nói chuyện với ai nữa hết và chỉ rất hoan hỉ khi có ai đó nói đến những vấn đề liên quan đến đạo Phật của mình! Không biết tâm đệ như vậy có sai hay không? Xin các đạo hữu hoan hỷ trả lời! Một chút thắc mắc nhỏ nếu có gì sai xót xin lượng thứ bỏ qua cho!!!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
Lê Trường đã viết:A Di Đà Phật! Đệ năm nay đang học 12 chuẩn bị thi tốt nghiệp! Biết đến Phật Pháp cũng được thời gian kha khá nhưng vẫn chưa thành tựu được gì! Giờ đây đệ có một nguyện vọng duy nhất đó chính là xuất gia, độ mình độ người và phổ tế đạo lành cho tất cả chúng sanh nương nhờ học tập! Thiết nghĩ khi xưa lúc chưa sinh ra Thế Tôn đã có một chức vị sẵn đó là làm vua, đã có đài vàng, điện ngọc cùng vộ số tài sản thế mà người còn bỏ được! Bới thế là trong người có một lòng đại từ, đại bi vô biên vô lượng. Vì thương chúng sanh nên người cắt ái ly gia. Trước khi giáng sinh người có nói:
"Ta nhập thế vì tình yêu bất diệt
Dù cuộc đời có quằn quại đau thương"

Giờ nghĩ tới mình, đệ thấy mình tệ quá, không học tập theo được mảy may nào của đức Phật cả. Đệ có thể bỏ được tiền tài, danh vọng nhưng một thứ mà đệ khó bỏ được đó chính là gia đình của mình. Trong gia đình người mà đệ khó bỏ nhất lại chính là mẹ! Đệ thương mẹ mình lắm sợ mẹ buồn nên không dám nói:"Mẹ ơi con muốn xuất gia!" Sợ nói ra không được gì mà lại còn gây thêm tai biến gì nữa thì còn khổ hơn! Nhưng thật sự đệ muốn xuất gia tìm đến một nơi có thầy hiền, có bạn tốt, cùng nhau tu tập cùng nhau phát triển và chấn hưng Phật Pháp! Bây giờ đệ không biết phải làm sao, đi thì không nỡ mà ở thì cũng không đành! Thời gian thắm thoắt như thoi đưa chẳng mấy chốc tuổi già kia sẽ đến thế mà chẳng thành tựu được gì thì đúng là chán lắm! Dạo này tâm đệ dường như càng tinh tấn hơn so với hồi trước, mặc dù biết đây chỉ là sơ tâm và rồi giai đoạn giãi đãi nó sẽ đến. Nhưng đệ không muôn đứng chờ nó đến mà muốn tiêu diệt nó ngay trong giây phút này. Nói lúc nào cũng dễ nhưng làm được hay không lại là một vấn đề lớn. Mấy hôm rày đệ cố định tâm mà nghĩ:"Phải làm sao để nó không đến? Phải làm sao để sơ tâm trở thành thực tâm của mình? Phải làm sao để được xuất gia?" Vẫn biết đó là sơ tâm, vẫn biết sơ tâm này như ánh đèn sắp hết nhiên liệu, nhưng đệ vẫn sẽ quyết tâm đổ thêm dầu vào ngọn đèn để cho ánh sáng luôn bừng sáng! Để ngọn lửa ấy đem thánh pháp ấy đến với thế gian! Kính thưa các sư huynh cùng các sư tỉ đây là một chút tâm sự nhỏ của đệ xin mọi người hãy quan tâm chia sẻ và cho đệ biết trong hoàn cảnh ấy phải làm thế nào để xuất gia? Phải làm thế nào để giữ sơ tâm này?! Biết rằng tâm phàm phu là vô thường dể thay dể đổi hôm nay tinh tấn biết đâu mai kia lay hững hờ! Tâm phàm phu là thế, ấy thì phải có cách nào để cứu chữa, phải có cách nào để thoát mọi ràng buộc của nghịch duyên! A Di Đà Phật! Tâm vo thường, cuộc sống cũng vô thường biết đâu nghiệp tới đệ phải trả, đệ bị chết đi hoặc vì một lý do nào đó mà không thể tu tập giải thoát được nữa thì lúc đó có hối hận vì những ngày tháng rong chơi kia cũng đã quá muộn rồi! Xin mọi người cũng giải bày chút tâm sự của đệ! A Di Đà Phật! Xin chân thành cảm ơn ạ!
Nam mô Bổn Sư Thích ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát!
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát!
kinhle kinhle kinhle
Lành thay, lành thay Hiền hữu! Người tuổi trẻ mà trí tuệ sáng ngời, thật là đáng tán thán. kinhle

