Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hồng Nhật
Bài viết: 66
Ngày: 11/11/10 20:28
Giới tính: Nam
Đến từ: Nha Trang,Khánh Hòa

Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Hồng Nhật »

Trong kinh Tứ Thập nhị chương,Phật dạy:"Thấy tánh học đạo là khó"
Vậy theo các ĐH thì thế nào gọi là "thấy tánh"?Mình thì đã có cái hiểu của mình,nhưng muốn các ĐH góp ý kiến để được rõ nghĩa. :( :( :(


kevodanh
Bài viết: 124
Ngày: 23/03/09 03:32
Giới tính: Nữ
Đến từ: hcm

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi kevodanh »

Hồng Nhật đã viết:Mình thì đã có cái hiểu của mình,nhưng muốn các ĐH góp ý kiến để được rõ nghĩa. :( :( :(
Cái đó gọi là "Vô Minh" chứ chẳng phải "Thấy Tánh".Vì có cái "Ta".
Thận trọng,không sanh Tâm ngã mạn mà phải đoạ


minhphạm
Bài viết: 157
Ngày: 07/06/11 16:19
Giới tính: Nam
Đến từ: tôi đến từ nước mỹ

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi minhphạm »

Thật ra thì chúng ta hằng ngày sống trong ''vô minh'' nên không thấy được chơn tánh thanh tịnh bản nhiên của ta, hay còn gọi là chơn tâm thường trú của ta, nó vốn là bất sanh ,bất điệt. Đức Phật muốn khai thị cho ta để thấy cho được cái tánh chơn tâm thường chú đó

Tại sao lại nói nó khó là vì khi nào còn ''vô minh '' thì sẽ không thấy được chơn tánh , nhưng mà dẹp được vô minh thì quả thiệt là khó


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Hồng Nhật đã viết:Trong kinh Tứ Thập nhị chương,Phật dạy:"Thấy tánh học đạo là khó"
Vậy theo các ĐH thì thế nào gọi là "thấy tánh"?Mình thì đã có cái hiểu của mình,nhưng muốn các ĐH góp ý kiến để được rõ nghĩa. :( :( :(
Thấy Tánh có nghĩa là thấy được Chân Tâm của mình sẵn có.

Nhưng tuy là nói "thấy" mà thật chẳng phải thấy bởi con mắt thịt, cũng chẳng phải thấy bởi tâm hư vọng.

Chân Tâm là chính mình và vô hình tướng thì mình không thể thấy nó. Nếu thấy nó thì nó tức là vật bên ngoài rồi, và nó có hình tướng và đầu mọc thêm sừng rồi.

Cho nên từ "Kiến Tánh hay Thấy Tánh" là ám chỉ "Tỉnh ra, Nhận được, trở về được, sống thật được với chính mình".

Tu hành là trở về với tâm tánh ấy mà mình sẵn có thôi, chỉ là tìm lại chính mình thôi chứ không có cái gì hết. Thành Phật cũng chỉ là tìm lại chính mình và sống thật với chính mình thôi. Đạo lý rất đơn giản như vậy đó.

Cho nên người mê nặng thì tìm Phật, cầu pháp ở bên ngoài đâu đâu đó. Còn người mê nhẹ thì biết xoay trở về nơi chính mình, chính tâm tính nơi mình sẵn có. Khó báo nhà mình sẵn đủ đầy, chớ đi đếm bạc của người khác. Đó là đạo lý nầy vậy.


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Thánh_Tri đã viết:
Hồng Nhật đã viết:Trong kinh Tứ Thập nhị chương,Phật dạy:"Thấy tánh học đạo là khó"
Vậy theo các ĐH thì thế nào gọi là "thấy tánh"?Mình thì đã có cái hiểu của mình,nhưng muốn các ĐH góp ý kiến để được rõ nghĩa. :( :( :(
Thấy Tánh có nghĩa là thấy được Chân Tâm của mình sẵn có.

Nhưng tuy là nói "thấy" mà thật chẳng phải thấy bởi con mắt thịt, cũng chẳng phải thấy bởi tâm hư vọng.

Chân Tâm là chính mình và vô hình tướng thì mình không thể thấy nó. Nếu thấy nó thì nó tức là vật bên ngoài rồi, và nó có hình tướng và đầu mọc thêm sừng rồi.

