Tìm hiểu về sám hối.

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Tìm hiểu về sám hối.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

I. Sám hối là gì?

II. Có bao nhiêu phương pháp sám hối?

1. Tiểu sám hối là gì? Tại sao...?

2. Hồng Danh sám hối...?

3. Vạn Phật sám hối...?

4. Lục thời sám hối...?

5. Vô tướng sám hối?

6. Tứ hoằng thệ nguyện sám hối?

7. Tam qui y sám hối...?

III. Thế nào mới gọi là sám hối?

IV. Sự lợi ích của sám hối?
Sửa lần cuối bởi Thien Nhan vào ngày 17/10/12 09:34 với 1 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm hiểu về sám hối.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ý nghĩa về sám hối: Viết bởi HT. Thích Thanh Từ.

Sám là sám những lỗi trước, còn hối là chừa những lỗi sau.

Tỉ dụ như trong chúng ta có một Phật tử đã nguyện trước Tam Bảo giữ năm giới, trong ấy có giới không uống rượu.

Một hôm nhân đi chơi với bạn bè, bất thần bị rủ vào ngồi quán, khi đó từ chối không được, uống hết một chung rượu. Đến khi về nhà, nghĩ lại biết mình có lỗi vì đã hứa trước Tam Bảo không được uống rượu; bữa nay vì bị rủ rê, lỡ uống rượu rồi, tức nhiên phải sám, nghĩa là đến trước Phật hoặc chư Tăng thưa rằng: “Con tên gì, pháp danh gì, trước đã nguyện giữ giới không uống rượu.

Hôm nay vì si mê nên bị bạn bè rủ, con không giữ giới được, ngày nay con xin sám lỗi trước của con đã làm.”

Chỉ sám như vậy chưa đủ, mà phải hối nữa: “Con nguyện từ nay về sau chừa cải không dám uống rượu nữa.” Có hối như vậy mới tránh được lỗi trước; nếu chỉ sám lỗi trước thôi, còn từ nay về sau không dám hứa chừa lỗi, như vậy không khỏi sẽ tái phạm lỗi cũ.

Cho nên chúng ta sám lỗi trước mà cũng phải hứa từ đây về sau nhất định không phạm lại điều đó nữa, thì mới đủ ý nghĩa sám hối.

Đa số chúng ta bây giờ thường sám lỗi trước thôi, còn phần sau thì để dành lại. Cho nên đến ngày ba mươi, ngày rằm đi tới chùa sám hối, vài ngày sau phạm y lỗi cũ; rồi đến ngày ba mươi, ngày rằm lại đi sám hối nữa, như thế hết năm này đến năm kia cũng không hết tội.

Đó là vì lầm lẫn, không hiểu đúng ý nghĩa sám hối. Cho nên phải hiểu sám hối là nguyện sám lỗi trước, và nguyện chừa lỗi sau, như vậy mới gọi là sám hối. HT. T.T.T
====

Sau khi đọc bài giảng của Hòa thượng thì việc sám hối rất lợi ích cho người Phật tử, khi đả nguyện giữ một giới thì ráng làm tròn một giới. Thì được hạnh phúc một phần của giới đó.


Vậy, có phải sám hối là nền tảng của việc hành trì giới luật. Nhờ sám hối mà ta biết việc ác xin chừa không tái phạm, việc thiện ráng làm, cho tăng trưởng.

Vậy, sám hối là một phương pháp tu hành rất quan trọng Phật giáo.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Có bao nhiêu phương pháp sám hối?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Ngày xưa lúc tôi còn nhỏ, và từ lúc có trí khôn, mỗi khi sau tết là bà ngoại dẫn vào chùa đội sớ sám hối. Liên tiếp mấy năm liền, nên còn nằm trong trí ức...Sau này đọc báo hay tìm hiểu về sám hối và tại sao phải đội sớ cả đêm. Tìm không thấy nữa.
== cafene

Sau này tôi có qui y Tam-bảo thọ trì ngũ giới. Có trang trí bàn thờ Phật và tổ tiên, để thờ cúng, phụng trì. Tất cả điều có học qua. Nhưng các bạn cũng biết pháp môn của các tông phái Đạo Phật thì nhiều lắm. Như Tụng kinh, Niệm Phật, trì chú, Hành thiền, và các phương tiện như Kinh hành, tọa thiền, Lạy Phật...

Thường thường thì phải có thầy hướng dẫn tu hành, hoặc là bạn đạo chỉ dạy...Nhưng không ai biết rõ hơn bằng bạn biết bạn thuộc về sở trường về Pháp môn nào, hay phương tiện gì? Ngoại trừ những Bậc Thầy đã tiếp xúc với bạn nhiều năm.


Do đó những pháp môn và phương tiện thì không ai giống ai?

Riêng tôi thấy không có pháp nào dể dàng hơn là Pháp Sám Hối. Tại sao dể dàng?

1. Bạn lạy Phật thì bạn bớt đi tâm ngã mạn. Không cần phải nhớ kinh điển giáo lý

2. Miệng bạn Niệm Phật sám hối, thì miệng không nói chuyện thị phi. Cũng không cần phải đọc tụng cho thuộc lòng, nhớ kỷ. (Nhưng đâu phải ai cũng biết tụng kinh! đây hè...)

II. Có bao nhiêu phương pháp sám hối?

Có rất nhiều cách sám hối theo trong kinh sách, hiện tôi được biết.
Nhưng nhận định thì chưa chính xác, nếu có sai nhờ các bạn sửa lại rất cảm ơn.


Ví dụ:

10 câu Niệm Phật (Lục tự Di Đà) sám hối trong sách Niệm Phật thập yếu? Và tại sao như vậy thì tôi không biết rõ.

Tiểu sám hối: Thập chú Đại Bi? Có lẽ đây là bên Mật Tông thì phải? Thập chú có nghĩa là gì, tôi cũng chưa rành.

Hồng Danh sám hối: Là lạy 108, hay lạy 108 vị Phật...Điều này ai đi thọ bát điều biết qua. Nhưng ý nghĩa thì cũng chưa hiểu.

Nhưng sám hối bên Nam Tông là gì? Có phải chăng là 423 bài kệ Pháp Cú?

Còn tiếp...
tn, kính


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tìm hiểu về sám hối.

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Tôi có đọc được 1 bài bàn về Sám Hối của Hoà Thượng Tịnh Không, cảm thấy rất hoan hỷ (nhưng hiểu không hết ./..,., ), xin chia sẻ cùng các bác. Bài đã cũ, có thể nhiều bác đã đọc, chỉ mong các bác chưa đọc có thể cùng hoan hỷ với tôi :
Văn phát nguyện sám hối
Pháp sư Tịnh Không

Tại sao phải hành sám hối? Tôi nhận thức rằng muốn nghĩ đến vãng sinh Tịnh Độ cần phải sám hối trước, phát bồ đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật. Chỉ có sám hối nghiệp chướng của mình thề không tái tạo, mới được vãng sinh.


Tại sao không thoát ra khỏi tam giới? Vì từ vô số kiếp đến nay, không nhận thức được tội chướng vô lượng vô biên của mình. Những điều tội chướng này đến từ đâu? Nguyên nhân từ đời trước hoặc từ lâu đời đến nay cùng chúng sinh có sự ràng buộc và tranh chấp với nhau, có khi giữa hai người có sự quan tâm chăm sóc giúp đỡ lẫn nhau mà tạo ra thiện duyên. Có khi giữa ta và đối phương có sự tranh chấp, tước đoạt, xâm phạm, tổn thương, lăng nhục v.v… mà tạo ra ác duyên.

