Nên trì câu nào ???

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

Aut hiện nay đang tu mật tuy nhiên cũng như nhiều người tu ...Aut cũng thỉnh thoảng đọc câu Nam mô Adida Phật - tất nhiên là ít hơn nhiều so với câu chú Om mani padme hum.

Tuy nhiên trong giấc mơ....khi gặp các oan gia trái chủ hay người thân ...Aut thường dạy họ câu chú Om mani pad me hum và khuyên họ thường xuyên đọc để được giải thoát. Nhưng Aut cũng nhận thấy là câu chú QTA với các vong linh thường là rất khó đọc ( có thể là do nghiệp chướng của họ nặng quá hoặc do câu chú có cách đọc khó - giống như một ngoại ngữ vậy ). Nên khi đó Aut lại chuyển sang dạy họ câu Nam mô adida Phật, lúc đó Aut thấy họ có vẻ dễ dàng đọc và thuộc theo hơn.

Aut muốn hỏi các bạn là 2 câu đó ( Om mani padme hum - Nam mô adida Phật ) thì câu chú nào có tác động tốt hơn cho sự tu tập của vong linh??? cá nhân Aut không tu tịnh độ nhưng Aut thấy trong giấc mơ mình đọc câu Nam mô rất rõ ràng và thoải mái...

Trong thực tế Aut cũng nhận thấy việc tu Mật tông là rất khó (quán tưởng rất khó...việc tu tập cũng đòi hỏi hành giả phải cúng dường bổn tôn...một cách chu đáo) trong khi Aut bị nhiều hạn chế trong việc tu tập vì người thân không ủng hộ .

Vậy Aut có nên trì thường xuyên Nam mô Adida Phật (tu phụ trợ thêm ) hay vẫn chỉ nên tu miên mật và khi tạp niệm thì vẫn niệm Om mani ...như hiện nay???

Biết rằng cả câu chú Om mani ...và Nam mô Adi đa Phật trong thân trung ấm đều giúp hành giả lên Tịnh độ ... Vậy hiện thời Aut nên thường trì câu nào ạ???

kinhle kinhle kinhle


Hình đại diện của người dùng
tinhnghia
Bài viết: 694
Ngày: 18/07/10 22:32
Giới tính: Nam
Đến từ: TP.HCM

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi tinhnghia »

Aut muốn hỏi các bạn là 2 câu đó ( Om mani padme hum - Nam mô adida Phật ) thì câu chú nào có tác động tốt hơn cho sự tu tập của vong linh??? cá nhân Aut không tu tịnh độ nhưng Aut thấy trong giấc mơ mình đọc câu Nam mô rất rõ ràng và thoải mái...
Theo mình nên trì NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT vì danh hiệu Phât bao hàm tất cả Phật Pháp và cũng là Vô thượng chú. Bạn nên xem kinh: niệm Phật ba la mât, kinh Vô Lượng Thọ, Kinh A DI ĐÀ , kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Các kinh trên đều do Phật Thích Ca thuyết rất rõ ràng minh bạch. Mình nói ra cũng chưa hết, bạn nên xem nha.

Bạn thích Mật tông thì trì cả 2 cũng được, nên cũng phân biệt chính và phụ. không nên tu tạp.

Chánh là: TÍN - NGUYỆN - HẠNH ( niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT càng niệm nhiều càng tốt)

Phụ là: trì Om mani padme hum ( nhưng số lượng câu trì Om mani padme hum ít hơn niệm Phật, vì khi lâm chung niệm Nam Mô A DI ĐÀ PHẬT thì Phật A DI ĐÀ sẻ tiếp dẫn về Cực Lạc một đời thành PHẬT.

Vì vậy cổ đức có câu: '' Vãng sanh thấy Phật A DI ĐÀ lo gì chẳng khai ngộ.''
Sửa lần cuối bởi tinhnghia vào ngày 19/09/10 22:09 với 4 lần sửa.


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Chào đạo huynh.
Tôi cũng là một người tại gia, nhưng đi theo môn Niệm phật. Tôi cũng được biết về lục tự minh chú của quý đạo huynh. Thực ra mình biết câu đó trong một diễn đàn khác ( Vnthuquan.net). Cũng từ đó tìm hiểu một chút về câu chú này và một vài câu thần chú khác. Thực sự theo mình thì thần chú có uy lực rất lớn. Lục tự minh chú thì càng tiêu biểu hơn. Nhưng nếu để các oan hồn niệm được lục tự minh chú thì e rằng chướng ngại quá lớn. Người thương chúng ta đọc nó còn thấy không dễ huống chi lúc đang bị đọa. Có chăng nên đọc Nam Mô A Di Đà Phật thì hơn. Bởi nguyện lực của Phật A Di Đà rất sâu và mức gia trì với chúng sinh mọi căn cơ rất lớn.