Cho nên từ "Kiến Tánh hay Thấy Tánh" là ám chỉ "Tỉnh ra, Nhận được, trở về được, sống thật được với chính mình".

Tu hành là trở về với tâm tánh ấy mà mình sẵn có thôi, chỉ là tìm lại chính mình thôi chứ không có cái gì hết. Thành Phật cũng chỉ là tìm lại chính mình và sống thật với chính mình thôi. Đạo lý rất đơn giản như vậy đó.

Cho nên người mê nặng thì tìm Phật, cầu pháp ở bên ngoài đâu đâu đó. Còn người mê nhẹ thì biết xoay trở về nơi chính mình, chính tâm tính nơi mình sẵn có. Khó báo nhà mình sẵn đủ đầy, chớ đi đếm bạc của người khác. Đó là đạo lý nầy vậy.
Cái gì tạo ra Chân Tâm? :)

TT nói rằng nó "Tỉnh ra, Nhận được, trở về được, sống thật được với chính mình" là ý nói Chân Tâm bị mê mờ, đi lạc nên giờ mới "Tỉnh ra, Nhận được, trở về được,..." có phải không? :D Như vậy ắt sẽ nảy sinh thắc mắc hợp lý là:

Nguyên nhân nào làm cho Chân Tâm bị mê mờ?


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Hồng Nhật đã viết:Trong kinh Tứ Thập nhị chương,Phật dạy:"Thấy tánh học đạo là khó"
Vậy theo các ĐH thì thế nào gọi là "thấy tánh"?Mình thì đã có cái hiểu của mình,nhưng muốn các ĐH góp ý kiến để được rõ nghĩa. :( :( :(
Kính chào đạo hữu Hồng Nhật
Kính chúc đạo hữu chánh niệm tăng trưởng hướng đến chánh trí giải thoát.
Xin phép VM được chia sẻ, Mong đạo hữu Hông Nhật hoan hỷ chia sẻ lại.
"Thấy tánh học đạo là khó"

Cho Tham đã sanh khởi nên, tẳng trưởng, trưởng dưỡng tham là quá dễ mà hướng đến sự ly tham đoạn diệt tham là khó. Biết đó thực hành được là khó ( Đã cảm nhận được chút xíu rồi đó mà an trú tăng trưởng viên mãn là khó!)
Cho Sân đã sanh khởi nên, tẳng trưởng, trưởng dưỡng Sân là quá dễ mà hướng đến sự ly Sân đoạn diệt Sân là khó. Biết đó thực hành được là khó ( Đã cảm nhận được xíu rồi đó mà an trú tăng trưởng viên mãn là khó!)
Cho Si đã sanh khởi nên, tẳng trưởng, trưởng dưỡng Si là quá dễ mà hướng đến sự ly Si đoạn diệt Si là khó. Biết đó thực hành được là khó ( Đã cảm nhận được xíu rồi đó mà an trú tăng trưởng viên mãn là khó!).

Hix chỗ đã cảm nhận một chút xíu rồi đó mới sinh ra chuyện thấy Tánh và tri kiến khởi nên đủ thứ chuyện.
Thân Kính


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

doccoden đã viết: Nguyên nhân nào làm cho Chân Tâm bị mê mờ?
Câu hỏi nầy thì ngài Phú Lâu Na ở trong Kinh Lăng Nghiêm có hỏi Phật. Và Phật cũng đã giải đáp. Vậy tôi xin trích đoạn Kinh Lăng Nghiêm cho đạo hữu được đọc.

Kinh Lăng Nghiêm, HT Duy Lực Việt Dịch:

"Phú Lâu Na nói:

- Diệu tâm sáng tỏ của con và Như Lai đều viên mãn không hai. Nơi con, vì xưa kia mắc phải vọng tưởng từ vô thỉ, chịu luân hồi đã lâu, nay dù chứng được thánh quả, nhưng chưa đến chỗ rốt ráo. Nơi Thế Tôn thì tất cả vọng tưởng đều diệt, chỉ diệu tâm chơn thường hiện hành. Vậy xin hỏi Như Lai: Tất cả chúng sanh vì sao có vọng, tự che khuất diệu tâm, cam chịu chìm đắm?

