Giới luật

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Giới luật là gì ?

Ở đâu không có giới luật ?

Tại sao, Đức Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật không giáo giới trước giáo lý, mà phải đến khi cá vị Tùy kheo làm sai phạm mới có "Giới" tạng ?


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Giới là những quy tắc thông thường trong cuộc sống(mang tính khách quan). Luật là những quy định do chính con người đề ra(mang tính chủ nhân của hành động). Theo đó, sự kết hợp "Giới" và "Luật" mang tư tưởng Trung Đạo của Thế Tôn, rằng: con người chính là chủ nhân của mọi hành động thiện-ác. Tuy luật là do con người đề xướng nhưng nó cũng phải tuân thủ theo sự khách quan, bản thể, tự tánh của bên ngoài. Vậy, trước khi có Luật thì Giới đã tồn tại. Khi hiểu được bản chất của nhân quả, con người mới đề xướng ra quy tắc như: làm thiện để cuộc sống an lạc hơn, tránh nỗi khổ niềm đau. Đó cũng là lý do phật giáo giới trước giáo lý. Phải dạy cho chúng hiểu nhân quả là gì? thì mới tiến hành đề ra quy tắc để thực hiện

Giống như việc dạy con vậy. Không thể chỉ dùng roi vọt, quy tắc để ràng buộc mà phải lý giải tốt xấu cho trẻ hiểu

Giới luật (Sìla)

Từ “Sìla” không có nghĩa là những điều luật, quy luật, hay những quy tắc… buộc con người phải tuân thủ như : trong nhà trường, cơ quan, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, hay ở các tôn giáo khác.Một vài học giả đã giải thích Sìla với ý nghĩa khác qua nhiều phương diện khác nhau như :

Về phương diện quy tắc và lòng từ, “Sìla” có nghiã là: sự hướng dẫn về tư cách đạo đức (guide for behavior)(6); hoặc phép tắc để hành xử (rule for action)(7); hay có nghĩa khác là lời dạy, mệnh lệnh, sự ngăn cấm, quy luật,…v..v..(precept, command, prohibition, dicipline, ect.) (8).

Về phương diện đạo đức, “Sìla” có nghĩa là: giới hạnh (Virtue), như tác giả B.Buddhaghosa đã định nghĩa: “Giới hạnh là gì? Đó là những trạng thái bắt đầu bằng sự hiện diện củ Tư tâm sở trong một con người xa lánh việc Sát Sanh(không giết hại chúng sanh),…v…v…; hoặc trong con người thực hành viên mãn các học giới ”

Mười giới cho Tỉ-khâu, Tỉ-khâu-ni và Sa-di (sa. śrāmaṇera) là:

Không giết hại
Không trộm cắp
Không tà dâm
Không nói dối
Không say sưa
Không ăn quá bữa
Không nghe âm nhạc, hát xướng và các trò chơi khác
Không xức dầu thơm, trang điểm
Không ngủ giường cao, đệm êm
Không dính líu chuyện tiền bạc phiền hà thế gian.

Năm giới đầu được áp dụng cho Cư sĩ, Phật tử tại gia, và trong một số ngày đặc biệt có thể lên đến tám (Bố-tát).

Trong Đại thừa Phật giáo, người ta phân ra hai loại giới: Hiển và mật. Mười hiển giới tại đây có khác với mười giới nêu trên chút ít và có giá trị như nhau cho tăng, ni và cư sĩ (ngoài giới thứ 3), được ghi lại trong kinh Phạm võng (sa. brahmajālasūtra):

Không sát sinh;
Không lấy những gì người ta không cho;
Không tà dâm;
Không nói dối;
Không mua bán rượu;
Không nói về hành động xấu của người khác;
Không tự khen mình, chê người;
Sẵn lòng bố thí;
Không giận hờn;
Không phỉ báng Tam bảo.