Nhân duyên nghiệp lực của chúng ta với người xung quanh ràng buộc càng thâm sâu, bất luận đó là thiện duyên hoặc bất thiện duyên, chúng ta với người đó sẽ dễ lâm vào thế luân hồi và kiếp sau gặp lại. Lúc bấy giờ nếu nghiệp duyên do tình cảm sinh ra, sẽ dùng hình thức tình cảm giải quyết, nghiệp duyên do vật chất hoặc sinh mạng gây ra, lần nầy sẽ dung hình thức tương đồng đáp trả.

Tôi nhận thức được, thực chất căn bản của lục đạo luân hồi đó là giữa chúng sinh với nhau, oan oan tương báo, trả nợ lẫn nhau, vô tận vô biên, không bao giờ chấm dứt, trong thời gian đó nếu không chấp nhận thọ báo, sẽ tạo thêm nghiệp mới, khiến cho việc thọ báo sau nầy lại trồng thêm nhân mới, tìm trăm phương ngàn kế, lấy của người làm của ta, kết quả là nếu số mạng có sẽ có, số mạng không có, trộm cũng không được. Nếu số mạng của chúng ta có bằng cách dung hình thức ăn trộm để đoạt được, sẽ tạo ra tội nghiệp thâm sâu.

Bất cứ việc gì, bất cứ người nào, trong gia đình, ngoài gia đình, bề trên, cấp dưới, phàm làm khiến cho ta tổn hại, đều phải gánh chịu thọ báo. Gia quyến lục than, đều do tứ nhân tương tụ (tứ nhân là trả nợ, đòi nợ, trả ơn và báo oán) bất luận chúng ta thọ báo bao nhiêu oan ức, không những không được sân hận, ngược lại phải sám hối cho nghiệp chướng của chính ta, tội nghiệp của đời trước nay phải trả, nếu đem lòng sân hận, làm sao không tạo thêm nghiệp mới?

Tất cả mọi nơi đều có oan gia trái chủ đến gây nạn (làm khó dễ) chúng ta phải phản tỉnh lại, tại sao họ không tìm người khác để gây phiền phức, đều do trong đời quá khứ, chúng ta có làm điều gì sai lỗi với họ, ta phải tu nhẫn nhục, làm nghịch tăng thượng duyên.

Tôi còn nhận thức được, tu học Phật Pháp, y theo Tam Bảo lực gia trì và tâm lực sám hối, có thể khiến tội nghiệp chuyển nhẹ, hoặc tiêu diệt. Nếu bị phỉ bang hoặc làm ô nhục, chúng ta vui vẻ chấp nhận thì đều được diệt tội, gặp thiện tri thức tu đạo, tu thiện, khiến người này có thể chuyển tội nặng của hậu thế thành tội nhẹ của hiện thế. Niệm Phật là sám hối. Khi niệm Phật tinh tấn thường thấy bệnh nghiệp hiện tiền, đó là một hiện tượng chuyển nghiệp, đem tội nặng của quá khứ, biến thành tội báo nhẹ như hiện tại. Vì nguyện lực lớn hơn nghiệp lực, tôi nhận thức rằng, nếu chân thành sám hối, phát nguyện cầu sinh Tịnh Độ, nhất tâm chuyên niệm Phật hiệu A Di Đà Phật, ta có thể nhờ nguyện lực của Phật A Di Đà và nguyện lực phát nguyện vãng sinh của ta, cho dù kiếp trước có phạm trọng tội, chỉ cần phát tâm niệm Phật vãng sinh, niệm niệm bất đoạn, kiếp này không tạo thêm ác nghiệp, nguyện lực hiện hành sẽ chống lại nghiệp lực của quá khứ, trong lúc lâm chung, nguyện lực niệm Phật cầu sinh, chiêu cảm được nguyện lực tiếp dẫn của Phật A Di Đà, trong giây lát sẽ siêu thoát tam giới, thoát ly tất cả “nghiệp duyên” vãng sinh Tây Phương Thế Giới Cực Lạc, vĩnh viễn xa lìa cái khổ của luân hồi.

Nhưng vì lúc trước tôi không có cái trí tuệ này, cũng không nhìn nhận rằng mình có nhiều nghiệp chướng như thế, càng không nhận thức đó là do chính mình tạo nên, không biết được những điều bất thuận lợi, đều do quả báo tội nghiệp của quá khứ, không biết được mình sở dĩ mình đến thế giới này là để tiếp nhận quả báo nên cứ hờn trách người khác xâm hại mình. Thật ra đều do tạo tác của mình không một việc gì liên can đến người khác. Vì tạo tác ra thiện ác nghiệp mới nảy sinh ra “số mệnh”, số mệnh ở đây chính là tổng kết của sự thọ báo. Nhưng số mệnh ở đây có thể thay đổi bởi sự tu hành và sám hối. Số mệnh không tốt có thể tu hành thành tốt, và còn có thể tu thành Phật. Người tạo ác nghiệp mà số mệnh lại không tốt, sẽ rất thê thảm. Luận nhân quả còn gọi là pháp nhân duyên, cần gặp duyên mới có kết quả, chỉ cần không tái tạo duyên, ác nhân của kiếp trước sẽ không có thể kết quả, cho nên đoạn ác tu thiện mới chính là sám hối.

Lúc sắp lâm chung, nghiệp chướng hiện tiền, là do oan gia trái chủ tìm đến đòi nợ bức ép đưa vào tam ác đạo, lúc đấy nhất định phải niệm Phật cầu siêu, hồi hướng cho họ, sám hối tội nghiệp của mình. Vào lúc này những người thân cận nhất hoặc gia quyến cũng đến đòi nợ, phá hoại sự thanh tịnh niệm Phật của người lâm chung, vì vậy trước tiên phải hồi hướng cho họ, sám hối nghiệp chướng của chính mình, giúp cho con đường vãng sinh được thuận buồm xuôi gió. Nếu là người thân gia quyến đến báo ơn tự nhiên sẽ giúp mình thành tựu.

Những nghiệp chướng của tôi thật sâu nặng, trong lòng cảm thấy rất áy náy bất an, tôi muốn nhận tội, thề không tái tạo, nếu không nghiệp lực thọ báo sẽ tiếp diễn không ngừng nghỉ.

Kiếp trước, kiếp này và kiếp sau liên tục nghiệp cũ chưa trả dứt, lại không chấp nhận thọ báo, tạo thêm nghiệp mới, chồng chất liên tục. Bắt đầu từ hôm nay, tôi không oán giận ai, và tôi sẽ không còn kẻ thù nữa.