Phật bảo Phú Lâu Na:

- Ngươi dù trừ được lòng nghi, nhưng còn có mê hoặc chưa dứt sạch, nay ta đem những việc của thế gian hỏi ngươi. Ngươi há chẳng nghe trong thành Thất La Phiệt, có ông Diễn Nhã Đạt Đa, buỗi sáng lấy gương soi mặt, nhìn thấy mặt mày, bỗng ưa cái đầu trong gương, rồi tự trách đầu mình sao chẳng tự thấy mặt mũi, cho là yêu mị, khi không phát điên bỏ chạy. Ý ngươi thế nào? Người ấy vì sao khi không bỏ chạy?

Phú Lâu Na đáp:

- Người ấy tâm điên, chứ chẳng do gì khác.

Phật nói:

- Diệu tâm vốn tròn đầy sáng tỏ, đã gọi là vọng, làm sao có nhân? Nếu có cái nhân, sao còn gọi là vọng? Chỉ do các vọng tưởng xoay vần, tự làm nhân cho nhau, từ mê thêm mê, trải qua vô lượng kiếp, dù được Phật phát minh đại nghĩa, còn chẳng chịu quay về. Cái nhân mê như vậy, do mê tự có, biết cái mê vô nhân thì vọng chẳng chỗ dựa; sanh còn chẳng có, lấy gì để diệt?

- Người đắc đạo Bồ Đề, như người tỉnh giấc nói việc trong chiêm bao; tâm dù rõ ràng, làm sao lấy được những vật trong chiêm bao ra? Huống là vô nhân, vốn chẳng có gì! Như Diễn Nhã Đạt Đa, đâu có nhân duyên gì mà tự sợ đầu mình bỏ chạy. Nếu bỗng nhiên hết điên, cái đầu đâu phải từ ngoài mà được; dù chưa hết điên, đầu cũng chẳng mất. Phú Lâu Na, tánh vọng như thế, làm sao có nhân?

- Nếu ngươi chẳng duyên theo thế gian, nghiệp quả, chúng sanh, ba thứ phân biệt này xoay chuyển liên tục, ba duyên đã diệt thì ba nhân chẳng sanh, tánh điên của Diễn Nhã Đạt Đa trong tâm ngươi tự dứt, dứt tức là Bồ Đề. Vậy diệu tâm sáng tỏ vốn khắp pháp giới, chẳng từ người khác mà được, chẳng nhờ nhọc nhằn tu chứng mà có.

- Ví như có người, nơi áo mình có hạt châu như ý mà chẳng tự biết, nghèo nàn rách rưới, ăn xin nơi phương xa. Người ấy dù nghèo, hạt châu chưa từng mất, bỗng được người trí chỉ ra hạt châu, liền thành giàu sang tùy theo ý muốn, mới ngộ bảo châu chẳng từ bên ngoài mà có.

Tức thời, A Nan ở trong chúng đảnh lễ chân Phật, bạch Phật rằng:

- Nay Thế Tôn, nói ba nghiệp Sát, Đạo, Dâm diệt rồi thì ba nhân chẳng sanh, và tánh điên của Diễn Nhã Đạt Đa trong tâm tự dứt, dứt tức là Bồ Đề, chẳng từ người khác mà được. Thế thì rõ ràng là nhân duyên rồi, làm sao Như Lai bác bỏ nghĩa nhân duyên? Chính con do nhân duyên mà tâm được khai ngộ.

- Thế Tôn, nghĩa này chẳng những hàng Thanh Văn hữu học trẻ tuổi như chúng con, cả Đại Mục Kiền Liên, Xá Lợi Phất và Tu Bồ Đề trong hội này, đều từ nơi ông lão Phạn Chí nghe cái thuyết nhân duyên của Phật, tâm được khai ngộ, thành quả vô lậu. Nay Phật nói Bồ Đề chẳng do nhân duyên, vậy thì cái thuyết tự nhiên của bọn ngoại đạo Câu Xá Ly lại thành đệ nhất nghĩa sao? Xin Phật đại bi, khai phá chỗ mê muội cho chúng con.

Phật bảo A Nan:

- Như Diễn Nhã Đạt Đa, nếu diệt trừ được cái nhân duyên phát điên, thì tánh chẳng điên tự nhiên hiện ra, lý cùng tột của nhân duyên và tự nhiên là vậy.

