Kinh Vạn Phật

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Bản thân Nguyên_ Khoa đang thọ trì, doc tụng Kinh Vạn Phật,mong chư DH ở diễn đàn có thể cho Nguyên _khoa biết thêm về ý nghĩa và diệu dụng của Bộ Kinh này dc ko? Mong ch7 DH hoan hỷ tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong


phatphap
Bài viết: 375
Ngày: 19/06/10 05:11
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: không rõ

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi phatphap »

TLNT không biết rõ về bản kinh này nhưng gần nhà TLNT có chùa Vạn Phật. ĐH có thể đến tham quan xem sao (chắc là có liên quan gì đó). TLNT có đến một lần rồi thấy chùa rất đẹp nhưng chùa này của người Hoa, chủ yếu tụng bằng tiếng Tàu.


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Nguyen_khoa đã viết:Bản thân Nguyên_ Khoa đang thọ trì, doc tụng Kinh Vạn Phật,mong chư DH ở diễn đàn có thể cho Nguyên _khoa biết thêm về ý nghĩa và diệu dụng của Bộ Kinh này dc ko? Mong ch7 DH hoan hỷ tangbong Nam Mô A Di Đà Phật tangbong
Phần cuối Kinh Vạn Phật có ghi:

"Xá-Lợi-Phất ! Nếu có Thiện-nam-tử Thiện-nữ-nhơn, Tỳ-Kheo, Tỳ-Kheo-ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di hay thọ trì đọc tụng hiệu chư Phật Bồ-Tát này, trọn chẳng đọa đường dữ, sanh trong trời người, thường gặp chư Phật Bồ-Tát thiện-tri-thức, xa lìa các phiền-não, nhẫn đến đặng đại bồ-đề."


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nguynlinhtam
Bài viết: 1141
Ngày: 07/06/10 04:08
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi nguynlinhtam »

Nguyen_khoa đã viết:Bản thân Nguyên_ Khoa đang thọ trì, đọc tụng Kinh Vạn Phật, mong chư ĐH ở diễn đàn có thể cho Nguyên _khoa biết thêm về ý nghĩa và diệu dụng của Bộ Kinh này dc ko? Mong ch7 DH hoan hỷ Nam Mô A Di Đà Phật
Ý nghĩa của Bộ Kinh này chính là dạy ĐH phải tu Tịnh Nghiệp Tam Phước, phải tu hành sao cho tâm Thanh Tịnh, Bình Đẳng Giác hiện tiền. Tức là dạy ĐH phải Sám Hối Nghiệp Chướng của chính mình.
Diệu Dụng của bộ Kinh này tức là khi ĐH Sám Hối Nghiệp Chướng của mình rồi thì ĐH sẽ như trong Kinh Hoa Nghiêm nói vậy:
“Lạ thay! Lạ thay! Hết thảy chúng sanh đều có đủ Như Lai trí huệ, đức tướng, chỉ do vọng tưởng, chấp trước nên chẳng thể chứng đắc. Nếu lìa được vọng tưởng thì Nhất Thiết Trí, Tự Nhiên Trí, Vô Ngại Trí sẽ được hiện tiền”.
-------------------
Từ đó ĐH thấy:
Nghiệp chướng tức là ‘vọng tưởng, phân biệt, chấp trước’.
Bất luận đối với người, với sự, với vật ĐH còn những tâm niệm này nổi lên tức là nghiệp chướng. Những nghiệp chướng này tạo chướng ngại cho công năng khởi dụng của tự tánh và gây chướng ngại cho sự tăng trưởng trí huệ. Mọi người Đồng Tu thường hay nói câu này: ‘Chúng ta phải tiêu nghiệp chướng’, nhưng làm thế nào để tiêu trừ nghiệp chướng? Có phải lạy Lương Hoàng Sám, Từ Bi Thủy Sám Pháp, Vạn Phật Danh Kinh thì sẽ tiêu nghiệp chướng hay chăng? Bạn lạy luôn cả bảy ngày thử coi bạn còn tham, sân, si hay không? Nếu gặp việc không vừa ý liền nổi giận, đó là nghiệp chướng hiện ra, nghiệp chướng chưa tiêu gì hết! Giả sử lạy xong bảy ngày mà khi gặp chuyện chẳng vừa ý bạn vĩnh viễn chẳng nổi giận thì bạn đã tiêu hết nghiệp chướng.