Mười giới này - loại trừ giới thứ 3 ra - là quy định chung cho tăng, ni và giới Cư sĩ.


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hư Danh đã viết:Giới là những quy tắc thông thường trong cuộc sống(mang tính khách quan). Luật là những quy định do chính con người đề ra(mang tính chủ nhân của hành động). Theo đó, sự kết hợp "Giới" và "Luật" mang tư tưởng Trung Đạo của Thế Tôn, rằng: con người chính là chủ nhân của mọi hành động thiện-ác. Tuy luật là do con người đề xướng nhưng nó cũng phải tuân thủ theo sự khách quan, bản thể, tự tánh của bên ngoài. Vậy, trước khi có Luật thì Giới đã tồn tại. Khi hiểu được bản chất của nhân quả, con người mới đề xướng ra quy tắc như: làm thiện để cuộc sống an lạc hơn, tránh nỗi khổ niềm đau. Đó cũng là lý do phật giáo giới trước giáo lý. Phải dạy cho chúng hiểu nhân quả là gì? thì mới tiến hành đề ra quy tắc để thực hiện

Giống như việc dạy con vậy. Không thể chỉ dùng roi vọt, quy tắc để ràng buộc mà phải lý giải tốt xấu cho trẻ hiểu

Giới luật (Sìla)

Từ “Sìla” không có nghĩa là những điều luật, quy luật, hay những quy tắc… buộc con người phải tuân thủ như : trong nhà trường, cơ quan, các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội, hay ở các tôn giáo khác.Một vài học giả đã giải thích Sìla với ý nghĩa khác qua nhiều phương diện khác nhau như :

Về phương diện quy tắc và lòng từ, “Sìla” có nghiã là: sự hướng dẫn về tư cách đạo đức (guide for behavior)(6); hoặc phép tắc để hành xử (rule for action)(7); hay có nghĩa khác là lời dạy, mệnh lệnh, sự ngăn cấm, quy luật,…v..v..(precept, command, prohibition, dicipline, ect.) (8).

Về phương diện đạo đức, “Sìla” có nghĩa là: giới hạnh (Virtue), như tác giả B.Buddhaghosa đã định nghĩa: “Giới hạnh là gì? Đó là những trạng thái bắt đầu bằng sự hiện diện củ Tư tâm sở trong một con người xa lánh việc Sát Sanh(không giết hại chúng sanh),…v…v…; hoặc trong con người thực hành viên mãn các học giới ”

Mười giới cho Tỉ-khâu, Tỉ-khâu-ni và Sa-di (sa. śrāmaṇera) là:

Không giết hại
Không trộm cắp
Không tà dâm
Không nói dối
Không say sưa
Không ăn quá bữa
Không nghe âm nhạc, hát xướng và các trò chơi khác
Không xức dầu thơm, trang điểm
Không ngủ giường cao, đệm êm
Không dính líu chuyện tiền bạc phiền hà thế gian.

Năm giới đầu được áp dụng cho Cư sĩ, Phật tử tại gia, và trong một số ngày đặc biệt có thể lên đến tám (Bố-tát).

Trong Đại thừa Phật giáo, người ta phân ra hai loại giới: Hiển và mật. Mười hiển giới tại đây có khác với mười giới nêu trên chút ít và có giá trị như nhau cho tăng, ni và cư sĩ (ngoài giới thứ 3), được ghi lại trong kinh Phạm võng (sa. brahmajālasūtra):

Không sát sinh;
Không lấy những gì người ta không cho;
Không tà dâm;
Không nói dối;
Không mua bán rượu;
Không nói về hành động xấu của người khác;
Không tự khen mình, chê người;
Sẵn lòng bố thí;
Không giận hờn;
Không phỉ báng Tam bảo.

