Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Phật nói Tứ Diệu Đế mà Ngài A Nhã Kiều Trần Như nghe liền ngộ đó là do Ngài A Nhã Kiều Trần Như nhiều đời gieo trồng nhân với Phật Pháp.

Trong Phật Pháp không có việc ngẫu nhiên mà đều có nhân duyên.

Các vị nào trồng nhân duyên sâu dày thì khi nhân duyên chín mùi thì liền Ngộ.

Ngài Xá Lợi Phất nghe bài kệ nhân duyên do Ngài Mã Thắng tỳ kheo đọc mà Ngộ.

Ngài Xá Lợi Phất chỉ tu có 7 ngày mà đã chứng A La Hán.

Tứ Đế thì Đức Phật đã giảng dạy rất chi tiết trong các Kinh Điển thuộc hệ A Hàm và Đại Thừa nhưng nếu đọc Kinh mà không ứng dụng thực hành thì cũng như là bịnh mà không chịu uống uống thì cho dù là có bác sĩ giỏi mấy và thuốc hay mấy thì vẫn không thể trị hết bịnh được.

Muốn tu Tứ Đế một cách thiết thực là phải quán sát tâm đó là Vọng Tưởng Khởi Vọng Tưởng Lặng Biết Mà Không Theo như vậy thì từ từ sẽ bớt Tham Sân Si đây chính là Tuệ Quán Sát.

Tu như vậy Tham Sân Si chẳng cần trừ mà tự mất.

Đây là Pháp Tu Tứ Niệm Xứ trong Kinh Đại Bảo Tích.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các Bạn kinhle Kính Đh Alphatran kinhle
Hiền hữu có thể hoan hỉ chia sẻ đôi điều về Tứ Diệu Đế nơi tâm của hiền hữu chăng?
Kính kinhle
Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?
Những chia sẻ chân chánh, tôi tỏ rỏ cùng Đh tangbong .
Tôi là người cúi đầu đảnh lể trên con đường đó.
Cho phép tôi lắng nghe âm thanh BÁT CHÁNH ĐẠO kinhle

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỦ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Bát chánh đao mối đường đã trổ
Tứ Diệu Đề là chỗ nghỉ ngơi
Ai mà học, hiểu lôi thôi
Sụp hầm tà kiến cuộc đời "đi đoong".


kinhle


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

tứ diệu đế còn được gọi là tứ thánh đế; Ngài Phật Âm nói về tứ thánh đế rất chi tiết trong Thanh Tịnh Đạo, xem ở đây bắt đầu từ B. Mô Tả Về Đế

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-t ... ttd-16.htm

năm vị đệ tử đầu tiên đã theo Đức Phật từ đầu cuộc hành trình tìm sự thoát khổ, cho nên Đức Phật bắt đầu bằng khổ đế

năm vị này lúc chưa nhập thánh đạo, do cùng tu tập với Đức Phật có thể nói đã rất đầy đủ về hai phương diện giới và định; nhưng về phương diện trí tuệ họ cũng như Đức Phật lúc chưa chứng đạo mắc kẹt ở chỗ nào đó mà họ muốn nắm bắt

thật là sửng sốt khi Đức Phật chẳng nói gì về cái mà họ muốn nắm bắt, Ngài chỉ nói nhân duyên; có lẽ đã chỉ ra sự muốn của họ chính là một dạng tham hữu do quán tính (tập đế)

chính vì quán tính chỉ là quán tính, chẳng phải là một thần thoại tính, cho nên quán tính có thể bị diệt (diệt đế) qua nhân duyên con đường trung đạo tám ngành (đạo đế)

sau khi Đức Phật nói bài pháp thứ nhất này thì năm vị với giới định đầy đủ mới giác ngộ nhập thánh đạo, có lẽ do đã thấy nhân duyên, cảm nhận lý duyên khởi

đến khi Đức Phật nói bài pháp thứ hai về "vô ngã", về sự chẳng nắm bắt được gì của các pháp, thì năm vị mới thành tựu quả sau cùng của thánh đạo

:)


Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

hlich đã viết:tangbong

tứ diệu đế còn được gọi là tứ thánh đế; Ngài Phật Âm nói về tứ thánh đế rất chi tiết trong Thanh Tịnh Đạo, xem ở đây bắt đầu từ B. Mô Tả Về Đế

http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-t ... ttd-16.htm

năm vị đệ tử đầu tiên đã theo Đức Phật từ đầu cuộc hành trình tìm sự thoát khổ, cho nên Đức Phật bắt đầu bằng khổ đế

năm vị này lúc chưa nhập thánh đạo, do cùng tu tập với Đức Phật có thể nói đã rất đầy đủ về hai phương diện giới và định; nhưng về phương diện trí tuệ họ cũng như Đức Phật lúc chưa chứng đạo mắc kẹt ở chỗ nào đó mà họ muốn nắm bắt

thật là sửng sốt khi Đức Phật chẳng nói gì về cái mà họ muốn nắm bắt, Ngài chỉ nói nhân duyên; có lẽ đã chỉ ra sự muốn của họ chính là một dạng tham hữu do quán tính (tập đế)

chính vì quán tính chỉ là quán tính, chẳng phải là một thần thoại tính, cho nên quán tính có thể bị diệt (diệt đế) qua nhân duyên con đường trung đạo tám ngành (đạo đế)

sau khi Đức Phật nói bài pháp thứ nhất này thì năm vị với giới định đầy đủ mới giác ngộ nhập thánh đạo, có lẽ do đã thấy nhân duyên, cảm nhận lý duyên khởi

đến khi Đức Phật nói bài pháp thứ hai về "vô ngã", về sự chẳng nắm bắt được gì của các pháp, thì năm vị mới thành tựu quả sau cùng của thánh đạo

:)

Kính đạo hữu hlich,

Alpha ngưỡng mộ đạo hữu đã lâu, nay lại có duyên được đạo hữu chia sẻ cùng chủ đề này, thật lấy thật làm hoan hỉ và cảm ơn đạo hữu lắm.

Alpha đã xem qua phần đạo hữu giới thiệu, Với Thanh Tịnh Đạo Luận, tứ đế được giảng rất rõ và chi tiết, tuy nhiên vẫn chưa hiểu Ngài Kiều Trần Như đã ngộ cái gì, tại sao bao nhiêu đại chúng không ngộ mà chỉ có riêng mình Ngài ấy. Mong đạo hữu hlich có thể hoan hỉ khai giảng giúp alpha cùng mọi người được lợi ích!

Thành kính !


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
tuy nhiên vẫn chưa hiểu Ngài Kiều Trần Như đã ngộ cái gì, tại sao bao nhiêu đại chúng không ngộ mà chỉ có riêng mình Ngài ấy
trong năm vị có lẽ Ngài Kiều Trần Như ngộ trước thôi, bốn vị kia chắc cũng thành tựu nhập thánh đạo ngay sau đó vì sau khi nghe Đức Phật thuyết pháp lần thứ hai thì tất cả năm vị thành tựu quả a la hán

đây là sau khi Đức Phật thuyết pháp lần thứ nhất, trích kinh Tương Ưng, S.v,420,

15) Thế Tôn thuyết giảng như vậy. Chúng năm Tỷ-kheo hoan hỷ, tín thọ lời Phật dạy. Trong khi lời dạy
này được tuyên bố, Tôn giả Kondanna khởi lên pháp nhãn thanh tịnh, không cấu uế như sau: "Phàm vật
gì được tập khởi, tất cả pháp ấy cũng bị đoạn diệt".


như vậy có lẽ Ngài Kiều Trần Như (Kondanna) đã ngộ lý nhân duyên vô thường ?

:)


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong

thường thì chúng ta sau khi nghe bàn luận về lý duyên khởi và chúng ta hiểu lý duyên khởi, thì cái hiểu đó cũng như là thấy đỉnh núi từ ngón tay chỉ đạo; thế mà tại sao chúng ta thấy đỉnh núi rồi mà vẫn chưa cảm thấy giải thoát?

xin thưa rằng thấy đỉnh núi là để đi đến đó, chừng nào đi đến đó mới gọi là chứng

năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật đã đi đến rất gần đỉnh núi do đã đầy đủ giới và định; chỉ cần Đức Phật chỉ ra chỗ mắc kẹt của trí tuệ là năm vị thông suốt

:)


Hình đại diện của người dùng
TuDragon76
Bài viết: 354
Ngày: 28/09/11 00:16
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Thành phố Hồ Chí Minh

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi TuDragon76 »

Thien Nhan đã viết: Bài viết hay quá, có tuệ tri...Như đã nói mấy hôm trước.

