(Cái nhìn)

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

(Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Từ rất lâu con người tìm hiểu về Phật Pháp, nhưng có những cái nhìn thiên kiến, thủ chấp, không thực tế, không quán xét bằng trí tuệ, lâu dần khiến chúng ta đã đi dần đến một con đường sai lạc, có thể nói rằng là quá nhiều lầm mê. Ta có hiểu về Chân Lý một điều gì đó luôn luôn đúng, vĩnh viễn là sự thật, không có mặt trái của nó, không có gì gọi là sai biệt, hay có thể nghi ngờ được. Như mặt trời mọc lúc nào cũng ở hướng đông (không ai có thể chối cãi được)?

Ngày nay giáo lý dùng những mật ngôn, những câu nói hán tự, những câu phân tích đầy vẻ thâm sâu để rồi chúng ta thật khó hiểu và cố để xem nó nói gì. Thuở còn tại tiền, Đức Phật chỉ giảng dạy những rất phù hợp với thực tế, rất dễ hiểu không có gì phải nặng óc để suy tư, có thể những cách dạy mà làm cho người nghe tự mình thấy được chân lý, như cái cày, cái cuốc, sự chảy của nước vào chỗ lõm, như hạt, trái, sự đâm chồi… cho những người căn cơ còn thấp, như các người nông dân. Nhưng hiện nay, khi muốn giảng giải vấn đề nào đó thường đem ra một câu hán tự, phân tích từng chữ, rồi nó thao thao bất tuyệt, nếu với người ngôn ngữ còn hạn chế về mặt hán tự hay người ít học thì thôi, không khác nào vịt nghe sấm. Điều này thật xa với cách dạy của Đức Phật thời xưa, có thể đưa con người đến nhàm chán và không thấu hiểu được giáo lý, và mạt pháp. Còn với những người học cao Ngài đã nhìn thấy được căn cơ, nên sẽ dạy sâu vào giáo lý như Bát Chánh Đạo, Thiền, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Tâm Vương, Tâm Sở…..

Lới nói của Đức Phật trước sau như một không có gì chống đối nhau và vô lý. Hiện nay cũng còn quá nhiều lầm lạc như thế, câu nói có thể mang màu sắc bí ẩn, khó hiểu và có thể là sai lầm. Như đoạn kinh sau:

- Có lần, Phật tổ nói gì về nắm lá trong tay so với lá cây trong rừng kia?
- Thưa, ngài bảo rằng, nhiều như lá cây trong rừng kia là hiểu biết của ngài; nhưng những gì ngài chỉ dạy, thuyết ra chỉ bằng nắm lá trong tay của ngài thôi.
- Vậy là thế nào nhỉ?
- Thưa, Đức Thế Tôn chỉ nói những điều đáng nói, cần thiết, điều lợi ích cho chúng sanh; ngoài ra, những điều vô bổ, phù phiếm, những điều rỗng không nhằm thỏa mãn kiến thức, không đưa đến giác ngộ, giải thoát, ngài không nói.


Như vậy ta phải biết rằng những câu nói phù phiếm với Ngài, thật sự Ngài cho là vô ích, không đưa đến ly tham, đoạn ái…thì Ngài không bao giờ nói và Ngài không dùng một lời nào khó hiểu để nói ra nhằm cho mình tài giỏi (nếu đọc qua Kinh Điển ta sẽ thấy thế). Vậy với câu nói “trong 49 năm Như Lai không nói một lời nào”. Câu nói này có vẻ có phù phiếm và vô ích quá chăng? Vậy thì trên giường bệnh khi gần nhập diệt, Ngài nói “các con hãy lấy giáo pháp làm Thầy”. Cả hai câu trái ngược nhau, và câu trước thường đưa con người vào bí ẩn, cái khó hiểu, có khi là lầm lạc nữa. Thêm điều nữa là 3 thân Phật: Pháp Thân, Báo Thân, Hóa Thân, điều này trong Tam Tạng không nơi nào nhắc để, nếu là người có có trí tuệ suy xét kỹ, không thể nào Đức Phật giảng dạy về Tam Thân đó chi nữa, mà nghĩ thật kỹ vấn đề đó không đưa đến ly tham, đoạn ái hay một lợi ích nào cả (phải chăng Ngài muốn chúng sanh nương tựa Ngài?). Vả lại nếu Đức Phật, tiếp nối, còn hóa thân hiện nơi thế gian, phải chăng tất cả những vị A-la-han khi xưa nhập Niết Bàn vẫn còn thị hiện, còn trong lục Đạo này? Và Ngài đến thế gian giúp người thoát khổ vĩnh viễn, lại còn lẫn quẩn trong lục đạo? thì ôi thôi. Ta nên có suy xét kỹ lưỡng.

Như Ngài có nói, chính do còn Tham Ái và Vô Minh mới khiến vòng luân hồi này tiếp diễn, nếu hai nhân này bị đoạn diệt thì luân hồi đứt đoạn. Nếu đã thấu hiểu điều này, thì thật là một chân lý vô cùng. Ví dụ, khi có một người lạ sai vặt ta, ta khó chịu không muốn làm. Đây chính do 2 căn nguyên ấy mà ra, thứ nhất đó chính là ta đang tham muốn cái “không muốn làm, tham muốn thân thể rảnh rang, tham cái tôi của mình”, còn tham muốn chính là vô mình, vì vô mình tưởng có cái ngã (thật sự là Vô Ngã, Vô Thường, Khổ). Hay ví như, ta trả lời một câu nào đó, người đó bác bỏ. Ta liền nổi sung lên, trả lời lại, và cho mình là đúng. Điều này chẳng phải do ta cố chấp, cũng chính 2 căn nguyên ấy mà ra. Thứ nhất, ta tham muốn là “tham cái tôi, cái tham muốn trả lời, có thể tham cái hiểu biết, có thể tham vui.”, còn vô minh thì khỏi nói nhiều nữa. Đó chính là cho cái tôi là thật, là trường cửu.  Như thế ta thấy lời Đức Phật là tuyệt hảo là chân lý, không chi mơ hồ, không quá khó để có thể hiểu, chỉ có điều ta không chịu hiểu mà thôi.

