Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Hải Thức
Bài viết: 18
Ngày: 04/07/10 18:27
Giới tính: Nam
Đến từ: Cần Thơ

Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hải Thức »

Diễn đàn bian.vn có một người nêu câu hỏi sau:

"Theo 4 quy tắc tâm linh của người Ấn ,mọi điều xảy ra đều nên xảy ra và đúng thời điểm
1. Nếu chắc chắn là nghiệp của con Lợn thì điều anh đồ tể này giết có gì sai?
2. Nếu con lợn có nghiệp phải trả, mà anh đồ tể nghe lời khuyên không giết thì còn gì là Nhân Quả

Điều em biết rất hạn hẹp và đang bị luẩn quẩn trong rắc rối này."

Chủ đề hiện đang được bàn tán rất nhiều, nhưng chưa có ai trả lời thấu đáo. Xin các quý thầy giải đáp giúp.


Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc
Vọng ngã
Bài viết: 148
Ngày: 22/09/11 07:40
Giới tính: Nam
Đến từ: HCM

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Vọng ngã »

Ý dẫn đầu các pháp,
Ý làm chủ, ý tạo;
Nếu với ý ô nhiễm,
Nói lên hay hành động,
Khổ não bước theo sau,
Như xe, chân vật kéo.
- Kinh Pháp Cú
Trong trường hợp này, ta có thể hiểu: chính do tâm sát sanh mà anh đồ tể phải chịu quả báo.
Sửa lần cuối bởi Vọng ngã vào ngày 08/08/12 07:45 với 1 lần sửa.


Namo tassa Bhagavato Arahato Sammasambuddhassa
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Tất cả loài hữu tình đều tham sống sợ chết. Loài lợn cũng không ngoại lệ, ta dễ thấy nhất ở các lò mổ khi những con lợn bị đem lên xe, chúng linh tính điều chẳng lành nên kêu gào in ỏi, liên tục, như để cầu xin tha chết. Như vậy loài lợn cũng không muốn ai giết nó cả. Rõ ràng mà nói thì luật nhân quả vô cùng vi tế, có nhiều điều không thể hiểu huống là giải thích. Không những một, hai, ba nhân hợp lại mà thậm chí vô vàng nhân hợp lại tạo nên quả báo phải thọ lãnh.

Như trên đã nói, loài nào cũng tham sống sợ chết. Nếu anh đồ tể giết con lợn thì anh sát sanh, là anh có tội; nếu đó là nghiệp của con lợn thì con lợn đã trả xong nghiệp, còn anh đồ tể tạo nghiệp sát sanh cho mình. Nếu con lợn chết mà không lòng oán hận thì oán thù nhẹ bớt, nhưng nghiệp sát phải trả. Còn ngược lại thì oán thù kết nhau đời đời kiếp kiếp.

Hận thù diệt hận thù
Đời này không thể có
Từ bi diệt hận thù
Là định luật ngàn thu.

Nếu con lợn phải trả nghiệp mà không ai giết thì chắc chắn nó cũng sẽ chết theo cách khác. Nếu anh đồ tể nghe theo không giết thì tránh được nghiệp sát, nhưng chưa chắc có người chịu làm như anh nên con lợn được sống cũng rất mong manh. Nhưng chung quy quả báo phải trả, có thể bằng nhiều cách khác nhau.

Lời giải thích của tôi cũng có thể chưa làm thỏa mãn đạo hữu, nhưng đạo hữu cũng có thể tham khảo. Nếu có gì thắc mắc cứ hỏi, chắc chắn trong diễn đàn này sẽ có người có thể trả lời được.

A Di Đà Phật.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Hải Thức
Bài viết: 18
Ngày: 04/07/10 18:27
Giới tính: Nam
Đến từ: Cần Thơ

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hải Thức »

Người hỏi bên diễn đàn bian.vn phản hồi như sau:

Cám ơn Anh Lâm Nghĩa

Điều đầu tiên em xin khẳng định, bài viết chỉ phục vụ mục đích hiểu hơn về Nghiệp và Luật Nhân Quả, Luân Hồi và anh em thêm hiểu nhau càng ngày càng gắn kết.

Và sau đây em cũng vẫn câu hỏi trên "Luẩn quẩn rắc rối về con lơn" Nhưng ta đưa đối tượng "hữu tình" trong bản thế tuyệt đối chỉ còn 2.