Đ/h TuDragon76 sanh 1976 phải vậy không? - Còn rất trẻ, mà thâm nhập đạo thì rất cao.

Nhưng muốn ứng dụng như thế nào vào đời sống. Thì tôi phải làm sao?

Mong hồi âm.

tn, thân.
Vâng thưa bác, tôi sinh năm 1976

Còn về vấn đề thâm nhập đạo rất cao, tôi không dám nhận. Tôi mới chỉ nhìn ra tôi là kẻ tham sân si, tôi mới chỉ mới nhìn ra tôi là kẻ có mang bệnh trong người cần uống thuốc, tôi mới chỉ là kẻ đang uống thuốc nhưng uống rất cầm chừng

Ứng dụng vào đời sống ?
Nguyện đem lòng thành kính
Gởi theo đám mây hương
Ngát tỏa khắp mười phương
Cúng dường ngôi Tam Bảo
Thề trọn đời giữ đạo
Theo tự tánh làm lành
Cùng pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ
Tâm bồ đề kiên cố
Chí tu học vững bền
Xa bể khổ nguồn mê
Chóng quay về bờ giác.
Nhớ lời Ngài: "bờ giác không xa",
Hành thập thiện cho đời tươi sáng,
Bỏ việc ác cho đời quang-đảng,
Ðem phúc lành gieo rắc phàm nhân,
Lời ngọc vàng ghi mãi bên lòng,
Con nguyện được sống đời rộng rãi,
Con niệm Phật để lòng nhớ mãi,
Hình bóng người cứu khổ chúng-sanh
Ðể theo Ngài trên bước đường lành,
Chúng con khổ nguyền xin cứu khổ,
Chúng con khổ nguyền xin tự độ,
Ngoài tham lam, sân hận ngập trời.
Phá si mê trí-huệ tuyệt-vời,
kimcang đã viết:Trong Phật Pháp không có việc ngẫu nhiên mà đều có nhân duyên.
tangbong
hlich đã viết:năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật đã đi đến rất gần đỉnh núi do đã đầy đủ giới và định; chỉ cần Đức Phật chỉ ra chỗ mắc kẹt của trí tuệ là năm vị thông suốt
tangbong

Nam Mô A Di Đà Phật !


Nam Mô A Di Đà Phật
Nam Mô Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Phật
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Nam Mô Đại Từ Đại Bi Cứu Khổ Cứu Nạn Quán Thế Âm Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Lực Đại Thế Chí Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát
Nam Mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát Ma Ha Tát
Con nguyện được tâm thanh tịnh, thân không bệnh khổ và vãng sanh về nơi Cực Lạc Quốc Độ !
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

hlich đã viết: năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật đã đi đến rất gần đỉnh núi do đã đầy đủ giới và định; chỉ cần Đức Phật chỉ ra chỗ mắc kẹt của trí tuệ là năm vị thông suốt

:)
tangbong tangbong tangbong
Có lẽ chủ topic nên tham khảo ý này của DH hlich!

BK xin nói thêm: Diệu ở đây chính là GIẢI THOÁT, muốn giải thoát thì phải tu tập phải tu tập đầy đủ Giới - Định - Tuệ, không thiếu món nào; khi đó mới có thể tự mình niếm trãi hương vị Diệu đó.

+Giới Định nghiêm mà thiếu Tuệ (sẽ chấp thọ tưởng định khi thiền) thì chưa thể giải thoát, đó là tình trạng của năm đệ tử đầu tiên khi chưa gặp Phật.

+Ngày nay chúng ta đã biết rất nhiều về Tuệ rồi, nhưng chúng ta chưa đủ giới và định thì chẳng thể niếm trãi cái Diệu - Giải Thoát. (Biết con đường nhưng chưa đủ giới và định; rồi lại không chịu đi tiếp thì không thể giải thoát)

Thậm chí chúng ta cũng đã đủ khả năng nhận ra: cái này là vô thường, đây là chấp ngã, cái này là thọ tưởng định,... nhưng chưa đủ định lực nội tâm để điều phục hoàn toàn tâm ý não loạn (lậu hoặc). Đó là công phu chúng ta chưa đầy đủ.

