Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Văn hóa Phật giáo và văn hóa phổ thông khác như thế nào ?


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Ở đây xin nói ra lời ngu dốt : văn hoá Phật Giáo dành cho Bồ Tát, văn hoá phổ thông dành cho chúng sanh

Thế là tôi rơi tõm vào nhị biên, nhị kiến !

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Văn hóa phổ thông còn gọi nôm na là văn hóa xã hội, hay văn hóa của đại chúng, của nhân dân. Của một nước, cùng ngôn ngữ, phong tục tập quán. Lễ nghĩa.v.v..

Còn Văn Hóa Phật Giáo thì có thêm tất cả giáo lý Phật giáo nói riêng và kim luôn cả văn hóa phổ thông.

Còn nói sâu vào thì phải có chủ đề người tham gia, nay thì chưa có ai chia sẽ nhiều hoặc hỏi.


kinhle caunguyen kinhle caunguyen kinhle caunguyen

Nếu một người tham gia vào Diễn đàn đại tạng kinh Phật giáo, mà không có hiểu (thất học) về văn hóa phổ thông thì có ý đồ gi ?

Người thiếu văn hóa là như thế nào, gọi là thiếu?
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 27/06/12 11:24 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Nếu một người tham gia vào Diễn đàn đại tạng kinh Phật giáo, mà không có hiểu (thất học) về văn hóa phổ thông thì có ý đồ gi ?
Tôi chưa hiểu về câu hỏi này của bác #-o Bác có thể giải thích rõ thêm không ạ ?

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

TuDragon76 đã viết:
Nếu một người tham gia vào Diễn đàn đại tạng kinh Phật giáo, mà không có hiểu (thất học) về văn hóa phổ thông thì có ý đồ gi ?
Tôi chưa hiểu về câu hỏi này của bác #-o Bác có thể giải thích rõ thêm không ạ ?

Nam Mô A Di Đà Phật !
caunguyen Đ/h đặt câu hỏi khác đi, hoặc chia sẽ nghĩa và ý, theo cái hiểu cá nhân của mình trước. Văn hóa Phật giáo là gì...
Còn Văn hóa Phổ thông là...

Thì mới có sự khác biệt, sau đó là tìm cái "Ý của sự khác biệt" để hiểu cái ý đồ của nó. Bởi ý đồ là nghĩa xấu nhưng xấu về phương diện nào ?

Như không hiểu nửa thì đ/h chỉ gỏ vài chữ lên "Google" tra tự điển là thấy ngay. :D


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích dẩn lời phê bình đem đến lợi ích cộng đồng của một đ/h:

Chào đ/h.

Xin phúc đáp ít dòng.

Giữa Văn hóa Phổ ThôngVăn hóa Phật Giáo tôi thấy nghĩa này hình như nó không thuộc vào một ích lợi nào đó khi giảng dạy sâu vào. Văn Hóa có thể hiểu là những niềm tin truyền thống của con người vào gì đó. Nếu xét sâu nữa thì chữ Niềm Tin được định nghĩa là tin suông vào một điều gì đó, nơi đó không có lý trí hiểu biết, giống như Độc Thần vậy. Vậy khi xét vào thì trùng trùng điều phải làm rõ.

Đ/h thấy vấn đề Văn Hóa giữa Phổ Thông và Phật Giáo nó giống như vấn đề đặt ra, Đức Phật còn tồn tại hay không sau khi Nhập Diệt. Câu hỏi này thông thường bên Bắc Tông đã cố trả lời vấn đề này như: Đức Phật còn Pháp Thân để thị hiện nơi thế gian giảng dạy.

Đ/h nghĩ sao về vấn đề này? Thực sự câu hỏi này không nên đặt ra và không nên được hỏi. Còn xét về diễn đàn để thảo luận, đã gọi là Diễn Đàn Phật Giáo mà đặt những câu hỏi không có lời ích cho việc thoát khổ và giảm khổ, dẫn đến tri kiến, giải thoát, nhằm để phân tích giảng dạy những vấn đề không thiết thực thì người này thực sự không hiểu Đức Phật, không đi đúng con đường của Đức Phật rồi....

====
Đ/h xem thử câu trả lời của đ/h Hlich xem. Trên đang bàn về có Thân Trung Ấm có hay không. Nhưng những câu trả lời sau đây không cần giải thích vấn đề, câu hỏi không thiết thực này, mà chỉ minh định chân lý của Đức Phật.
cụm từ "không qua giai đoạn Trung Ấm" không có nghĩa không có thần thức mà có nghĩa là thần thức đã duyên cho sự thành của một chúng sinh mới trong một khoảng thời gian cực ngắn
Câu này chỉ rõ, đ/h Hlich muốn nói về vấn đề Thần Thức sẽ tắt ở thân xác hiện tại và Thức Tái Sinh xuất hiện ngay do năng lực là Nghiệp làm duyên ở nơi tái sinh thích hợp.