- A Nan! Nếu đầu của Diễn Nhã Đạt Đa vốn tự nhiên, đã là tự nhiên, thì tại sao sợ đầu bỏ chạy? Ấy là do nhân duyên nào?

- Nếu đầu tự nhiên do nhân duyên nên phát điên, tại sao chẳng tự nhiên do nhân duyên mà mất đi? Đầu vốn chẳng mất, tại sao vẫn còn vọng sanh điên sợ? Thế thì đâu phải nhờ nhân duyên?

- Nếu bản tánh vốn tự nhiên có điên sợ, vậy khi chưa điên, cái điên ẩn núp ở chỗ nào? Nếu tánh chẳng điên là tự nhiên, đầu vốn chẳng vọng, sao lại bỏ chạy?

- Nếu ngộ được cái đầu vốn chẳng mất, tánh điên cuồng vốn vọng danh, thì nhân duyên và tự nhiên đều là hý luận.


- Cho nên ta nói ba duyên diệt rồi tức là tâm Bồ Đề. Tâm Bồ Đề sanh, thì tâm sanh diệt được diệt, ấy cũng là sanh diệt; khi sanh và diệt đều sạch, mới gọi là vô công dụng đạo.

- Nếu có sự chẳng sanh, chẳng diệt gọi là tự nhiên, thì tâm tự nhiên này là do sanh diệt đã sạch mà hiện, ấy cũng là pháp sanh diệt, chẳng phải Bồ Đề. Cái lý chẳng sanh diệt kia gọi là tự nhiên, cũng như các tướng lẫn lộn thành một thể của thế gian, gọi là tánh hòa hợp; cái chẳng hòa hợp thì gọi là tự nhiên. Tự nhiên chẳng phải tự nhiên, hòa hợp chẳng phải hòa hợp, tự nhiên và hòa hợp đều lìa, có lìa có hợp đều sai, đến chỗ này mới được gọi là pháp chẳng hý luận.

- Nếu dựa vào chỗ này để thủ chứng Vô Thượng Bồ Đề và Niết Bàn thì quả Phật vẫn còn cách xa lắm. Tại sao? Vì chấp do dụng công tu chứng mà có sở đắc vậy. Kỳ thật, Bồ Đề Niết Bàn vốn sẵn đầy đủ, chỉ có thể sát na ngộ nhập, chẳng do nhiều kiếp siêng năng tu chứng mà được, dẫu cho nhớ hết diệu lý thanh tịnh như cát sông Hằng trong mười hai bộ Kinh của mười phương Như Lai, chỉ càng thêm hý luận.

- Ngươi dù nói lý nhân duyên, tự nhiên chắc chắn rõ ràng, người đời khen ngươi đa văn bậc nhất, với cái huân tập đa văn nhiều kiếp này, chẳng thể tránh khỏi nạn Ma Đăng Già, phải nhờ thần chú của ta, làm cho Ma Đăng Già dập tắt lửa dâm, sông ái khô cạn, chứng quả A Na Hàm, nơi pháp ta thành tựu tinh tấn, khiến ngươi giải thoát. A Nan, ngươi dù nhiều kiếp ghi nhớ những lời bí mật nhiệm mầu của Như Lai, chẳng bằng một ngày tu nghiệp vô lậu, xa lìa hai khổ yêu, ghét của thế gian. Như Ma Đăng Già xưa kia là dâm nữ, do sức thần chú, tiêu diệt lòng ái dục, nay trong pháp ta gọi là Tỳ Kheo Ni Tánh với Gia Du Đà La (mẹ của La Hầu La), cùng ngộ nhân xưa, biết được nhân duyên nhiều kiếp, đều do tham ái làm khổ, chỉ một niệm huân tu pháp vô lậu thiện, nay người thì ra khỏi ràng buộc, người thì được Phật thọ ký, sao ngươi còn tự dối, kẹt nơi thấy nghe?"


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Thánh_Tri đã viết:
doccoden đã viết: Nguyên nhân nào làm cho Chân Tâm bị mê mờ?
Câu hỏi nầy thì ngài Phú Lâu Na ở trong Kinh Lăng Nghiêm có hỏi Phật. Và Phật cũng đã giải đáp. Vậy tôi xin trích đoạn Kinh Lăng Nghiêm cho đạo hữu được đọc.

