Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

khai nhụy đã viết:kiến tánh=thánh đạo
DH hãy nói rõ điều này cho BK và mọi người cùng tham khảo?


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Thien Nhan đã viết:
Không thể trả lời dù có hiểu kinh sử, và cũng không được trả lời sẽ làm tăng thượng mạn. Bởi ta còn học Pháp thế gian (tục đế). Thì không nên lạm bàn pháp xuất thế của Đức Phật Cồ Đàm (Chân đế).
Kính đạo hữu Khai Nhụy,
Kính hiền hữu Thien Nhan, battinh, BATKHONG1985

Vấn đề này đạo hữu Khai Nhụy chưa trả lời được. Và đạo hữu Thien Nhan thì nhận định là không thể trả lời. Alpha không nghĩ như thế.

Alpha nghĩ, nếu như hiểu được những tư duy của Phật trăn trở về cách giải thoát để giải thoát cho mình kể từ khi hạ quyết tâm sống chết đến lúc thành đạo thì chúng ta sẽ Kính ngưỡng vị tôn sư của mình nhiều hơn nữa.

Alpha xin lấy một ví dụ để dễ hình dung hơn. Hãy hình dung có một nhóm người đang cố thoát khỏi bọn giặc dữ mà chạy lên núi cao. Vùng núi này đầy những sỏi đá không có đến một cái cây cộng cỏ nào sống cả. Lên cao thì tuyết băng lạnh giá. Vì bị truy đuổi, nhóm người này leo càng ngày càng cao. Vì thế họ hết nước uống. Trong cơn khát mọi người tìm đủ cách để kiếm nước nhưng chẳng ai tìm được.

Cuối cùng có vị trung niên đó tìm được nước. Mọi người hết lời khen tặng vì đã giúp họ đỡ khát. Nhưng một số vị khác lại nói "hắn ta chỉ may mắn thôi, có gì đâu mà khen ngợi nhiều đến thế".

Những người khen tặng thấy thế liền hỏi vị tìm ra nước rằng "Làm sao anh lại tìm đúng chỗ có nước này hay chỉ là may mắn thôi."

Vị ấy đáp:
- "Tôi thấy mấy con chim kia bay từ dưới chỗ này lên, nên nghĩ chỗ này có thể là có khe nước. Vì loài chim này chỉ thích bay lượn trên không trung, chúng chỉ đáp xuống đất khi bắt mồi hoặc là uống nước."

Những người ghen tức kia liền gật đầu bảo là có lý và không còn cho rằng vị kia là may mắn nữa.

Cũng như vậy, nếu ta hiểu được, trong hoàn cảnh rất nhiều tôn giáo của Ấn Độ chủ trương khác nhau, cùng tìm con đường giải thoát qua bao thế hệ vẫn không tìm thấy. Vậy thì Đức Bổn Sư, trên bối cảnh đó, đã suy nghĩ - tư duy như thế nào mà tìm ra con đường giải thoát (kể từ khi hạ quyết tâm sống chết đến lúc thành đạo). Chắc cũng không dễ dàng mà phải trải qua những bước thử nghiệm, thất bại và cuối cùng mới thành công. Hiểu được điều đó, theo alpha là đáng trân quý lắm.

Đó chẳng phải là cái rất DIỆU, rất phi thường hay sao?

Mong được các vị đạo hữu hoan hỉ chia sẻ về điều này.

Rất có thể, những điều này cũng được Phật giảng trong các Kinh!


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

alphatran đã viết: Alpha xin lấy một ví dụ để dễ hình dung hơn. Hãy hình dung có một nhóm người đang cố thoát khỏi bọn giặc dữ mà chạy lên núi cao. Vùng núi này đầy những sỏi đá không có đến một cái cây cộng cỏ nào sống cả. Lên cao thì tuyết băng lạnh giá. Vì bị truy đuổi, nhóm người này leo càng ngày càng cao. Vì thế họ hết nước uống. Trong cơn khát mọi người tìm đủ cách để kiếm nước nhưng chẳng ai tìm được.
Nước ngay trước mắt đó không lấy mà dùng cho đỡ khát, lại phải tìm ở đâu nữa! :D Cười cho vui thôi nhé. Thật ra ví dụ của alpa chỉ để hình dung, chứ tôi không có ý phá chấp. tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