Có một câu nói trong Phật Giáo rất nổi tiếng và nếu suy gẫm thật kỹ là sẽ đưa đến một nhận thức rất đúng đắng và hợp lẽ của trí tuệ: “Ngón tay chỉ mặt trăng”, câu hỏi này ý nghĩa thế nào? Nếu với một con người cố chấp và nhìn không đúng thực tế sẽ rơi vào thủ chấp và kiến thủ (với người có kiến thủ thì rất khó có thể bước vào dòng suối Niết Bàn, tức là khó đắc được bậc Tư Đà Hườn, huống chi là muốn thoát khỏi luân hồi này). Ý câu nói rất thiết thực như đúng điều mà Đức Phật muốn nói.

Như đoạn kinh: “ Ngay chính những điều mà ngài nói ra, được ghi lại trong Tam Tạng, chúng có phải là Sự thật chăng? Là chân lý chăng? - Thưa, không phải, chúng chỉ là ngón tay trỏ chỉ mặt trăng, chứ chẳng phải mặt trăng!”.

Như đúng thực tướng, thực sự thì các Giáo Pháp chỉ là ngón tay, là nơi nương dựa, là giáo lý để thực hành, còn mặt trăngNiết Bàn, là giải thoát, là chấm dứt luân hồi, là vãng sanh, là mục đích cuối cùng của đời sống, là mục đích tối hậu mà Phật Giáo đã ra đời để giảng dạy cho chúng sanh… chúng ta phải nương dựa vào chính bản thân mình, và giáo pháp chân chính của Đức Phật đã truyền đạt để đi đến giải thoát, ta chỉ bám vào pháp mà không thực hành thì chẳng có ích lợi gì, dù ngón tay có cố vươn, có cố gắng chỉ thì mãi mãi chỉ là ngón tay và không bao giờ trở thành mặt trăng được. Mặt trăng cũng chẳng tỏa ra năng lực để biến người chỉ tay thành mặt trăng được.

Rất nhiều người thường hằng tụng đọc kinh năng nổ, cho đến nhất tâm nhưng không thực hành thì việc đọc tụng ấy chẳng đưa ta đến giải thoát được (đoạn tận luân hồi), điều đó âu chỉ cho ta thiện duyên với giáo pháp mà thôi. Có một câu nói: “nếu chúng ta cứ mong chờ sự toàn bích của giải thoát hay sự cứu rỗi bên ngoài, chúng ta sẽ kết thúc đời sống trong tuyệt vọng và mê tín”. Nếu ta nương nhờ sự cứu rỗi không khác nào ta dùng ngón tay để chỉ mặt trăng và mong chờ biến thành mặt trăng (đây không đúng chân lý, có quá nhiều sai biệt)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Bài của đ/h @Hahaothien viết khá tường tận kinh nghiệm quán sát, các bất thiện ý của ngã Pháp.

Và cũng gần... gần giống lời văn (viết nhị biên) của HT. Thích Thanh Từ. Có phải như vậy?

Hy vọng chia sẽ thêm nơi đạo hữu.

Thân ái.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Thực ra tôi không có đọc nhiều sách của H.T Thích Thanh Từ, nhưng tôi có nghe nhiều người nói Ngài là một Bậc đáng kính trọng và trước đây tôi có nghe audio vài chương của “Đường Xưa Mây Trắng”.

Phần nhiều những gì tôi học từ Giáo Lý Nguyên Thủy và thực nghiệm trên thực tế, suy tư, nhìn ngẫm những hoàn cảnh và tôi đúc kết ra kinh nghiệm, đem so với lời Phật dạy. Và tôi thấy rằng, những gì Ngài dạy trong Kinh, Luật, Luận là vô cùng xác hợp (tuy tôi chưa đọc hết Tam Tạng Kinh), có thể nói là giáo lý đó quá quá là sự thật. Đến sau này có một số vấn đề xuất hiện trong Đại Thừa mà tôi thấy không tương hợp với giáo Lý Đức Phật dạy nên tôi viết lên cái hiểu của mình. Như vấn đề Tam Thân Phật, nếu Đức Phật không nhập Niết Bàn mà còn thị hiện nơi thế gian, phải chăng chính Ngài đã nói lời 2 lưỡi?. Sau khi Ngài thành đạo Ngài nhìn lại các kiếp quá khứ và Ngài phải thốt lên rằng: “Đau khổ thay kiếp sống cứ tiếp diễn, ta đã tìm thấy ngươi rồi (kẻ làm nhà), ngươi không được xây nhà nữa”, hay câu “Đây là kiếp sống cuối cùng của ta” (dưới cội Bồ Đề) hay “ta đã hoàn thành xong nhiệm vụ, việc cần làm ta đã làm xong (tìm thấy chân lý, cứu độ chúng sanh), điều cần buông bỏ ta đã buông bỏ,ta không còn trở lại đời sống này nữa”.

Tôi hy vọng chúng sanh mang được thân người và biết giáo Pháp Đức Phật thì đừng nên bỏ phí cơ hội tích tụ Ba-la-mật để tiến tới giải thoát, vì rằng đằng sau đời sống hiện thực chúng ta đây ẩn chứa những thống khổ trong 4 đường dữ là vô cùng, khi rơi vào 4 đường dữ thì sẽ từ đường dữ này đi đến đường dữ khác, rất khó trở lại làm người (cũng do Vô-minh). Và như không hiểu đúng nhưng gì Đức Phật dạy mà đi theo một lối khác và cứ chấp vào đó và trở thành tập khí sâu dày dính mắc vào đó mãi mãi theo từng kiếp sống. Giống người đời chúng ta thường đi mua đồ rồi nói: “phồi tiền lại”, câu này không đúng chân lý, không đúng sự thật. Nhưng dù có là sai nhưng hầu như ai cũng dùng, theo đúng sự thật thì phải nói là: “tiền thừa”, chứ “phồi tiền” là không có nghĩa, không đúng chân thật.

Nếu bản đồ đã sai thì đi suốt cuộc đời đi nữa cũng không bao giờ tới đích được. Theo như vậy đ/h sẽ nghĩ thế nào?

Thân
:)


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

Thien Nhan đã viết:Bài của đ/h @Hahaothien viết khá tường tận kinh nghiệm quán sát, các bất thiện ý của ngã Pháp.

