Chơn tâm đồng một, nhưng...
Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh
-
- Bài viết: 1447
- Ngày: 31/05/10 18:35
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam
Chơn tâm đồng một, nhưng...
Kính thưa quý vị, con có một thắc mắc là: chơn tâm đồng một tánh khắp giáp cả vũ trụ, tĩnh lặng, thường hằng. Nhưng do vọng động nổi lên nên che đi cái tâm sáng suốt, nhưng mà chơn tâm đã đồng một tánh thì khi vọng động nổi lên thì tất cả đều phải bị che lấp, tức đều sanh ra thế giới và chúng sanh, vậy thì không ai chứng được chơn tâm sáng suốt rồi! A Mi Đà Phật!
Như nước trong lắng đục mà khi ta làm khuấy động đục thì làm cho nước đó đục đi, có nào trong được ? A Mi Đà Phật! Nếu câu hỏi có hơi... thái quá, ngu si thì con xin sám hối...!
Như nước trong lắng đục mà khi ta làm khuấy động đục thì làm cho nước đó đục đi, có nào trong được ? A Mi Đà Phật! Nếu câu hỏi có hơi... thái quá, ngu si thì con xin sám hối...!
Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.
- Tế Điên Hòa Thượng -
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.
- Tế Điên Hòa Thượng -
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Giác thì không có mê trở lại.
Như người bệnh nhặm thấy hoa đốm trên hư không. Còn người không bệnh nhặm thì không có thấy hoa đốm. Khi được trị lành con mắt, thì không còn thấy hoa đốm trên hư không nữa.
Cho nên khi đã trở vền với Tánh Giác Chân Tâm thì không còn bị mê trở lại.
Nước trong lắng đục, rồi cần phải tiến thêm bướcn nữa là vớt lọc bỏ đi cái đục. Chứ không phải để cái đục lắng xuống dưới chờ cơ hội nỏi lên.
Như người bệnh nhặm thấy hoa đốm trên hư không. Còn người không bệnh nhặm thì không có thấy hoa đốm. Khi được trị lành con mắt, thì không còn thấy hoa đốm trên hư không nữa.
Cho nên khi đã trở vền với Tánh Giác Chân Tâm thì không còn bị mê trở lại.
Nước trong lắng đục, rồi cần phải tiến thêm bướcn nữa là vớt lọc bỏ đi cái đục. Chứ không phải để cái đục lắng xuống dưới chờ cơ hội nỏi lên.
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
-
- Bài viết: 1447
- Ngày: 31/05/10 18:35
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Mô Phật! Cảm ơn chú Thánh_Tri nhưng ý con là chơn tâm đồng một thể, vậy thì khi vọng động, chơn tâm cũng phải vọng hết vì đồng một thể mà ?
Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.
- Tế Điên Hòa Thượng -
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.
- Tế Điên Hòa Thượng -
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Tánh thì đồng chứ tướng không có đồng.
Cái vọng động vốn là không có thật, tại mình chấp nó có thật thôi.
Vì chấp nó thật nên mới bị qua mắt, mới bị che lấp. Kinh Lăng Nghiêm ví dụ như Bọt Biển là cái hư vọng không thật, mình chấp vào bọt biển cho đó là biển đại dương thì lầm lạc, không thể thấy được một biển cả mênh mong.
Biển cả mênh mong là dụ cho Chân Tâm. Còn Bọt Nước là dụ cho cái vọng tâm.
Như người mù thì thấy hoa đốm trên hư không chấp thật vào hoa đốm là có, chấp vào cái thấy mình là thật, mình thấy thật có hoa đốm đây. Đó là mê lầm mà không biết. Hiện nay mình thấy thân nầy, mọi người cảnh vật đều là có thật, đó là do mình mê.
Đối với người Sáng Mắt không có bị mù thì họ đâu có thấy hoa đốm trên hư không. Người Giác Ngộ cũng không có thấy các tướng thân người, cây cỏ hoa lá mà chấp vào đó rồi vọng động phân biệt chấp trước. Thấy mọi vật hiện tượng vẫn thấy mà tâm không có dấy động.