Tuệ giúp cho hành giả xả ly các thứ kiến chấp, cảnh giới,... song hành cùng với giới và định đầy đủ ắt tự nhiên giải thoát.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

hlich đã viết:tangbong

thường thì chúng ta sau khi nghe bàn luận về lý duyên khởi và chúng ta hiểu lý duyên khởi, thì cái hiểu đó cũng như là thấy đỉnh núi từ ngón tay chỉ đạo; thế mà tại sao chúng ta thấy đỉnh núi rồi mà vẫn chưa cảm thấy giải thoát?

xin thưa rằng thấy đỉnh núi là để đi đến đó, chừng nào đi đến đó mới gọi là chứng

năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật đã đi đến rất gần đỉnh núi do đã đầy đủ giới và định; chỉ cần Đức Phật chỉ ra chỗ mắc kẹt của trí tuệ là năm vị thông suốt

:)
hlich đã viết:tangbong

thường thì chúng ta sau khi nghe bàn luận về lý duyên khởi và chúng ta hiểu lý duyên khởi, thì cái hiểu đó cũng như là thấy đỉnh núi từ ngón tay chỉ đạo; thế mà tại sao chúng ta thấy đỉnh núi rồi mà vẫn chưa cảm thấy giải thoát?

xin thưa rằng thấy đỉnh núi là để đi đến đó, chừng nào đi đến đó mới gọi là chứng

năm vị đệ tử đầu tiên của Đức Phật đã đi đến rất gần đỉnh núi do đã đầy đủ giới và định; chỉ cần Đức Phật chỉ ra chỗ mắc kẹt của trí tuệ là năm vị thông suốt

:)
Tạ đạo hữu hlich,

Lời đạo hữu thật rõ ràng lắm.

Kính hiền hữu BATKHONG1985,
BATKHONG1985 đã viết: Có lẽ chủ topic nên tham khảo ý này của DH hlich!

BK xin nói thêm: Diệu ở đây chính là GIẢI THOÁT, muốn giải thoát thì phải tu tập phải tu tập đầy đủ Giới - Định - Tuệ, không thiếu món nào; khi đó mới có thể tự mình niếm trãi hương vị Diệu đó.

+Giới Định nghiêm mà thiếu Tuệ (sẽ chấp thọ tưởng định khi thiền) thì chưa thể giải thoát, đó là tình trạng của năm đệ tử đầu tiên khi chưa gặp Phật.

+Ngày nay chúng ta đã biết rất nhiều về Tuệ rồi, nhưng chúng ta chưa đủ giới và định thì chẳng thể niếm trãi cái Diệu - Giải Thoát. (Biết con đường nhưng chưa đủ giới và định; rồi lại không chịu đi tiếp thì không thể giải thoát)

Thậm chí chúng ta cũng đã đủ khả năng nhận ra: cái này là vô thường, đây là chấp ngã, cái này là thọ tưởng định,... nhưng chưa đủ định lực nội tâm để điều phục hoàn toàn tâm ý não loạn (lậu hoặc). Đó là công phu chúng ta chưa đầy đủ.

Tuệ giúp cho hành giả xả ly các thứ kiến chấp, cảnh giới,... song hành cùng với giới và định đầy đủ ắt tự nhiên giải thoát.
Cảm ơn hiền hữu đã chỉ dạy.


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
Hình đại diện của người dùng
alphatran
Bài viết: 1385
Ngày: 04/05/11 20:42
Giới tính: Nam
Đến từ: Hữu Lậu Tịnh Tu Am

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi alphatran »

Alpha cũng tìm thấy một tư liệu có nói về sự giải ngộ của Ngài Kiều Trần Như, xin trích quý vị cùng tham khảo:
TỨ DIỆU ĐẾ - Ajahn Sumedho - Dương Vĩnh Hùng dịch đã viết:
Chân Lý Của Vô Thường


Tại Amaravati, chúng tôi tụng Chuyển Pháp Luân Kinh trong hình thức cổ truyền của nó. Khi Đức Phật thuyết giảng về Tứ Diệu Đế, chỉ có một trong năm vị tông đồ lắng nghe đã thực sự khai ngộ; chỉ có một người duy nhất có được sự chứng ngộ thâm sâu. Bốn vị kia chỉ thích và khen rằng 'Thật là một giáo huấn hay', người duy nhất còn lại trong số đó, ngài Kiều Trần Như (Kondanna), là người đã thực sự có được sự toàn chứng của lời Phật dạy.