Và cũng gần... gần giống lời văn (viết nhị biên) của HT. Thích Thanh Từ. Có phải như vậy?

Hy vọng chia sẽ thêm nơi đạo hữu.

Thân ái.
Đây không thể là lời văn của HT Thích Thanh Từ được .
Lời văn và tư tưởng giống của TTL hơn , không lẽ Hahaothien muốn giáo hóa chăng ???


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Đây không thể là lời văn của HT Thích Thanh Từ được .
Lời văn và tư tưởng giống của TTL hơn , không lẽ Hahaothien muốn giáo hóa chăng ???
Chúng ta đừng cột thêm, mà hãy mở cho nó tự nhiên, tn cũng đoán mò, mà hể đoán mò thì sự thực không có ý tốt. Vả lại đ/h Hahaothien đã đính chánh rồi.
=============================
Tôi hy vọng chúng sanh mang được thân người và biết giáo Pháp Đức Phật thì đừng nên bỏ phí cơ hội tích tụ Ba-la-mật để tiến tới giải thoát, vì rằng đằng sau đời sống hiện thực chúng ta đây ẩn chứa những thống khổ trong 4 đường dữ là vô cùng, khi rơi vào 4 đường dữ thì sẽ từ đường dữ này đi đến đường dữ khác, rất khó trở lại làm người (cũng do Vô-minh). Và như không hiểu đúng nhưng gì Đức Phật dạy mà đi theo một lối khác và cứ chấp vào đó và trở thành tập khí sâu dày dính mắc vào đó mãi mãi theo từng kiếp sống.

Giống người đời chúng ta thường đi mua đồ rồi nói: “phồi tiền lại”, câu này không đúng chân lý, không đúng sự thật. Nhưng dù có là sai nhưng hầu như ai cũng dùng, theo đúng sự thật thì phải nói là: “tiền thừa”, chứ “phồi tiền” là không có nghĩa, không đúng chân thật.


kinhle Còn 2 đường nửa, rồi đây cũng khổ thôi. =)) Sao đ/h không nói luôn là có ý gì? :-* caunguyen

Nghĩa "phồi tiền" hay thối tiền là "tiền thừa" tuy rằng không giống nhau, nhưng việc đó không có hại chi. Mình là kẽ hậu lai và cũng không có chức dụ gì thì có nói chỉ làm xón mắt người đọc. Tìm cái nào bổ bổ dể ăn, để đải quí khách thì có phải hơn không!
Nếu bản đồ đã sai thì đi suốt cuộc đời đi nữa cũng không bao giờ tới đích được. Theo như vậy đ/h sẽ nghĩ thế nào?


Tâm linh khó nói lắm đ/h ơi, quay vào trong, bản lai diện mục để thấy mình còn hay không còn phiền não thì chắc ăn hơn. Ngày xưa còn Đức Phật Thích Ca ở cõi đời, mà còn có những tỳ kheo nghe giảng Pháp. Còn bỏ đạo, tu không được nửa.

Nhưng ngày nay, con người hiểu điều thiện ác, đùm bọc lẩn nhau, biết tìm hiểu xã hội tân tiến. Phát minh kỷ nghệ máy móc. Nhứt là mạng Internet ngày nay. Như vậy không tiến bộ sao! Nếu một Phật tử biết tu nửa thì có phải nhanh hơn chứ?

Do đó tn này không lo ngoài, mà chỉ sợ mình lo trong không nổi thôi. Chúc đ/h tinh tấn, mong tham gia nhiều nhiều trên diễn đàn.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Chúng ta đến cuộc đời này thật không dễ, vì thế có cơ hội chúng ta nên làm điều hữu ích. Xin nói rõ vấn đề hơn để nhìn rõ sự thật.

Xin nói về Giáo Pháp trước. Trước thời Đức Phật thật sự có rất nhiều vị Phật, và con đường mà các Ngài vạch ra, làm cho hiển lộ Chánh Pháp cũng như nhau và không có gì khác bịệt hay chống đối nhau. Có nghĩa là qua bao đời Chư Phật xuất hiện rồi nhập diệt, vẫn chỉ dạy một con đường đó là Bát Chánh Đạo (con đường cỗ xưa của các Vị Phật), chỉ con đường duy nhất này mới dẫn đến chấm dứt vòng luân hồi được (nếu nghiên cứu kinh điển Tam Tạng ta sẽ thấy rất rõ ràng, không có một giáo lý nào vượt hơn được nữa). Đức Phật nói: “Bát chánh đạo là Đạo thù thắng hơn các đạo, Tứ đế là lý thù thắng hơn các lý, ly dục là pháp thù thắng hơn các pháp”. Vậy con đường nào khác có thể dẫn đến tận diệt đau khổ hoàn toàn, chấm dứt vòng luân hồi? Nếu có chỉ có thể là của ngoại đạo và con đường đó không thực sự đúng. Đại Đức Na Tiên nói: “Đạo xưa ấy là nói về Bát chánh đạo, con đường có tám chi; đấy là con đường đi đến giải thoát, chấm dứt sinh tử luân hồi. Chính chư Phật quá khứ sau khi giác ngộ con đường, đã tán dương, tuyên thuyết con đường ấy cho chúng sanh thực hành, noi theo. Nhưng khi các ngài nhập diệt, Bát chánh đạo ấy cũng theo thời gian mà khuất lấp đi (mạt pháp), chẳng còn ai biết đến để tu tập nữa. Đến thời Phật Thích Ca, do công hạnh ba-la-mật sâu dày, ngài đã vén mở con đường xưa cũ; đã phát hiện lại con đường, đã phát quang lại con đường, tu tập theo con đường, giác ngộ con đường...” Như vậy đúng theo sự thật là: Nhà Phật chỉ dạy khổ và diệt khổ hoàn toàn, vì thế gian vốn là khổ, nên con đường Đức Phật vạch ra là tối cần nhất. Còn ngoài các vấn đề ấy đối với Đức Phật là vô ích.