Mười giới này - loại trừ giới thứ 3 ra - là quy định chung cho tăng, ni và giới Cư sĩ.
Đạo hữu @HuDanh trích dẫn giới luật là gì! Giới là những quy tắc thông thường trong cuộc sống(mang tính khách quan). Luật là những quy định do chính con người đề ra(mang tính chủ nhân của hành động). tn rất vui được đ/h chia sẽ những lời trích dẫn quá rõ, quá đúng.

Sau khi đã thọ tam quy, ngũ giới. Người Phật tử tại gia có bắc buộc phải giữ giới ?

Những người chưa quy y thì có cần phải giữ giới không ?


Hình đại diện của người dùng
bebobebi
Bài viết: 191
Ngày: 17/02/11 11:41
Giới tính: Nam
Đến từ: hcm

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi bebobebi »

giới luật đưa ra nhằm hổ trợ con người đến với điều tốt, mà cái tốt thì chẳng có phân biệt bất kì ai cả


[b][color=#BF0000]ym : ve_chai92[/color][/b]
Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

Theo lời của nhiều vị tu sĩ thì Phật tử đã thọ Tam Quy Ngũ Giới phải theo đó mà hành trì, không được trái phạm. Nếu trái phạm phải sửa đổi. Vì đó là giới luật Phật đặt ra và chính mình đồng ý thọ trì thì phải giữ cho tròn.

Những người chưa quy y cũng có thể tự giữ giới theo hai hướng:
Thứ nhất là phát nguyện giữ Ngũ Giới, và khi đã phát nguyện cũng như đã thọ trì, phải giữ cho trọn.
Thứ hai là muốn giữ Ngũ Giới mặc dù không phát nguyện thọ trì hay quy y, những người này đôi lúc trái phạm nếu muốn sám hối hay không thì tùy.

Giữ giới cũng như đặt mình vào khuôn phép không cho làm bậy ngoài khuôn phép đó. Khi phạm lỗi thì phải sám hối, cải đổi. Người đã thọ trì giới mà giữ không trọn vẹn, không sám hối, cải đổi sẽ bị tội nặng hơn người chưa thọ trì. Vì người đã thọ trì mà phạm lỗi như biết pháp mà phạm pháp, còn người chưa thọ trì không biết pháp nên phạm pháp. Còn có thể dung thứ.

Tuy nhiên đó chỉ là trên mặt lời nói, nếu về nhân quả thì nhân nào quả nấy. Ai gây tạo điều gì sẽ bị hậu quả tương ứng. Giới luật là một bức tường ngăn cản không cho ta làm điều gì trái phạm khiến gây tạo nghiệp tội. Nên một khi đã phát nguyện thọ trì bất cứ giới luật nào cũng không được trái phạm.

A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Lâm Nghĩa đã viết:1. Theo lời của nhiều vị tu sĩ thì Phật tử đã thọ Tam Quy Ngũ Giới phải theo đó mà hành trì, không được trái phạm. Nếu trái phạm phải sửa đổi. Vì đó là giới luật Phật đặt ra và chính mình đồng ý thọ trì thì phải giữ cho tròn.

2. Những người chưa quy y cũng có thể tự giữ giới theo hai hướng:
Thứ nhất là phát nguyện giữ Ngũ Giới, và khi đã phát nguyện cũng như đã thọ trì, phải giữ cho trọn.
Thứ hai là muốn giữ Ngũ Giới mặc dù không phát nguyện thọ trì hay quy y, những người này đôi lúc trái phạm nếu muốn sám hối hay không thì tùy.

3. Giữ giới cũng như đặt mình vào khuôn phép không cho làm bậy ngoài khuôn phép đó. Khi phạm lỗi thì phải sám hối, cải đổi. Người đã thọ trì giới mà giữ không trọn vẹn, không sám hối, cải đổi sẽ bị tội nặng hơn người chưa thọ trì. Vì người đã thọ trì mà phạm lỗi như biết pháp mà phạm pháp, còn người chưa thọ trì không biết pháp nên phạm pháp. Còn có thể dung thứ.