Nghĩ đến những chúng sinh đã từng bị tôi tổn hại, chúng phải gánh chịu sự đau khổ và áp lực vô lượng kiếp, chính tôi đã tạo ra những “oán hận” đó như cái gông cùm xiềng xích vào sự đau khổ của họ không tháo gỡ được. Như lửa hận trong lòng, giam họ vào trong ngục lửa, khiến họ tự giày vò từng giây từng khắc, sự đau khổ của họ lớn như thế, cho thấy sự đòi nợ của họ là đương nhiên, tôi thông cảm họ một cách sâu sắc. Tâm tôi tự sám hối, tất cả họ phải chịu đựng những khổ nạn to lớn, tôi hoàn toàn phải vì họ làm việc sám hối, nhận thức ra tội nghiệp của mình, tìm cách bù đắp lại, độ thoát cho họ mãi cho đến khi thành Phật. Với tấm lòng chí thành, tôi hướng về họ thành tâm tạ lỗi. Tôi có lỗi quá nhiều đối với họ. Nghĩ đến đây, lòng tôi hổ thẹn đau xót vô cùng, tôi muốn khóc vì nước mắt không kiềm chế được, vậy hãy dùng nước mắt để rửa sạch trái tim ô uế của tôi, dùng giọt nước nhân từ tâm và đại bi tâm rưới lên đầu họ, tôi tin tưởng rằng loại nước nầy sẽ hóa thành cam lồ. Tôi muốn hướng về pháp giới để phát ra lời thệ nguyện: Tôi muốn đem tất cả công đức tu hành hồi hướng cho họ, cùng hồi hướng pháp giới hữu tình, đồng thành Phật đạo. Từ nay về sau thề không tái tạo ác nghiệp. Nay tôi phát nguyện cho họ lìa khổ được vui. Tôi muốn giới thiệu đến họ pháp môn đương sinh niệm Phật thành Phật, để họ sớm có ngày thành Phật. Nếu khi tôi được thành tựu, trước tiên tôi sẽ độ thoát cho họ đến được Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, cùng gặp Phật A Di Đà, và tôi cũng muốn độ tận pháp giới hữu tình sớm đến bờ giác, vĩnh viễn thoát khỏi cái khổ luân hồi.

Tại đây, tôi cũng muốn hướng về những chúng sinh bị hại, nói một chút về đạo lý Phật Pháp, tranh thủ sớm ngày tháo được gông cùm, nhảy ra khỏi địa ngục tâm hỏa.

Các bạn thân mến của tôi: hành vi phục thù, xác thực là do tôi gây nên, nhưng hành vi phục thù không thể xóa bỏ cái khổ thâm sâu trong tâm hỏa, chỉ có hóa giải “oán hận” mới đạt giải quyết được. Hiện tại trong chúng ta có một trái tim “vọng tâm” không có chủ thể bất biến, nó sinh ra rồi lại tiêu diệt như “mộng” như “huyễn”, như “bọt bong”, như “sương” cũng như “điện”! Lúc chúng ta không tìm ra trái tim thật chất, cho nên chúng ta cảm thấy bị lăng nhục, bị tổn thương, bị sát hại rồi nảy sinh ra oán hận, thì phải bám dựa vào đâu? Nếu như trái tim thật chất không tìm thấy thì sự “oán hận” trong “tâm” đó chỉ là hoa trong không, trăng trong nước hư ảo không thật? Cho nên tất cả oán hận toàn do trái tim hư ảo, trái tim “chấp trước” tạo ra. Nếu không nhìn thấu đó là trái tim hư ảo chấp trước, trái tim đó sẽ làm cho chúng ta chìm đắm trong luân hồi sinh tử, ái dục khổ hải.

Thưa các bạn, chúng ta hãy phát lòng sám hối, vì sám hối là cam lồ, sám hối có thể rửa sạch ô uế quá khứ của tâm linh để trong quá trình đó sẽ đạt được tịnh hóa và tái sinh không ngừng nghỉ. Một người không sám hối, tính linh sẽ không thể tiến triển và tiến hóa, vì không sám hối nên tính linh tiếp tục bị ô nhiễm, trái tim tiếp tục vọng tưởng chấp trước. Không sám hối thì không nhìn nhận và tiêu trừ sai lầm quá khứ, vọng tưởng sai lầm mới sẽ tiếp tục tạo ra.

Khi một người không tái phạm lỗi lầm lần thứ hai, chúng ta đã sám hối quá khứ. Chúng ta không những phải sám hối tội nghiệp đã biết, càng phải sám hối cho những tội nghiệp không biết, luôn luôn sám hối. Cổ đức nói: “Tội từ tâm khởi dùng tâm sám, nếu tâm diệt thời tội cũng không. Tâm vọng tội diệt cả hai đều không, đó chính là chân thật sám hối”. Một người biết sám hối là người được phước, lại càng được cứu. Sám hối chính là ánh hào quang của tâm linh, là vốn liếng lương thực trên con đường vãng sinh Tây Phương.

Vì vậy khi có tâm sám hối, thề không tái tạo, tức là đã sám hối. Khi đã có căn bản này, phát nguyện cầu sinh Tịnh Độ, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật, nhất định sẽ thành Phật. Phàm phu chúng ta có thể làm được nếu phàm phu không làm được, Phật đã không tuyên dương pháp môn này. Vì vậy, tôi đối với pháp môn Niệm Phật, không hoài nghi, không xen tạp, tranh thủ không gián đoạn, khi đã thành tựu hãy nhanh chóng tiếp cứu vô lượng vô biên chúng sinh, trong đó có cha mẹ vô lượng kiếp của chúng ta. Nghĩ đến họ đang quằn quại trong dầu sôi lửa bỏng, tim của ta thật sự tan nát, đặc biệt tưởng niệm đến tất cả họ còn đang chìm đắm trong khổ hải, vươn hai tay lên, hít thở một hơi thở, mới phát ra được tín hiệu cầu cứu. Còn rất nhiều vô lượng vô biên chúng sinh tất cả đều đang kêu cứu, nếu tôi không tinh tấn mau thành tựu đi cứu hộ, thì tôi là người ác, là một người có tội lớn, họ đang mong đợi và kỳ vọng tôi, cho dù lửa ngập tam thiên cũng phải vượt qua, cũng phải đem pháp môn Niệm Phật thành Phật này, giới thiệu cho họ để họ được chóng thành Phật.

Tôi thật căm giận chính mình, một niệm vô minh, bản tính lạc hướng, vọng tâm tạo nghiệp cho chúng sinh và cho chính mình đau khổ vô lượng kiếp. Hoàn toàn không hiểu hại người tức là hại ta, tổn người tức tổn mình. Cũng quên đi tất cả vì mọi người, tức là vì chính mình. Chỉ có làm lợi cho người khác, mà không làm lợi cho chính mình mới chính là Phật, và ai làm được sẽ là Phật, không phải chỉ làm trên hình thức, là thật tâm hiển hiện. Tôi muốn dùng trái tim chân thật, tâm bình đẳng, tâm từ bi, đối xử với mọi người, đây mới là thật sự sám hối. Tôi cùng chúng sinh đồng một bản tánh, sao lại vì một niệm vô minh mà tổn hại chúng sinh? Thật sự mê hoặc điên đảo, tại sao phải vác viên gạch tự đập lên chân mình? Giống như cổ nhân đã nói: “Bổn thị đồng căn sinh, tương chiên sao quá gắp?” Đau thay, đau thay! (ý nói cùng sinh trong một rễ, tại sao phải tương tàn lẫn nhau gấp rút như vậy?).

PHÁP NGỮ CỦA TỊNH KHÔNG PHÁP SƯ

Chúng ta đời đời kiếp kiếp học phật tu hành không được thành tựu, không có biện pháp thoát khỏi luân hồi, là vì có oan gia trái chủ đến gây phiền phức, làm ma chướng. Người không học phật, không biết hóa giải oán thù, vì vậy oan oan tương báo khổ không kham nổi. Người học phật, đối với tất cả chúng sinh bất luận họ đến đòi nợ hoặc trả nợ đều khuyên họ niệm Phật, như vậy có thể chuyển tất cả thiện ác, oán thành pháp duyên, nhân tình thế gian cũng có thể chuyển thành pháp quyến thuộc tu hành mới được thành tựu.
M
ọi người đều có nghiệp chướng, nếu không có nghiệp chướng sẽ không phải sinh đến thế gian này. Làm sao để tiêu trừ nghiệp chướng? Cổ đức khai thị rằng phương pháp tốt nhất là niệm A Di Đà Phật.