Những Đề-Bà Nữ Thiên (devas) cũng đã lắng nghe bài thuyết pháp này. Đề-Bà là những cực quang tịnh thiên thể, vô cùng cao cả so với chúng ta. Họ không có những thân xác trần tục như ta; họ có những tiên thể, đẹp và khả ái, thông minh. Lúc bấy giờ mặc dầu họ rất hài lòng khi nghe bài thuyết pháp, không một Đề-Bà nào đã ngộ được.

Chúng ta được kể rằng họ lấy làm sung sướng về sự đắc đạo của Đức Phật và họ đã reo hò khắp cõi trời khi họ nghe Ngài giảng giải. Đầu tiên, một tầng Đề-Bà nghe được, và cứ thế họ đã reo hò lên đến tầng kế tiếp và trong chốc lát tất cả Đề-Bà cùng nhau hoan hỉ vui mừng - lên đến thượng đỉnh của cõi Phạm-Thiên (Brahma). Đã có một sự hân hoan vang dội về Bánh Xe Pháp Luân đang được luân chuyển và những Đề-Bà (devas) cùng Phạm-Thiên-Tiên (brahmas) reo mừng trong đó. Tuy vậy chỉ có Kiều Trần Như, một trong năm vị tông đồ đã giác ngộ khi nghe bài thuyết pháp này. Ngay lúc chấm dứt bộ kinh này, Đức Phật đã gọi ông ta 'A-Nhã Kiều Trần Như (Anna Kondanna)'. 'Anna' có nghĩa là hiểu biết thâm sâu, như thế 'Anna Kondanna', có nghĩa là 'Kiều Trần Như -Người-Am Tường'.

Kiều Trần Như đã biết cái gì? Trí huệ của ngài như thế nào mà Đức Phật đã tán dương lúc bài thuyết pháp chấm dứt? Đó là: 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt'. Ngày nay điều này nghe có vẻ không phải là một sự hiểu biết siêu phàm nhưng nó thực sự bao hàm cả vũ trụ: Bất cứ sự vật nào nảy sinh đều sẽ bị hủy diệt; tất cả đều vô thường và vô ngã.... Bởi vậy đừng để ràng buộc, đừng để bị mê huyễn bởi những gì sinh và diệt. Đừng tìm chỗ ẩn tránh để trú ngụ và tin cậy vào trong bất cứ những gì nảy sinh - bởi vì những thứ đó sẽ bị hủy diệt.

Nếu bạn muốn đau khổ và phí phạm cuộc đời, cứ đi tìm kiếm những gì nảy sinh. Tất cả sẽ đưa bạn đến sự kết thúc, sự hủy diệt, và bạn sẽ không khôn ngoan minh triết hơn chút nào về điều đó. Bạn sẽ chỉ đi quanh quẩn khắp nơi lập đi lập lại những thói quen ám chướng cố hữu và khi bạn chết, bạn cũng sẽ không học được những điều gì quan trọng từ cuộc đời của bạn.

Thay vì chỉ nghĩ về nó, phải thực sự suy gẫm: 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt'. Hãy áp dụng nó vào đời sống một cách tổng quát, vào kinh nghiệm của chính bạn. Rồi bạn sẽ hiểu. Chỉ cần chú ý: bắt đầu ... kết thúc. Hãy nghiền ngẫm xem mọi vật ra sao. Phạm trù giác quan này chỉ có sinh và diệt, bắt đầu và kết thúc; nhưng có thể có sự toàn chứng (samma ditthi theo tiếng Pali) trong kiếp người này. Tôi không biết Kiều Trần Như sống được bao lâu sau buổi thuyết pháp của Đức Phật, nhưng ngài đã giác ngộ ngay lúc đó. Và cũng chính ngay lúc đó, ngài đã có được một sự toàn chứng.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự phát huy phương cách đối chứng này là một điều rất quan trọng. Thay vì chỉ khai triển một phương pháp tĩnh tâm, vì tĩnh tâm chỉ mới là một phần của sự thực hành, bạn còn phải thực sự thấy rằng sự quán tưởng thích hợp mới là một sự cam kết đi đôi với sự khảo cứu minh triết. Điều này liên quan đến nổ lực can đảm để nhìn sâu vào bên trong sự việc, không phân tích chính mình và phán xét tại sao bạn đau khổ một cách riêng tư, mà phải giải quyết để thực sự đi theo chánh đạo cho đến khi bạn có được sự hiểu biết sâu sắc. Một sự toàn chứng như thế dựa trên khuôn mẫu thứ tự của sinh và diệt. Một khi hiểu được quy luật này, bạn sẽ thấy mọi thứ sẽ như ăn khớp vào trong khuôn mẫu đó.