Nam Mô A Di Đà Phật
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Công đức một đức Phật cũng bằng công đức của vô lượng đức Phật, là vô lượng vô biên.
Cho nên niệm danh hiệu một đức Phật tức là niệm danh hiệu của vô lượng đức Phật.
Chỉ cần niệm "Nam mô A Di Đà Phật" là được rồi.

ghi chú
Nhớ tin và nguyện vãng sanh về cõi Phật này nữa nhé.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

Con người vốn từ vô thủy,do tham sân si mà tạo nghiệp,biết bao đời trôi nổi,luân hồi trong sáu đường.Nay có duyên lành dc Thọ trì Kinh Vạn Phật,lai càng thấy rõ dc sự lợi ích và diệu dụng của Bộ Kinh này,trong lòng thấy vô cùng hoan hỷ.Nguyện quy y mười phương ba đời Chư Phật Thế Tôn,nguyện sám hối tội lỗi nghiệp chướng mình tạo ra,nguyện hồi hướng công đức và sớm thành đạo quả mà phổ độ chúng sanh.

Pháp môn nào cũng tối thắng vi diệu,trước là sám hối tội lỗi nghiệp chướng,sau là giữ tâm bình đẳng thanh tịnh,cứ y theo lời Phật dạy mà hành trì.Và pháp bất cứ pháp môn nào cũng cần có đầy đủ cả Tín Hạnh Nguyện ko chỉ riệng Niệm Phật ko thôi.Tùy theo hạnh nguyện mỗi người và chọn lựa cho mình con đường dể tu tập.Chỉ mong là ai ai cũng chon lựa đúng con đường chánh pháp mà Đức Phật đã đi,ko khéo uổng một đời tu tập

Mỗi pháp môn tùy theo căn cơ chúng sanh và hoàn cảnh mà nó trở nên diệu dụng thù thắng,chúng ta đang trong giai đoạn mạt pháp,pháp môn Niệm Phật là pháp môn hợp với mọi căn cơ chúng sanh,và tất cả ngưởi Tu pháp môn này lấy Tín Hạnh Nguyện làm gốc.Bên cạnh đó,tu niệm phật mỗi người chúng ta cần phải phát Bồ Đề Tâm,trao dồi phật pháp,sám hối tội lỗi nghiệp chướng của mình.Đó là điều mà mình cần nên làm tangbong Nam mô A Di Đà Phật tangbong


thanhphuc86
Bài viết: 4
Ngày: 11/04/11 06:01
Giới tính: Nam
Đến từ: saigon

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhphuc86 »

mô Phật,

Mình còn nhớ HT Trí Quảng có dạy rằng khi còn là học Tăng ở Phật học đường Ấn Quang, Ngài mắc bệnh lao phổi phải rời chúng qua chùa Giác Ngộ dưỡng bệnh, hằng ngày sau khi đi khất thực về, Ngài dành thòi gian để sám hối Vạn Phật. Sau đó Ngài hết bệnh trước sự ngạc nhiên của bác sỹ. Mình nhớ rằng HT nhấn mạnh phải lạy Phật niệm Phật để tạo độ cảm giữa mình với Phật, được chư Phật hộ niệm, nhờ đó mà nghiệp chướng được tiêu trừ, hảo tướng và trí tuệ sẽ sanh ra.

Gia đình mình hằng ngày đều đảnh lễ hồng danh kinh Vạn Phật. Chắc cũng khoảng được hơn 2 năm rồi. Hồi đó mẹ mình có 1 chút bệnh duyên, điều trị cả năm, có đỡ chút ít nhưng cũng tái lại. Khi lên một ngôi chùa ở Lâm Đồng, được Thầy trụ trì chỉ dạy , mỗi ngày cùng với đại chúng lạy 5 thời sám hối theo kinh Vạn Phật. Sau 3 ngày ở chùa, về nhà ,bệnh hết hẳn. Đó là Nhân duyên lạy Vạn Phât của gia đình mình.

Thời gian đầu niệm Phật , mình khó nhiếp tâm vào câu Phật hiệu lắm, vọng tưởng khởi lên hoài. nếu không thì lại buồn ngủ. Mình cảm nhận rằng khi mình bắt đầu thời khóa bằng lạy sám hối ( lạy Vạn Phật chẳng hạn), sau đó niệm Phật thì không còn khởi vọng niệm nhiều như lúc trước nữa. Khi mới bắt đầu lạy, thú thật không phải là lúc nào mình cũng thành tâm đâu. Có những lúc thấy mệt mỏi, mất kiên nhẫn, trông xem lạy sắp hết chưa. Nhưng trải qua thời gian, nhờ sự chỉ dạy động viên của Thầy, đến giờ , mình thấy càng lạy Phật, cả thân lẫn tâm đều càng nhẹ nhàng hơn, những tính xấu bớt đi rất nhiều. Chắc chắn rằng với mỗi hồng danh của Đức Phật đã âm thầm tiêu trừ nghiệp chướng của bản thân, và nương theo oai đức cũng như được Phật hộ niệm sẽ dần dần khai mở tự tánh năng đức của chính mình.