Ở đây, cđ có vài lời chia sẻ để khích lệ, để sách tấn Hiền hữu trên con đường tu học và Giải thoát.

ở đây, này Hiền hữu!
“Pháp này để cho người ít dục, Pháp này không phải để cho người nhiều dục;
Pháp này để cho người biết đủ, pháp này không phải để cho người không biết đủ;
Pháp này để cho người sống thanh vắng, pháp này không phải để cho người ưa hội chúng;
Pháp này để cho người tinh cần tinh tấn, pháp này không phải để cho người biếng nhác;
Pháp này để cho người trú niệm, pháp này không phải để cho người thất niệm;
Pháp này để cho người Thiền định, pháp này không phải để cho người không Thiền định;
Pháp này để cho người có trí tuệ, Pháp này không phải để cho người ác tuệ;
Pháp này để cho người không ưa hý luận, không thích hý luận, Pháp này không phải để cho người ưa hý luận, thích hý luận.”

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 8-0103.htm

Như vậy, này Hiền hữu! điều Hiền hữu đã nói là đúng Pháp khế Pháp, tức là “càng ngày càng không muốn nghe cũng như tiếp nhận những chuyện thị phi và các chuyện liên quan đến xã hội,… không muốn nói chuyện với ai nữa hết và chỉ rất hoan hỉ khi có ai đó nói đến những vấn đề liên quan đến đạo Phật của mình…”

Vấn đề này không có gì đáng lo ngại, Hiền hữu hãy tiếp tục an trú và làm cho tăng thịnh các thiện Pháp liên hệ đến viễn ly, lánh xa các điều thị phị của thế tục; đó là sự lợi ích, đó là sự an lạc lâu dài cho Hiền hữu.

nhưng ở đây, này Hiền hữu! Hiền hữu có nói như sau : “Vì thương chúng sanh nên người cắt ái ly gia. Trước khi giáng sinh người có nói:
"Ta nhập thế vì tình yêu bất diệt
Dù cuộc đời có quằn quại đau thương"

Ý nghĩa này thật sự không thích hợp!

Thế Tôn là “một vị hữu tình không bị si chi phối, đã sanh ra ở đời vì lợi ích vì hạnh phúc cho chúng sanh, vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc vì sự an lạc cho chư Thiên và loài người”(lời tuyên bố sau khi Ngài Giác ngộ và đi giảng Pháp), Ngài tuệ tri rõ ràng cái Khổ của thế gian và đã cắt ái ly gia để tinh tấn đi tìm đường Giải thoát (sự kiện này diễn ra trước khi Ngài Giác ngộ), như vậy Thế Tôn không phải cắt ái ly gia vì “tình yêu chúng sanh” mà Ngài cắt ái ly gia vì tuệ tri về Khổ:
(Thánh cầu Giải thoát)
Này các Tỷ-kheo, Ta cũng vậy, trước khi Giác Ngộ, khi chưa chứng Chánh Ðẳng Giác, khi còn là Bồ-tát, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già, lại tìm cầu cái bị già, tự mình bị bệnh... tự mình bị chết... tự mình bị sầu"... tự mình bị ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Tại sao Ta, tự mình bị sanh lại tìm cầu cái bị sanh, tự mình bị già... (như trên)... tự mình bi ô nhiễm lại tìm cầu cái bị ô nhiễm? Vậy Ta, tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của bị sanh, hãy tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; tự mình bị già... cái không già... tự mình bị bệnh... cái không bệnh... tự mình bị chết... cái bất tử... tự mình bị sầu... cái không sầu... tự mình bi ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị nhiễm, hãy tìm cầu cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn.