Kiếp 1: Con lợn (linh hồn A) và Chàng Đồ Tể (linh hồn B)
Tại kiếp 1: A bị B giết, A oán hận đòi trả thù

Kiếp 2: Chàng đồ tể (Linh Hồn A) và Con lợn (linh Hồn B)
tại kiếp 2: B lại bị A giết

Vấn đề đặt ra ở chỗ này
1. Nếu A không giết --> Luật nhân quả ở đâu
và...........
Nếu A ko giết, mà B vẫn phải chết (trả nghiệp) nghĩa là đã có một đối tượng 3 ( xem vào. Ở đây 3 xen vào (giết B) . Như vậy Linh hồn B (do mê chấp ko biết là trả nghiệp mà lại oán đối tượng 3)

2. Nếu A giết B (thì vẫn theo luật nhân quả) Nhưng lại sinh vào vòng luẩn quẩn tại Kiếp 3

==============
Em nghĩ cách đặt của em có vấn đề và bị sai ở đâu đó. Mong các Anh em chỉ giúp
Cám ơn


Cứu xét tâm linh đừng cầu không khúc mắc, vì không khúc mắc sở học khó vượt bậc
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Hải Thức đã viết:Người hỏi bên diễn đàn bian.vn phản hồi như sau:

Cám ơn Anh Lâm Nghĩa

Điều đầu tiên em xin khẳng định, bài viết chỉ phục vụ mục đích hiểu hơn về Nghiệp và Luật Nhân Quả, Luân Hồi và anh em thêm hiểu nhau càng ngày càng gắn kết.

Và sau đây em cũng vẫn câu hỏi trên "Luẩn quẩn rắc rối về con lơn" Nhưng ta đưa đối tượng "hữu tình" trong bản thế tuyệt đối chỉ còn 2.

Kiếp 1: Con lợn (linh hồn A) và Chàng Đồ Tể (linh hồn B)
Tại kiếp 1: A bị B giết, A oán hận đòi trả thù

Kiếp 2: Chàng đồ tể (Linh Hồn A) và Con lợn (linh Hồn B)
tại kiếp 2: B lại bị A giết

Vấn đề đặt ra ở chỗ này
1. Nếu A không giết --> Luật nhân quả ở đâu
và...........
Nếu A ko giết, mà B vẫn phải chết (trả nghiệp) nghĩa là đã có một đối tượng 3 ( xem vào. Ở đây 3 xen vào (giết B) . Như vậy Linh hồn B (do mê chấp ko biết là trả nghiệp mà lại oán đối tượng 3)

2. Nếu A giết B (thì vẫn theo luật nhân quả) Nhưng lại sinh vào vòng luẩn quẩn tại Kiếp 3

==============
Em nghĩ cách đặt của em có vấn đề và bị sai ở đâu đó. Mong các Anh em chỉ giúp
Cám ơn
Thứ nhất, nếu A giết B mà B oán thù thì kiếp sau B sẽ tìm cách giết lại A. Nếu B giết A mà A lại ôm lòng oán hận thì kiếp thứ ba A sẽ lại giết B. Cứ như vậy đời đời kiếp kiếp, trả vay vay trả không lúc nào dừng. Cho nên Đức Phật mới nói: "Từ bi diệt hận thù, là định luật ngàn thu".

Có câu truyện như vầy:
Có hai người bạn cùng nhau làm ăn mua bán chung, mỗi người cùng góp vốn vào làm. Rời khỏi quê hương mà tìm đến nơi khác, công việc làm ăn thuận lợi nên họ trở về quê. Trên đường đi, một người tham lam muốn độc chiếm số tiền lời nên nảy sinh ý định muốn giết người kia. Anh ta nói:

- Chúng ta hãy cùng nhau làm một chầu ăn uống để thưởng cho những năm tháng mệt nhọc đã qua.

Người kia đồng ý. Hai người cùng nhau chia tiền mua đồ về cùng nhau làm một chầu, người nảy sinh ý ác trút rượu cho người kia say, trói anh ta lại, rồi bỏ đi. Khi anh ta tỉnh dậy thì khóc lóc, oán trời trách đất, bạn đồng hành mà lại phản bội nhau, anh ta vô cùng phẩn nộ và câm hận người kia.

Bỗng có một bà lão từ xa đi tới hỏi chuyện, anh ta kể lại đầu đuôi sự việc. Bà lão nói:

- Hắn đi mua dao về để giết ngươi.

Rồi dùng gậy gõ mạnh xuống đất, đất dạt ra thì lộ một bộ xương trắng. Bà lão chỉ thẳng vào bộ xương rồi chỉ vào mặt anh ta:

- Kiếp trước ngươi đã giết hắn tại đây nên kiếp này hắn trả thù ngươi. Nói xong liền biến mất.

Anh ta ngộ được sự trả vay trong cuộc đời, không những anh ta không oán hận mà còn hết lòng vui vẻ. Anh bạn kia mua dao trở về thì anh ta kể lại câu chuyện và nếu anh kia muốn giết thì anh ta sẵn lòng mà không oán hận. Anh kia nghe xong liền hối hận mà khóc, cởi trói cho anh ta. Hai người bỏ hết chuyện cũ cùng nhau trở thành bạn đồng hành gắn kết dài lâu. Oán thù từ đó được gỡ bỏ.