Mình còn nhiều ác nghiệp lắm, nghĩ đến thân phận như gã cùng tử nên phải cố gắng tu tập. Đối với mình Pháp lạy sám hối nói chung và lạy Vạn Phật nói riêng còn rất nhiều diệu dụng. Mong sao chúng ta hãy thực tập , hành trì, tự bản thân mỗi người sẽ cảm nhận được những chuyển biến rất vi diệu.
A Di ĐÀ Phật.


Thường giữ tâm thanh tịnh
Luôn tu học giúp đời
Thương người không phân biệt
Lòng tưởng niệm Quán Âm
Hình đại diện của người dùng
Thien Nhan
Bài viết: 2574
Ngày: 27/03/10 05:07
Giới tính: Nam

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thien Nhan »

thanhphuc86 đã viết:mô Phật,

Mình còn nhớ HT Trí Quảng có dạy rằng khi còn là học Tăng ở Phật học đường Ấn Quang, Ngài mắc bệnh lao phổi phải rời chúng qua chùa Giác Ngộ dưỡng bệnh, hằng ngày sau khi đi khất thực về, Ngài dành thòi gian để sám hối Vạn Phật. Sau đó Ngài hết bệnh trước sự ngạc nhiên của bác sỹ. Mình nhớ rằng HT nhấn mạnh phải lạy Phật niệm Phật để tạo độ cảm giữa mình với Phật, được chư Phật hộ niệm, nhờ đó mà nghiệp chướng được tiêu trừ, hảo tướng và trí tuệ sẽ sanh ra.

Gia đình mình hằng ngày đều đảnh lễ hồng danh kinh Vạn Phật. Chắc cũng khoảng được hơn 2 năm rồi. Hồi đó mẹ mình có 1 chút bệnh duyên, điều trị cả năm, có đỡ chút ít nhưng cũng tái lại. Khi lên một ngôi chùa ở Lâm Đồng, được Thầy trụ trì chỉ dạy , mỗi ngày cùng với đại chúng lạy 5 thời sám hối theo kinh Vạn Phật. Sau 3 ngày ở chùa, về nhà ,bệnh hết hẳn. Đó là Nhân duyên lạy Vạn Phât của gia đình mình.

Thời gian đầu niệm Phật , mình khó nhiếp tâm vào câu Phật hiệu lắm, vọng tưởng khởi lên hoài. nếu không thì lại buồn ngủ. Mình cảm nhận rằng khi mình bắt đầu thời khóa bằng lạy sám hối ( lạy Vạn Phật chẳng hạn), sau đó niệm Phật thì không còn khởi vọng niệm nhiều như lúc trước nữa. Khi mới bắt đầu lạy, thú thật không phải là lúc nào mình cũng thành tâm đâu. Có những lúc thấy mệt mỏi, mất kiên nhẫn, trông xem lạy sắp hết chưa. Nhưng trải qua thời gian, nhờ sự chỉ dạy động viên của Thầy, đến giờ , mình thấy càng lạy Phật, cả thân lẫn tâm đều càng nhẹ nhàng hơn, những tính xấu bớt đi rất nhiều. Chắc chắn rằng với mỗi hồng danh của Đức Phật đã âm thầm tiêu trừ nghiệp chướng của bản thân, và nương theo oai đức cũng như được Phật hộ niệm sẽ dần dần khai mở tự tánh năng đức của chính mình.

Mình còn nhiều ác nghiệp lắm, nghĩ đến thân phận như gã cùng tử nên phải cố gắng tu tập. Đối với mình Pháp lạy sám hối nói chung và lạy Vạn Phật nói riêng còn rất nhiều diệu dụng. Mong sao chúng ta hãy thực tập , hành trì, tự bản thân mỗi người sẽ cảm nhận được những chuyển biến rất vi diệu.
A Di ĐÀ Phật.
Theo như bài viết này, thì bạn đã biết rành rẽ nhiều về lạy sám hối, (Lạy vạn Phật). Như thế thì bạn có thể vui lòng giải thích thêm về đoạn của bạn dưới đây.
Hồi đó mẹ mình có 1 chút bệnh duyên, điều trị cả năm, có đỡ chút ít nhưng cũng tái lại. Khi lên một ngôi chùa ở Lâm Đồng, được Thầy trụ trì chỉ dạy , mỗi ngày cùng với đại chúng lạy 5 thời sám hối theo kinh Vạn Phật. Sau 3 ngày ở chùa, về nhà ,bệnh hết hẳn. Đó là Nhân duyên lạy Vạn Phât của gia đình mình.
Lý do nhiều người cũng muốn biết về sự sám hối lạy Phật mầu nhiệm như thế nào. Lý do tôi cũng chuyên tu về pháp môn Lạy Phật.