Không nên bàn tiếp. Kinh Viên Giác nói, "kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà bàn về Tánh Viên Giác, thì Tánh Viên Giác cũng đồng như Luân Hồi". Đấy chính là lý do vì sao đạo hữu Lamnghia cho chân tâm đồng như vọng động. Bởi vì tâm đạo hữu vẫn còn vọng động chưa ra khỏi luân hồi, bàn về chân tâm viên giác tánh, thì thấy chân tâm viên giác cũng đồng luân hồi là thế.
Cái vọng động vốn là không có thật, tại mình chấp nó có thật thôi.
Vì chấp nó thật nên mới bị qua mắt, mới bị che lấp. Kinh Lăng Nghiêm ví dụ như Bọt Biển là cái hư vọng không thật, mình chấp vào bọt biển cho đó là biển đại dương thì lầm lạc, không thể thấy được một biển cả mênh mong.
Biển cả mênh mong là dụ cho Chân Tâm. Còn Bọt Nước là dụ cho cái vọng tâm.
Như người mù thì thấy hoa đốm trên hư không chấp thật vào hoa đốm là có, chấp vào cái thấy mình là thật, mình thấy thật có hoa đốm đây. Đó là mê lầm mà không biết. Hiện nay mình thấy thân nầy, mọi người cảnh vật đều là có thật, đó là do mình mê.
Đối với người Sáng Mắt không có bị mù thì họ đâu có thấy hoa đốm trên hư không. Người Giác Ngộ cũng không có thấy các tướng thân người, cây cỏ hoa lá mà chấp vào đó rồi vọng động phân biệt chấp trước. Thấy mọi vật hiện tượng vẫn thấy mà tâm không có dấy động.
Không nên bàn tiếp. Kinh Viên Giác nói, "kẻ chưa ra khỏi luân hồi mà bàn về Tánh Viên Giác, thì Tánh Viên Giác cũng đồng như Luân Hồi". Đấy chính là lý do vì sao đạo hữu Lamnghia cho chân tâm đồng như vọng động. Bởi vì tâm đạo hữu vẫn còn vọng động chưa ra khỏi luân hồi, bàn về chân tâm viên giác tánh, thì thấy chân tâm viên giác cũng đồng luân hồi là thế.
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Chơn tâm thể của nó thì không dộng, nhưng dụng của nó thì khiến cho mình tưởng là động.Lâm Nghĩa đã viết:Mô Phật! Cảm ơn chú Thánh_Tri nhưng ý con là chơn tâm đồng một thể, vậy thì khi vọng động, chơn tâm cũng phải vọng hết vì đồng một thể mà ?
Thí dụ như kim cuơng, nằm một chỗ, không lay động, nhưng ánh sáng nó chiếu ra thì biến đổi từng giây, tùy vị trí người nhìn.
Cái mà mình thấy vọng động là dụng của tâm. (Dụng của tâm là tánh biết).
Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
- kimcang
- Bài viết: 1894
- Ngày: 19/12/07 16:28
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Canada
- Được cảm ơn: 1 time
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Nước Có Động Tịnh Mà Cái Ướt Không Động Tịnh.chơn tâm đồng một thể, vậy thì khi vọng động, chơn tâm cũng phải vọng hết vì đồng một thể mà ?
Cái Ướt Không Có Động Tịnh Mà Chỉ Có Nước Động Tịnh
Đồng Thể Chẳng Đồng Tướng Vì Vọng Thì Có Tướng Sanh Diệt
Chân Tâm Không Tướng Sanh Diệt
Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
-
- Bài viết: 1447
- Ngày: 31/05/10 18:35
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Kiên Giang - Việt Nam
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
A Mi Đà Phật!
Cổ thi Phật Tổ để một phong
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.
- Tế Điên Hòa Thượng -
Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng
Người đời tu miệng, lòng không sửa
Bần Tăng lòng sửa, miệng thì không.
- Tế Điên Hòa Thượng -
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Kính các Đạo Hữu.