Đ/h nghĩ thử xem. đây là phong thái, cốt cách của bậc trí trong đúng như Đức Phật chỉ trả lời những câu hỏi cần thiết, và những câu hỏi không cần thiết Ngài sẽ im lặng. (đây là cách nghĩ, xét của tôi ngay trong câu trả lời trên của đ/h Hlich thôi)

Chúc Đ/h khỏe và an lạc cả thân và tâm.
(Lời của một đ/h)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Trích dẫn: Tấm lòng cửa biển của Tăng Ni phát bồ đề tâm:

Phật giáo chung tay tiếp sức cho những ước mơ

GN - Gần 500 tình nguyện viên (TNV) tại 3 điểm (TP.HCM, TP.Cần Thơ, TP.Đà Lạt - Lâm Đồng) bắt đầu ra quân trong Chương trình Tiếp sức mùa thi 2012 (do Tiểu ban Thanh thiếu nhi trực thuộc Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư tổ chức với sự hỗ trợ của báo Giác Ngộ) vào ngày 28-6-2012

Đây là năm thứ 4, Chương trình Tiếp sức mùa thi do Phật giáo thực hiện với sự tham gia của đông đảo các tự viện, Phật tử và đặc biệt là TNV là sinh viên, bạn trẻ…

Thao thức cho những ước mơ
Tiếp sức mùa thi, một hành động dành cho tất cả những cơ quan, tổ chức, cá nhân nào đồng điệu với những ước mơ cháy bỏng của học trò chốn quê lên thành phố dự thi tuyển sinh (đại học, cao đẳng)...

Chính trong niềm thao thức và đồng cảm với những ước mơ của những sĩ tử có những khó khăn chốn quê nghèo, ở tỉnh lẻ, phải lặn lội tàu xe đi thi nơi các thành phố lớn (điểm thi, có các trường đại học, cao đẳng) nên Phật giáo, mà cụ thể là Báo Giác Ngộ với tinh thần lợi tha đã khởi xướng Chương trình “Tiếp sức mùa thi” (bắt đầu từ mùa tuyển sinh 2009).

Đó là bộc bạch và cũng là ý niệm cho một chương trình thể hiện tinh thần nhập thế của Phật giáo, nhất là việc hướng tới giới trẻ, những người chủ tương lai của đất nước. Chương trình được hình thành với ý niệm thiện lành là giúp thí sinh và phụ huynh đi thi có điều kiện thuận lợi hơn (được đón đưa tại các bến xe, nhà ga về chùa, được ăn ở miễn phí, được đưa đi thi trong điều kiện có thể…) nên ngay từ năm đầu tiên đã được sự đồng thuận, hưởng ứng của quý tôn đức Tăng Ni, Phật tử, đặc biệt là các trú xứ chùa chiền, tự viện, tịnh xá, tịnh thất trên địa bàn TP.HCM.

Vượt qua những khó khăn
Trên bước đường hành đạo hoặc làm Phật sự thì chắc chắn sẽ gặp thuận duyên và cả những nghịch duyên không mong đợi (chương trình Tiếp sức mùa thi được HT.Thích Trí Quảng, Phó Chủ tịch HĐTS, Trưởng BTS THPG TP.HCM, Tổng Biên tập Báo Giác Ngộ khẳng định là Phật sự quan trọng của báo, không phải chỉ là phong trào cho có).

Thuận duyên, đương nhiên là sự đồng lòng yểm trợ từ phía chư tôn đức, Phật tử, người cho chỗ ở, người đóng góp tịnh tài, tịnh vật và sự tham gia tiếp sức của TNV là lực lượng trẻ, có tâm huyết đóng góp, thiện nguyện… Còn nghịch duyên, đó có thể là khó khăn về kinh phí trong một vài thời điểm, sự thiếu kinh nghiệm hoặc chưa chu đáo từ phía Ban Tổ chức dù đã chuẩn bị kỹ lưỡng, hay một sự cản trở, làm khó từ một hiểu nhầm không đáng có nào đó… Tất cả những khó khăn ấy tất nhiên cũng đã làm buồn lòng ít nhiều những người có tâm huyết muốn đóng góp cho sự nghiệp chung của đất nước là giáo dục - đào tạo.

Nhà nước ta xác định “Giáo dục là quốc sách”, trong đó việc thi cử, tuyển sinh luôn luôn là vấn đề hàng đầu, nếu không được xã hội hóa thì chắc chắn sẽ rất khó khăn. Xã hội hóa từ chính chương trình “Tiếp sức mùa thi” là một trong những hành động thiết thực, yểm trợ cho những nguồn nhân lực đất Việt có cơ hội thể hiện, cho những ước mơ được thành tựu dễ dàng hơn, cũng là tiếp sức cho một thế hệ trẻ có cơ hội cống hiến cho Tổ quốc.

Tận lực hỗ trợ thí sinh
Chiều ngày 17-6, tại tòa soạn Báo Giác Ngộ đã diễn ra một buổi gặp mặt thắm tình đạo vị giữa Ban Tổ chức Chương trình “Tiếp sức mùa thi” và quý tôn đức đại diện các tự viện, Phật tử đồng hành với chương trình. HT.Thích Đạt Đạo, Phó ban Thường trực Ban Hướng dẫn Phật tử T.Ư, Trưởng BTC cùng HT.Thích Thanh Hùng, Phó ban Thường trực BTC; TT.Thích Chơn Không, Phó ban kiêm Chánh Thư ký BTC đã chủ trì buổi gặp gỡ. Lắng nghe những chia sẻ, góp ý cho chương trình mới thấy rằng tất cả chư tôn đức, đại diện các tự viện, tịnh xá, tịnh thất… tham gia cùng chương trình Tiếp sức mùa thi đều có chung một tấm lòng: tất cả cho thí sinh, vì thí sinh!

caunguyen ====== kinhle ======== :-c =========== cafene ==== tangbong

Trở lại vấn đề Văn hóa giữa Phật giáo và Phổ thông, hay là trở lại đạo và đời thì đúng nghĩa hơn.