Để giúp các vị cư sĩ trong quá trình tu hành không bị chướng ngại, như lý như pháp, tiêu trừ nghiệp lực, cùng hội một thuyền, thuận qua bờ giác, dưới đây, tôi xin giới thiệu phương pháp tiêu trừ nghiệp lực của Trịnh Hạ Tường sư phụ như sau:

LỜI DẠY CÁCH GIẢI TRỪ OÁN THÙ CỦA OAN GIA TRÁI CHỦ

1. Đầu Tiên Khuyên Dạy Cách Giải Trừ Oán Thù.

Tôi tên (xxxxx), Những oan gia trái chủ trên mình tôi (tức nghiệp lực, của một bộ phận nào trên thân thể) xin quý vị hãy nghe rõ, từ vô thủy kiếp đến nay, vì tôi bị mê hoặc trong thế giới Ta Bà, trong nhiều kiếp luân hồi, trong lúc vô ý đã làm tổn hại đến quý vị, khiến cho quý vị phải thọ vô lượng tội nghiệp trong lục đạo luân hồi, hứng chịu biết bao đau khổ, tăng thêm biết bao phiền não, tôi thường cảm thấy tội chướng sâu nặng hối hận vô cùng. Tất cả đều do tôi mê hoặc vô tri tạo nên, đời này nhờ nguyện lực từ bi gia hộ của Phật tôi được kết pháp duyên với Phật, tôi không quên quý vị, thành khẩn hy vọng quý vị cùng nhau học phật, niệm Phật tu hành, tranh thủ sớm ngày tu hành chánh quả. Đồng thời hy vọng quý vị tha thứ cho tôi, đừng trả thù tôi, nếu quý vị nhất định muốn báo thù tôi, tôi cũng không có cách nào lẩn tránh, vì nhân đó là do tôi tạo ra, nên cũng phải chấp nhận quả báo, nhưng nếu như vậy đối với quý vị cũng không có lợi ích gì, chỉ khiến quý vị cảm thấy khoái lạc nhất thời, nhưng đến cùng quý vị không giải quyết được vấn đề căn bản, vì quý vị không những không tránh được sinh tử, cùng thoát ra khỏi lục đạo luân hồi. Tôi nhận thấy cách này vừa tổn người lại không lợi ích gì cho chính mình, đối với hai bên chúng ta đều không tốt lành, vì vậy tôi thành khẩn hy vọng quý vị cùng tôi học Phật, niệm Phật hiệu A Di Đà Phật, xin ghi nhớ chỉ cần quý vị thâu lại thân tâm niệm Thánh Hiệu A Di Đà Phật, một niệm tương ứng hoành siêu tam giới, siêu thoát tam giới tức được đắc đạo, chỉ cần tinh tấn tu hành sẽ được thành Phật. Chỉ cần thâu lại thân tâm niệm Thánh Hiệu A Di Đà Phật, một niệm tương ứng phước thọ tăng trưởng, tiêu tai diệt chướng, chỉ cần thâu lại thân tâm niệm Thánh Hiệu A Di Đà Phật, một niệm tương ứng, tu gì được nấy. Nhưng chúng tôi hy vọng quý vị đừng tu nhân thiên quả báo, cố gắng tu tập, phát tâm Bồ Đề, nhất tâm chuyên niệm A Di Đà Phật thánh hiệu, chỉ cần tu hành đúng pháp, tất nhiên đắc đạo tu hành chánh quả.

2. Quy Y Tam Bảo Cho Oan Gia Trái Chủ

Tôi tên (xxxxx), oan gia trái chủ trên thân tôi (tức nghiệp lực) quý vị hãy nghe rõ, quý vị không nghe Tam Bảo không hiểu Quy Y, cho nên thọ khổ luân hồi. Nay tôi truyền thọ Quy Y Tam Bảo, quý vị phải lắng nghe, tôi niệm một lần, quý vị hãy theo tôi niệm một lần (phải niệm ba lần)
Quy Y Phật, Quy Y Pháp, Quy Y Tăng.
Quy Y Phật, Lưỡng Túc Tôn,
Quy Y Pháp, Ly Dục Tôn
Quy Y Tăng, Chúng Trung Tôn.
Quy Y Phật, Không Đọa Địa Ngục,
Quy Y Pháp, Không Đọa Ngạ Quỷ,
Quy Y Tăng, Không Đọa Súc Sinh
(niệm ba lần)
Lễ Quy Y viên mãn, bây giờ tôi vì quý vị niệm Thánh hiệu A Di Đà Phật hai ngàn tiếng. Xin mời quý vị thâu lại thân tâm cùng tôi chuyên tâm trì niệm thánh hiệu A Di Đà Phật.
(niệm Phật 4 chữ hoặc 6 chữ tùy ý)

3. Niệm Xong Thánh Hiệu, Vì Oan Gia Trái Chủ, Tụng Tâm Kinh Một Lần.

BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát nhã Ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị.
Xá Lợi Tử! Thị chư pháp không tướng, bất sinh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức. Vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý, vô sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới. Vô vô minh, diệc vô vô minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận. Vô khổ, tập, diệt, đạo. Vô trí, diệc vô đắc.

Dĩ vô sở đắc cố, Bồ đề tát đỏa y Bát nhã Ba la mật đa cố, tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố, vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng cứu cánh Niết Bàn. Tam thế chư Phật, y Bát nhã Ba la mật đa cố, đắc A nậu đa la Tam miệu Tam bồ đề.

Cố tri Bát nhã Ba la mật đa, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư.
Cố thuyết Bát nhã Ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết:

Yết đế, yết đế, Ba la yết đế, Ba la tăng yết đế, Bồ đề tát bà ha (3 lần)

4. Tụng Xong Tâm Kinh, vì oan gia trái chủ, tụng Chú Vãng Sinh 21 lần.
Chú Vãng Sinh
Nam mô a di đa bà dạ
Đa tha dà đa dạ
Đa địa dạ tha.
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa, tất đam bà tỳ
A di rị đa tì ca lan đế
A di rị đa tì ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.
Kệ Hồi Hướng
Nguyện đêm công đức này,
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ,
Trên đền bốn ơn nặng,
Dưới cứu khổ tam đồ,
Nếu có ai thấy nghe,
Đều phát tâm Bồ Đề,
Hết một báo thân này,
Đồng sinh cõi Cực Lạc
5. Lời Kết Thúc:

Tất cả oan gia trái chủ trên thân tôi, lúc nãy tôi vừa quy y Tam Bảo cho quý vị, tụng niệm Phật hiệu A Di Đà Phật hai ngàn tiếng, tụng Tâm Kinh một lần, tụng chú vãng sinh 21 lần. Những pháp ngữ này đều tặng cho quý vị, hy vọng quý vị đừng làm chướng ngại cho tôi, mau rời khỏi thân tôi, tìm một chỗ tốt lành mà tu hành, phá mê khai ngộ, minh tâm kiến tánh, lìa khổ được vui, vãng sinh Tây Phương Cực Lạc Thế Giới.
Nam Mô A Di Đà Phật (ba lần)

Chú Giải:
1. Nhất tâm chuyên niệm vạn đức hồng danh A Di Đà Phật, có thể tiêu tai chướng, phá mê khai ngộ, thuận đạt bờ giác.
2. Khi nghiệp lực hiện tiền, tu hành tinh tấn, nhức đầu, đau chân hoặc các bộ phận khác trên thân thể không khỏe, có thể dùng phương pháp này.
3. Trong lúc tu hành gặp chướng ngại, dùng phương pháp này, đừng dùng những văn hồi hướng khác, nên tụng chú vãng sinh siêu độ cho họ vãng sinh, tức là hồi hướng cho họ rồi, phương pháp này linh nghiệm, xin quý vị đồng tu chứng nghiệm.