Nghiệp thì có ba loại: nghiệp thiện, nghiệp ác và nghiệp vô ký.

Thứ hai, như bài trước tôi nói tạo nghiệp phải trả. Nhưng nếu B bị A giết, mà đối tượng giết là A và bị giết là B, nhưng A lại không giết B thì quả báo của B sẽ không trả được. Vì chính A là quả báo bị giết của B kiếp trước và B là quả báo phải trả của A kiếp này, do A không giết B nên quả báo đó không thể hiện được. Không có sự xuất hiện của nhân vật thứ ba [bài trước tôi chưa xét kĩ, xin lỗi đạo hữu].

Ví như một hạt đậu [A] nếu được gieo xuống đất (không kể các nhân khác) thì sẽ lên được cây đậu, đó là nhân quả. Kiếp này B giết A, A oán hận; kiếp sau theo lẽ A sẽ giết B, nhưng kiếp sau A chọn nền xi măng nên A không giết B được (đó là tự nguyện của A) thì coi như đời đời kiếp kiếp oán thù đã tiêu.

A Di Đà Phật, đạo hữu có thể tham gia diễn đàn Phật pháp này để tiện học hỏi hơn.


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Hải Thức đã viết:
Kiếp 1: Con lợn (linh hồn A) và Chàng Đồ Tể (linh hồn B)
Tại kiếp 1: A bị B giết, A oán hận đòi trả thù

Kiếp 2: Chàng đồ tể (Linh Hồn A) và Con lợn (linh Hồn B)
tại kiếp 2: B lại bị A giết

Gửi bạn Hải Thức !

Trong đạo Phật không có khái niệm "linh hồn " . Bạn đã học Phật thì không nên dùng từ này , dễ bị nhầm sang quan niệm của ngoại đạo .

Thân !


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
1. Nếu chắc chắn là nghiệp của con Lợn thì điều anh đồ tể này giết có gì sai?
chẳng sai mà cũng chẳng đúng vì nhân quả là vậy; thiện nghiệp sinh thiện quả, bất thiện nghiệp sinh bất thiện quả; sát sinh là bất thiện nghiệp
2. Nếu con lợn có nghiệp phải trả, mà anh đồ tể nghe lời khuyên không giết thì còn gì là Nhân Quả
không giết thì cũng là nhân quả vì con lợn không phải hoặc chưa phải trả nghiệp như vậy

chuyện quả báo khó lường, những câu hỏi trên chẳng khác nào lấy thước đo biển; cứ cố gắng làm thiện cho chắc ăn

:)


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Hải Thức đã viết:Diễn đàn bian.vn có một người nêu câu hỏi sau:

"Theo 4 quy tắc tâm linh của người Ấn ,mọi điều xảy ra đều nên xảy ra và đúng thời điểm
1. Nếu chắc chắn là nghiệp của con Lợn thì điều anh đồ tể này giết có gì sai?
2. Nếu con lợn có nghiệp phải trả, mà anh đồ tể nghe lời khuyên không giết thì còn gì là Nhân Quả

Điều em biết rất hạn hẹp và đang bị luẩn quẩn trong rắc rối này."

Chủ đề hiện đang được bàn tán rất nhiều, nhưng chưa có ai trả lời thấu đáo. Xin các quý thầy giải đáp giúp.
Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu Hải Thức
Rất vui vì thiện hữu đã khởi niệm này, ngu tui xin trả lời câu hỏi của thiện hữu:
Con lợn không có tội gì cả
Đồ tể cũng không có tội gì cả
Tội lỗi là do Duyên Khởi
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

A giết B thì lãnh nghiệp sát, nhưng mà đâu có nhất thiết kiếp sau B quay lại giết A ? A lãnh quả báo nghiệp sát thì có nhiều chúng sanh khác giết cũng được vậy

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
dieungo
Bài viết: 769
Ngày: 11/04/12 22:47
Giới tính: Nam
Đến từ: Hà Nội

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi dieungo »

Hải Thức đã viết:Diễn đàn bian.vn có một người nêu câu hỏi sau:

"Theo 4 quy tắc tâm linh của người Ấn ,mọi điều xảy ra đều nên xảy ra và đúng thời điểm
1. Nếu chắc chắn là nghiệp của con Lợn thì điều anh đồ tể này giết có gì sai?
2. Nếu con lợn có nghiệp phải trả, mà anh đồ tể nghe lời khuyên không giết thì còn gì là Nhân Quả

Điều em biết rất hạn hẹp và đang bị luẩn quẩn trong rắc rối này."