Về giới hạn: Văn hóa Phật giáo là sự tôn quí, kính trọng nhất đối với hàng Phật tử (người con Phật) chúng ta. Nhưng ngày nay không phải vì lợi dưỡng cá nhân cho một ông Phật tâm của mình mà bỏ quên phận sự của một người công dân. Yêu nước, kính Thầy, hiếu dưỡng cha mẹ, và các bạn đạo. Hay các loài hữu tình cũng như vô tình (Vật lý, cây, cõ thiên nhiên.v.v.)
Nhưng chỉ là một giới hạn chưa hoàn toàn đúng với ý nguyện của Đức Từ Phụ ngày xưa đã giáo lý về phương diện vật chất, xã hội xưa và nay....

Nhưng văn hóa phổ thông thì vô hạn lượng trên thế giới (cõi ta bà) ở một đất nước kém văn hóa thì đất nước đó sẽ nghèo. Không phát triển vì sự thiếu hiểu biết, thiếu nhân tài. Văn hóa phổ thông thì có đủ hạng người, trăm ngàn ý kiến khác nhau, tạo ra sự bất đồng gọi là tiêu cực thiếu văn hóa. Còn sự hòa đồng thì tích cực cải thiện đời sống.v.v.

Do đó bất cứ nơi đâu, hay ở trong chùa, đạo tràng cho tới cộng đồng diễn đàn Phật giáo, người chỉ biết đạo, mà không có sự hiểu biết về văn hóa phổ thông, hay giữ gìn văn hóa khi tham khảo đạo đời song yếu thì khó mà hòa đồng để phát huy trí tuệ của cả hai tục đế và chân đế.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hải Phòng: Hội thi giáo lý quận Dương Kinh

Để giúp Phật tử tại gia hiểu rõ hơn về giáo lý Đạo Phật, áp dụng giáo lý của đạo Phật vào cuộc sống và tu học đúng Pháp.

Sáng qua, ngày 30 tháng 6 năm 2012 nhằm ngày 12 tháng 5 năm Nhâm thìn, tại chùa Quảng Luận (Khánh Vân tự) phường Đa Phúc, Quận Dương Kinh, TP. Hải Phòng đã long trọng diễn ra Hội thi giáo lý Quận Dương Kinh.

Tham dự và chứng minh Hội thi có sự hiện diện của TT. Thích Thanh Giác, Ủy viên hội đồng trị sự, Phó ban Hoằng Pháp TW GHPGVN, Phó trưởng BTSPG TP. Hải Phòng. ĐĐ. Thích Quảng Nghĩa, Chánh ban đại diện Phật giáo quận Dương Kinh,trụ trì chùa Quảng Luận cùng Chư tôn đức Tăng Ni các quận Huyện trong TP. Hải Phòng và hơn 100 thí sinh tham dự Hội thi giáo lý năm nay.

Quận Dương Kinh là một quận mới của TP. Hải Phòng được thành lập từ năm 2007, quận gồm có 15 chùa toạ lạc trên 6 phường. Hôm nay, các thí sinh xuất sắc của các chùa thuộc quận Dương Kinh đã hội tụ về đây để tham dự Hội thi giáo lý cấp quận, huyện.
Các thí sinh đã phải trả lời 50 câu hỏi trắc trên giấy do BTC đưa ra. Ngoài kiến thức Phật học cơ bản, BTC còn lồng ghép một số câu hỏi liên quan đến lịch sử PG Việt Nam, hoạt động Phật sự của Giáo hội PGVN cũng như hoạt động Phật sự của Thành hội PG Hải Phòng.

Trước khi kết thúc hội thi, BTC đã trao giải cho các tập thể và các nhân xuất sắc đạt thành tích cao trong Hội thi bao gồm cả cuộc thi lý thuyết và thi thực hành.

Cuộc thi giáo lý quận Dương Kinh đã diễn ra trong không khí ấm cúng, nghiêm túc trước sự hoan hỷ của Chư tôn đức Tăng Ni và các Phật tử tham dự Hội thi.

Nguyễn Thành Trung (PD: Phúc Thiện)
DSC00407_640x359_427068134.jpg
DSC00407_640x359_427068134.jpg (84.58 KiB) Đã xem 2435 lần
*** tangbong Hoan hỉ tangbong ***


Sau khi đọc bài của đ/h Phúc Thiện viết trên báo http://www.phattuvietnam.net/tintuc/19597.html , lòng tôi cảm thấy thật vui về sự phát triển văn hóa Phật giáo ngày nay, cũng là nguyện vọng của cố HT. Thích Thiện Hoa mong muốn từ 1960. Hòa Thượng đã đặt lòng tin vào bộ Phật học Phổ Thông của ngài, tới nay đã bắt đầu đâm cành, kết trái.