4. Tuy nhiên đó chỉ là trên mặt lời nói, nếu về nhân quả thì nhân nào quả nấy. Ai gây tạo điều gì sẽ bị hậu quả tương ứng. Giới luật là một bức tường ngăn cản không cho ta làm điều gì trái phạm khiến gây tạo nghiệp tội. Nên một khi đã phát nguyện thọ trì bất cứ giới luật nào cũng không được trái phạm.

A Di Đà Phật!
1. Giới luật Phật đặt ra là để bố giáo cho tứ chúng và các hàng Tùy kheo đã vi phạm các Pháp thế gian (Lục Hòa). Chớ không cấm người Tu sĩ, hay cư sĩ tại gia sau khi thọ Tam Quy là phải nghiêm trì giới luật. Nếu không giữ thì bị phạt giống như các đạo thờ thần thánh khác.

2. Những người chưa quy y cũng nên giữ giới, bởi sống ở một nước thì theo luật nhà nước, ở một gia đình thì theo nhiệm dụ của gia đình. Còn ở đạo thì phải theo nếp sống ở đạo, giữ giới không làm ác, tu các điều hành. Tóm lại ở đâu có thanh quy, giới luật thì ở đó có sự công bằng, tình thương nhân loại, đem đến hạnh phúc chung cho mọi người....

3. Người biết giữ giới là người biết các nội quy, điều lệ, luật pháp của xã hội, là khuôn khổ để làm người lương thiện và có lòng hổ thẹn, khi đã làm sai biết ăn năn sám hối. Người có lòng tự trọng biết nhận xét lỗi mình, tha thứ lỗi người thì người đời kính trọng là lẽ đương nhiên. Còn hạng người đã biết giới luật, hoặc ban giới luật cho người khác phải nghe theo, mà mình vẩn làm bậy thì người đời sẽ nghĩ.....
Vi như một người cha nghiện rượu, mà thấy con đang uống rượu, thì có dạy được con, hay không dạy được con?

4. Về nhân quả, lý nhân duyên, tứ đế...Tu các pháp lành, mà bỏ quên Tam bảo, không nhớ giới luật. Thì đừng hòng thấy Phật tâm. Cửa địa ngục trần gian tương lai đang chờ đón.


Huệ Hiền
Bài viết: 1447
Ngày: 31/05/10 18:35
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Hiền »

A Di Đà Phật, đó là lời chia sẻ của tôi. Cũng cám ơn đạo hữu đã phân tích bài của tôi ra chia sẻ cùng :D
Tôi đã nghe Hòa thượng Tuyên Hóa hoặc một vị pháp sư nào đó nói không nên cho những đứa trẻ hoặc người chưa phân biệt được đúng sai thọ trì Ngũ Giới, vì một khi thọ trì là phải giữ giới, cho nên nếu thọ trì để lấy phước mà không giữ giới thì không nên như vậy.

A Di Đà Phật!


Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.


- Tế Điên Hòa Thượng -
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tôi đã nghe Hòa thượng Tuyên Hóa hoặc một vị pháp sư nào đó nói không nên cho những đứa trẻ hoặc người chưa phân biệt được đúng sai thọ trì Ngũ Giới, vì một khi thọ trì là phải giữ giới, cho nên nếu thọ trì để lấy phước mà không giữ giới thì không nên như vậy.
Về khách quan ở xã hội người nào phạm tội ăn trộm, giết người hay nhẫn tâm với súc vật, hoặc vi phạm các luân thường đạo lý trong phong tục tập quán. thì dù không biết tới Đạo Phật hay không thọ trì ngũ giới. Điều có tội với xã hội.