Kinh Lăng Nghiêm, HT Duy Lực Việt Dịch:

.................
:D Tôi hỏi để mong được nghe câu trả lời từ chính bạn chứ không phải từ kinh sách. Vì khi chính mình tự giải thích, thì sẽ có nhiều cái lợi là:
_ Người nghe không hiểu những từ ngữ khó hiểu trong kinh sẽ được diễn dịch lại theo ngôn từ quen thuộc hiện nay.
_ Tự kiểm tra sự hiểu biết về phật học của bản thân.
_ Người nghe biết rõ người nói không phải là học vẹt.

Thôi được, nếu TT cho rằng câu trả lời trong kinh là đúng thì bạn có sẵn sàng để trả lời những thắc mắc nảy sinh từ đó không? :)

Còn câu hỏi "Cái gì tạo ra Chân Tâm?" thì chưa thấy TT trả lời, chắc do tìm hoài mà hổng thấy kinh nào giải thích, đúng không? :))


Nếu bạn bí quá mà cho rằng nó tự thân hiện hữu thì có nghĩa là bạn là người vừa chấp ngã vừa chấp pháp (tin rằng có tự ngã, tin rằng kinh nói là đúng) Nhân tiện xin nhắc lại quan điểm của 2 trường phái đặc trưng của Ấn giáo:
1. Sàmkhya: cho rằng mình là Chân ngã, do vọng tưởng mà luân hồi khắp các cõi. Chỉ khi nào thức tỉnh nhận ra bản chất của mình là Chân ngã vốn không sinh không diệt, thường hằng, sáng suốt...thì hành giả được giải thoát.
2. Vedanta: cho rằng thế gian do Đại ngã vọng tưởng mà ra, tức là từ con người đến sông núi đất trời và cả bản thân đều chỉ là giấc mộng của Đại ngã. Chỉ khi nào Đại ngã thức tỉnh,nhận ra thế gian chỉ là huyễn ảo, bản chất của mình là Đại ngã vốn không sinh không diệt, thường hằng, sáng suốt...thì hành giả được giải thoát.

Nhiều kinh sách của PG đại thừa giảng giải giống như Ấn giáo. Do đó chẳng lạ gì khi TT cũng như rất nhiều phật tử có quan điểm về Chân tâm không khác gì Ấn độ giáo, chỉ khác là do thay tên đổi họ, thay cái tên "Đại ngã" "Chân ngã" bằng tên khác là "Chân tâm" :D


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

doccoden đã viết: Nếu bạn bí quá mà cho rằng nó tự thân hiện hữu thì có nghĩa là bạn là người vừa chấp ngã vừa chấp pháp (tin rằng có tự ngã, tin rằng kinh nói là đúng) Nhân tiện xin nhắc lại quan điểm của 2 trường phái đặc trưng của Ấn giáo:
1. Sàmkhya: cho rằng mình là Chân ngã, do vọng tưởng mà luân hồi khắp các cõi. Chỉ khi nào thức tỉnh nhận ra bản chất của mình là Chân ngã vốn không sinh không diệt, thường hằng, sáng suốt...thì hành giả được giải thoát.
2. Vedanta: cho rằng thế gian do Đại ngã vọng tưởng mà ra, tức là từ con người đến sông núi đất trời và cả bản thân đều chỉ là giấc mộng của Đại ngã. Chỉ khi nào Đại ngã thức tỉnh,nhận ra thế gian chỉ là huyễn ảo, bản chất của mình là Đại ngã vốn không sinh không diệt, thường hằng, sáng suốt...thì hành giả được giải thoát.