Hy vọng, văn hóa Phật giáo sẽ hòa nhập vào các học đường và trở thành một môn giáo dục học chánh cho một cấp lớp. Thành kính chia sẽ cùng các bạn đạo.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Văn hóa: Phật giáo và phổ thông

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Nghệ An: 1000 bạn trẻ tham dự khóa tu tại Chí Linh

Đại đức Thích Thông Kiên – Phó Ban Hoằng Pháp BTS Phật giáo tỉnh Nghệ An, trụ trì chùa Chí Linh – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An cùng với Chư Tăng, Ni và CLB Thanh niên Phật tử Hoằng Pháp Viên đã tổ chức Khóa tu mùa hè cho các Thanh thiếu niên nhân dịp hè.

Với trách nhiệm Hoằng dương Phật pháp và giáo hóa độ sanh,dẫu Phật sự đa đoan và bộ bề với công việc xây dựng, vượt qua những khó khăn đó, Đại đức Thích Thông Kiên – Phó Ban Hoằng Pháp BTS Phật giáo tỉnh Nghệ An, trụ trì chùa Chí Linh – Huyện Yên Thành – Tỉnh Nghệ An cùng với Chư Tăng, Ni và CLB Thanh niên Phật tử Hoằng Pháp Viên đã tổ chức Khóa tu mùa hè cho các Thanh thiếu niên nhân dịp hè.

Đây là lần đầu tiên có một chương trình dành riêng cho các bạn trẻ trên quê hương Nghệ An với sự tham gia của hơn 1000 khóa sinh.

Khoá tu mùa hè diễn ra trong một ngày đã đem đến cho các bạn trẻ nơi đây sự an lạc và hạnh phúc. Các bạn được ngồi lại với nhau tại Giảng đường lớn nhất tại tỉnh Nghệ An.

Các bạn đã được Quý Thầy kể chuyện, trong đó lồng ghép,đan xen các bài học làm người. Không những vậy, Quý Thầy và CLB TNPT Hoằng Pháp Viên đã đen xen các cuộc thi như xé tranh, dán giấy, đòa tạo kỹ năng mềm cũng như các kỹ nằng về cuộc sống.

Đặc biệt với lời pháp nhủ của Thầy trụ trì, với tâm nguyện làm sao cho trên quê hương Xứ Nghệ này sẽ còn có nhiều khóa tu hơn, nhiều bạn trẻ biết và thực hành giáo lý nhà Phật hơn nữa. Những lời huấn từ của Thầy đã làm nhiều bạn trẻ nhận ra được giá trị Khóa tu cũng như lợi ích của việc tu Phật.

Không khí của khóa tu thật vui khi các bạn trẻ cùng nhau lắng nghe các câu chuyện kể về Đức Phật và lối ứng nhân xử thế trong cuộc sống. Các bạn được đắm chìm trong những tiếng vỗ tay, những điệu múa tập thể, niềm vui lộ rõ trên môi các bạn khi Đại đức Thích Khả Tánh và Chủ nhiệm CLB Hoằng Pháp Viên Nghệ An điều hành chương trình.
Không chỉ được ngồi nghe pháp,sinh hoạt tập thể mà các bạn còn được ngồi với nhau, học cách tập ngồi thiền, xả thiền thông qua cách giới thiệu kỹ càng nhưng có những khi lại vô cùng dí dỏm của Đại đức Thích Tuệ Minh.
Vừa tu học lại có thể tu học,với thời khóa khiêm mật,các bạn đã cùng nhau tụng kinh và ngồi tĩnh tọa,chia sẻ với nhau về những khúc mắc trong cuộc sống.

Chương trình khép lại để lại nhiều sư âm tốt trong lòng phụ huynh cũng như các bạn trẻ, tất cả lại chờ đón nhau ở Khóa tu báo hiếu vào ngày 26 tháng 8 năm 2012.Viên Thức Bùi Hiền
Ch___Linh__1__108849514.jpg
Ch___Linh__1__108849514.jpg (114.6 KiB) Đã xem 2427 lần
Nếu Quí vị thấy con em mình trong hình này thì càng vui thêm nửa, hé. :D :)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Hoằng pháp, vài góp ý

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Hoằng pháp, vài góp ý

Có người bi quan cho rằng đạo Phật sẽ là một tôn giáo thiểu số trên quê hương, không phải là điều không thể xẩy ra, nếu chúng ta không có kế sách thực tế và cấp bách.
2011_bn_thuyetphap_718077346.jpg
2011_bn_thuyetphap_718077346.jpg (26.37 KiB) Đã xem 2388 lần
Muốn hoằng pháp có kết quả, thì người diễn giảng phải biết quần chúng muốn gì. Nhiều người chưa là Phật tử hoặc hiểu rất sơ đẳng về Phật học, lại gặp hoàn cảnh khó khăn vì thất nghiệp hoặc bệnh tật v.v.. mà người giảng quá cao hoặc thiếu thực tế như “đạo Phật là đạo giác ngộ giải thoát”… thì người nghe không muốn hoặc chưa cần phải giải thoát giác ngộ, chưa muốn thành Phật vì quá tầm tay với, mà cần phải đối trị với sự thiếu ăn thiếu mặc và nhất là bệnh tật đang hoành hành.