Đây không phải là một giáo lý siêu hình: 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt'. Lời phát biểu này không đề cập đến cái chân tính thực tại - cái thực tính bất diệt; nhưng nếu bạn có tri kiến sâu sắc về 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt', thì bạn sẽ nhận thức được cái thực tính rốt ráo - cái chân lý bất diệt, bất tử. Đây là một phương tiện thiện xảo đưa ta đến sự thực chứng rốt ráo đó. Chú ý sự khác nhau: lời phát biểu trên không phải là một cái gì siêu hình mà là cái đưa ta vào hiện chứng có tính cách trừu tượng.
Link gốc: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76 ... l_bookmark


Pháp môn vô lượng thệ nguyện học - Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn - Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành - Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ
mymamut
Bài viết: 353
Ngày: 29/05/10 23:14
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam

Re: Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?

Bài viết chưa xem gửi bởi mymamut »

Kính chào các Bạn kinhle Kính Đh Alphatran kinhle
Tứ Diệu Đế - Diệu ở nơi đâu?
Gửi bởi alphatran Ngày 27/4/'12, 09:20

Alpha cũng tìm thấy một tư liệu có nói về sự giải ngộ của Ngài Kiều Trần Như, xin trích quý vị cùng tham khảo:

TỨ DIỆU ĐẾ - Ajahn Sumedho - Dương Vĩnh Hùng dịch đã viết:

Chân Lý Của Vô Thường

Tại Amaravati, chúng tôi tụng Chuyển Pháp Luân Kinh trong hình thức cổ truyền của nó. Khi Đức Phật thuyết giảng về Tứ Diệu Đế, chỉ có một trong năm vị tông đồ lắng nghe đã thực sự khai ngộ; chỉ có một người duy nhất có được sự chứng ngộ thâm sâu. Bốn vị kia chỉ thích và khen rằng 'Thật là một giáo huấn hay', người duy nhất còn lại trong số đó, ngài Kiều Trần Như (Kondanna), là người đã thực sự có được sự toàn chứng của lời Phật dạy.

Những Đề-Bà Nữ Thiên (devas) cũng đã lắng nghe bài thuyết pháp này. Đề-Bà là những cực quang tịnh thiên thể, vô cùng cao cả so với chúng ta. Họ không có những thân xác trần tục như ta; họ có những tiên thể, đẹp và khả ái, thông minh. Lúc bấy giờ mặc dầu họ rất hài lòng khi nghe bài thuyết pháp, không một Đề-Bà nào đã ngộ được.

Chúng ta được kể rằng họ lấy làm sung sướng về sự đắc đạo của Đức Phật và họ đã reo hò khắp cõi trời khi họ nghe Ngài giảng giải. Đầu tiên, một tầng Đề-Bà nghe được, và cứ thế họ đã reo hò lên đến tầng kế tiếp và trong chốc lát tất cả Đề-Bà cùng nhau hoan hỉ vui mừng - lên đến thượng đỉnh của cõi Phạm-Thiên (Brahma). Đã có một sự hân hoan vang dội về Bánh Xe Pháp Luân đang được luân chuyển và những Đề-Bà (devas) cùng Phạm-Thiên-Tiên (brahmas) reo mừng trong đó. Tuy vậy chỉ có Kiều Trần Như, một trong năm vị tông đồ đã giác ngộ khi nghe bài thuyết pháp này. Ngay lúc chấm dứt bộ kinh này, Đức Phật đã gọi ông ta 'A-Nhã Kiều Trần Như (Anna Kondanna)'. 'Anna' có nghĩa là hiểu biết thâm sâu, như thế 'Anna Kondanna', có nghĩa là 'Kiều Trần Như -Người-Am Tường'.