Trong giai đoạn này,Tễu cũng đồng ý với các Đạo Hữu là cái tánh dụng của "Chân Tâm"có thể nói là đồng một thể!Vì khi "Chân Tâm" đã Tĩnh lặng thì có công năng soi chiếu,vì thế càng Tĩnh Lặng thì các "Vọng động" môi trường càng bị thu nhiếp thị hiện một cách rõ ràng đúng như là nó đang...!
Nhưng theo thiển ý của Tễu thì :Quan trọng là ở TÍNH BIẾT
Ví dụ như:Người đang ngủ mê,không biết mình ngủ mê nên tình thức vọng động vui.buồn,sướng,khổ theo duyên cảnh giấc mê mà không thoát được ra.
Còn khi Tỉnh thức thì biết là mình vừa bị ngủ mê nên cảnh giới của giấc mê không ảnh hưởng gì lắm.Mọi vọng động tự lìa
Vậy cái Quan trọng đối với Người Học Phật là TÍNH BIẾT sẽ xóa trừ Mê vọng dần đưa đến cải thiện Tĩnh Lặng trong TÍNH BIẾT
Tễu: Kính
- kimcang
- Bài viết: 1894
- Ngày: 19/12/07 16:28
- Giới tính: Nam
- Phật tử: Tại gia
- Đến từ: Canada
- Được cảm ơn: 1 time
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Chân Tâm Cùng Vọng Tưởng Đều Đồng Có Cái Biết.
Cái Biết Của Vọng Tưởng Thì Dấy Động.
Cái Biết Của Chân Tâm Thì Không Dấy Động.
Cái Biết Của Vọng Tưởng Thì Dấy Động.
Cái Biết Của Chân Tâm Thì Không Dấy Động.
Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Kính các Đạo Hữu.
Theo thiển ý của Tễu thì:
-Cái biết nương dựa vào Tình thức của sự Chấp Tàng (TRI THỨC) là cái biết vọng tưởng Mê lầm.
-TÁNH BIẾT là công năng của Tâm khi Tĩnh lặng,nó Tự hiện trong tỉnh giác tĩnh lặng...Không bị phụ thuộc vào các yếu tố ngăn trở của tình thức cùng không gian,thời gian...(Cái mà chúng sanh chúng ta đều có khả năng...Nhưng chưa từng biết đến!!!
+Học Phật chúng ta nên nghiên cứu ý chỉ của vấn đề này trong KINH THỦ LĂNG NGHIÊM mà tu học cho thấy được thì mới có thể gọi là Cái Tánh Biết Của Chân Tâm Thường Trụ Và khi thâm nhập được thì chúng ta mới rõ được : Toàn bộ những hiểu biết,phân biệt chấp trước dựa vào Chấp tàng(TRI THỨC) là vọng tưởng mê lầm,chỉ lúc ấy chúng ta mới buông bỏ được mới thay đổi được TRI KIẾN và mới có sự Tĩnh lặng thật sự trong Tâm.
Tễu: Kính
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Bây giờ tôi ví dụ đơn giản.
Khi mình nhắm mắt lại suy nghĩ về quả táo, hình bóng quả táo hiện ở trong đầu mình (gọi đó là Pháp Trần). Rồi mình chấp vào cái hình bóng quả táo hiện trong đầu mình cho đó là thật, cho đó thật là quả táo, rồi phân biệt là nó chua ngọt, mình thích loại táo nào, lại tiếp tục hình dung ra v.v... Như vậy cái quả táo nó che lấp tâm tánh của mình.
Mà quả táo đó có thật không? nó đâu có thật, chỉ là ảo giác tưởng tưởng ra, là pháp trần ở bên trong.
Nếu chúng ta tỉnh giác một chút thì nhìn thủng quả táo đó mới vở lẻ À thì ra quả táo đó là giả, ảo tưởng, ta nhìn thủng nó mới biết là một màng tối đen, không có gì hết hiện tại là vì mình nhắm mắt lại mới thấy tối đen, hiện tại là mình đang hình dung quả táo, chứ quả táo nào có thật, khi nhìn thủng quả táo thì hình bóng quả táo tự nhiên biến mất trong đầu mình.