Nếu có thể nói rõ thời gian 1 thời sám hối là bao lâu,v.v. Còn bất tiện thì thôi, coi như không có hỏi,

Mong chờ bạn hồi đáp,

Thân.


Hình đại diện của người dùng
kimcang
Bài viết: 1894
Ngày: 19/12/07 16:28
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Canada
Được cảm ơn: 1 time

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi kimcang »

Kinh Vạn Phật Có Ý Nghĩa Rất Sâu Vì Các Danh Hiệu Phật Đều Là Nói Các Pháp Tu.

Lạy Vạn Phật Nên Chia Thành Thời Khóa Mỗi Lần Lạy 100 Đức Phật.

Niệm Phật Là Pháp Thù Thắng Là Nhân Vãng Sanh Nhưng Cũng Nên Tu Thêm Trợ Duyên Cho Phước Đức Thêm Lớn.

Lạy Phật Là Pháp Tu Mau Được Phước Đức Lớn.

Đức Phật Là Bậc Phước Trí Viên Mãn Mà Còn Xỏ Kim Cho Cho Ngài A Na Luật.

Trong Truyền Thống Mật Tông Tây Tạng Thì Lạy Phật Là Một Pháp Tu Rất Quan Trọng Mà Ai Ai Cũng Thực Hành.



Om Amitabha Hri, Om Mani Padme Hum, Om Vajrapani Hum.
Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

Bạch thầy Kimcang !
Xin thầy cho đệ tử hỏi: ngoài nguyên tắc cơ bản (5 vóc sát đất) thì thầy có thể chỉ dạy thêm cho đệ tử và các thiện tri thức ở đây biết thêm về phương pháp lạy Phật của Mật tông Tây Tạng không ạ ?
Xin thành kính tri ân thầy.


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
Nguyen_khoa
Bài viết: 184
Ngày: 11/01/10 05:54
Giới tính: Nam
Đến từ: tp Ho Chi Minh

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi Nguyen_khoa »

./..,., Lạy Phật để sám hối tội lỗi và Nghiệp chướng mình tạo ra,nói nghe thì dễ dàng nhưng khi ta thật sự muốn sám hối thì thật ko phải dễ như ta nghĩ.Chắc có lẽ vị DH nào đó cũng có thể hiểu dc cảm giác này,khi ta thật sự muốn sám hối thì bị Nghiệp phá và cản trở mình rất nhiều,rất dễ thối tâm trong khi sám hối.Một người lạy Phật sám hối ngoài sự thành tâm còn phải có ý chí bền bỉ,dù khó khăn,có thử thách vẫn một lòng chí thành,tụng niệm hồng danh Đức Phật,quy kính Như Lai,để công đức lạy Phật sám hối Hồng Danh dc viên mãn,nghiệp chướng ắt tiêu trừ.
Lạy một vị Phật công đức ấy thật vô lượng,tiêu trừ 80 trọng tội.Nay phát tâm quy y,tung niệm,lễ bái với muôn Ngàn Ức Chư Phật Mười Phương Ba Đời thì công đức ấy thật ko thể nghĩ bàn,mọi tội lỗi trong trăm ngàn muôn ức kiếp sẽ tiêu trừ,Tâm Bồ Đề kiên cố,Đạo quả viên thành,có đầy đủ mọi trí huệ,sớm thành tựu Quả Bồ Đề. tangbong Nam Mô Thập Phương thường trụ Tam Bảo tangbong


thanhphuc86
Bài viết: 4
Ngày: 11/04/11 06:01
Giới tính: Nam
Đến từ: saigon

Re: Kinh Vạn Phật

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhphuc86 »

Lý do nhiều người cũng muốn biết về sự sám hối lạy Phật mầu nhiệm như thế nào. Lý do tôi cũng chuyên tu về pháp môn Lạy Phật.