Nhiều kinh sách của PG đại thừa giảng giải giống như Ấn giáo. Do đó chẳng lạ gì khi TT cũng như rất nhiều phật tử có quan điểm về Chân tâm không khác gì Ấn độ giáo, chỉ khác là do thay tên đổi họ, thay cái tên "Đại ngã" "Chân ngã" bằng tên khác là "Chân tâm" :D
Trích wikipedia, về Vedanta:
Triết lý chủ yếu được thu tóm lại ở trong Upanishad, rằng là sự thật tuyệt đối được gọi là Brahman là nguyên tắc chính của Vedanta. Nhà thông thái Vyasa là một trong những người ủng hộ chính của triết lý này và là tác giả của cuốn Brahma Sūtras dựa trên Upanishad. Khái niệm của Brahman – Thánh thần Tối thượng (Supreme Spirit) hay là Sự Thật Tối thượng vĩnh hằng, tự tồn tại (không sinh không diệt), siêu việt và ở khắp nơi và là cơ sở linh thiêng của tất cả các thể sống - là trung tâm cho hầu hết các trường phái của Vedānta. Khái niệm của God hay là Ishvara cũng có ở đó, và các nhánh của trường phái Vedanta khác nhau chủ yếu ở chỗ họ xác định God thế nào với Brahman.
Kinh điển Đại Thừa có nói về không sinh không diệt không phải theo ý nghĩa tự tồn tại, mặc dù có cùng không sinh không diệt. Một vật chất, con người hay bất kỳ sự kiện nào không sinh là ý nói chúng vì do nhân duyên kết hợp mà có, hoàn toàn không thể có một cái gì tự tồn tại, vì vậy nên nói không sinh; không diệt vì nếu chúng đã không sinh nên thuật ngữ không diệt cũng không khả cứu được. Chỗ không sinh không diệt mà kinh điển Đại thừa nói đến là nói đến là không tự tính, là duyên khởi, giả danh và là trung đạo. Phải thật cẩn thận chỗ này, nếu không sẽ rơi vào thường kiến và đoạn kiến.

Còn phái Sàmkhya, theo như TÌM HIỂU SÁU PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ - Thích Mãn Giác, sở dĩ có đau khổ, là do Thần ngã và Tự tính (nguyên nhân tối sơ biến tạo ra vật chất) kết hợp lẫn nhau để hiện tượng hóa. Và phương cách đạt được giải thoát chính là Thần ngã nhận ra rằng tất cả các hiện tượng hóa chỉ là do Tự Tính. Từ đó không có ý muốn hòa hiệp với Tự tính và trở nên độc lập, giải thoát. Điều này hoàn toàn khác với giáo nghĩa trong các kinh điển Đại thừa, để đạt giác ngộ giải thoát như Phật, hành giả hoàn toàn phải trực nhận ra rằng không có bất kỳ Tự tính độc lập, bất biến nào, ngay cả nơi Tâm hay Pháp với một Tâm Đại Từ Bi rộng lớn vô tận.

Còn thuật ngữ về Phật tính, được hiểu đơn giản là khả năng thành tựu giác ngộ giống như Phật, chúng sinh nào cũng có khả năng thành tựu Phật quả.

Còn Chân tâm, theo các hệ kinh Bát Nhã, thì nó mang ý nghĩa như đoạn trên là sự trực nhận duyên khởi, không tự tính, là giả danh và là trung đạo.
Hồng Nhật đã viết:Trong kinh Tứ Thập nhị chương,Phật dạy:"Thấy tánh học đạo là khó"
Vậy theo các ĐH thì thế nào gọi là "thấy tánh"?Mình thì đã có cái hiểu của mình,nhưng muốn các ĐH góp ý kiến để được rõ nghĩa. :( :( :(
Lu không ý kiến gì lắm chỗ này, nếu đọc qua Lu sẽ hiểu Thấy tánh là chứng ngộ Không tự tính nơi tất cả sự vật, hiện tượng và tâm, từ đó không còn tâm phân biệt, cùng với Đại Bi Tâm rộng sâu vô tận.

Nam mô Phật

Nam mô Phật!


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Luuuuuuuuuuuu đã viết:
Trích wikipedia, về Vedanta:
Triết lý chủ yếu được thu tóm lại ở trong Upanishad, rằng là sự thật tuyệt đối được gọi là Brahman là nguyên tắc chính của Vedanta. Nhà thông thái Vyasa là một trong những người ủng hộ chính của triết lý này và là tác giả của cuốn Brahma Sūtras dựa trên Upanishad. Khái niệm của Brahman – Thánh thần Tối thượng (Supreme Spirit) hay là Sự Thật Tối thượng vĩnh hằng, tự tồn tại (không sinh không diệt), siêu việt và ở khắp nơi và là cơ sở linh thiêng của tất cả các thể sống - là trung tâm cho hầu hết các trường phái của Vedānta. Khái niệm của God hay là Ishvara cũng có ở đó, và các nhánh của trường phái Vedanta khác nhau chủ yếu ở chỗ họ xác định God thế nào với Brahman.
Kinh điển Đại Thừa có nói về không sinh không diệt không phải theo ý nghĩa tự tồn tại, mặc dù có cùng không sinh không diệt. Một vật chất, con người hay bất kỳ sự kiện nào không sinh là ý nói chúng vì do nhân duyên kết hợp mà có, hoàn toàn không thể có một cái gì tự tồn tại, vì vậy nên nói không sinh; không diệt vì nếu chúng đã không sinh nên thuật ngữ không diệt cũng không khả cứu được. Chỗ không sinh không diệt mà kinh điển Đại thừa nói đến là nói đến là không tự tính, là duyên khởi, giả danh và là trung đạo. Phải thật cẩn thận chỗ này, nếu không sẽ rơi vào thường kiến và đoạn kiến.