Rồi này các Tỷ-kheo, sau một thời gian, khi Ta còn trẻ, niên thiếu, tóc đen nhánh, đầy đủ huyết khí của tuổi thanh xuân, trong thời vàng son cuộc đời, mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt, than khóc, Ta cạo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia, từ bỏ gia đình, sống không gia đình.

Ta xuất gia như vậy, một người đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đến chỗ Alara Kalama ở, khi đến xong liền thưa với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này". Này các Tỷ-kheo, được nghe nói vậy, Alara Kalama nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú). Pháp này là như vậy, khiến kẻ có trí, không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy), tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, và không bao lâu Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng tọa), và Ta tự cho rằng Ta như kẻ khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.

Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Alara Kalama tuyên bố pháp này không phải chỉ vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, Ta mới an trú". Chắc chắn Alara Kalama biết pháp này, thấy pháp này rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến Ta nói với Alara Kalama: "Hiền giả Kalama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo, được nói vậy, Alara Kalama tuyên bố về Vô sở hữu xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Alara Kalama có lòng tin, Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Alara Kalama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy Ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Alara Kalama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta an trú".

Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Alara Kalama ở, sau khi đến, Ta nói với Alara Kalama: "Này Hiền giả Kalama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng, Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Thật lợi ích thay cho chúng tôi, Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi tự tri, tự chứng, tự đạt, và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Alara Kalama là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Vô sở hữu xứ". Như vậy này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp này, và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ. Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta, khi đến xong Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả, tôi muốn sống phạm hạnh trong pháp luật này. Ðược nói vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta nói với Ta: "Này Tôn giả, hãy sống (và an trú), pháp này là như vậy, khiến người có trí không bao lâu như vị Bổn sư của mình (chỉ dạy) tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú". Này các Tỷ-kheo, Ta đã thông suốt pháp ấy một cách mau chóng. Và này các Tỷ-kheo, cho đến vấn đề khua môi và vấn đề phát ngôn mà nói, thời Ta nói giáo lý của kẻ trí, và giáo lý của bậc Trưởng lão (Thượng Tọa), và Ta tự cho rằng Ta như người khác cũng vậy, Ta biết và Ta thấy.
Này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ như sau: "Rama tuyên bố pháp này không phải vì lòng tin: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, ta mới an trú". Chắc chắn Rama thấy pháp này, biết pháp này, rồi mới an trú". Này các Tỷ-kheo, rồi Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Hiền giả Rama, cho đến mức độ nào, Ngài tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này?" Này các Tỷ-kheo được nghe nói vậy, Uddaka Ramaputta tuyên bố về Phi tưởng phi phi tưởng xứ.

Rồi này các Tỷ-kheo, Ta suy nghĩ: "Không phải chỉ có Rama mới có lòng tin. Ta cũng có lòng tin. Không phải chỉ có Rama mới có tinh tấn, Ta cũng có tinh tấn. Không phải chỉ có Rama mới có niệm, Ta cũng có niệm. Không phải chỉ có Rama mới có định, Ta cũng có định. Không phải chỉ có Rama mới có tuệ, Ta cũng có tuệ. Vậy ta hãy cố gắng chứng cho được pháp mà Rama tuyên bố: "Sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt, tự an trú".

Rồi này các Tỷ-kheo, không bao lâu sau khi tự tri, tự chứng, tự đạt pháp ấy một cách mau chóng, Ta an trú. Rồi này các Tỷ-kheo, Ta đi đến chỗ Uddaka Ramaputta ở, sau khi đến, Ta nói với Uddaka Ramaputta: "Này Hiền giả Rama, có phải Hiền giả đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy?" --"Vâng Hiền giả, tôi đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy". --"Này Hiền giả, tôi cũng đã tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố pháp này đến mức độ như vậy." Thật lợi ích thay cho chúng tôi! Thật khéo lợi ích thay cho chúng tôi, khi chúng tôi được thấy một đồng phạm hạnh như Tôn giả! Pháp mà tôi, tự tri tự chứng, tự đạt và tuyên bố, chính pháp ấy Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú; pháp mà Hiền giả tự tri, tự chứng, tự đạt và an trú, chính pháp ấy tôi tự tri, tự chứng, tự đạt và tuyên bố; pháp mà tôi biết, chính pháp ấy Hiền giả biết; pháp mà Hiền giả biết, chính pháp ấy tôi biết. Tôi như thế nào, Hiền giả là như vậy; Hiền giả như thế nào, Tôi là như vậy. Nay hãy đến đây, Hiền giả, hai chúng ta hãy chăm sóc hội chúng này!"