Những trẻ nít không biết, thì lở có vi phạm cũng bị phạt theo lứa tuổi mà xã hội quyết định, còn người không biết phân biệt đúng sai, chỉ có những người cố chấp, (tà đạo, người tâm thần) thì không nói tới, số còn lại thì họ vẩn biết phân biệt làm sai là bị tù. :D

II. tangbong

Trong năm giới thì, bốn giới trước thuộc về tánh giới (giới này dù Phật có ra đời hay không ra đời, có chế giới hay không chế giới thì, giới này vẫn có giá trị phổ quát, ai làm tức là phạm), còn một giới sau thuộc về giá giới (Giới này là giới chế ra để ngăm cấm những người đã phát nguyện thọ trì nó, nếu ai làm thì phạm, còn ai không phát nguyện thọ trì thì không chịu sự lệ thuộc của giới này, và không phạm). (Trích dẫn trong ngũ giới)

III. tangbong

Tóm lại, thọ hay không thọ trì điều phải giữ giới.

Cò thọ trì giới luật tức là đã có phước rồi vì không gây tội, không tái phạm. (Tất cã điều do tâm mình. Cho nên nhà nào có thờ Phật là nhà đó có phước cũng đồng như vậy.).


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Kinh Niệm Phật Ba La Mật

Pháp-sư Cưu-Ma-La-Thập dịch từ Phạn ra Hán.
HT. Thích-Thiền-Tâm dịch từ Hán-văn ra Việt-văn


7-. Thế Nào Gọi Là Hộ Giới Tâm ?

Nầy Diệu-Nguyệt, người Niệm Phật phải luôn luôn an trụ nơi giới luật, và hằng phát tâm hộ trì giới luật. Ấy là:

1. Giới chẳng bỏ Bồ-đề-tâm, chẳng quên Bồ-đề-nguyện.

2. Giới tự nhiên xa lìa các phép học pháp hữu vi (Ví dụ không để tâm người này làm ác, kẻ kia làm thiện...)

3. Giới hân ngưỡng Đại-thừa, vui thích tu hành theo tất cả pháp học Bồ-tát-đạo.

4. Giới đem hết thảy thiện căn hồi hướng quả vị Chánh-Đẳng-Giác, mong cầu Phật-trí, Vô-sư-trí.

5. Giới nơi tất cả Phật pháp vô-sở-đắc.

6. Giới chẳng dính mắc tất cả thiện sự hữu vi.

7. Giới khiến cho diệu pháp được tồn tại lâu dài, làm cho hết thảy chúng sanh an trụ nơi Chánh Kiến.

8. Giới khéo léo tư duy tất cả hành nghiệp chúng sanh và khiến chúng sanh trưởng dưỡng ý hướng giải thoát.

9. Giới trang nghiêm tự tâm đồng thời trang nghiêm mười phương quốc độ của chư Phật.

10. Giới chư căn Luật nghi, như Tỳ-kheo giới, Bồ-Tát giới, Ngũ giới tại gia v.v...

Niệm Phật với tâm hộ trì các giới luật kể trên, mới được gọi là chân chánh niệm Phật.
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 11/07/12 13:25 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Giới học

Giới học là một trong ba học: Giới, Ðịnh, Tuệ. Ba học còn được gọi là ba vô lậu học. Gọi là vô lậu học là vì ba học này đưa đến đoạn trừ các lậu hoặc, đưa đến giải thoát mà không phải đưa đến các phước báo sanh thiên.

Ý Nghĩa Của Giới

Thông thường, Giới được hiểu là ngăn ngừa điều quấy, dứt dừng điề ác ("phòng phi chỉ ác"), hoặc ngưng điều ác và làm điều thiện ("chỉ ác, tác thiện").

Trong Bát Chánh đạo, Giới là giới uẩn gồm có chánh ngữ, chánh nghiệpchánh mạng. Ở đây chỉ sự ngăn ngừa các hành động lỗi lầm của thân và khẩu. Khi các hành động lỗi lầm không được làm thì tránh được nhiều sự tổn hại cho những người khác. Ðây đã nói lên ý nghĩa "tác thiện" của giới.