Cái tướng hình bóng quả táo hiện ra trong đầu mình có sanh diệt, có hiện ra, có ẩn mất. Đó là ảo giác mà thấy có sanh diệt, đó là tưởng tượng của bộ não mà có sanh diệt, chứ người không có tưởng tưởng thì không có thấy quả táo, nhắm mắt thì nhắm mà không thấy quả táo vì không có tưởng tượng ra.
Người tưởng tượng là người mê nên mới thấy quả táo, mà thấy có quả táo thì có sanh diệt vì hễ có sanh thì phải có diệt.
Người không có tưởng tượng là người giác, không thấy có quả táo, tức quả táo vốn không sanh thì làm gì có diệt, cho nên người ấy đâu có bị sanh diệt theo quả táo.
Bản thể của quá táo là Không. Cho nên đồng với lúc tâm chưa có tưởng tượng ra quả táo.
Chứ hình bóng quả táo là Tướng sanh diệt, thì đâu có đồng với lúc tâm chưa có tưởng tượng ra quả táo.
Vậy ông cho rằng chính vì bản thể quả táo đồng với tâm không (chưa có tượng tượng ra quả táo) cho nên cả hai phải sanh diệt (vọng động) thì đâu có đúng.
Bản thể đã là Không, thì làm gì có các thứ động tĩnh đối đãi sanh diệt.
Chỉ tại do "mê" do "bất giác" nhất thời mà nhắm mắt lại nghĩ đến quả táo rồi hình bóng quả táo hiện ra mà tạm che mất tâm tánh đó thôi. Chứ nếu nhìn thủng quả táo thì thấy nó vốn là không, trở về bản thể xưa nay.
Cũng thế chúng ta hiện tại thấy núi sông trời trăng mây nước, con người con vật mái vi tính v.v... đó đều là do tâm bất giác mê vọng động suy nghĩ ra, như là nhắm mắt hình dung quả táo vậy.
Nếu chúng ta có thể "Quán Chiếu Vạn Pháp Giai Không" thì vạn pháp trở về bản thể chân thật của nó.
Cái bàn cái ghế bản thể vốn là Không, đồng với Chân Tâm Bản Tánh. Như đem hai cái hư không in vào nhau vậy. Cho nên gọi là "Đồng Bản Thể".
Ông lại cho rằng nếu đồng bản thể thì Chân Tâm (hư không) đáng lý cũng phải sanh diệt theo cái bàn. Nhưng nào biết rằng cái bàn hình tướng là sanh diệt, nhưng bản thể vốn không.
Đem cái sanh diệt hình tướng của cái bàn, lầm nhận bản thể cũng sanh diệt thế, rồi bảo chân tâm cũng sanh diệt thế, đó là không đúng.
Tôi từng ví dụ người bệnh nhặm thấy hoa đốm hư không. Còn người không có bệnh thì không có thấy hoa đốm. Đây là ví dụ Trong Kinh Lăng Nghiêm.
Khi mình nhắm mắt lại suy nghĩ về quả táo, hình bóng quả táo hiện ở trong đầu mình (gọi đó là Pháp Trần). Rồi mình chấp vào cái hình bóng quả táo hiện trong đầu mình cho đó là thật, cho đó thật là quả táo, rồi phân biệt là nó chua ngọt, mình thích loại táo nào, lại tiếp tục hình dung ra v.v... Như vậy cái quả táo nó che lấp tâm tánh của mình.
Mà quả táo đó có thật không? nó đâu có thật, chỉ là ảo giác tưởng tưởng ra, là pháp trần ở bên trong.
Nếu chúng ta tỉnh giác một chút thì nhìn thủng quả táo đó mới vở lẻ À thì ra quả táo đó là giả, ảo tưởng, ta nhìn thủng nó mới biết là một màng tối đen, không có gì hết hiện tại là vì mình nhắm mắt lại mới thấy tối đen, hiện tại là mình đang hình dung quả táo, chứ quả táo nào có thật, khi nhìn thủng quả táo thì hình bóng quả táo tự nhiên biến mất trong đầu mình.