Vậy thì cụm từ “tiền thừa” và “bản đồ hướng dẫn đúng” ví như Con Đường xa xưa của tất cả vị Phật, còn cụm từ “phồi tiền” và “bản đồ sai” là không đúng sự thật, là con đường sai, là giáo lý ngoài Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế (có thể ví như con đường của ngoại đạo, theo tà kiến vậy). Trên đây tôi nói có hàm ý trong đó, không phải mang nghĩa bình phẩm, nhận xét, rán tội hay tuyên phán là người nào dùng sai hay đúng từ ngữ. Xin mong hiểu rõ. tangbong

Sau này tôi thường thấy dùng cụm từ “chơn tánh”, tôi chưa hiểu nó là gì trong mỗi con người chúng ta, nó là bản thể vốn có? Hay là một thực thể trường cửu nào đó?, nhưng tôi có đọc sơ thì thấy rất nhiều, và rằng phải tìm thấy chơn tánh mới chấm dứt luân hồi. Điều đó có giống không như cụm từ “tâm linh” của đ/h? Tôi chưa hiểu sâu được.

Nhưng tôi chỉ hiểu cái tâm chúng sanh thì bị bởi tham, sân, si, ganh ghét, thù hận… làm vẫn đục, không còn nhạy bén, không nhuần nhuyễn, không phát tuệ được, tập khí quá sâu dày của Vô Minh nên chưa có thể giải thoát được, ví như sen con nằm sâu dưới bùn, chưa vượt lên bùn, chưa nằm trong nước, chưa vượt lên mặt nước, rồi vươn cao đón nắng vậy. Chúng ta phải bắt đầu từng giai đoạn, từng chút một (nhưng nếu chưa tìm đúng chánh pháp thì coi như vô vọng) lần hồi phát triển mới có thể đoạn tận luân hồi này. Một người thường như chúng ta thì còn ở giai đoạn làm thiện phước, bố thí, cúng dường, rồi bắt đầu những giới nhỏ, rồi đến giới lớn, bắt đầu phát triển các ba-la-mật từ từ (nhằm đủ duyên để gặp vị Phật tương lai, hoặc đắc bậc Thánh, đưa bước chân đầu vào đạo lộ Niết Bàn), sau xuất gia, thiền định, thực hành hạnh của các bậc cao thượng, từ từ phát triển. Đại Đức Na Tiên nói: “Chư tỳ khưu phải học và hành tuần tự thứ lớp cho đầy đủ như thế, nhưng mục đích cuối cùng cũng đều phải đắc pháp Nippapanca (Niết Bàn) giống nhau. Người đắc pháp Nippapanca ngay, thoát ly mọi cấu uế nhơ bẩn, được trong sạch không phải là một cái gì chợt đến một cách tức khắc; mà là do sự huân tu lâu đời, duyên ba-la-mật già dặn từ nhiều kiếp trước. Những kẻ ấy, trong đời này, sẽ đắc quả nhanh, không chậm trễ, chỉ một sát na tâm là họ nhập vào dòng thánh rồi. Trường hợp trái lại, những tỳ khưu đang còn phàm, chưa có huân tu sâu dày, duyên ba-la-mật chưa đủ, muốn đắc Nippapanca cũng phải học và hành tuần tự thứ lớp, tinh tấn mỗi khi mỗi ít, đến một lúc nào đó, dù chậm trễ, họ cũng sẽ đắc quả Thánh!

Giống như leo núi thôi, không một ai muốn là có thể nhảy đến đỉnh núi ngay được, phải từng bước chân lên. Chúng ta thuộc vào dạng bệnh nhân trầm trọng, phải uống thuốc, phải huân tập, phải cần chỉ bảo của bậc cao quý (các Chư Tăng).

Tôi chỉ làm một người tại gia tôn thờ Phật, vẫn còn nhiều vấn đục, chưa có phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia, nên chưa đủ giáo hóa. Chúng ta chỉ chỉ sẽ kiến thức vậy! :) :) :)

Còn các đường đạo, cho tôi xin để lại. Vì quá dài để viết nữa. ./..,.,

Chúc an lạc thân tâm và tiến bước trên con đường huân tập. :)


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

hahaothien đã viết: Có nghĩa là qua bao đời Chư Phật xuất hiện rồi nhập diệt, vẫn chỉ dạy một con đường đó là Bát Chánh Đạo (con đường cỗ xưa của các Vị Phật), chỉ con đường duy nhất này mới dẫn đến chấm dứt vòng luân hồi được (nếu nghiên cứu kinh điển Tam Tạng ta sẽ thấy rất rõ ràng, không có một giáo lý nào vượt hơn được nữa). Đức Phật nói: “Bát chánh đạo là Đạo thù thắng hơn các đạo, Tứ đế là lý thù thắng hơn các lý, ly dục là pháp thù thắng hơn các pháp”. Vậy con đường nào khác có thể dẫn đến tận diệt đau khổ hoàn toàn, chấm dứt vòng luân hồi? Nếu có chỉ có thể là của ngoại đạo và con đường đó không thực sự đúng.


Vậy thì cụm từ “tiền thừa” và “bản đồ hướng dẫn đúng” ví như Con Đường xa xưa của tất cả vị Phật, còn cụm từ “phồi tiền” và “bản đồ sai” là không đúng sự thật, là con đường sai, là giáo lý ngoài Bát Chánh Đạo và Tứ Diệu Đế (có thể ví như con đường của ngoại đạo, theo tà kiến vậy). Trên đây tôi nói có hàm ý trong đó, không phải mang nghĩa bình phẩm, nhận xét, rán tội hay tuyên phán là người nào dùng sai hay đúng từ ngữ. Xin mong hiểu rõ. tangbong

Tư tưởng đả phá tất cả giáo lý ,tất cả tông phái Phật giáo này là của TTL. Cái này đã quá cũ rồi , Hahaothien còn muốn mang ra đây để phổ biến nữa sao ?


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tôi chỉ làm một người tại gia tôn thờ Phật, vẫn còn nhiều vấn đục, chưa có phẩm hạnh cao quý của bậc xuất gia, nên chưa đủ giáo hóa. Chúng ta chỉ chỉ sẽ kiến thức vậy!

Còn các đường đạo, cho tôi xin để lại. Vì quá dài để viết nữa.