Chữ Giới trong Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Sk: Pràtimoksa, Pàli: Patimokkha) có nghĩa là Biệt giải thoát hay Xứ xứ giải thoát, Tùy thuận giải thoát. Biệt giải thoát là giải thoát từng phần; giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát ít. Tùy thuận giải thoát là giải thoát tùy thuộc vào quả hữu vi hay vô vi của người hành.

Từ điển của Rhys Davids cắt nghĩa Giới (Silà) có gốc từ ngữ căn Sìl. Ngữ căn Sìl có hai nghĩa: Upadhàranà (luân lý, đạo đức của Phật giáo, cách cư xử, tư cách đạo đức) và Samàdhi (Ðịnh).

Từ Patimokkha thì có nghĩa là, theo cách phân tích từ ngữ, trói buộc các hành động, giữ gìn, thúc liễm các hành động của thân và khẩu không để cho rơi vào đường ác, sai lầm, tổn hại mình và người. Ví như buộc mồm trâu để ngăn nó ăn lúa mạ.

Giới trong nghĩa của ngày trai giới (Pàli: Uposatha, Sk. Upavasatha, Hán dịch là Bố-sa-tha), có nghĩa là tịnh trú, trưởng dưỡng, trưởng tịnh và thiện túc.

Tăng Chi (III - A) định nghĩa ngày trai giới là ngày thực hành hạnh sống của vị A-la-hán (chỉ giữ tám giới).

Trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo, Thế Tôn dạy: Giới là nền tảng của bốn Niệm xứ, bốn Chánh cần, bốn Như ý túc, Năm Căn, Năm Lực, Bảy Bồ-đề phần và Tám Thánh đạo phần. Ví như đất là nền tảng, không có nó thì các loài động vật không thể di chuyển, cũng thế, không có Giới thì ba mươi bảy phẩm trợ đạo không thể được tu tập viên mãn.

Qua các định nghĩa trên, Giới giúp cho hành giả đạt được hai mục tiêu: không làm các điều ác (chư ác mạc tác), làm các việc lành (chúng thiện phụng hành). Mục tiêu thứ ba của Phật giáo là giữ tâm ý thanh tịnh, loại bỏ hết các lậu hoặc (tự tịnh kỳ ý) và cũng là mục tiêu cứu cánh, cần phải nhờ đến việc thực hành định uẩn và tuệ uẩn.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Thời Gian Và Lý Do Thiết Lập Giới

Theo tài liệu sử của Edward J. Thomas trong cuốn "Ðời sống của đức Phật" (The Life of Buddha), Giáo hội Ni được thành lập từ năm thứ năm sau ngày Thế Tôn thành Ðạo. Do đó, qua năm thứ sáu một số giới luật đã bắt đầu hình thành, và hình thành tương đối rõ là vào năm thứ mười sau ngày thành Ðạo. Luật tạng thì ghi mãi đến năm thứ mười ba sau ngày thành Ðạo giới luật mới hẳn nhiên được hình thành, do Tôn giả Ưu-ba-ly (Upàli) đặc trách. Bấy giờ Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa (Patimokkha) ra đời.

Vì sao Giới bổn không được thiết lập ngay từ năm đầu của Giáo hội? -- Theo truyền thống, chư Thế Tôn chỉ thiết lập các giới điều, khi nào thấy cần thiết, khi nào đầy đủ nhân duyên. Khi có một hiện tượng vi phạm gây nên một ảnh hưởng không tốt cho sinh hoạt của Tăng chúng thì Thế Tôn mới kiết giới, thành lập thêm một giới điều để ngăn ngừa hiện tượng xấu ấy xảy ra về sau. Giới bổn cũng thế, trong những năm đầu, chư Tỷ-kheo sinh hoạt thanh tịnh trong khuôn khổ của Chánh pháp nên Thế tôn không đề cập đến Giới bổn, mà chỉ trình bày Giới dưới những hình thức đơn giản và tổng quát nhất là hình thức hộ trì các căn, hoặc dưới hình thức chánh ngữ, chánh nghiệp và chánh mạng của Bát Thánh đạo. Mãi đến năm thứ mười ba sau ngày thành Ðạo, bấy giờ có nhiều hiện tượng sinh hoạt đi ra ngoài đời sống phạm hạnh, Thế Tôn mới thành lập giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa.