Như vậy, này các Tỷ-kheo, Uddaka Ramaputta-là Ðạo Sư của Ta, lại đặt Ta, đệ tử của vị ấy ngang hàng với mình, và tôn sùng Ta với sự tôn sùng tối thượng. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ: "Pháp này không hướng đến yểm ly, không hướng đến ly tham, không hướng đến đoạn diệt, không hướng đến an tịnh, không hướng đến thượng trí, không hướng đến giác ngộ, không hướng đến Niết-bàn, mà chỉ đưa đến sự chứng đạt Phi tưởng phi phi tưởng xứ". Như vậy, này các Tỷ-kheo, Ta không tôn kính pháp ấy và từ bỏ pháp ấy, Ta bỏ đi.

Này các Tỷ-kheo, Ta, kẻ đi tìm cái gì chí thiện, tìm cầu vô thượng tối thắng an tịnh đạo lộ, tuần tự du hành tại nước Magadha (Ma kiệt đà) và đến tại tụ lạc Uruvela (Ưu lâu tần loa). Tại đây, Ta thấy một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Này các Tỷ-kheo, rồi Ta tự nghĩ: "Thật là một địa điểm khả ái, một khóm rừng thoải mái, có con sông trong sáng chảy gần, với một chỗ lội qua dễ dàng khả ái, và xung quanh có làng mạc bao bọc dễ dàng đi khất thực. Thật là một chỗ vừa đủ cho một Thiện nam tử tha thiết tinh cần có thể tinh tấn". Và này các Tỷ-kheo, Ta ngồi xuống tại chỗ ấy và nghĩ: "Thật là vừa đủ để tinh tấn".

(Giác Ngộ)
Rồi này các Tỷ-kheo, Ta tự mình bị sanh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sanh, tìm cầu cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không sanh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;
tự mình bị già, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị già, tìm cầu cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn; và đã chứng được cái không già, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;
tự mình bị bệnh, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị bệnh, tìm cầu cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không bệnh, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;
tự mình bị chết, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị chết, tìm cầu cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không chết, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;
tự mình bị sầu, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị sầu, tìm cầu cái không sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái vô sầu, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn;
tự mình bị ô nhiễm, sau khi biết rõ sự nguy hại của cái bị ô nhiễm, tìm cầu cái không bị ô nhiễm, vô thượng an ổn khỏi các khổ ách, Niết-bàn và đã chứng được cái không ô nhiễm, vô thượng an ổn, khỏi các khổ ách, Niết-bàn.
Và tri kiến khởi lên nơi Ta. Sự giải thoát của Ta không bị dao động. Nay là đời sống cuối cùng của Ta, không còn sự tái sanh nữa.

Này các Tỷ-kheo, rồi Ta suy nghĩ như sau: "Pháp này do Ta chứng được, thật là sâu kín, khó thấy, khó chứng, tịch tịnh, cao thượng, siêu lý luận, vi diệu, chỉ người trí mới hiểu thấu. Còn quần chúng này thì ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục. Ðối với quần chúng ưa ái dục, khoái ái dục, ham thích ái dục, thật khó mà thấy được định lý Idapaccàyata Paticcasamuppada (Y Tánh Duyên Khởi Pháp); sự kiện này thật khó thấy; tức là sự tịnh chỉ tất cả hành, sự trừ bỏ tất cả sanh y, ái diệt, ly tham, đoạn diệt, Niết-bàn. Nếu nay Ta thuyết pháp mà các người khác không hiểu Ta, thời như vậy thật khổ não cho Ta, như vậy thật bực mình cho Ta!" Này các Tỷ-kheo, rồi những kệ bất khả tư nghì, từ trước chưa từng được nghe, được khởi lên nơi Ta:

Sao Ta nói Chánh pháp,
Ðược chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân,
Khó chứng ngộ pháp này.
Ði ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này.