Chúc an lạc thân tâm và tiến bước trên con đường huân tập.
kinhle Đạo hữu còn tu tại gia, mà có tâm hồn thánh thoát của người xuất gia, thức tri bằng người học đạo 10 năm. Thật làm cho tn này cảm khoái, mong rằng thường xuyên tham khảo bên box Nam Tông Phật Giáo. :-c cafene

Hiện đệ đang tham gia tiêu đề: Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah với hai Đại tri Thức Khai Nhụy và đ/h VongNga coi bộ là hơi hơi lép rồi, nay cầu đạo hữu gia nhập cho đủ đôi.
Còn các đường đạo, cho tôi xin để lại. Vì quá dài để viết nữa.
Chừng nào thích thì viết, đừng khách sáo, mà đ/h nên tham gia thường xuyên, để tn học những điều hay, mới lạ nơi Đạo hữu.


tn, cũng chúc đ/h an lạc thân tâm.


VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

Kính tặng HaHaoThien! tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Tư tưởng đả phá tất cả giáo lý ,tất cả tông phái Phật giáo này là của TTL. Cái này đã quá cũ rồi , Hahaothien còn muốn mang ra đây để phổ biến nữa sao ?
Kính Thưa Thành Tâm! Nó cũng là nhận định của VM nữa! nếu một người chỉ vì cái Tên đã nảy sinh cấu uế của tâm, liệu người đó hiện tại có đủ lòng rộng lượng, bao dung, vị tha để xa lìa cấu uế mà tìm nhận cái đúng, sai không?
Kính hỏi Thành Tâm! Trên đời này có ai tu nhận mình thoát vượt siêu hơn Bát Chánh Đạo???? :D


thanhtam
Bài viết: 241
Ngày: 12/05/12 02:21
Giới tính: Nam
Đến từ: viet nam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtam »

VoMinhDaCheMo đã viết:Kính tặng HaHaoThien! tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Tư tưởng đả phá tất cả giáo lý ,tất cả tông phái Phật giáo này là của TTL. Cái này đã quá cũ rồi , Hahaothien còn muốn mang ra đây để phổ biến nữa sao ?
Kính Thưa Thành Tâm! Nó cũng là nhận định của VM nữa! nếu một người chỉ vì cái Tên đã nảy sinh cấu uế của tâm, liệu người đó hiện tại có đủ lòng rộng lượng, bao dung, vị tha để xa lìa cấu uế mà tìm nhận cái đúng, sai không?
Kính hỏi Thành Tâm! Trên đời này có ai tu nhận mình thoát vượt siêu hơn Bát Chánh Đạo???? :D
Lời văn trong các bài viết thì không sai đâu , nhưng hàm ý ra sao thì tùy duyên người hiểu !

Thành Tâm chỉ hỏi Hahaothien và VM 2 câu :
- Khi thầy giáo giảng một chương trình , bài giảng đầu tiên sẽ là bài giảng dễ nhất hay khó nhất ?
- Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ , Ngài được ngũ Tổ giảng Kinh Kim cang mà chứng ngộ rồi được truyền y ,bát . Lúc đó Ngài không có học Tứ Diệu đế sao vẫn được truyền y ,bát ?

Trả lời 2 câu trên , Thành Tâm sẽ hiểu ý các bài viết của bạn !


[b][color=#0040FF]NAM MÔ PHẬT BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI [/color][/b]!
VoMinhDaCheMo
Bài viết: 305
Ngày: 15/05/12 18:17
Giới tính: Nam
Đến từ: Nam Định

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi VoMinhDaCheMo »

thanhtam đã viết: Lời văn trong các bài viết thì không sai đâu , nhưng hàm ý ra sao thì tùy duyên người hiểu !

Thành Tâm chỉ hỏi Hahaothien và VM 2 câu :
- Khi thầy giáo giảng một chương trình , bài giảng đầu tiên sẽ là bài giảng dễ nhất hay khó nhất ?
- Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ , Ngài được ngũ Tổ giảng Kinh Kim cang mà chứng ngộ rồi được truyền y ,bát . Lúc đó Ngài không có học Tứ Diệu đế sao vẫn được truyền y ,bát ?

Trả lời 2 câu trên , Thành Tâm sẽ hiểu ý các bài viết của bạn !
Kính chào Thành Tâm!
Do thời gian có hạn cõ lẽ VM chỉ kịp phúc đáp một câu thôi! Vậy có gì sai sót mong Thành Tâm! chỉ giáo giúp nhé!
Khi thầy giáo giảng một chương trình , bài giảng đầu tiên sẽ là bài giảng dễ nhất hay khó nhất ?
1.Đối với người đời chúng ta hiểu câu này bài giảng của kẻ mới vào học chữ ABC không bằng người học cấp bằng tiến sĩ. Với đạo VM chưa nói đúng hay sai đâu nhé!