Nếu có thể nói rõ thời gian 1 thời sám hối là bao lâu,v.v.
Công đức của chư Phật vô cùng lớn. Khi lạy Phật, chiêm ngưỡng hình ảnh Phật, nghĩ đến Phật, thì sự thánh thiện đạo đức của quý Ngài tác động vào tâm mình.Mỗi khi mình được gần gũi hay dù chỉ nhìn thấy hình ảnh một vị Tôn túc khả kính, lòng mình đã cảm thấy lắng dịu , nhẹ nhàng, không ít thì nhiều mình cũng cảm thấy được bình an rồi, huống chi gần gũi Đức Phật là Đấng Toàn Giác.

Mình xin chia sẻ việc thực tập lạy Phật của mình như sau: Sau phần nguyện hương, mình bắt đầu lễ Phật theo hồng danh của Kinh vạn Phật. Kinh chia ra từng đoạn, mỗi đoạn gồm 100 danh hiệu, khởi đầu là danh hiệu Phật ,kết thúc là lễ Bồ tát Phổ Hiền. Ta có thể lạy theo từng đoạn như vậy. Do thời gian nên mỗi thời mình chỉ lạy 2 trang kinh thôi, . Sau khi xướng lên danh hiệu Phật, trong lúc lạy xuống, mình thầm niệm lại danh hiệu đó; khi trong tư thế phủ phục, mình thầm nguyện " con nguyện ăn năn những lỗi lầm, cố gắng sống chánh niệm, hành trì tam quy ngũ giới, hiếu thảo với cha mẹ,", hoặc tùy công hạnh của mỗi vị Phật (theo như danh hiệu) mà mình có những lời nguyện khác . Khi đứng lên cũng thầm niệm lại danh hiệu Phật. Trong kinh sẽ có những danh hiệu Phật dài, thì mình chỉ nhớ cụm từ nêu lên công hạnh của vị Phật, để mình niệm và nguyện theo đó. Theo mình, phải làm sao nhớ được danh hiệu Đức Phật, quán tưởng công hạnh của Ngài trong lúc đang lạy xuống. Và từng động tác lạy theo đúng oai nghi, đặt hết tâm tưởng mình vào đó. Tùy theo hoàn cảnh, khả năng mà có thể lạy 100 lạy, hay lạy 1 trang, 2 trang , quan trọng là trong lúc lạy, mình dụng tâm như thế nào, . Sau phần lạy Phật, tụng bài kệ sám hối " con xưa đã tạo bao ác nghiệp" , rồi lạy xuống, phủ phục nguyện ăn năn lỗi lầm, cố gắng tu tập theo lời Phật dạy. Thời gian lạy Phật như vậy khoảng 20phut, sau đó mình tụng kinh , niệm Phật. Trên đây là thời khóa áp dụng phù hợp với hoàn cảnh của mình. Nếu có thể, ta nên lạy 100 lạy, rất tốt. Nhưng theo mình, số lượng phải đi đôi với chất lượng, tức là sự dụng tâm trong lúc lễ lạy. Và quan trọng nữa là phải thực tập bền bĩ mỗi ngày.
Khởi đầu lạy Phật, mình gặp những chướng ngại sau:
- Cảm giác nóng,vã mồ hôi, mệt mõi, mặc dù có mở quạt.
-Chán, không biết lạy sắp xong chưa
Ý thức nghiệp ác của mình nặng nề nên chỉ biết cố gắng lên mà thôi. Thật sự những cảm giác này rất khó chịu, nhưng mình chỉ biết dùng 2 chữ " cố gắng" mà thôi. Có thể tìm lời động viên nâng đỡ từ Thầy, xem công hạnh lạy Phật của chư Tổ để phấn chấn lại tinh thần. Dần dần, những cảm giác trên giảm mất, khi đó không mệt mà còn rất hăng hái, lúc đó 100 200 lạy không còn là vấn đề nữa.

Không biết quý ĐH có cảm nhận thế nào. Mình thấy những vị sau một thời gian lạy Phật ,nhìn vào đôi mắt rất trong sáng. Mình biết một vị Thầy, Thầy về trụ trì 1 ngôi chùa vùng sâu, tại đây Thầy chuyên lạy Vạn Phật và tụng kinh Bát Nhã. Khi gặp lại mình cảm nhận cặp mắt của Thầy rất hiền lành, rất sáng.

Vài dòng mình xin chia sẽ, xin lỗi vì cách nói chuyện dài dòng...
mô Phật.


Thường giữ tâm thanh tịnh
Luôn tu học giúp đời
Thương người không phân biệt
Lòng tưởng niệm Quán Âm
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.52 khách