BATKHONG1985 đã viết:
khai nhụy đã viết:kiến tánh=thánh đạo
DH hãy nói rõ điều này cho BK và mọi người cùng tham khảo?
Và theo đó, KHỔ với đạo hữu Khai Nhụy là diệu nhất== Cái diệu của khổ đế là sống hiện tai đang là nơi thân và tâm tức là danh và sắc đang khổ trong từng sát na, là thực hành tập sống thực với mình, lấy (đang đi trên con đường==Đạo diệu đế, để chấm dứt khổ ==Diệt diệu đế) tức là thực sống trong khổ mà không có ncăn bản trung đạo làm gốc tức là đang đi trên con đường để chấm dứt khổgười hay ai khổ, từ đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống v.v...và làm với cái tâm diệt khổ (diệu==sự thực==chân lý) nhận được thực tế chân lý cái khổ này chính là khổ diệu đế.
Những bài viết trên đều bao gồm Bát chánh, vì đạo diệu đế là do 8 chánh gôm lại trong lúc ngộ đạo (kiến tánh=thánh đạo), từ một phàm nhân cho đến khi thành Phật (A La Hán) chỉ có 4 lần,
Như kn đã viết trên, Diệu nằm chỗ Khổ đế tức là Khổ diệu đế == Khổ thánh đế.
Phải thực hành sống trung thực trên trung đạo, dù là tâm mong cầu ngộ đạo hay kiến tánh đều phải diệt, vì tâm này cũng là tâm khổ.
tangbong
Nếu các Đ/H đọc kỷ các bài và suy nghĩ, tư duy thì kn đã viết rất là rõ rồi phải không !

diệu==sự thực==chân lý tức là danh và sắc ==không có người hay ai hành, chỉ là nghiệp tạo tác mà có nên nó trống không ==CHÁNH (8 chánh)== ĐẠO DIỆU ĐẾ ==là đang đi trên con đường để chấm dứt khổ
căn bản trung đạo làm gốc tức là đang đi trên con đường để chấm dứt khổ==Phải thực hành sống trung thực trên trung đạo tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên tức là đang tiến dần tới thánh đạo thánh quả tức là kiến tánh. :)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong

tứ diệu đế còn được gọi là tứ thánh đế; Ngài Phật Âm nói về tứ thánh đế rất chi tiết trong Thanh Tịnh Đạo, xem ở đây bắt đầu từ B. Mô Tả Về Đế

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-t ... ttd-16.htm

năm vị đệ tử đầu tiên đã theo Đức Phật từ đầu cuộc hành trình tìm sự thoát khổ, cho nên Đức Phật bắt đầu bằng khổ đế

năm vị này lúc chưa nhập thánh đạo, do cùng tu tập với Đức Phật có thể nói đã rất đầy đủ về hai phương diện giới và định; nhưng về phương diện trí tuệ họ cũng như Đức Phật lúc chưa chứng đạo mắc kẹt ở chỗ nào đó mà họ muốn nắm bắt

thật là sửng sốt khi Đức Phật chẳng nói gì về cái mà họ muốn nắm bắt, Ngài chỉ nói nhân duyên; có lẽ đã chỉ ra sự muốn của họ chính là một dạng tham hữu do quán tính (tập đế)
chính vì quán tính chỉ là quán tính, chẳng phải là một thần thoại tính, cho nên quán tính có thể bị diệt (diệt đế) qua nhân duyên con đường trung đạo tám ngành (đạo đế)
sau khi Đức Phật nói bài pháp thứ nhất này thì năm vị với giới định đầy đủ mới giác ngộ nhập thánh đạo, có lẽ do đã thấy nhân duyên, cảm nhận lý duyên khởi

đến khi Đức Phật nói bài pháp thứ hai về "vô ngã", về sự chẳng nắm bắt được gì của các pháp, thì năm vị mới thành tựu quả sau cùng của thánh đạo

:)
tangbong
Chào đạo hữu hlich.

Ái chà ! đ/h hlich cũng đã viết rõ rồi !
:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

hlich đã viết:tangbong

thường thì chúng ta sau khi nghe bàn luận về lý duyên khởi và chúng ta hiểu lý duyên khởi, thì cái hiểu đó cũng như là thấy đỉnh núi từ ngón tay chỉ đạo; thế mà tại sao chúng ta thấy đỉnh núi rồi mà vẫn chưa cảm thấy giải thoát?

xin thưa rằng thấy đỉnh núi là để đi đến đó, chừng nào đi đến đó mới gọi là chứng

năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật đã đi đến rất gần đỉnh núi do đã đầy đủ giới và định; chỉ cần Đức Phật chỉ ra chỗ mắc kẹt của trí tuệ là năm vị thông suốt

:)
tangbong
Đúng rồi, chúng ta cần nên thực hành tức là sống hằng ngày, như chữ đa thời trong tâm kinh, chứ không phải chỉ có VĂN và TƯ.
:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

- Nếu nói là Phật dùng Trung đạo == Bát chánh đạo thì mâu thuẩn, vì lúc này chưa biết sao dùng pháp này.
tangbong
Trung đạo có đầy đủ tất cả tức là Tứ diệu đế, và đạo diệu đế tức là 8 chánh đạo vì chữ DIỆU là sự thật là chân lý là đúng là chánh,
trung đạo bao gồm lý nhân quả, lý duyên khởi,12 nhân duyên, phương cách tu tập sống hành thiền tuệ , trong đó có tứ niệm xứ v.v....