Như thế, người diễn giảng hay vị trú trì nên có phương án. Nếu tìm được phương án thì thành công mà không thì thất bại. Và hiện nay, trên tổng thể, Phật Giáo đang thất bại; tín đồ bị cải đạo ngày càng tăng mà chúng ta thì, hình như, chưa có phương án cụ thể mang tính “chiến lược”, thực tế, hiệu quả và lâu dài theo tinh thần “Khế cơ, khế lý và khế thời”.

I.

Có người bi quan cho rằng đạo Phật sẽ là một tôn giáo thiểu số trên quê hương, không phải là điều không thể xẩy ra, nếu chúng ta không có kế sách thực tế và cấp bách.

Trước lúc góp ý vài phương án hoằng pháp theo cái nhìn có thể rất chủ quan và phiến diện của mình, tôi muốn sơ lược vài phương cách truyền đạo của vài tôn giáo có mặt tại Việt Nam, để qua đó chúng ta thấy được ưu khuyết của mình và của người.

Hòa Hảo là một tôn giáo có ít tín đồ bị đổi đạo, vì phần lớn giáo lý được giảng diễn và lưu hành dưới dạng các bài vè, nên tín đồ sơ cơ dễ học, dễ nhớ những điều căn bản của giáo lý. Hòa Hảo cũng chú trọng việc tương tế nên tín đồ ít bị lung lay lúc gặp hoàn cảnh khó khăn.

Ki Tô. Lực lượng truyền giáo của Ki tô, nói chung, rất áp đảo, vì có huấn luyện, có tổ chức, có tiền, cuồng tín và ngoại bang hỗ trợ.

Tin lành, nói đúng là Phản thệ giáo (Protestantism). Có trên 250 giáo phái khác nhau. Khoảng một triệu tín đồ tại Việt Nam. Phần lớn giống như Thiên chúa giáo, nhưng Mục sư Tin lành ít học nên mức độ cuồng tín rất cao. Cũng như TCG, tín đồ TL cũng được dạy bảo làm sứ mệnh tông đồ, nghĩa là đi đổi đạo kẻ khác.

Thiên chúa giáo. Thờ thần Trời gọi là Thượng đế hay Chúa trời. Tín đồ khoảng 5-6 triệu. Thành phần truyền giáo có “bài bản” và khả năng cao, có khoảng 72 ngàn người (Wikipedia), gồm Giám mục, Linh mục dòng, Linh mục triều, sư huynh và thầy giảng. Nếu lấy số 6 triệu tín đồ chia cho 72 ngàn sẽ ra con số 83. Nghĩa là cứ 83 con chiên là có một người chăn đón.

Phật Giáo Việt Nam hiện nay có khoảng 42 triệu tín đồ (theo Wikipedia), nhưng có bao nhiêu giảng sư? Theo thông tin của ban Tôn giáo Chính phủ là có 5 ngàn vị. Lấy con số 42 triệu chia cho 5 ngàn sẽ có 8400. Nghĩa là một giảng sư phải coi sóc khoảng 8 ngàn 400 tín đồ. Đây là chưa nói đến tình trạng có không ít giảng sư được đào luyện nhiều năm, nhưng chưa thể thực hiện nhiệm vụ của mình, nhiều vị khác thiếu “đam mê” hoằng pháp! Xem trên diễn đàn đại chúng, chúng ta thấy những vị có băng giảng hoặc có đi giảng, con số chỉ là vài chục chưa đến con số trăm, chứ nói gì đến số 5 ngàn.

Còn những cư sĩ có lòng và có khả năng thì chưa được Giáo hội Trung ương cho phép, chưa được giáo hội địa phương quan tâm thu dụng để, giúp các chùa chưa có trú trì, hay các làng chưa có chùa, hoặc các chùa có trú trì nhưng quý vị thiếu thì giờ hoặc thiếu sức khỏe, nên cần phải bổ sung nhiều cư sĩ phụ giảng tạm thời.

II.

Giáo hội PGVN cũng chưa có cuốn Nghi lễ chung cho tín đồ các chùa, nên nhiều chùa tự soạn nghi lễ riêng. Hệ quả là Phật tử chùa nầy khó hòa nhập các buổi lễ với chùa khác. Lễ lại thường quá dài, kinh có nhiều phần Hán tự, và nhiều bài chú, đa phần tín đồ không hiểu nghĩa và không hiểu tác dụng của các mật chú vì không được giải thích. Đó là chưa nói đến có nhiều vị trú trì quá trẻ, chưa được đào luyện chính quy, chưa quen giảng diễn ngay cả chưa quen nghi lễ.

Trên đây tôi chỉ đề cập đến con số 5 ngàn giảng sư. Theo thống kê, Phật Giáo Việt Nam có hơn 40 ngàn Tăng Ni. Với con số nầy cũng làm nhiều người có lòng với Phật Giáo cảm thấy bớt bi quan hơn tôi. Nhưng thực tế, phải thừa nhận rằng trong hơn 40 ngàn vị, chưa hẵn là tất cả đều đã được huấn luyện có trường lớp, có bài bản để biết cách đem đạo vào đời.