Chủ đề hiện đang được bàn tán rất nhiều, nhưng chưa có ai trả lời thấu đáo. Xin các quý thầy giải đáp giúp.
Chào bạn Hải Thức.
Trong nhân có quả, trong quả lại có nhân, nhân quả được tạo ra ngay nơi ý thức của chính mình.
Hết thức(vọng thức) thì hết nhân quả, còn thức(vọng thức) thì còn nhân quả.
Nhân quả là sự huân tập của vọng thức. Trong suy nghĩ của chúng ta luôn luôn có nhân quả, đó là con đường gieo nhân tạo quả. Muốn vượt ngoài nhân quả thì phải vượt ra khỏi vọng thức
Nếu chắc chắn là nghiệp của con Lợn thì điều anh đồ tể này giết có gì sai?
Nhân quả không có đúng sai
Hải Thức đã viết:Kiếp 1: Con lợn (linh hồn A) và Chàng Đồ Tể (linh hồn B)
Tại kiếp 1: A bị B giết, A oán hận đòi trả thù

Kiếp 2: Chàng đồ tể (Linh Hồn A) và Con lợn (linh Hồn B)
tại kiếp 2: B lại bị A giết

Vấn đề đặt ra ở chỗ này
1. Nếu A không giết --> Luật nhân quả ở đâu
Nếu A không diết B ngay nơi ây đã chừ được một vọng thức. Nhân quả có thể thay đổi nếu ta thay đổi vọng thức


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Luẩn quẩn rắc rối về con lợn - để hiểu Nghiệp

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Theo tôi nghĩ A lỡ gây nghiệp sát mà muốn không lãnh nghiệp sát ấy hoặc muốn nhẹ nghiệp thì phải thành tâm sám hối. Chứ chẳng phải thọ nghiệp hay không là do B muốn trả thù hay không. A thọ nghiệp chẳng liên quan gì đến ý muốn của B cả. Nếu B sanh tâm báo thù thì đó lại là nghiệp mới của B, chẳng liên quan gì đến câu chuyện trước đó

Như chúng ta đã biết, trong Ngũ Nghịch có trọng tội giết 1 vị A La Hán. Nếu suy diễn theo kiểu A giết B, B đầu thai quay lại giết A, vậy trong trường hợp này vị A La Hán đó đâu có quay lại luân hồi để mà báo thù ? Vậy chẳng lẽ người sát hại vị A La Hán đó xù được nghiệp ? Xin thưa người đó chẳng những mất mạng mà còn bị đọa Địa Ngục. Người đó đọa Địa Ngục chắc chẳn chẳng phải do vị A La Hán đó nguyền rủa khiến bị đọa mà nghiệp đã gieo thì tất có báo ứng, chẳng liên quan gì đến vị A La Hán đó có muốn báo thù hay không

Muốn thoát khỏi nghiệp sát đó chỉ có cách thành tâm sám hối, ăn năn. Chứ van xin người bị hại chẳng ích lợi gì, vì nếu người đó có tha thứ đi chăng nữa, nghiệp sát vẫn còn nguyên vẹn do tâm xin tha thứ là tâm sợ chết chứ chẳng phải thành thật ăn năn hối cải

Như vậy ta đã gỡ được khúc mắc do người hỏi do vô tinh không hiểu rõ hoặc cố tình gài bẫy : người đồ tể giết con lợn, lãnh nghiệp sát; con lợn sau đó đầu thai thành cái gì, làm cái gì, chẳng ảnh hưởng gì đến nghiệp sát của người đồ tể; người đồ tể sẽ phải trả nghiệp sát đó bởi bất kỳ chúng sanh nào (kể cả chúng sanh con lợn đó đầu thai); nếu con lợn đó đầu thai thành 1 người khác và người đó sát hại người đồ tể hoặc hậu kiếp của người đồ tể thì đó là khởi điểm 1 nghiệp khác của hậu kiếp con lợn, chẳng liên quan gì đến người đồ tể

Chứ nếu giết 1 sanh mạng, rồi khẩn khoản van xin tha mạng để không phải trả nghiệp thì luật Luân Hồi nằm ở chỗ nào ? Còn nếu A giết B, rồi B lại giết A, rồi A lại giết B, cho đó là dòng nghiệp phải có thì ai trên thế gian này có thể tu thành Chánh Quả ? Tất nhiên, ở đây phải bàn thêm về cái duyên giữa 2 kẻ oan gia. Nó khiến hậu kiếp con lợn vừa gặp hậu kiếp người đồ tể bèn tự nhiên sanh tâm muốn giết. Ở đây, nếu thiện căn của hậu kiếp con lợn đủ mạnh để át đi sát niệm đó thì việc của con lợn đến đó chấm dứt. Còn nếu sát niệm quá mạnh khiến hậu kiếp con lợn chấp vào đó giết người đồ tể thì như đã nói, đó là 1 nghiệp mới

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]22 khách