Lời Khuyến Khích

Thuyết pháp giảng kinh, viết sách về giáo lý nhà Phật cho mọi người xem, để họ sớm giác ngộ, bỏ ác hành thiện. Được như thế thì công đức vô lượng.
Nếu không có điều kiện làm những việc ấy, thì thỉnh một số kinh sách rồi chịu khó đem đến từng nhà mượn đọc, và nên khuyên họ đọc xong photo ra them nhiều bản truyền cho người khác xem hoặc đọc cho những người lớn tuổi nghe, nhất là người không biết chữ. Được như thế công đức vô lượng, vô biên. Đó gọi là pháp thí, giống như ngọn đèn mồi qua trăm ngọn đèn khác đều sang.
Chính đức Phật đã dạy: “Trong các sự bố thí thì chỉ có pháp thí là công đức lớn nhất, không có công đức nào sánh bằng”.
Vì thế, chúng tôi tha thiết mong cầu các hang đệ tử Phật xuất gia cũng như tại gia, chúng ta cố gắng đóng góp kẻ công, người của ấn tống kinh sách truyền bá giáo lý để duy trì mạng mạch Phật pháp làm lợi ích an lạc cho chúng sinh
Nam Mô Công Đức Lâm Bồ Tát
Mười Công Đức Của Việc Ấn Tống Kinh

1. Đã lỡ phạm tội, nếu tội nhẹ thì liền được tiêu tan, nếu tội nặng thì được chuyển thành nhẹ.

2. Thường được thiện thần ủng hộ, tránh khỏi tất cả ôn dịch, đao binh, giặc cướp, tù tội, lửa cháy, nước trôi v.v…

3. Nhờ chánh pháp mà những kẻ oán thù với mình trong kiếp trước được giải thoát nên tránh được sự khổ sở về tội báo thù.

4. Ác Quỷ Dạ xoa không thể xâm phạm, cọp đói, rắn độc không hại được.

5. Tâm được yên ổn, ngày không có sự nguy hiểm, đêm không có ác mộng, nhan sắc sáng sủa tươi tắn, khí lực dồi dào, việc làm tốt, lợi.

6. Hết lòng phụng sự chánh pháp, tuy không mong cầu nhưng cơm ăn áo mặc tự nhiên đầy đủ, gia đình hòa thuận phước thọ miên trường.

7. Lời nói và việc làm, trời, người đều hoan hỷ; đến nơi nào cũng được nhiều người kính mến.

8. Nếu ngu si thì chuyển thành trí huệ, bệnh tật chuyển thành lành mạnh, nguy hiểm chuyển thành yên ổn, nếu là đàn bà sau khi chết sẽ chuyển thành đàn ông.

9. Xa lìa các đường dữ ( địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh ), được sinh vào các cõi thiện ( người, trời ) tướng mạo đoan chánh, thông minh, xuất chúng phước lộc hơn người.

10. Đủ năng lực để gây căn lành cho chúng sinh, lấy tâm chúng sinh làm ruộng phước và sẽ thâu hoạch được nhiều quả tốt. Sinh vào chỗ nào cũng được thấy Phật, nghe pháp; ba thứ trí huệ ( văn, tư, tu ) mở rộng, chứng được sáu thần thông ( thiên nhãn, thiên nhĩ, tha tâm, túc mạng, thần túc và lậu tận thông) . Ấn tống Kinh, Tượng được nhiều công đức thù thắng như thế. Cho nên, gặp khi chúc thọ, cầu an, sám hối, cầu siêu, nên hoan hỷ cố gắng ấn tống.

Đánh máy: Cư sĩ Thiện Thông
Về vấn đề ấn tống, tôi khao khát được ấn tống, hầu có thể khiến mọi người đều phát tâm Bồ Đề. Ở những ngõ ngách các làng quê xa, vì không có điều kiện khiến người ta có thể không biết đến Chánh Pháp, tôi mong muốn được ấn tống và phát Kinh sách miễn phí đến họ. Hiện tại lực bất tòng tâm vì kinh tế bản thân còn tương đối thiếu thốn (e hèm, tôi không có ý than nghèo kể khổ nghen các bác :D ), nhưng tôi luôn nguyện với lòng khi khấm khá hơn, tôi sẽ ấn tống và không quản ngại để đưa Kinh sách đến những vùng xa xôi nhất, ngõ hầu đưa Chánh Pháp của Đức Thế Tôn đến khắp mọi người. Để "vùng biên địa" càng ngày càng thu hẹp lại, người người đều được giải thoát chân chính

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm hiểu về sám hối.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

Tôi có đọc được 1 bài bàn về Sám Hối của Hoà Thượng Tịnh Không, cảm thấy rất hoan hỷ (nhưng hiểu không hết ), xin chia sẻ cùng các bác. Bài đã cũ, có thể nhiều bác đã đọc, chỉ mong các bác chưa đọc có thể cùng hoan hỷ với tôi :
Hai ngày nay, tn làm việc hơi nhiều không có thời gian lên tham gia D/đ. Nên dài hàng làm tin và gởi lời cảm ơn đã trích dẫn bài của cư sĩ Thiện Thông.

Nhưng mình cũng có đính chính vấn đề "Lấy bài của người vắng mặt đêm ra phê bình". Là không phải đạo.

Và thật tình tn cũng không hiểu rõ nội dung của dàn bài này. Nên đối mặt giữa chúng ta, thì đ/h cứ viết cứ hỏi thẳng hoặc chia sẽ những kinh nghiệm mà đ/h học trong kinh điển.v.v.


Trong mục tiêu của tiêu đề này nói về "Sám hối". Mà trong dàn bài thì cũng chia ra nhiều phần chánh đề. Nên đ/h muốn chia sẽ với tn về chánh đề nào. Thì trích dẫn cái dàn bài của tiêu đề ra, là dể tiện việc cho các bạn thành viên khác mà tham khảo.

Về dàn bài tn có viết. "II. Có bao nhiêu phương pháp sám hối?"


Ví dụ: tn viết phương pháp sám hối về Tịnh độ...Có thể Hành giả chỉ cần mỗi ngày 10 câu niệm Phật (Lục tự Hồng danh) cũng là một phương pháp sám hối...Và tại sao chỉ có 10 niệm?

Chúc đ/h Tudragen76 thân tâm an lạc


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Ý nghĩa Pháp "Sám hối" trong Đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

01. Ý nghĩa về sự "Sám hối"

SÁM HỐI là một trong những pháp tu tập trong Phật giáo, nó không những là một phương pháp tu tập khá phổ biến trong Phật giáo Đại thừa, còn là một phương pháp rất tích cực và hữu hiệu trong việc ngăn chận sự tái diễn của những hành vi bất thiện của 3 nghiệp, giống như trong Phật giáo Nguyên thủy.