Một hôm, Tôn giả Upàli bạch Thế Tôn: "Bạch Thế Tôn, do những mục đích nào các học pháp được thiết lập cho các đệ tử của Như Lai và Giới bổn Patimokkha được tuyên đọc?".

Thế Tôn dạy, do mười mục đích mà các học pháp được thiết lập và Giới bổn Pàtimokkha được tuyên đọc:

- Ðể Tăng chúng được cực thịnh,
- Ðể Tăng chúng được an ổn,
- Ðể chặn đứng các người cứng đầu,
- Ðể các thiện Tỷ-kheo được sống an ổn,
- Ðể chế ngự các lậu hoặc ngay trong hiện tại,
- Ðể chặn đứng các lậu hoặc trong tương lai,
- Ðể đem lại tịnh tín cho những người không tin,
- Ðể làm tịnh tín tăng trưởng cho những người có lòng tin,
- Ðể diệu pháp được tồn tại,
- Ðể luật được chấp nhận. (Tăng Chi bộ Kinh 3B, tr. 73).

Qua mười mục đích trên, Giới bổn chỉ giới hạn ở hai phần "chỉ ác" và "tác thiện" trong ba phần - chỉ ác, tác thiện và tự tịnh kỳ ý - mà Phật giáo nhắm đến.

Như thế, Giới qua Nikàya, chỉ gồm vào các giới của tại gia và xuất gia. Ðây là nội dung của Nhiếp luật nghi giới hay gọi là Biệt giải thoát giới.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Giới luật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nội Dung Các Loại Giới

Có nhiều hình thức phân loại Giới. Cách phân loại thứ nhất, giới mang ý nghĩa rộng rãi của "Ðại thừa". Ở đây giới có ba loại:

- Loại một gọi là Nhiếp luật nghi giới, gồm có các giới của tại gia và xuất gia: ngũ giới, bát quan trai giới, thập thiện giới và cụ túc giới.

- Loại hai gọi là Nhiếp thiện pháp giới, lấy việc thực hành tất cả việc thiện làm giới.

- Loại ba gọi là Nhiêu ích hữu tình giới, lấy việc làm lợi ích cho tất cả chúng sanh làm giới.

Cách phân loại thứ hai cũng mang ý nghĩa rất rộng rãi của Ðại thừa, gồm có:

- Biệt giải thoát giới, đấy là nội dung của Nhiếp luật nghi giới.

- Ðịnh cộng giới, là giải thoát do định sinh, lấy định làm giới. Do tu Thiền định mà thâm tâm thanh tịnh, giới thể được cụ túc.

- Ðạo cộng giới, là giải thoát do tuệ sinh, lấy tuệ làm giới. Do tu vô lậu nghiệp mà được trí vô lậu, giới thể được viên mãn.

Qua sự phân loại giới trên, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới là thuộc Ðại thừa giới; biệt giả thoát giới và định cộng giới thì được gọi là hữu lậu giới; đạo cộng giới được gọi là vô lậu giới.

Luận Câu Xá thì gọi biệt giải thoát luật nghi (hay biệt giải thoát giới) là Dục giới triền giới; gọi định sanh luật nghi (hay định cộng giới) là Sắc giới triền giới; và gọi đạo sanh luật nghi (hay đạo cộng giới) là Vô lậu giới.

Trong giới hạn của phần giới được trình bày ở đây, chúng ta không đi vào các chi tiết của giới, cũng không đi vào các giới luật xuất gia, mà chỉ trình bày những nét cơ bản của Giới học.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot], Google [Bot]20 khách