Kiều Trần Như đã biết cái gì? Trí huệ của ngài như thế nào mà Đức Phật đã tán dương lúc bài thuyết pháp chấm dứt? Đó là: 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt'. Ngày nay điều này nghe có vẻ không phải là một sự hiểu biết siêu phàm nhưng nó thực sự bao hàm cả vũ trụ: Bất cứ sự vật nào nảy sinh đều sẽ bị hủy diệt; tất cả đều vô thường và vô ngã.... Bởi vậy đừng để ràng buộc, đừng để bị mê huyễn bởi những gì sinh và diệt. Đừng tìm chỗ ẩn tránh để trú ngụ và tin cậy vào trong bất cứ những gì nảy sinh - bởi vì những thứ đó sẽ bị hủy diệt.

Nếu bạn muốn đau khổ và phí phạm cuộc đời, cứ đi tìm kiếm những gì nảy sinh. Tất cả sẽ đưa bạn đến sự kết thúc, sự hủy diệt, và bạn sẽ không khôn ngoan minh triết hơn chút nào về điều đó. Bạn sẽ chỉ đi quanh quẩn khắp nơi lập đi lập lại những thói quen ám chướng cố hữu và khi bạn chết, bạn cũng sẽ không học được những điều gì quan trọng từ cuộc đời của bạn.

Thay vì chỉ nghĩ về nó, phải thực sự suy gẫm: 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt'. Hãy áp dụng nó vào đời sống một cách tổng quát, vào kinh nghiệm của chính bạn. Rồi bạn sẽ hiểu. Chỉ cần chú ý: bắt đầu ... kết thúc. Hãy nghiền ngẫm xem mọi vật ra sao. Phạm trù giác quan này chỉ có sinh và diệt, bắt đầu và kết thúc; nhưng có thể có sự toàn chứng (samma ditthi theo tiếng Pali) trong kiếp người này. Tôi không biết Kiều Trần Như sống được bao lâu sau buổi thuyết pháp của Đức Phật, nhưng ngài đã giác ngộ ngay lúc đó. Và cũng chính ngay lúc đó, ngài đã có được một sự toàn chứng.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng sự phát huy phương cách đối chứng này là một điều rất quan trọng. Thay vì chỉ khai triển một phương pháp tĩnh tâm, vì tĩnh tâm chỉ mới là một phần của sự thực hành, bạn còn phải thực sự thấy rằng sự quán tưởng thích hợp mới là một sự cam kết đi đôi với sự khảo cứu minh triết. Điều này liên quan đến nổ lực can đảm để nhìn sâu vào bên trong sự việc, không phân tích chính mình và phán xét tại sao bạn đau khổ một cách riêng tư, mà phải giải quyết để thực sự đi theo chánh đạo cho đến khi bạn có được sự hiểu biết sâu sắc. Một sự toàn chứng như thế dựa trên khuôn mẫu thứ tự của sinh và diệt. Một khi hiểu được quy luật này, bạn sẽ thấy mọi thứ sẽ như ăn khớp vào trong khuôn mẫu đó.

Đây không phải là một giáo lý siêu hình: 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt'. Lời phát biểu này không đề cập đến cái chân tính thực tại - cái thực tính bất diệt; nhưng nếu bạn có tri kiến sâu sắc về 'Tất cả những gì là đối tượng của sinh cũng là đối tượng của diệt', thì bạn sẽ nhận thức được cái thực tính rốt ráo - cái chân lý bất diệt, bất tử. Đây là một phương tiện thiện xảo đưa ta đến sự thực chứng rốt ráo đó. Chú ý sự khác nhau: lời phát biểu trên không phải là một cái gì siêu hình mà là cái đưa ta vào hiện chứng có tính cách trừu tượng.



Link gốc: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-76 ... l_bookmark
tangbong kinhle

Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA


Nhớ ơn VỊ GIẢI THOÁT, GIÁC NGỘ CÓ THẬT TRONG LỊCH SỬ NHÂN LOẠI VỚI DANH TỰ SIDDHARTHA GAUTAMA
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.72 khách