Về Phật Giáo, nhiều nam nữ Phật tử trẻ đi tu không mang tinh thần “sơ tâm xuất gia” mà vì hoàn cảnh kinh tế gia đình. Cha mẹ không thể chu toàn đời sống kinh tế cho con nên đem đến chùa xin Thầy Cô giúp đỡ. Nhờ lòng lân mẫn của vị trú trì mà các em được chấp nhận xuất gia. Nhưng nhiều chùa cũng lại gặp tình trạng kinh tế khó khăn. Phương tiện học nội điển, ngoại điển trở nên bất cập. Sự cố nầy đưa đến một vấn nạn nan giải là có không ít Tăng Ni có tâm muốn tu học thành tài nhưng thiếu điều kiện và rồi sống lâu ra lão làng, cũng được thụ phong Đại đức, Thượng tọa, Hòa Thượng. Nhiều vị ra lập cốc, tạo chùa riêng, chức vị rất cao nhưng trí và đức chưa đạt, và nhiều vị chưa đủ khả năng hướng dẫn Phật tử của chùa tu học nói gì đến việc “Tác Như lai sứ, hành Như lai sự”.

Nhiều vị Tôn túc rất buồn cho vấn nạn nầy và nhận định, “không phải tre già măng không mọc, nhưng mọc xiêu vẹo thiếu nề nếp và chất lượng”.

III.

Trên đây chỉ là một số thông tin tiêu biểu để chúng ta có thể rút ra một vài phương án, xem thử có thể áp dụng được cho hoàn cảnh Phật Giáo hôm nay?

1. Nhân sự.Trong các hành hoạt của Giáo Hội, nên chăng cần có sự tham gia của tất cả 4 chúng nhất là lãnh vực hoằng pháp. Cách đây 10 năm, 2002, nhân dự đại hội Phật Giáo toàn quốc tại Hà Nội, trong tham luận, tôi có nhận xét là tổ chức của GHPGVN như cái ghế một chân (vì chỉ có Tăng, còn Ni và hai chúng cư sĩ không có mặt), thì tự thân cái ghế chưa đứng vững được, nói gì đến việc phát triển. Ngày nay, nhân sự của Giáo Hội trung ương cũng như địa phương vẫn chưa được cải tiến nhiều lắm.

Như chúng ta thấy ở trên, TL và TCG có tổng số 7 triệu tín đồ và 72 ngàn “giảng sư”. Tất cả đều sẵn sàng và có khả năng làm sứ mệnh tông đồ để đổi đạo Phật tử!

Nhìn vào Phật Giáo, chúng ta thấy tình trạng hết sức bất cập. Ban Tri Sự Trung Ương của GHPGVN chỉ có vài trăm vị Tăng, mà một số, tuổi đã cao lại còn kiêm nhiệm nhiều chức!

Ban Tri Sự tại nhiều Giáo hội địa phương cũng tương tự. 5 ngàn Giảng sư, nhưng chỉ có vài chục vị theo đuổi nhiệm vụ. Còn thành phần cư sĩ có khả năng và tâm huyết, nhưng chưa thấy Giáo Hội cho phép tham gia việc phụ giúp hoằng pháp trước tình trạng tín đồ bị đổi đạo.

2. Sách giáo lý và nghi lễ: Giáo hội, phải chăng cần xuất bản một cuốn Giáo lý Phổ thông và một Nghi thức Tụng niệm cho hàng Phật tử sơ cơ? Cuốn Phật Pháp Bốn Cấp của GĐPT, nên chăng, cần được tu chỉnh sớm càng tốt?

3. Cơ sở vật chất: GiáoHội, hình như, ít quan tâmđến trường mầm non và nhà trẻ, còn các cơ sở khác như xây thêm nhiều chùa, nhiều am thất mà có chỗ đã bị lạm phát. Phải
chăng Giáo Hội nên quan tâm điều chỉnh?

4. Diễn giảng: Phải chăng? các bài giảng không những cần đúng với chánh pháp, mà còn phải đáp ứng tâm lý quần chúng và hợp với thời đại khoa học tân tiến ngày nay.

Khoa học tiến thì tôn giáo lùi, nhưng Phật Giáo là một biệt lệ. Thật vậy, 50 năm qua, khoa học gia và y giới đã làm chứng thêm cho lời dạy của Phật là “Thiền-Tịnh có khả năng làm cho đời sống con người có hạnh phúc hơn, mạnh khỏe hơn, thông minh hơn, đẹp hơn, sống lâu hơn, chống bệnh tật và lão hóa”.

Chúng ta có nên vận dụng những lợi ích của phương pháp “Thiền -Tịnh” song tu vào việc hoằng pháp, cũng như góp phần vào chương trình canh tân đất nước?

5. Chùa: là nơi Phật tử có thể đến tu học, và phải là nơi để tuổi trẻ và các em GĐPT có chỗ sinh hoạt. Chùa nên có ban tương tế để bổn đạo có cơ hội giúp nhau lúc gặp những hoàn cảnh bất trắc. Chùa có nên mở các lớp Thiền và Tịnh cho việc chữa trị bệnh tật và nâng cao đời sống của dân chúng?