Rồi này các Tỷ-kheo, với những suy tư như vậy, tâm của Ta hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp.

Này các Tỷ-kheo, lúc bấy giờ Phạm thiên Sahampati khi biết được tâm tư của Ta; với tâm tư của mình, liền suy nghĩ: "Than ôi, thế giới sẽ tiêu diệt, thế giới sẽ bi hoại vong, nếu tâm của Như Lai, bậc A-la-hán, Chánh Ðẳng Giác hướng về vô vi thụ động, không muốn thuyết pháp". Rồi này các Tỷ-kheo, Phạm thiên Sahampati, như một nhà lực sĩ duỗi cánh tay đang co, hay co cánh tay đang duỗi; cũng vậy, vị ấy biến mất từ thế giới Phạm thiên, và hiện ra trước mặt Ta. Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati đắp thượng y một bên vai chắp tay hướng vái Ta và bạch với Ta: "Bạch Thế Tôn, hãy thuyết pháp! Bạch Thiện Thệ, hãy thuyết pháp! Có những chúng sanh ít nhiễm bụi trần sẽ bi nguy hại nếu không được nghe Chánh pháp. (Nếu được nghe), những vị này có thể thâm hiểu Chánh pháp". Này các Tỷ-kheo, Phạm thiện Sahampati nói như vậy. Sau khi nói vậy, lại nói thêm như sau:

Xưa tại Magadha,
Hiện ra pháp bất tịnh,
Pháp do tâm cấu uế,
Do suy tư tác thành.
Hãy mỡ tung mở rộng,
Cánh cửa bất tử này.
Hãy để họ nghe Pháp,
Bậc Thanh tịnh Chứng Ngộ.

Như đứng trên tảng đá,
Trên đỉnh núi tột cao
Có người đứng nhìn xuống,
Ðám chúng sanh quây quần.
Cũng vậy, ôi Thiện Thệ,
Bậc Biến Nhãn cùng khắp,
Leo lên ngôi lâu đài,
Xây dựng bằng Chánh pháp
Bậc Thoát Ly sầu muộn,
Nhìn xuống đám quần sanh,
Bị sầu khổ áp bức,
Bị sanh già chi phối,

Ðứng lên vị Anh Hùng,
Bậc Chiến Thắng chiến trường.
Vị trưởng đoàn lữ khách,
Bậc Thoát Ly nợ nần.
Hãy đi khắp thế giới,
Bậc Thế Tôn Chánh Giác!
Hãy thuyết vi diệu pháp,
Người nghe sẽ thâm hiểu!


Này các Tỷ-kheo, sau khi biết được lời Phạm thiên yêu cầu, vì lòng từ bi đối với chúng sanh, với Phật nhãn, Ta nhìn quanh thế giới. Này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Như trong hồ sen xanh, hồ sen hồng hay hồ sen trắng có một số hoa sen xanh, sen hồng, hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, không vượt lên khỏi mặt nước, được nuôi dưỡng dưới nước. Có một hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, sống vươn lên tới mặt nước. Có một số hoa sen xanh, sen hồng hay sen trắng sanh ra dưới nước, lớn lên dưới nước, vươn lên khỏi mặt nước, không bị nước đẫm ướt. Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, với Phật nhãn, Ta thấy có hạng chúng sanh ít nhiễm bụi đời, nhiều nhiễm bụi đời, có hạng lợi căn, độn căn, có hạng thiện tánh, ác tánh, có hạng dễ dạy, khó dạy, và một số ít thấy sự nguy hiểm phải tái sanh thế giới khác và sự nguy hiểm làm những hành động lỗi lầm. Và này các Tỷ-kheo, Ta nói lên bài kệ sau đây với Phạm thiên Sahampati:

Cửa bất tử rộng mở,
Cho những ai chịu nghe.
Hãy từ bỏ tín tâm,
Không chính xác của mình.
Tự nghĩ đến phiền toái,
Ta đã không muốn giảng,
Tối thượng vi diệu pháp,
Giữa chúng sanh loài Người.
(Ôi Phạm thiên)