-Vậy thì theo TT thì người có căn duyên gặp Phật, nhìn được Phật, được nghe kim khẩu Phật Thuyết Pháp, được ngay tại trận chứng thánh quả ( A La Hán) với chúng ta ngày này càng xa Phật, tu kém dở, nói nhiều mà hiểu được có bao nhiêu ( người xưa Phật thuyết pháp ít liền giác ngộ liền) ít gặp Thánh, Hiếm hoi có vị chứng, được xác định thời Mạt Pháp. Thì TT nghĩ chúng ta hằng căn cơ cao siêu việt hơn vị Thánh ngày xưa hay là hạng căm cơ thấp kém ,so với các vị thánh để tử thời đức Phật??? ./..,.,
- Con xin sám hối kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle kinhle Nếu chúng ta mạt Pháp mới được học kinh điển siêu việt chứng tối thượng của Phật quả, thì có nghĩa các vị Căn cơ sâu dầy, tu hành tinh tấn, công đức lớn với chúng sinh được gặp Phật, được trức tiếp Phật giáo hoá, mà làm hành Thánh để tử của Phật. Mà Phật chỉ dậy cho hằng thánh để tử ( căn cơ siêu tuyệt, có thể chứng cao) cái thấp kém sơ sài ( ban đầu!) để cho hàng thánh để tử chứng kém, cỏn cỏn, để không bao giờ bằng Phât! Con nghĩ ổng này ích kỷ, giấu nghề, giấu tài, không thích người khác hơn mình, bày đặt lấy vinh quang....Liệu có kẻ ngớ ngẩn đủ sức suy nghĩ như thế không Thành Tâm? Nếu câu Thành Tâm nói đúng bài học BCĐ ban đầu cho hằng sơ đẳng?????
Vậy thì nên trả lời như nào cho hợp lý!
Thứ nhất! Các vị Thánh đệ tử căn cơ siêu tuyệt ( hàng tiến sĩ) còn chúng ta mới là kẻ đánh vần A B C!
Thứ hai! Bát Chánh Đạo là Phật chỉ la con đường đưa đến giác ngộ? Hàng căn cơ cao siêu tuyệt mới học hiểu được một Phần chỉ các vị Phật mới thấu tỏ sáng suốt với con đường này. Ngày nay càng ngày càng mạt pháp nên con đường giác ngộ mới bị chúng sinh nhìn lu tối mờ dần, đến khi không nhìn ra nổi được nữa thì Pháp của Thế Tôn bị diệt. Một VỊ Phật tiếp theo xuất hiện khai sáng lại con đường trên. và các vị chuyên tu, tinh tấn đời mạt Pháp trước sẽ xuất hiện cùng Phật (Với nhân duyên, nguyện lực của từng vị đó)
Còn có kẻ nói không pháp môn tôi tu bầy giờ là không dính gì đến Bát Chánh Đạo Chi hết! Người này đủ thiếu trí tuệ để nói ra được câu đó!
VD:
Niệm Phật! Niệm ra tiếng là chánh ngữ, Niệm bằng tâm là Chánh Niệm
Trí trú, tụng kinh cũng thế!
Lục độ Ba La Mật là tương ứng với chánh nào thì dễ quá rồi!
Hay Tu Theo Phổ Hiền Bồ Tát
1. Nhất giả: lễ kính chư Phật là Chánh Nghiệp
2, Nhị giả: Xưng tán Như Lai là Chánh Ngữ
3, Tam giả:Quảng tu cúng dường! Chánh Nghiệp
4, Tứ Giả:Sám hối nghiệp chướng Chánh Nghiệp
5, Ngũ giả;Tuỳ hỷ công đức Chánh Niệm
6,Lục giả:Thỉnh chuyển Pháp luân là Chánh Nghiệp, Chánh Ngữ
7,Thất Giả: Thỉnh Phật Trụ Thế là Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp!
.......


Có kẻ đủ ngớ ngẫn để nghĩ Bát Nhã Ba La Mật là Chánh Tuệ ( trí tuệ siêu việt nó nằm ngoài Bát Chánh Đạo, nằm ngoài trí tuệ của Phật chỉ ra Phật ngày xưa dạy cho hằng thánh để tử thiếu!, có ai dán nghĩ thế không, giám hỗn như thế lắm! ). Và với trí tuệ siêu việt của Chánh Tuệ mới đủ sức hiểu lý không???
Xin thưa Chánh Tuệ là kết quả của Chánh Định! Chánh Tuệ thuộc kết quả và nằm trong Diệt Đế .Bát Chánh Đạo Là Con Đường, còn kết quả của con đường phải là giải thoát , tất cả diệu dụng, trí tuệ, phương tiện nằm trong Diệt Đế!
Còn đừng kẻ ngu nào nói con đường của Phật đưa ra cho hàng Thánh đệ tử ngày xưa không có đưa đến giải thoát, không đưa đến viên mãn được, Phật đã dậy thiếu cho hàng Thành chúng để tử chứng khuyết, chứng thấp , chứng mù! Phật không sai mà chỉ có bản thân mình sai, mình đủ ngớ ngẩn để nghĩ vậy thôi! Với cái suy nghĩ gì mà trái với kim khẩu ( kinh NiKaYa, Tứ Diệu Đế, Bát Chánh Đạo) thì hãy khôn ngoan mà biết mình kém dở, mà quay lại tự xét mình! Đừng nghĩ bây giờ mạt Pháp được học Pháp siêu thánh, vượt thánh! Chỉ có bây giờ mạt Pháp nên kinh sách nào các Tổ cũng phải dụ là các ngươi cư chuyên tu, hành trì như thế này đặt được pháp siêu cao, không nghĩ bàn, không dối lừa, thậm chí nếu các vị tu cho các vị ngang ngửa Phật luôn! Ấy vậy các vị tu có chịu thực tu thực chứng đâu mà chưa tu đã chấp câu chữ kinh mang ra mổ sẻ phân tích, nào tui đang tu cái cao siêu ông kia tu cái tầm thường thấp kém, chỉ có cái tui mới cao thui!!!

Thực ra Tu theo Phật Pháp là diệt trừ bản ngã, ngã chấp! Người tu đúng, hiểu đúng, đi đúng đường tự thân bản ngã sẽ tan nát te tua, mất hẳn theo con đường tu. trong đó cái ta càng nhỏ nhỏ, bé, bé xíu, bé xíu và bé xíu hơn nữa, đến khi không còn ta! Trong cái đó hạnh khiêm hạ, tôn kính chúng sinh ( vượt xa yêu thương) xuất phát từ trí tuệ, trí tuệ càng lớn thì những điều đó càng chân thực và bao la hơn!
Còn bản thân VM thì chỉ thấy có mình, yêu thương người mình trông thấy còn trả có huống chi bảo tự con bỗng dưng tôn kính mọi người :(( ! Làm người ngu khổ vậy đó nghiệp lực cho minh trôi lăng te tua, làm người ngu còn không biết mình là ngu còn thê thảm khổ sở hơn nữa!
Bây giờ ráng Tôn Kính Phật, Tôn Kính Thánh để nhân quả đưa vào ta rơi rớt thành tựu ít điều, chút xíu gì đó từ các vị Thánh để lấy vốn liếng sau này mà tu hành!


Kinh Kim Cang cũng thế Phải có Chánh Tuệ mới hiểu được! tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong tangbong
Thành Tâm nghĩ cái Chánh Tuệ thấu hiểu không tà kiến, hiểu rốt ráo chữ không của kinh Kim Cang, Bát Nhã hay các kinh điển khác là nó tòi từ đâu ra vậy????. tự dưng chúng sinh cứ nghe là tức thì giác ngộ chăng?