02. Truyền thống sám hối của Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thuỷ.

Nếu Phật giáo Đại thừa chọn 2 ngày 14 hay ngày rằm, ngày 29 hay 30 làm ngày lễ sám hối chung cho 2 giới xuất gia và tại gia, thì Phật giáo nguyên thủy dùng phương pháp quan sát 3 nghiệp của chính mình làm phương pháp tu tập, có nghĩa là kiểm tra 3 nghiệp đã qua của mình, nghiệp nào trong 3 nghiệp ấy phạm phải sai lầm, vị đó cần tìm vị thầy hay tương đương vị thầy để bộc bạch trình bày lỗi lầm của mình và phát nguyện từ đây trở về sau không tái phạm sự sai lầm đó nữa.

03. Hình thức sám hối của Phật giáo Đại Thừa.

Thật ra, sự khác biệt giữa 2 phương pháp tu tập này chỉ là sự khác biệt trên hình thức giáo dục, nhưng xét về ý nghĩa thì cả 2 đều có chung ý nghĩa và mục đích. Tại sao Phật giáo Đại thừa lấy việc lạy Phật làm phương pháp sám sối, mong rằng ngang qua hình thức thành khẩn lễ lạy này sẽ được chư Phật Bồ tát chứng minh và thấu rõ hành vi sám hối của mình ?

Nếu chúng ta muốn lý giải vấn đề này một cách rõ ràng, không mâu thuẩn giữa ý nghĩa tu tập và hình thức tu tập, chúng ta cần liên hệ đến tinh thần giáo dục của Phật giáo Đại thừa. Đó là một tinh thần giáo dục mở, dành cho tất cả mọi người trong xã hội, từ người nông phu cho đến tầng lớp tri thức, từ tại gia cho đến người xuất gia.

Một đối tượng giáo dục quá rộng lớn như vậy, chắc chắn không thể sử dụng hình thức giáo dục chuyên môn sâu sắc được, mà phải là những hình thức giáo dục đơn giản dễ hiểu, nhất là đại đa số quần chúng là những người không có trình độ nhận thức, suy luận cao, vì đáp ứng nhu cầu thực tế này, Phật giáo Đại thừa không thể không sử dụng hay vay mượn những hình thức tín ngưỡng quen thuộc của người dân,không nhu cầu suy luận nhiều, làm phương tiện giáo dục, khuyên con người bỏ điều ác làm việc lành, mang tính hướng thiện, hay nói một cách chính xác hơn Phật giáo Đại thừa không ngần ngại sử dụng những văn hoá, lễ nghi tôn giáo để gởi gắm một đạo lý sâu xa trong đó, để cho người trí thức có ngang qua những hình thức này đón nhận một chân lý tuyệt vời ở trong đó. Đó chính là lý do tại sao Phật giáo Đại thừa chọn những hình thức tu tập xem trọng về hình thức như vậy.

04. Cách sám hối của Phật giáo Nguyên Thuỷ.

Ngược lại, Phật giáo Nguyên thủy thì đơn giản hơn, đối tượng mà ngài giảng dạy trong kinh A hàm hay trong Nikàya hầu như là những người xuất gia, là những người chỉ có một mục đích duy nhất là thành đạt sự giác ngộ và giải thoát. Một đối tượng giáo dục rất là chuyên môn, hẳn nhiên những người này dù ít hay nhiều phải nắm rõ đường lối tu tập trong chánh pháp, do đó ngài không cần phải trình bày lòng vòng hay vay mượn những hình thức văn hoá của thế gian mà trực tiếp đề cập và phương pháp giải quyết vấn đề. Đây chính là lý do tại sao 2 nền giáo dục khác nhau giữa 2 hệ thống giáo dục Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Nguyên thủy.

Cho dù như thế nào đi nữa, bạn hiểu tính giáo dục của Phật giáo Đại thừa là mê tín hay chánh tín, điều đó không quan trọng, chỉ xác định trình độ hiểu biết của bạn đối với quá trình phát triển tư tưởng Phật học mà thôi, nhưng chúng ta phải thừa nhận một điều rằng, người biết lạy Phật biết tụng kinh là người biết phục thiện, tôn trọng đạo đức, sợ nhân quả xấu, biết hổ thẹn…đây là những đức tính cơ bản, để xây dựng một đời sống tốt đẹp và lành mạnh trong xã hội. Nếu chúng ta đứng về mặt giáo dục mà quan sát, nó có ý nghĩa tích cực trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp về mặt xây dựng đạo đức cho xã hội, giảm thiểu những tệ nạn xã hội. Nhưng đứng về mặt ý nghĩa, nếu chúng ta không nắm rõ tinh thần giáo dục và mục đích giáo dục của Phật giáo Đại thừa, chỉ dựa vào hình thức giáo dục, ngang qua sự phân tích mang tính suy diễn của cá nhân, thì Phật giáo Đại thừa dễ dàng phát sinh sự ngộ nhận đáng tiếc.

06. Mục đích của tác giả.

Bài viết này với mục đích đáp ứng nhu cầu hiểu biết Phật pháp cho người Phật tử. Người Phật tử lấy đó làm cơ sở để từng bước tiến sâu vào vườn hoa của Phật pháp, lấy đó làm cơ sở để vun bồi niềm tin trong sáng của mình đối với Phật pháp, và an tâm tu học, nội dung bài viết này, tôi sẽ căn cứ hai nguồn tư liệu của Phật giáo Nguyên thủy và Đại thừa, cụ thể là ‘Kinh giáo giới Rahula trong rừng Ambala’ và một câu kệ trong pháp môn Sám hối mà mỗi nửa tháng chúng ta thường nghe quí thầy cô xướng ‘Tội từ tâm khởi…’ Để rút ra những điểm chung nhất và cốt lõi của hai hệ thống kinh điển này, nhằm giới thiệu cùng độc giả, và nơi đây tôi sẽ cố gắng trình bày một cách đơn giản và dể hiểt, để cho mọi người đều hiểu được lời Phật dạy.(Thích Hạnh Bình)

Forum:

01. Ý nghĩa về sự "Sám hối"
02. Truyền thống sám hối của Phật giáo Đại Thừa và Phật giáo Nguyên Thuỷ.
03. Hình thức sám hối của Phật giáo Đại Thừa.
04. Cách sám hối của Phật giáo Nguyên Thuỷ.
05. Sự giáo dục của Phật giáo Đại thừa.
06. Mục đích của tác giả.


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Ý nghĩa Pháp "Sám hối" trong Đạo Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

7. Mối quan hệ giữa sám hối và ba nghiệp

Nghi thức ‘sám hối’ là một trong những phương pháp tu tập trong Đạo Phật. Ý nghĩa chữ tu tập trong Đạo Phật, nói cho cùng chính là sự sửa đổi 3 nghiệp, có nghĩa chuyển hóa 3 nghiệp bất thiện thành 3 nghiệp thiện.

Ở đây, trước khi chúng ta muốn tìm hiểu ý nghĩa của từ ‘SÁM HỐI’ thì công việc đầu tiên mà chúng ta phải tìm hiểu trước tiên là:
7.1. Thế nào là 3 nghiệp ?
7.2. Thế nào gọi là nghiệp ác ? và
7.3. Thế nào gọi là nghiệp thiện ?