Này các Tỷ-kheo, rồi Phạm thiên Sahampati tự nghĩ: "Ta đã tạo cơ hội cho Thế Tôn thuyết pháp", đảnh lễ Ta, thân phía hữu hướng về Ta rồi biến mất tại chỗ.
” - http://www.budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung26.htm
(* Lời giảng này Thế Tôn dạy cùng lúc cho nhiều vị Tỷ-kheo và ít nhất được lặp lại 2 lần trong 2 thời Pháp khác:
- giảng cho Bồ-đề Vương tử (Bodhi-rajàkumàra) – Kinh 85, tập II kinh Trung Bộ
- giảng cho Niganthaputta Saccaka với tên gọi Aggivessana – Đại kinh Saccaka, kinh 36, Tập I kinh Trung Bộ
)

như vậy, này Hiền hữu! là sự kiện đã xảy trong thời Thế Tôn chứng ngộ Niết-bàn. Ngài đã tuệ tri các Pháp ô nhiễm liên hệ đến Khổ đau, dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt than khóc, Ngài đã cảo bỏ râu tóc, đắp áo cà-sa, xuất gia sống không gia đình.

lại nữa, này Hiền hữu! dầu cho Như Lai có giảng pháp hay là không giảng Pháp cho các đệ tử, thời Như Lai cũng vẫn là Như Lai (bậc A-la-hán Chánh Đẳng Giác):
"Này Ác ma, Như Lai có thuyết pháp cho đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai.
Này Ác ma, Như Lai không thuyết pháp cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai.
Này Ác ma, Như Lai có hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai.
Này Ác ma, Như Lai không hướng dẫn cho các đệ tử, Như Lai cũng vẫn là Như Lai.

Vì sao vậy? Này Ác ma, đối với Như Lai, các lậu hoặc tương ưng với phiền não, đưa đến tái sanh, gây nên phiền lụy, đem đến quả khổ dị thục; đưa đến sanh, già, chết trong tương lai; các lậu hoặc ấy đã được diệt trừ, được cắt đứt tận gốc, được làm như thân cây Tala, khiến không thể tái sanh, không thể sanh khởi trong tương lai."
- http://budsas.org/uni/u-kinh-trungbo/trung49.htm
(như vậy, ngay trong đêm Thế Tôn chứng ngộ Giải thoát dưới cội cây Bồ-đề, Ngài đã là bậc Chánh Đẳng Chánh Giác dù là chưa giảng pháp cho một đệ tử nào)

ở đây, này Hiền hữu! Hiền hữu nghĩ thế nào, một người tự mình bị rơi vào bùn lầy có thể kéo lên người khác bị rơi vào bùn lầy? một người tự mình không nhiếp phục có thể nhiếp phục được người khác? một người tự mình không Giải thoát có thể giải thoát cho người khác?? (gợi ý: tham khảo Kinh Đoạn Giảm – bài 08, Tập I kinh Trung Bộ)

như vậy, này Hiền hữu! là ý nghĩa lời cđ nói ở trên. Thế Tôn cắt ái ly gia, sống không gia đình là vì tuệ tri cái Khổ của thế gian, không phải vì “tình yêu chúng sanh”(thời điểm Ngài xuất gia).

Ở đây, Ái là sợi dây trói buộc chúng sanh phải rơi vào triền miên đau Khổ, dầu cho là tình mẫu tử-phụ tử-phu thê... thì sự ái luyến đó vẫn là nguồn ràng buộc. Hiền hữu có thấy chăng, công đức vô lượng như Phật mà trong cái ngày Ngài xuất gia, Ngài đã phải trốn đi trong đêm mà chẳng thể có lời từ biệt Vợ con-Phụ mẫu một cách đàng hoàng (Kinh mô tả là mặc dầu cha mẹ không bằng lòng, nước mắt đầy mặt khóc than); chưa kể trước đó Phụ vương của Ngài đã dùng mọi phương tiện để trói buộc Ngài ở lại với đời sống hoàng cung (vì đức Vua muốn Ngài lớn lên sẽ kế thừa ngôi vị do trước đó các Bà-la-môn đã tiên đoán Ngài có thể xuất gia); Ngài được nuôi sống trong xa hoa, gấm lụa, kẻ hầu người hạ, kèn nhạc đêm ngày... vậy mà Ngài vẫn không bị đắm nhiễm, vẫn có được trí tuệ siêu phàm của một bậc Thánh nhân. Kinh văn ghi lại:

38.- Ðược Nuôi Dưỡng Tế Nhị
1. - Này các Tỷ-kheo, Ta được nuôi dưỡng tế nhị, tối thắng nuôi dưỡng tế nhị, cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị. Này các Tỷ-kheo, trong nhà Phụ vương ta, các hồ nước được xây lên, trong một hồ có hoa sen xanh, trong một hồ có hoa sen đỏ, trong một hồ có hoa sen trắng, tất cả phục vụ cho ta. Không một hương chiên đàn nào ta dùng, này các Tỷ-kheo, là không từ Kàsi đến. Bằng vải Kàsi là khăn của ta, này các Tỷ-kheo. Bằng vải kàsi là áo cánh, bằng vải kàsi là nội y, bằng vải kàsi là thượng y. Ðêm và ngày, một lọng trắng được che cho ta để tránh xúc chạm lạnh, nóng, bụi, cỏ hay xương. Này các Tỷ-kheo, ba lâu đài được xây dựng cho Ta, một cái cho mùa đông, một cái cho mùa hạ, một cái cho mùa mưa. Và Ta, này các Tỷ-kheo, tại lâu đài mùa mưa, trong bốn tháng mưa, được những nữ nhạc công đoanh vây, Ta không có xuống dưới lầu. Trong các nhà của người khác, các người đầy tớ, làm công được cho ăn cơm tấm, cháo chua. Trong nhà phụ vương Ta, các người đầy tớ, làm công được cho ăn gạo, thịt gà và cơm nấu.

2.- Với Ta, này các Tỷ-kheo, được đầy đủ với sự giàu sang như vậy, được cứu cánh nuôi dưỡng tế nhị như vậy, ta suy nghĩ rằng: "Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị già, không vượt qua khỏi già, khi thấy người khác bị già, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị già, không vượt qua khỏi già, sau khi thấy người khác già, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của tuổi trẻ trong tuổi trẻ được đoạn trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị bệnh, không vượt khỏi bệnh, thấy người khác bị bệnh, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị bệnh, không vượt qua khỏi bệnh, sau khi thấy người khác bị bệnh, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của không bệnh trong không bệnh được đoạn trừ hoàn toàn.
"Kẻ vô văn phàm phu tự mình bị chết, không vượt khỏi chết, thấy người khác bị chết, lại bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm, quên rằng mình cũng như vậy. Ta cũng bị chết, không vượt qua khỏi chết, sau khi thấy người khác chết, ta có thể bực phiền, hổ thẹn, ghê tởm sao? Như vậy, thật không xứng đáng cho ta". Sau khi quan sát về ta như vậy, này các Tỷ-kheo, sự kiêu mạn của sự sống trong sự sống được đoạn trừ hoàn toàn.”

- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 3-0104.htm

như vậy, này Hiền hữu! so với sự ràng buộc của Thế Tôn, sự ràng buộc của Hiền hữu là ít hơn hay nhiều hơn??

do vậy, này Hiền hữu! Pháp này dành cho người có trí, không phải dành cho người vô trí; Pháp này dành cho bậc dõng mảnh trượng phu, không phải dành cho kẻ phàm phu hèn nhát.

Ở đây, này Hiền hữu! Hiền hữu có thể làm được gì, có thể giúp ích gì cho mẹ Hiền hữu khi mẹ Hiền hữu đi đến cuối cuộc đời, đi đến hết tuổi thọ và mạng chung; như vậy này Hiền hữu! sự kiện Hiền hữu sống đời sống gia đình nhân lý do Ái luyến tình mẫu tử đó là phi chánh pháp, đó là thiếu trí tuệ (trừ phi có những lý do khác chơn chánh hơn)