Thân Ái Kính Chào!
Xin cho con giữa mãi một điều: Ai ai cũng thành Phật để lòng tôn kính mãi không thôi! Để con được tất cả độ cho con!
Sửa lần cuối bởi VoMinhDaCheMo vào ngày 02/06/12 07:44 với 1 lần sửa.


hahaothien
Bài viết: 150
Ngày: 04/06/09 06:56
Giới tính: Nam
Đến từ: VietNam

Re: (Cái nhìn)

Bài viết chưa xem gửi bởi hahaothien »

Xin cám ơn đến đ/h ThienNhan và đ/h VoMinhDaCheMo trước.
Sau tôi xin nói cái hiểu thô sơ của mình cho 2 câu hỏi của đ/h ThanhTam.

Ngay từ lúc đầu Đức Phật đã dạy phải suy xét vấn đề cho hợp lẽ phải như việc thử vàng bằng chà, xát vậy. Ngài khuyên chúng ta đừng tin vào truyền thống, tập tục, những điều truyền thừa, từ sách vở, những điều được nhiều người tin theo, cho đến vị đạo sư cao quý là Ngài đi nữa…. mà phải tự mình kinh nghiệm, thực chứng qua điều đó rồi mới kết luận. Trên đây Ngài nhắc nhở ta nên là một người có trí hơn là một kẻ nô lệ vô tri, chỉ biết tin suông nơi Ngài nói. Vì suy xét không đúng cặn kẻ vấn đề, không đúng sự thật, ta sẽ dựa vào sai lầm đó mà đi đến sai lầm khác, như thế là vô cùng nguy hiểm. Điều này cũng thật khó cho chúng ta.

 Như vậy ta phải xác định mình là Người Trí hay Người chỉ chấp chặt vào giáo lý.

Trong tất cả vấn đề Phật Pháp đem ra thảo luận, nó phải dựa trên sự thật, chân lý, suy nghiệm hợp lẽ phải, như lúc đầu đã nói về: Chân Lý là cái không thể nghi ngờ và không có sai xót được, vốn bản chất là luôn luôn đúng, có thể bị che mờ do ta còn u mê nhiều quá chăng? Chúng ta đến diễn đàn vì một mục đích chính là chia sẽ kiến thức học hỏi Giáo-pháp nơi các bậc cao minh. Như Đại Đức Na Tiên nói: “Phàm là Trí giả nói chuyện với nhau, bao giờ cũng nói lời ngay thật, muốn trao đổi hiểu biết, soi sáng hiểu biết cho nhau. Trong câu chuyện, nếu có những lý lẽ đưa ra, dù đúng, dù sai, dù cao, dù thấp, dù phải, dù trái v.v... các bậc Trí giả không bao giờ vì thế mà phiền lòng hay nóng giận. Họ tôn trọng nhau, dù ý kiến, tư tưởng có bất đồng chăng nữa. Thắng, bại không hề làm cho họ chau mày, mà chính chân lý, sự thật mới thuyết phục được họ. Nếu gặp phải đối phương là tay lợi trí, lợi khẩu, hùng biện đại tài, bậc Trí giả không vì thế mà tìm cách cản ngăn, áp chế, bắt ngừng nói, đuổi ra khỏi chỗ ngồi; hoặc lươn lẹo dùng những xảo thuật miệng lưỡi, ngụy biện nhằm tranh thắng cho kỳ được! Đấy là cốt cách, phong thái đầy hiểu biết của bậc Trí giả

Vậy tôi xin nói về 2 vấn đề:

1. Khi thầy giáo giảng một chương trình, bài giảng đầu tiên sẽ là bài giảng dễ nhất hay khó nhất?

Theo như trong Tam Tạng Kinh Điển, Đức Phật là người thầy chỉ dạy lại cho tất cả chúng sinh. Vậy tương tự câu hỏi Ngài sẽ giảng cái dễ nhất hay khó nhất? Cách dạy của Ngài là cho tất cả mọi người, không giống như quy tắc cách dạy của thế gian. Vì Ngài là người có khả năng nhìn thấy tất cả tâm của chúng sanh, như một thầy thuốc có thể biết tất cả bệnh nhân mắc bệnh nào để kê toa. Còn một thầy giáo chỉ có thể thể dạy chuyên về một hay vài loại chuyên ngành nào đó, không có khả năng kiến thức và tuệ như Đức Phật được. Hầu như trong suốt 45 năm trường Ngài gặp gỡ đủ hạng người, những phạm thiên trí tuệ, những người quyền quý cho đến những người nông phu, những người trí tuệ cho đến người nô lệ, giai cấp thấp nhất của xã hội … Ngài thường quán xét thế gian để xem người nào đủ căn cơ, Ngài sẽ đến độ thực để dẫn dắt họ vào dòng Thánh, với những người chưa đủ căn cơ, nhưng có duyên, những người có mong muốn bước theo dấu chân của Ngài, đều được chấp nhận vào Tăng Đoàn và phát triển trí tuệ theo từng bước, sau nổ lực không ngừng rồi cũng đắc Thánh-quả, để nhập Niết-bàn. Xin ví dụ:

- Bà Kisagotami: Chưa từng liên hệ đến Phật Pháp, nhưng vì quá đau thương với cái chết của đứa con mà tìm Ngài xin cứu giúp (Bà thật hữu phúc, và duyên lành). Ngài đã chỉ cho Bà tự nhìn thấy thực tướng Vô Thường, Khổ của đời sống từ cái chết của con Bà. Sau đó Bà xin xuất gia và đi theo con Đường Bát Chánh Đạo đắc quả A-la-hán (trong Trưởng Lão Ni Kệ).

- Một người nông phu cày ruộng, Ngài nhìn thấy người này có thể thực hiện được chân lý (là người có tâm từ, có chịu nghe pháp, hiểu pháp và có duyên lành), nên liên tục ba ngày liền đến khất thực, khi ông hỏi: phải chăng Ngài thèm thực phẩm. Lúc này Ngài mới giảng cho ông nghe “Người cày ruộng cứ gieo lúa đi gieo lúa lại. Họ cày đi cày lại. Họ cho xứ sở thóc lúa nhiều lần. Người ăn xin xin đi, xin lại. Người hào phóng cho hoài. Bằng cách bố thí họ về thiên đường hoài. Những người vắt sửa bò vắt sửa hoài. Bò con chạy đến bò cái mẹ hoài. Chúng sinh bị ngất lên ngất xuống hoài. Chúng sinh bị xốc hoài. Sự sống được thai nghén trong bụng mẹ hoài. Chúng sinh chết đi chết lại. Chúng sinh bị đưa ra nghĩa địa hoài. Người khôn ngoan bất tử và không bị sinh ra hoài.”