khi một vị chứng đạo quả tứ thánh đế đều thông suốt tứ diệu đế, nếu đ/h nào đã đọc qua PHÁP BẢO ÐÀN KINH của Lục tổ Huệ Năng hãy tư duy, suy nghĩ cho kỷ sẽ nhận ra phương cách tu tập, quý Đ/H nên nhớ tổ Huệ Năng không biết chữ và cũng chưa từng học trước tứ diệu đế hay kinh văn như ngày hôm nay chúng ta đang có, đây là cái DIỆU pháp của Đức Thế Tôn.

:)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

biển tâm đã viết:tangbong đạo hữu Alphatran quí mến.
bt đã có lần chia xẻ về Tứ Diệu Đế trên diễn đàn này, bây giờ xin góp ý thêm, nếu không đúng ý thắc mắc củâ ĐH thì xin hoan hỷ.

Tứ Diệu Đế:
Đế thứ 1 ví như bác sĩ định bịnh cho 1 bịnh nhân
Đế thứ 2 ví như chứng bịnh đã được khám phá nguồn gốc
Đế thứ 3 ví như sự xác nhận của bác sĩ bịnh này sẽ được chữa lành & có 1 loại thuốc trị nó.
Đế thứ tư ví như toa thuốc mà người bịnh phải uống theo lời căn dặn của vị lương y.

4 cái Diệu:
1) Thấy & biêt được bản chất Khổ :
2) Tìm ra được nguyên nhân sinh Khổ
3) Thể nghiệm được để hiểu Khổ có thể được diệt tận
4) Đi được trên con đường dẫn đến sự diệt khổ

Bài Kinh Chuyển Pháp Luân Đức Phật đã dạy rất rõ có 3 phần, hay 3 phương thức (đó là hiểu trên văn tự, tư duy & tuệ tri hay là học hiểu, thể nghiệm & chứng ngộ) cho mỗi Đế (vị chi 12 phương thức) cũng chính là Văn Tư Tu. Vậy làm sao mà thấy được Diệu khi chúng ta còn đi chưa hết đường của mỗi Đế, và dù có đọc Kinh nào chúng ta cũng vẫn còn ở giai đoạn Văn hay Tư mà thôi.
tangbong
Đạo hữu biển tâm cũng đã viết rất rõ rồi !

Kính,kn


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

khai nhụy đã viết:tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên tức là đang tiến dần tới thánh đạo thánh quả tức là kiến tánh. :)
+ Không cần suy nghĩ, không cố gắng thì chẳng khác nào sống y như cũ. Trừ khi đã diệt rồi mới không cần suy nghĩ. Thử hỏi các vị A LA HÁN khi chưa giải thoát lại không cần cố gắng, không cần suy nghĩ mà tu thành sao?

+ Kiến Tánh nghĩa là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc. Người Kiến Tánh không nhập Niết Bàn, không tham sanh tử. Nghĩa là đã ra khỏi ba cõi rồi, không còn mắc kẹt trong sáu đường mà hành Đạo không ngừng nghỉ cho đến khi trọn đủ Đức Tánh như Phật thì mới xong.

+ Phàm phu đều chưa Kiến Tánh. Giải Thoát luân hồi mà chưa khơi dậy cái dụng Tánh tự nhiên như đã nêu trên thì cũng chưa Kiến Tánh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

BATKHONG1985 đã viết:
khai nhụy đã viết:tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên tức là đang tiến dần tới thánh đạo thánh quả tức là kiến tánh. :)
+ Không cần suy nghĩ, không cố gắng thì chẳng khác nào sống y như cũ. Trừ khi đã diệt rồi mới không cần suy nghĩ. Thử hỏi các vị A LA HÁN khi chưa giải thoát lại không cần cố gắng, không cần suy nghĩ mà tu thành sao?

+ Kiến Tánh nghĩa là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc. Người Kiến Tánh không nhập Niết Bàn, không tham sanh tử. Nghĩa là đã ra khỏi ba cõi rồi, không còn mắc kẹt trong sáu đường mà hành Đạo không ngừng nghỉ cho đến khi trọn đủ Đức Tánh như Phật thì mới xong.

+ Phàm phu đều chưa Kiến Tánh. Giải Thoát luân hồi mà chưa khơi dậy cái dụng Tánh tự nhiên như đã nêu trên thì cũng chưa Kiến Tánh.
Ah vậy là đ/h chưa hiểu nghĩa trên, Cái diệu của khổ đế là sống hiện tai đang là nơi thân và tâm từ đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống v.v...và làm với cái tâm diệt khổ, làm với một cái tâm trực nhận đâu cần phải suy nghĩ gì thêm (không khởi niệm), làm vì khổ, tâm độc lúc đó đâu có đâu mà cần trừ !? tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên (dụng Tánh tự nhiên)

có phải giống câu của đ/h : là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc.?