ở đây, này Hiền hữu! có 2 hạng người Thế Tôn dạy là không thể trả ơn:
“2. Có hai hạng người, này các Tỷ-kheo, ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếu một bên vai cõng mẹ, này các Tỷ-kheo, nếu một bên vai cõng cha, làm vậy suốt trăm năm, cho đến trăm tuổi; nếu đấm bóp, thoa xức, tắm rửa, xoa gội, và dầu tại đấy, mẹ cha có vãi tiểu tiện đại tiện, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Hơn nữa, này các Tỷ-kheo, nếu có an trí cha mẹ vào quốc độ với tối thượng uy lực, trên quả đất lớn với bảy báu này, như vậy, này các Tỷ-kheo, cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha. Vì cớ sao? Vì rằng, này các Tỷ-kheo, cha mẹ đã làm nhiều cho con cái, nuôi nấng, nuôi dưỡng chúng lớn, giới thiệu chúng vào đời này. Nhưng này các Tỷ-kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn an trú các vị ấy vào lòng tin; đối với mẹ cha theo ác giới, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào thiện giới; đối với mẹ cha xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào bố thí; đối với mẹ cha theo ác trí tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú các vị ấy vào trí tuệ. Cho đến như vậy, này các Tỷ-kheo, là làm đủ và trả ơn đủ mẹ và cha.”
- http://budsas.org/uni/u-kinh-tangchibo/ ... 2-0104.htm

như vậy, này Hiền hữu! hãy như lý tác ý và khéo phương tiện để đền ơn Cha Mẹ đúng như Pháp; như vậy, thời thật là lợi ích cho Hiền hữu, thật là lợi ích cho Cha mẹ Hiền hữu.

Này Hiền hữu! thật là vi diệu, thật là hy hữu, đó là sự kiện Như Lai xuất hiện ở đời, vị làm cho mắt sáng, vị đem cho trí tuệ; Chánh pháp được Thế Tôn khéo giảng toàn thiện ở đoạn đầu, toàn thiện ở đoạn giữa, toàn thiện ở đoạn kết, toàn vẹn cả nghĩa và văn, truyền dạy Phạm hạnh hoàn toàn thanh tịnh viên mãn.

này Hiền hữu! Tất cả pháp hữu vi là Vô thường, hãy tự mình tinh tấn nổ lực để thành tựu những gì chưa thành tựu, để chứng đắc những gì chưa chứng đắc, để chứng ngộ những gì chưa chứng ngộ.

Thuở xưa, Như Lai Chánh Đẳng Giác ra đời là bậc Đạo sư chỉ con đường, thời nay đệ tử của Vị ấy cũng vậy, chỉ có thể là người chỉ đường; vì lòng thương tưởng cho đời, vì hạnh phúc vì sự an lạc cho chư Thiên và loài người.

Đời là bóng đêm bất tận
Mắt mở nhưng chẳng thấy gì
Vây quanh tham sân, phiền hận
Chìm trong chấp thủ, ngu si.

Hỡi những người con của Phật!
Hãy tự làm đuốc cho mình
Mồi bằng ngọn đèn chân thật
Từ nguồn giáo pháp cao minh.


Rồi ta dấn thân cất bước,
Vượt qua hầm hố chông gai
Nương theo Cha lành đi trước
Thoát ra sanh tử lâu ngày.

Kính chúc Hiền hữu an lạc và thành tựu Thánh pháp của Thế Tôn !!!

:)


Lê Trường
Bài viết: 47
Ngày: 13/09/12 05:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: Một vấn đề nhỏ xin mọi người trả lời giúp!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Lê Trường »

Cảm ơn các hiền hữu rất nhiều!
Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật!
Nam mô A Di Đà Phật!


Bởi chúng ta không thể thay đổi được thế giới xung quanh, nên chúng ta đành phải sửa đổi chính mình, đối diện với tất cả bằng lòng từ bi và tâm trí huệ.
kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: Một vấn đề nhỏ xin mọi người trả lời giúp!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

Lê Trường đã viết:Đệ đang tập tu theo pháp môn thiền để tìm đến bờ cứu cánh.Trong khi giữ gìn chánh niệm đệ cảm thấy rất thoải mái, an lạc và nhận thấy pháp môn thiền là một pháp môn rất tuyệt vời!
Đạo hữu lấy gì giữ chánh niệm.....?
Thoải mái,an lạc từ đâu mà ra.....?

Những căn bản đó bạn chưa nhận ra thì "sao tìm đến bờ cứu cánh".Bạn coi lại xem mình đang theo pháp Thiền gì.....?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.22 khách