Trước hết, chúng ta tìm hiểu thế nào gọi là 3 nghiệp (trìni-krmàni)

Nghiệp tiếng Pàli là kamma tiến Phạn gọi là krma đều có ý nghĩa là sự tạo tác, hành động, hành vi. Nhưng ở đây chúng ta cần chú ý nghiệp trong Phật giáo đặc biệt chú trọng vai trò của ý nghiệp (manas-krman), tức là hành vi có ý thức, vì nó chính là chủ nhân của mọi hành vi của thiện và ác.
Như vậy khi chúng ta nói đến thân nghiệp(kàya-krma) hoặc khẩu nghiệp (ỳak-krman) có nghĩa là đã đề cập đến ý nghiệp, vì bất cứ hành vi nào không có ý nghiệp tham gia thì hành vi đó không có kết giả vui hay khổ cho nên không thành nghiệp hay gọi nó là vô ký nghiệp. Đây chính là ý nghĩa chữ nghiệp trong Phật giáo.

Kế đến, chúng ta thường hiểu, thế nào gọi là hành vi ác nghiệp và thiện nghiệp ? Thông thường chúng ta gọi những hành vi như là sát sinh, lấy của không cho, sống tà hạnh, nói láo, uống rượu…là những hành vi ác hay gọi là nghiệp bất thiện, và ngược lại được gọi là thiện nghiệp.

Nhưng trên thật tế, đôi khi chúng ta căn cứ trên mặt hình thức của những hành vi đi đến kết luận nó là những hành vi bất thiện hay thiện, có thể dẫn đến sự kết luận sai lầm, vì đôi lúc động cơ thúc đẩy hành vi không hẳn là như vậy.

Ví dụ, khi ta thấy một kẻ khủng bố đang tiến hành việc khủng bố người khác, ta biết được hành vi của kẻ ấy, và trong trường hợp ấy không có cách nào khác, chỉ bằng cách đánh kẻ đó, mới có thể cứu được người khác. Trong trường hợp này, hành vi đánh hoặc giết người, nếu chúng ta đứng trên mặt hình thức mà đánh giá thì đó là hành vi ác, nhưng đứng về mặt đạo đức mà suy xét, hành vi đó không gọi là ác mà ngược lại gọi là thiện, vì người đó giết người với tâm sáng suốt và từ bi, vì sự an vui hạnh phúc cho con người và xã hội, không phải với tâm ngu si hay lòng sân hận.
Như vậy, trong Phật giáo định nghĩa là thiện hay ác không căn cứ vào những hình thức bề ngoài mà căn cứ vào tâm tư của người đó, cách suy của người đó là thiện hay là ác thì hành vi đó căn cứ vào tâm đó má xác định.


Thế thì vấn đề được đặc ra ở đây là: Thế nào là tâm thiện và thế nào là tâm ác ? liên quan đến vấn đề này, trong “Kinh Trung Bộ” ‘Kinh Chánh Tri Kiến’ được đức Phật giải thích như sau:

“Chư Hiền, thế nào gọi là căn bổn bất thiện? Tham là căn bổn bất thiện, sân là căn bổn bất thiện, si là căn bổn bất thiện. Chư hiền, như vậy gọi là căn bổn bất thiện……Chư Hiền, thế nào gọi là căn bổn thiện? Không tham là căn bổn thiện, không sân là căn bổn thiện, không si là căn bổn thiện. Chư hiền, như vậy gọi là căn bổn thiện.” 5

Qua đoạn kinh vừa dẫn trên, Đức Phật đã cho chúng ta một định nghĩa rất thực tế có liên hệ mật thiết đến cuộc sống mà chúng ta đang sống, có những hành vi biểu hiện bề ngoài rất là đẹp và đạo đức, nhưng khi chúng ta đi sâu vào tâm hồn của họ thì không là như vậy, một tâm tư khá lương lẹo và độc ác mà chúng ta khó lường được;

Ngược lại, cũng có những người nhìn hình thức bên ngoài biểu hiện hành vi rất thô lỗ dữ tợn, nhưng xét về tâm hồn của họ thật là dễ thương và hiền hoà và trong sáng, sự tương phản này là sự mâu thuẫn giữa hành vi và sự suy nghĩ của con người, thật khó cho chúng ta đoán định đâu là đúng đâu sai, đâu là thiện đâu là ác ? Đứng trước sự kiện gần như là bế tắc này, đức Phật đã mở cho chúng ta một con đường đi thật là rõ ràng và hợp lý, Ngài chỉ ra rằng, ý thức con người là chủ nhân sai sử mọi hành vi thiện ác, sự biểu hiện bên ngoài chỉ là tay sai công cụ thực thi ý muốn của ý thức, do vậy chúng ta muốn đánh giá một hành vi nào, nó thuộc thiện hay ác thì căn cứ vào ý thức.

Và hành vi thiện hay ác được gắng liền với 3 độc là tham sân và si mê. Nếu hành động nào gắng liền với 3 độc này được gọi là căn bản bất thiện, và ngược lại được gọi là căn bản thiện. Tại sao gọi nó là căn bản, vì 3 độc biểu hiện nhưng hành vi khác nhau, cho nên được gọi nó là ‘căn bản’. Như vậy, lòng tham sân si hoặc lòng không tham không sân và không si chính là động cơ thúc đẩy để cho thân và khẩu thực thi những hành vi thiện hoặc bất thiện.

Nếu chúng ta đứng từ góc độ này mà tìm hiểu ý nghĩa sám hối trong đạo Phật, hẳn nhiên chúng ta thấy hành vi sám hối của 3 nghiệp có mối quan hệ mất thiết với việc đoạn trừ hay chuyển hóa lòng tham sân và si này.

Nếu như việc sám hối chỉ dừng lại ở mặt hình thức, có nghĩa là thân lạy Phật, miệng đọc tụng lời sám hối, nhưng tâm tư lại suy nghĩ việc bất chính, không chịu thay đổi 3 nghiệp bất thiện của mình, việc sám hối đó thật không có ý lợi gì.
Vì sự sám hối chỉ có lợi ích khi nào chúng ta thật sự ăn năng hối hận và từ bỏ những lỗi lầm của mình. Do vậy, để cho việc Sám hối thật sự có lợi ích, chúng ta cần phải phối hợp 3 nghiệp một cách chặt chẽ, khi chúng ta 5 vóc gieo xuống đất-lạy Phật với lòng thành kính, miệng xướng danh hiệu Phật hoặc đọc lời văn sám hối, cần chuyên tâm nhất ý lãnh thọ lời Phật dạy, dùng hình ảnh Đức Phật hoặc lời Phật dạy làm ngọn đuốc soi sáng, phản chiếu 3 nghiệp của mình đã làm, thấy rõ hành vi sai trái, hết lòng và thành thật sửa đổi.

Nếu làm được vậy, cõi ác càng ngày càng xa, cõi lành càng ngày càng gần. Như vậy, sự sám hối này có quan hệ mật thiết với 3 nghiệp, hay nói một cách khác, sám hối cũng có nghĩa là sự chuyển đổi 3 nghiệp bất thiện thành 3 nghiệp thiện...!
:) :) :)
Forum:
7.Mối quan hệ giữa sám hối và ba nghiệp
7.1. Thế nào là 3 nghiệp ?
7.2. Thế nào gọi là nghiệp ác ? và
7.3. Thế nào gọi là nghiệp thiện ?

8. Trong trường hợp bắt buộc phải chưởi mắng, đánh người? - Như ví dụ về người khủng bố, thì ta phải làm sao. Hay vì sợ một em nhỏ té sông, hoặc là một người cô thế bị cưỡng hiếp...?