:)
Trong bài Thiền giáo môn và Tổ sư thiền là hai hay một?
BK đã viết: Ngày xưa, người tu căn tánh nhạy bén, ít mắc văn tự - tướng pháp nên các Tổ xiển dương luôn cả phần "Dụng"....
Sau này, căn tánh người tu thấp dần, chấp nhiều nơi tướng pháp nên các Ngài buộc tập trung nhiều vào việc phá chấp Tướng Pháp.................................... Còn giai đoạn sau khi Kiến Tánh ít khi đề cập tới.
trong tứ diệu đế, pháp nào cũng diệu, pháp nào cũng có cái diệu riêng của nó, đối với kn cái diệu nhất chính là khổ diệu đế,
vâng chính là khổ mới đưa một chúng sanh tầm phương hướng tu tập ==có phải giống câu của đ/h : là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc.?
Không phải ngày xưa, mà ngày nay vẫn có người tu căn tánh nhạy bén, ít mắc văn tự - tướng pháp mà BK không hay biết thôi.
kn có viết về tự tánh, BK có thể tham khảo ở đây : viewtopic.php?f=41&p=64120#p64120
Tùy duyên vậy ! :)


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

khai nhụy đã viết: Ah vậy là đ/h chưa hiểu nghĩa trên, Cái diệu của khổ đế là sống hiện tai đang là nơi thân và tâm từ đi, đứng, ngồi, nằm, ăn, uống v.v...và làm với cái tâm diệt khổ, làm với một cái tâm trực nhận đâu cần phải suy nghĩ gì thêm (không khởi niệm), làm vì khổ, tâm độc lúc đó đâu có đâu mà cần trừ !? tức là đang bỏ dần tam độc mà không cần phải suy nghĩ hay cố gắng diệt trừ mà làm một cách tự nhiên (dụng Tánh tự nhiên)

có phải giống câu của đ/h : là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc.?
Làm với tâm diệt khổ là cũng tốt. Nhưng đó cái tâm công phu, còn vướng nơi công phu. Không phải Vô Công Dụng Hạnh.

Người Vô Công Dụng Hạnh: diệt khổ nhưng biết rõ không có khổ để diệt, diệt xong biết không có gì để đắc nên không nhập Niết Bàn mà biết chỉ xong phần khổ não chưa phải là rốt ráo tức sum la vạn tượng chưa hiển bày Chân Tướng. Khi tịch ở đây, liền đến nơi khác tiếp tục Đạo Pháp mà mình đã thọ lãnh, không ngưng nghỉ.

Xong phần khổ não, sạch hết tham sân si mà tự cho là đủ, là rốt ráo viên mãn thì đó chính trụ đắc, không phải Vô Sở Đắc.

trong tứ diệu đế, pháp nào cũng diệu, pháp nào cũng có cái diệu riêng của nó, đối với kn cái diệu nhất chính là khổ diệu đế,
vâng chính là khổ mới đưa một chúng sanh tầm phương hướng tu tập ==có phải giống câu của đ/h : là dụng Đạo, Vô Công Dụng Hạnh, Là Tu nhưng không trụ đắc, Đắc chỗ không trụ Đắc.?
Người Vô Công Dụng Hạnh không có tâm đắc riêng đối với các pháp mà học pháp.

Căn Tánh của một người không phải chỉ có nói về chấp tướng (Thể Tánh) mà còn có căn Tánh về Dụng Tánh.

Thể Tánh chưa rõ thì không thể vào Dụng Tánh.

Thể Tánh đã rõ nhưng chưa chắc thâm nhập vào Dụng Tánh.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

BATKHONG1985 đã viết:Người Vô Công Dụng Hạnh: diệt khổ nhưng biết rõ không có khổ để diệt, diệt xong biết không có gì để đắc nên không nhập Niết Bàn mà biết chỉ xong phần khổ não chưa phải là rốt ráo tức sum la vạn tượng chưa hiển bày Chân Tướng. Khi tịch ở đây, liền đến nơi khác tiếp tục Đạo Pháp mà mình đã thọ lãnh, không ngưng nghỉ.

Xong phần khổ não, sạch hết tham sân si mà tự cho là đủ, là rốt ráo viên mãn thì đó chính trụ đắc, không phải Vô Sở Đắc.
Hử ? Đây là câu trả lời của câu hỏi "Sau khi thành Phật thì các Đức Phật làm gì tiếp ?" biết bao lâu nay của tôi đây sao ?

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.68 khách