Như vậy cách dạy của Ngài không cố định được, tùy theo khả năng mà Ngài nhìn thấy tâm người đó, để có thể truyền đạt giáo lý thể nào và Ngài biết bao lâu họ có thể đắc được các Thánh Quả. Nhưng mục đích cuối cùng thì vẫn đi đến chấm dứt đau khổ hoàn toàn (Niết-bàn).

Như khi ta muốn nói Pháp, nếu với những người già, người ít học như nông dân, người tại gia tín ngưỡng Phật Giáo nhưng học ít, thì nên giảng về bố thí, lợi ích của bố thí, giảng rõ về 5 giới, giải thích lợi ích đưa đến các đường thiện lành như cõi trời và sự tốt đẹp của cõi người. Sử dụng ngôn ngữ đời thường như cái cày, lúa, muối, sóng biển…. để họ nhận thức được. Nếu nói theo chuyên môn như: “Không thể nhập vào thực tánh” hay “Vạn pháp vốn hữu vi” thì thôi, kết quả chẳng được lợi ích gì. Ngược lại với những người có tiếp xúc kinh điển ít nhiều, có nghiên cứu hay không ta mới nói chuyên sâu. Nhưng phần nhiều theo quan kiến riêng tôi, thường viết Pháp dùng các cụm từ dễ nhận thức cho người đọc có thể hiểu ngay.

Nói xin lỗi! Tôi không thể hình dung được ngày xưa Đức Phật lại nói như: “Ma ra ha dạ da” nhưng không giảng nghĩa, để sau này nhiều Vị Đại Đức đã dày công giảng nghĩa từng câu một, nếu vậy thật tôi không hiểu nổi nghĩa Ngài muốn truyền đạt là gì nữa? Như vậy theo cách dạy như ví dụ tôi đã trích ở trên nó hoàn toàn trái ngược nhau, chưa nói đến dạng người nhận thức thế nào nữa?. Hay Ngài muốn giấu pháp? Khi chính Ngài đã nói: Như Lai giảng pháp với bàn tay mở rộng không phải bàn tay nắm lại, và gần nhập diệt Ngài khuyên đệ tử hãy hỏi Pháp nào còn chưa được thông suốt hãy hỏi Ngài để sau này đừng hối tiếc (Ngài hỏi đến 3 lần). Hay cứ đọc tụng như vậy là đạt thiện phước? Trong khi Ngài giảng Nghiệp, Luật Nhân Quả làm gì nữa. Hay để đạt giải thoát chỉ việc đọc tụng? Thì tất cả Bát Chánh Đạo, Tứ Niệm Xứ, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Giác Chi, 37 Bồ Đề Phần, Các Bậc Thánh… để làm gì, mà trong Tam Tạng Kinh Điển luôn nói đến.

Thôi tôi xin dừng lại và xin Sám Hối nếu lời nói của tôi sai. Tôi biết cách nhận thức của mình và tránh phải bình phẩm gì đó nữa? Vì thật nó không lợi ích trong khi việc cần làm Đức Phật dạy rất nhiều. Tôi chỉ nương bước chân Ngài đi và xin đi theo con đường ấy. Trong Tam Tạng, tôi chưa thấy bất cứ nơi nào Đức Phật buột một người nào đó phải theo Ngài nếu người không muốn.

2. Lục Tổ Huệ Năng không biết chữ, Ngài được ngũ Tổ giảng Kinh Kim cang mà chứng ngộ rồi được truyền y, bát . Lúc đó Ngài không có học Tứ Diệu đế sao vẫn được truyền y, bát?

Việc trao truyền ý bát trên đây theo tôi có thể hiểu là Quy-y chăng? Vì theo Đức Phật mỗi người là một hòn đảo của chính mình, thiện phước hay ác nghiệp do chính mình gặt lấy, giải thoát do nơi mình. Ngài khuyên đệ tử trước lúc nhập-diệt: Hãy lấy giáo pháp là Thầy các con!

Việc Quy-y là không phân biệt bất cứ loại người nào. Theo Đức Phật, ai có tâm nguyện thoát khỏi luân hồi đều có thể nương dựa Phật, Pháp, Tăng. Nếu tự ý xuất gia, hay tự quy-y không Thầy dẫn dắt là người đó thuộc vào trộm mạo, tăng tướng, là không thể chấp nhận được.

Xin gửi đến đ/h ThienNhan.

Cám ơn lời mời của đ/h. cafene

Cuộc sống hơi bận rộn nên có nhiều việc phải làm quá, tôi đã có xem sơ qua Chỉ Là Một Cội Cây Thôi- Ajahn Chah, nhưng chưa rõ ràng và hiểu nhiều lắm, tôi sẽ cố viết cái mình hiểu sau đó. Với kiến thức, ta dùng Tuệ thế gian để xem xét thì nhiều vấn đề có thể được giải quyết. Vì Trí thức thế gian thiếu Tuệ sẽ đi đến tà-kiến. Tuệ là sự nhìn đúng, nhìn rõ sự việc, không có ảo tưởng, lầm lạc trong đó.

Đ/h là thiện bậc trí, khi tiếp xúc Giáo-pháp đã rõ ngay vấn đề, như lưỡi nếm thuốc đã biết ngay vị thuốc. Chúc đ/h phát triển được tâm tuệ càng nhuần nhuyễn. :)

Tôi cũng vừa viết xong một bài Nhận Thức về Người Trí và Người Ngu bên Phật Giáo và Đời Sống. Nếu đ/h có rãnh đọc chơi.

Chúc mọi ngày đều an lạc. :) :) :)

-------------------------------------------
Tôi xin ngừng vấn đề ở đây, vì không muốn nói đến việc bình phẩm, đánh giá, phân tích hay lựa chọn giữ các Pháp Môn nhà Phật. Nếu vấn đề về Pháp đưa đến lợi ích, chúng ta có thể chia sẽ lẫn nhau.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.262 khách