Còn phái Sàmkhya, theo như TÌM HIỂU SÁU PHÁI TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ - Thích Mãn Giác, sở dĩ có đau khổ, là do Thần ngã và Tự tính (nguyên nhân tối sơ biến tạo ra vật chất) kết hợp lẫn nhau để hiện tượng hóa. Và phương cách đạt được giải thoát chính là Thần ngã nhận ra rằng tất cả các hiện tượng hóa chỉ là do Tự Tính. Từ đó không có ý muốn hòa hiệp với Tự tính và trở nên độc lập, giải thoát. Điều này hoàn toàn khác với giáo nghĩa trong các kinh điển Đại thừa, để đạt giác ngộ giải thoát như Phật, hành giả hoàn toàn phải trực nhận ra rằng không có bất kỳ Tự tính độc lập, bất biến nào, ngay cả nơi Tâm hay Pháp với một Tâm Đại Từ Bi rộng lớn vô tận.

Còn thuật ngữ về Phật tính, được hiểu đơn giản là khả năng thành tựu giác ngộ giống như Phật, chúng sinh nào cũng có khả năng thành tựu Phật quả.

Còn Chân tâm, theo các hệ kinh Bát Nhã, thì nó mang ý nghĩa như đoạn trên là sự trực nhận duyên khởi, không tự tính, là giả danh và là trung đạo.
Nếu Chân tâm không tự tồn tại, mà do duyên khởi thì bạn Lu hãy trả lời câu hỏi: "Cái gì tạo ra Chân tâm?" :D

Như tôi đã nói, ai cho rằng Chân tâm tự tồn tại thì có nghĩa là trở lại quan điểm của Ấn giáo. Nhiều người đành giả lơ khi tôi hỏi đến nguyên nhân sinh ra Chân tâm hay Vô minh, vì hổng thấy kinh nào giải thích :)


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

doccoden đã viết:Nhiều người đành giả lơ khi tôi hỏi đến nguyên nhân sinh ra Chân tâm hay Vô minh, vì hổng thấy kinh nào giải thích :)
Nhiều phật tử chỉ biết bám vào kinh sách, cái gì cũng đem kinh ra mà rằng: "do kinh nói vậy nên biết vậy". Chỗ nào không giải thích được thì: "nói nhiều cũng chỉ là hý luận", "nó không đem lại lợi ích gì",v.v... Hỏi sao kỳ vậy thì...cũng đem kinh ra mà rằng: "do kinh nói vậy nên biết vậy" :))

Có câu thành ngữ: "gà què ăn quẩn cối xay", tức là con gà bị què nên chỉ có thể kiếm ăn quanh quẩn ở cối xay, không có khả năng đi xa kiếm ăn được :)


Hình đại diện của người dùng
Luuuuuuuuuuuu
Bài viết: 385
Ngày: 01/03/09 20:21
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Xin nhờ các ĐH cùng góp ý kiến !!!!!!!!!!!!!!!

Bài viết chưa xem gửi bởi Luuuuuuuuuuuu »

Chân tâm chính là cái thấy duyên khởi, chỉ là tên gọi, là trung đạo. Đơn giản vậy. Còn bạn hỏi cái thấy duyên khởi là cái gì, thì đó cũng là duyên khởi. Đơn giản vậy :).


Tánh tất cả pháp không có ngã
Dường như tiếng vang trong hang núi
Đều từ các duyên hoà hiệp sanh
Tất cả chúng sanh bổn vô tánh
Không có tác giả không thọ giả


Kinh Pháp Hội Vô Tận Ý Bồ Tát
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.14 khách