8.1 Hỏi về nghịch cảnh phải làm việc bất thiện để cứu người, vật: Nếu bạn có sức khoẻ tốt mà không có kế hoạch để làm cho việc đó tốt hơn thì bạn làm sao...!? :)

8.2 Hỏi về nghịch cảnh phải làm việc bất thiện để cứu người, vật: Nếu bạn là người có trí tuệ, mà không đủ quyền lực thì phải làm sao...!? :)


Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Tìm hiểu về sám hối.

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

8. Ý NGHĨA SÁM HỐI TRONG KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Phần lớn các nhà học giả cho rằng, Nguyên thủy Phật giáo là thời kỳ sau khi đức Phật thành đạo cho đến khi Phật giáo chưa chia rẽ thành Thượng tọa bộ và Đại chúng bộ. Thật ra ở thời này, kinh điển Phật giáo chưa kết tập thành văn tự, truyền thừa dưới hình thức khẩu truyền. Thánh điển Pàli là 5 bộ Nikàya và 4 bộ A hàm là những thánh điển của Phật giáo bộ phái, được kết tập dưới thời vua Asoka vào khoảng thế kỷ thứ III TCN. Như vậy, làm thế nào để chúng ta có thể hiểu tư tưởng của Phật giáo Nguyên thủy ? Có lẽ chỉ có cách duy nhất là ngang qua 2 nguồn thánh điển này, chúng ta tìm hiểu về cuộc sống và tư tưởng của đức Phật ở Phật giáo Nguyên thủy. Do vậy, từ mà tôi gọi là Phật giáo Nguyên thủy là muốn ám chỉ đến 2 nguồn tư liệu A hàm và Nikàya.


Liên quan đến vấn đề sám hối mà chúng ta đang đề cập, trong kinh tạng Pàli và A hàm có khá nhiều kinh đề cập, với nội dung đức Phật giảng dạy, khi chúng ta vấp phải sự sai lầm, cần có tâm ăn năng sám hối, vì sám hối là pháp làm trong sáng tâm linh, là nền tảng thăng hoa cuộc sống đạo đức, cũng là cơ sở cho người xuất gia và tại gia vương tới cuộc sống giác ngộ và giải thoát. Vì tránh sự trùng lập, do vậy ở đây tôi chỉ trích dẫn một vài kinh mang tính tiêu biểu, để trình bày ý nghĩa về pháp sám hối ở trong Phật giáo nguyên thủy, lấy đó làm nền tảng để chúng ta tìm hiểu sự phát triển của nó ở Phật giáo về sau. Đề cập đến pháp sám hối, theo tôi, bài kinh tiêu biểu nhất là:

‘Giáo giới Rahula trong rừng Am-ba-la’ trong “Kinh Trung Bộ”6. Trong kinh này, đức Phật khuyên dạy Rahula khi vấp phải sự sai lầm nên ăn năn sám hối như sau:

“Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, ông biết như sau: ‘Thân (và khẩu) nghiệp này ta đã làm, Thân (và khẩu) nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời Thân (và khẩu) nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ’. Một thân (và khẩu)như vậy, này Rahula, ông cần phải thưa lên, cần phải tỏ lộ, cần phải trình bày trước các vị đạo sư, hay trước các vị đồng phạm hạnh có trí. Sau khi đã thưa lên, tỏ lộ, trình bày, cần phải phòng hộ trong tương lai.”.

Khác với trường hợp của thân nghiệp và khẩu nghiệp, trong trường hợp ý nghiệp được đức Phật giảng dạy như sau:

“Sau khi ông làm xong một ý nghiệp, này Rahula, ông cần phải phản tỉnh ý nghiệp ấy như sau: ‘Ý nghiệp này ta đã làm, ý nghiệp này của ta đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; thời ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ’.

Nếu trong khi phản tỉnh, này Rahula, ông biết như sau: ‘Ý nghiệp này ta đã làm. Ý nghiệp này đưa đến tự hại, đưa đến hại người, đưa đến hại cả hai; ý nghiệp này là bất thiện, đưa đến đau khổ, đem đến quả báo đau khổ’. Một ý nghiệp như vậy, này Rahula, ông cần phải lo âu, cần phải tàm quí, cần phải nhàm chán. Sau khi lo âu, tàm quý, nhàm chán, cần phải phòng hộ trong tương lai.”



Hai đoạn kinh vừa nêu trên, là lời khuyên dạy của đức Phật đối với tôn giả Rahula, là người con duy nhất của ngài khi chưa xuất gia. Qua đó, nó gợi ý cho chúng ta thấy, lời dạy của ngài rất thực tế, không mơ hồ, nó luôn luôn gắng với đời sống hằng ngày của con người và có giá trị rất thiết thực gắng liền với đời sống hiện tại.

Ngài khuyên răn nhắc nhở Rahula trước khi làm một việc gì, đang làm một việc gì và sau khi làm việc gì, chúng xem xét quan sát việc đó, nó có mang lại phiền não khổ đau cho mình và người không, nếu như có thì đó là việc ác, nếu ta đang làm thì cần phải dừng lại ngay, nếu như đó là việc chúng ta sẽ làm thì nên từ bỏ ý định đó.

Còn nếu như chúng ta đã lỡ làm một thân nghiệp hay khẩu nghiệp gì bất thiện, chúng ta cần phải đem sự kiện này thưa lên với bậc Đạo sư hay vị đồng phạm hạnh có trí, để cho vị ấy nắm rõ sự kiện và có lời khuyên dạy thích đáng, nhằm chấm dứt việc làm bất thiện của thân và miệng trong tương lai.

Nhưng riêng về ý nghiệp thì không hoàn tòan giống như thân nghiệp và khẩu nghiệp, đức Phật dạy khi chúng ta phạm phải sai lầm về ý nghiệp thì tự mình ăn năn sám hối và phòng hộ trong tương lai không tái phạm, nhưng đức Phật không khuyên người phạm sai lầm phải đến trước vị Đạo sư hay người đồng phạm hạnh có trí trình bày sự sai lầm của mình, vì sự sai lầm đó chỉ xuất hiện trong ý thức chưa thể hiện qua hành động, do vậy tự mình ăn năn sám hối là đủ rồi.

Qua đoạn kinh vừa dẫn trên, theo tôi nó có liên quan đến cách Sám hối trong Phật giáo Đại thừa mà mỗi người chúng ta đang tu tập, do vậy chúng ta cần lưu ý 3 vấn đề̀: (a) Phản tỉnh, (b) Trình bày với bậc Đạo sư hay đồng phạm hạnh có trí, (c) phòng hộ trong tương lai.Thích Hạnh Bình

:) :) :)
Forum:

Sám hối ba nghiệp sự thật là do ta làm chủ, ngoại trừ cần phải ăn để sống, cần phải ngủ để dưỡng thân... Ví dụ như bạn muốn bỏ thuốc lá, rượu, hay cờ bạc.v.v. Đó là những huân tập trong đời này. Tự bạn tạo ra nó (nghiệp) thì cũng chính bạn mới có thể bỏ nó.

Và bạn cũng có thể lấy Kinh Pháp Cú, áp dụng vào đời sống hàng ngày. Nếu bạn nhớ lời kệ trong kinh, tức là bạn đã sám hối hàng ngày rồi. Cũng vì lẽ đó các Sa Di của PHật tử Nam Tông điều phải học thuộc lòng kinh Pháp Cú.


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]17 khách