6. Chương trình hoằng pháp hiện đại: tôi nghĩ, nếu ban Hoằng pháp Phật Giáo mỗi tỉnh tuyển chọn khoảng 100 Tăng Ni và cư sĩ có trình dộ Phật học cao, tập huấn trong vòng một ngày là có thể sử dụng những khám phá mới của Khoa học về lợi ích của Thiền và Tịnh cho việc hoằng pháp, thì Phật Giáo sẽ đến nông thôn trong một thời gian rất ngắn, không quá vài tuần. Nếu mỗi tỉnh chỉ có 10 vị, thì thời gian sẽ nhân lên theo cấp số nhân, nhưng cũng sẽ đạt kết quả tốt trong vòng tối đa là 6 tháng. Ý kiến nầy, dĩ nhiên, là mang tính chủ quan, nhưng tự thân, trong gần hai năm qua, tôi đã thí nghiệm qua 40 địa điểm thuyết trình “Thiền - Tịnh và những lợi ích thiết thực” trong nhiều tỉnh và đô thị từ Nam ra Bắc.

IV.

Bên trên là vài bức tranh tiêu cực để, chúng ta không nên quá lạc quan về tình hình Phật Giáo xuyên qua lăng kính của những cơ sở vật chất hoành tráng và nhiều sinh hoạt ấn tượng đang có hiện nay.

Nhưng trong thực tế cũng phải thấy rằng, Phật tử Việt Nam đang thừa hưởng ân đức của chư Tôn Đức Tăng Ni trong cũng như ngoài ban Tri Sự Giáo Hội Trung ương, ân đức của ban Tri sự các tỉnh, quận huyện, xã thôn, ban Giám hiệu và ban Giáo thọ các học viện các trường Sơ cấp, Trung cấp và Cao đẳng Phật học, ân đức của chư Tăng Ni thầm lặng, quý vị trú trì, thiện hữu tri thức, các đoàn thể Thanh thiếu niên, GĐPT và Phật tử mười phương.

Bằng vào nhân sự và những yếu tố đáng quý ấy, cho thấy một ngày mai tươi sáng của Phật Giáo Việt Nam nằm trong tầm tay với.

22.6.2012 Hồng Quang http://www.phattuvietnam.net/diendan/ch ... 19510.html


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Giá nhà trọ cao, sĩ tử vào chùa ở nhờ

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Sĩ tử vào chùa ở nhờ
Hiện nay ở Hà Nội, giá thuê phòng trọ đã tăng lên đến hàng trăm nghìn, thậm chí cả triệu đồng khiến nhiều phụ huynh và sĩ tử không thể thuê được.

Dưới ánh nắng gay gắt, bác Nguyễn Công Tại quê ở Triệu Sơn (Thanh Hóa) đã đi ba vòng tìm chỗ trọ cho con thi đại học. Ngay tại điểm thi THCS Minh Khai (Hà Nội) nơi con bác dự thi cũng có phòng trọ nhưng do mức giá khá cao nên hai cha con bác Tại không đủ tiền thuê. Được sự chỉ bảo của sinh viên tình nguyện, bác tìm đến chùa Bồ Đề (xã Minh Khai, Hà Nội) nương nhờ. Tại đây, nhà chùa bố trí chỗ nghỉ miễn phí cho cha con bác Tại và ăn cơm chay cùng nhà chùa.(Xem tiếp... http://giacngo.vn/tuthienxahoi/xahoi/2012/07/08/1E5450/ )
on_thi_cung_si_tu_3_jpg.jpg
on_thi_cung_si_tu_3_jpg.jpg (267.22 KiB) Đã xem 2310 lần


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Lớp học của trẻ lang thang

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Lớp học của trẻ lang thang

GN - Hơn hai năm nay, phần đông trẻ em khu vực nhà trọ thuộc khu phố 5, phường Bình Trị Đông, Q.Bình Tân, TP.HCM không còn lang thang về đêm khi cha mẹ chưa kịp về nhà lo cơm tối. Cảm thông và chia sẻ khó khăn của những gia đình tha phương cầu thực, quán ăn chay của Chi hội Từ thiện Bảo hòa (Hội Bảo trợ Bệnh nhân nghèo TP.HCM) đã trở thành lớp tình thương buổi tối của con em họ.

Mái nhà cho trẻ nhập cư

Ban ngày theo cha mẹ lao động kiếm sống với đủ mọi nghề: bưng phở, bán vé số, bán hàng rong …, đêm về các em tụ họp ở lớp tình thương. Ở đây, các em được ăn cơm tối, dạy chữ, làm các phép tính căn bản, học Anh văn, tin học vỡ lòng và đạo đức. Thầy giáo là một vài thiện tri thức thiện nguyện giấu tên.
1.jpg
1.jpg (258.65 KiB) Đã xem 2252 lần
Lớp học cho con em người nghèo nhập cư - Ảnh: CTV

Lớp học đặc biệt chú trọng giáo dục đạo đức, các em được hướng dẫn sinh hoạt ăn uống, học hành, cách cư xử thật tỉ mỉ. Chính vì vậy, lớp tình thương của trẻ mồ côi và trẻ em khu vực nhà trọ còn là nơi sinh hoạt của con em các gia đình sống tại địa phương.