Cái tướng hình bóng quả táo hiện ra trong đầu mình có sanh diệt, có hiện ra, có ẩn mất. Đó là ảo giác mà thấy có sanh diệt, đó là tưởng tượng của bộ não mà có sanh diệt, chứ người không có tưởng tưởng thì không có thấy quả táo, nhắm mắt thì nhắm mà không thấy quả táo vì không có tưởng tượng ra.
Người tưởng tượng là người mê nên mới thấy quả táo, mà thấy có quả táo thì có sanh diệt vì hễ có sanh thì phải có diệt.
Người không có tưởng tượng là người giác, không thấy có quả táo, tức quả táo vốn không sanh thì làm gì có diệt, cho nên người ấy đâu có bị sanh diệt theo quả táo.
Bản thể của quá táo là Không. Cho nên đồng với lúc tâm chưa có tưởng tượng ra quả táo.
Chứ hình bóng quả táo là Tướng sanh diệt, thì đâu có đồng với lúc tâm chưa có tưởng tượng ra quả táo.
Vậy ông cho rằng chính vì bản thể quả táo đồng với tâm không (chưa có tượng tượng ra quả táo) cho nên cả hai phải sanh diệt (vọng động) thì đâu có đúng.
Bản thể đã là Không, thì làm gì có các thứ động tĩnh đối đãi sanh diệt.
Chỉ tại do "mê" do "bất giác" nhất thời mà nhắm mắt lại nghĩ đến quả táo rồi hình bóng quả táo hiện ra mà tạm che mất tâm tánh đó thôi. Chứ nếu nhìn thủng quả táo thì thấy nó vốn là không, trở về bản thể xưa nay.
Cũng thế chúng ta hiện tại thấy núi sông trời trăng mây nước, con người con vật mái vi tính v.v... đó đều là do tâm bất giác mê vọng động suy nghĩ ra, như là nhắm mắt hình dung quả táo vậy.
Nếu chúng ta có thể "Quán Chiếu Vạn Pháp Giai Không" thì vạn pháp trở về bản thể chân thật của nó.
Cái bàn cái ghế bản thể vốn là Không, đồng với Chân Tâm Bản Tánh. Như đem hai cái hư không in vào nhau vậy. Cho nên gọi là "Đồng Bản Thể".
Ông lại cho rằng nếu đồng bản thể thì Chân Tâm (hư không) đáng lý cũng phải sanh diệt theo cái bàn. Nhưng nào biết rằng cái bàn hình tướng là sanh diệt, nhưng bản thể vốn không.
Đem cái sanh diệt hình tướng của cái bàn, lầm nhận bản thể cũng sanh diệt thế, rồi bảo chân tâm cũng sanh diệt thế, đó là không đúng.
Tôi từng ví dụ người bệnh nhặm thấy hoa đốm hư không. Còn người không có bệnh thì không có thấy hoa đốm. Đây là ví dụ Trong Kinh Lăng Nghiêm.
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Re: Chơn tâm đồng một, nhưng...
Xin lỗi vì văn từ dày dòng.
Tôi hiểu, tôi biết mình muốn nói gì, mà viết ra khó diễn tả quá! Tôi lại không rành tiếng Việt giải thích rồm rà.
Nếu ông còn chưa hiểu tôi cũng không biết làm sao giải thích! Thế thì hãy tu tập rồi sẽ hiểu thôi.
Người học giáo môn thì mới nói thế. Người học Thiền Tông thì tôi không nói, vì nói chính là phá hoại sự tu hành của người đó.
Tôi hiểu, tôi biết mình muốn nói gì, mà viết ra khó diễn tả quá! Tôi lại không rành tiếng Việt giải thích rồm rà.
Nếu ông còn chưa hiểu tôi cũng không biết làm sao giải thích! Thế thì hãy tu tập rồi sẽ hiểu thôi.
Người học giáo môn thì mới nói thế. Người học Thiền Tông thì tôi không nói, vì nói chính là phá hoại sự tu hành của người đó.
"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"
- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
Đang trực tuyến
Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot] và 30 khách