Anh Đoàn Minh Hùng, quản lý quán cơm chay của Chi hội Bảo Hòa cho biết, ngoài việc hỗ trợ bữa ăn cho bệnh nhân nghèo tại các bệnh viện trong thành phố, anh Trần Văn Tư, Chi hội phó Chi hội còn muốn dang tay trợ giúp các đối tượng còn nhiều khó khăn trong cuộc sống, nhất là trẻ em. Bởi lo cái ăn hàng ngày, chi phí nhà trọ hàng tháng là đã oằn vai, làm sao lo nổi chuyện học hành cho con cái. Vả lại các em không có hộ khẩu ở thành phố nên việc xin nhập học chính quy càng không được quan tâm. Từ 6 em đầu tiên, đến nay lớp đã thu hút gần 80 em, cơ sở quán ăn quá tải, Chi hội Bảo Hòa phải thuê thêm một căn hộ kế cận.

Một vài anh em thiện nguyện là giảng viên đại học đã phát tâm đến với các em. Hàng đêm đến lớp cầm tay uốn nắn cho các em từng nét chữ, dạy các em niệm Phật đi kinh hành, hát những bài hát thiếu nhi lành mạnh, trước khi ăn phải niệm Phật, cầu nguyện Phật gia hộ cho ông bà quá vãng và người nông dân khó nhọc làm ra hạt lúa.

Trẻ biết sám hối

Chị Dương Thiếu Mai ở đường Âu Cơ, Q.Tân Phú có con nhỏ bị bệnh béo phì, yếu cơ bẩm sinh được nhận nuôi dạy tại đây, tâm sự: “Em mồ côi cha mẹ, không nhà. Hai vợ chồng làm bất cứ việc gì người ta thuê để sinh sống. Không may, ảnh bị tai nạn giao thông gãy chân, hàng ngày em đi bưng phở, hủ tíu mướn, bán hình giấy đồ chơi trẻ con, nuôi bệnh mướn trong bệnh viện. Con trai lớn của em 16 tuổi vừa học vừa làm. Con nhỏ 11 tuổi được gởi tại đây. Trước đây, em gởi cháu ở Trung tâm Phục hồi chức năng cho trẻ bại liệt thành phố, nhưng không tiền đóng tiếp tục nên cháu phải ở nhà lủi thủi một mình. Từ khi vào đây, có bạn vui chơi, ăn uống đầy đủ, được thường trú luôn tại lớp, cháu cứng cáp hẳn lên, bớt bệnh, nhận thức rất tốt”.

Vợ chồng chị Mai xem anh em phục vụ quán như người thân, mỗi lần đến là xắn tay phụ quán làm mọi việc vặt. Chị Lưu Hến Nũi, người gốc Hoa cũng là dân tứ xứ đến thuê nhà trọ bán vé số kiếm sống mỗi ngày. Chồng chị mắc bệnh hiểm nghèo sắp chết, con gái ốm yếu thất học. Hơn 3 tháng nay cháu được ăn cơm chiều và học chữ tại đây. Chị nói: “Lớp học giúp tôi phần nào đỡ vất vả, thật là phúc đức! Các cháu đến đây bớt văng tục chửi thề rất nhiều. Đứa nào thô tục với bạn còn biết quỳ lạy sám hối”.

Anh Nguyễn An Cư, Trưởng ban Công tác Mặt trận khu phố 5, phường Bình Trị Đông, Q.Bình Tân nhận xét, lớp tình thương này là một tổ chức nhân đạo rất tốt về mặt đạo đức xã hội. Qua lớp, Chi hội Bảo Hòa đã quy tụ các em thuộc đối tượng mồ côi, lang thang cơ nhỡ, con em các gia đình công nhân tứ xứ đến thuê nhà trọ. Đi làm để con ở nhà người già trông coi mà đa số họ trình độ văn hóa còn hạn hẹp, khả năng quản lý và dạy dỗ con cháu chưa tốt. Anh em ở quán ăn có xét giúp đỡ cho đối tượng nào cũng đều kết hợp và thông qua chúng tôi nên đây không chỉ là nơi yên lành cho trẻ em mà còn là điểm tựa cho những hoàn cảnh khổ ngặt nghèo.

Thanh Tuyền

Mang niềm vui đến cho người là hạnh Bồ Tát, là một trong Tứ vô lượng tâm thù thắng nhất.

Hoan hỉ với Bồ Tát cũng là một pháp môn tham thiền nhập đạo! Nếu các Hành giả chịu khó đọc hàng ngày những vị có tấm lòng Bồ Tát, thì cái tâm phiền não cũng giảm được phần nào, hỉ. (Là tham thiền ?)

Còn đây nửa hè, cũng là các tin về văn hóa Phổ thông, kim luôn văn hóa Phật giáo:

Hà Nội: Lên chùa học Văn - Thể - Mỹ

Chùa Hoằng Pháp: Khai mạc Khóa tu mùa hè 2012


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.259 khách