Tôi thì thường niệm Nam Mô A Di Đà Phật và niệm thêm Chú Đại bi và chú trong kình "Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp Ấn Đà-La-Ni"
Na Ma Tác Đát Lị Dã, Địa Vĩ Ca Nẩm Tát Bà Đát Tha Nghiệt Đa Nẩm Úm Bộ Vĩ Bà Phạ Na Phạ Lị, Phạ Dã Lê, Phạ Dã Trai, Tô Rô Tô Rô Đà Ra Đà Ra Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa, Đà Đổ Đà Lê Bát Na Mẩm Bà Phạ Đế Nhạ Dã Phạ Lê. Mẩu Đát Lê Tát Ma Ra Đát Tha Nghiệt Đa. Đạt Ma Chước Ca Ra Bát La Mật Lật Đa. Na Phạ Nhật La Mạo Địa Mản Noa, Lăng Ca Ra, Lăng Hật Rị Đế Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa Địa Sắc Sỉ Đế. Mạo Đà Giả, Mạo Đà Giả, Mậu Địa Mâu Địa, Một Đình Giả Một Đình Giả. Sám Mạo Đà Nể Sám Mạo Đà Giả, Giả Lả Giả Lả. Giả Nại Đô Tát Phạ Phạ Ra Nỏa Nể, Tát Phạ Bá Ba Vĩ Nghiệt Đế. Hô Rô, Hộ Rô Tát Phạ Thú Ca Nhị Nghiệt Đế. Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Hất Rị Ra, Tam Bà Ra, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Ngu Hế Giả Đà Ra ni Mẩu Niết Lê, Ra Một Duệ, Tô Một Đệ, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa Hật Phạ Hạ. Tô Bát La Để Sắc Sỉ Đa Tát Đổ Bế Đát Tha Nghiệt Đa Địa Sắc Sỉ Đế. Hộ Rô Hộ Rô Hồng Hồng Ta Phạ Ha.
Úm Tát Phạ, Đát Tha Nghiệt Đa, Ổ Sắc Xỉ Sa Đà Đổ Mẩu Nải Ra, Ni Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đơn Ta Đà Đổ Vỉ Bộ, Sử Đa Địa Sắc Sỉ Đế Hồng Hồng Ta Phạ Ha. ( Tụng 7 hoặc 21 lần )

Đọc tụng thần chú này bằng đọc tất cả các kinh phật trong 3 đời. Được tất cả các Như Lại ngày đêm gia hộ cho, số đó đông đến kín cả hư không.

Pháp Niệm Phật quả thật giúp chúng sanh trong thời nay phá được rất nhiều nghiệp chướng, kết quả hiện hữu rất rõ ràng.

Đạo huynh thử cân nhắc kỹ xem mình phù hợp với cái gì. Có nhiều vị tiền nhân tu các môn khác đến lúc sắp Chung sự lại chuyên tâm niệm phật đạt đến nhất tâm để vãng sanh đó. Khi đó các môn đồ có thắc mắc là Thầy tu theo mật sao giờ lại tu theo Tịnh. Vị đó đáp đại ý là Có Mật nào mà không có Tịnh, sau đó khuyên học trò tu theo môn niệm Phật. Nói rồi liền vãng sanh.

Đây là đến lúc cuối cùng còn kịp khai ngộ tránh được tai họa do tu Mật mà chưa đạt được hoàn toàn rất khó giải thoát. Trong giờ phút cuối liền thấy Tịnh độ thực là cứu cánh tốt nhất nên đã niệm phật trong thời gian ngắn mà được vãng sanh tự tại. Tiền nhân căn cơ cao như vậy mà còn gặp nguy nan như thế, thử hỏi mình thì sao?

Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Kinh Nhứt Thiết Như Lai Tâm
Bí Mật Toàn Thân Xá Lợi Bảo Khiếp
Ấn Đà-La-Ni
Như thật tôi nghe, một thời đức Phật ở tại nước Ma-Già-Đà trong vườn vô cấu ao bửu quang-minh, cùng đại Bồ Tát và đại Thanh Văn, Thiên Long, Dạ Xoa, Càn Thác Bà, A-Tu-La, Ca-Lâu-La, Khẩn-Na-La, Ma-Hầu-La-Già, người cùng phi nhân.v.v. vô lượng trăm ngàn trước sau đoanh vây nhiểu.
Lúc bấy giờ trong chúng có đại Bà-la-môn tên là Vô Cấu Diệu Quang, đa văn thông huệ, mọi người ưa mến, thường tu hành thập thiện, quý kính tam bảo, tâm lành ân trọng, trí huệ vi tế, thường hằng muốn cho hết thảy chúng sanh được viên mãn lợi lành, giàu lớn phong nhiêu.
Bấy giờ Bà-la-môn Vô Cấu Diệu Quang từ tòa đứng dậy, qua đến chỗ Phật, nhiễu Phật bảy vòng, đem các hương hoa phụng dâng Thế Tôn Diệu y vô giá, chuỗi ngọc anh-lạc, trân châu quý giá dâng lên đức Phật, đảnh lễ hai chân rồi lui ngồi một bên mà thưa thỉnh rằng: " Cúi mong Đức Thế-Tôn và cùng các đại chúng, ngày mai buổi sáng, đến vào nhà con, thọ sự cúng dường của con."
Lúc bấy giờ Đức Thế-Tôn lặng thinh hứa khả và Vô Cấu Diệu Quang Bà-la-môn biết Phật thọ thỉnh liền trở về nhà, ngay trong đêm ấy rộng bày thi thiết trăm vị ăn uống cao lương mỹ vị, lau quét điện đường, treo các tràng phan, bảo cái, đến sáng xong rồi cùng các quyến thuộc cầm các hương hoa và các âm nhạc đến chỗ Đức Như-Lai mà bạch Phật rằng :
"Đã đến giờ cúi mong Ngài giáng lâm. "Lúc bấy giờ Đức Thế Tôn nhỏ nhẹ dặn dò, an ủi Bà-la-môn Vô Cấu Diệu Quang kia và bảo khắp đại chúng và tuyên bố rằng:
"Các ông đều nên qua đến nhà Bà-la-môn kia để nhiếp thọ sự cúng dường vì muốn cho Bà-la-môn này được đại lợi ích."
Nói thời ấy, Đức Thế-Tôn liền từ tòa đứng dậy, vừa đứng khỏi tòa, từ thân Phật tuôn ra các thứ hào-quang sáng, các sắc mầu nhiệm xen nhau chiếu soi làm kinh-động mười phương và kỉnh giác hết thảy nhiên hậu mới đi. Lúc ấy Bà-la-môn đem lòng thành kính, cầm các hương hoa mầu nhiệm, cùng các quyến thuộc và thiên long bát bộ, Thích Phạm, Tứ Vương đi trước sửa sang đường sá phụng dẫn Như-Lai.
Bấy giờ Đức Thế-Tôn, trước đường không xa, đến trong một khu vườn gọi là Phong tai. Trong vườn kia, có một cổ tháp xưa hư nát, rơi rớt, gai gốc mọc đầy, cỏ cây che lấp, cửa nẻo gạch ngói vùi lấp dường như gò đất. Bấy giờ Đức Thế-Tôn dời gót, bước qua chỗ tháp. Trên tháp phóng đại hào quang chiếu sáng rực rỡ, nơi trong đất phát ra tiếng khen ngợi rằng: "Lành thay, lành thay, Thích Ca Mâu Ni ngày nay đã làm cực thiện cảnh giới lại nữa Bà la-môn: ông nơi lành". Bấy giờ Đức Thế-Tôn lễ tháp mục kia, nhiễu quanh ba vòng, cởi y trên thân phủ lên tháp ấy, đôi mắt rơi lệ, khóc rồi ngài mỉn cười. Đương khi ấy mười phương chư Phật xem thấy cũng đều rơi lệ và phóng hào quang đến chiếu nơi tháp ấy. Thấy thế Đại chúng kinh ngạc đổi sắc, cùng nhau cầu Phật giải điều nghi ấy. Bấy giờ Kim Cang Thủ Bồ Tát cũng đều rơi lệ oai quang hừng hẩy như lửa đỏ, cầm chày múa quanh, qua đến chỗ Phật, bạch Đức Thế-Tôn rằng: "Nhân duyên này thế nào mà hiện ánh tướng hào quang ấy? Cớ chi Đức Như Lai rơi lệ như thế? Mười phương chư Phật cũng lại có điềm hào quang tướng sáng hiện tiền. Cúi mong Đức Như-Lai đối với đại chúng này mà giải nghi cho”. Bấy giờ Đức Phật dạy:
"Này Kim Cang Thủ: Đại toàn thân xá lợi của Như Lai tích chứa trong bảo tháp này. Tất cả Như Lai vô lượng cu chi Tâm Đà-La-Ni mật ấn pháp yếu nay ở tại trong ấy. Này Kim Cang Thủ: vì có pháp yếu này ở tại trong đó cho nên tháp này biến làm trùng điệp câu chi trăm nghìn thân Như Lai nhóm từ trong đó. Cho đến tám vạn bốn nghìn pháp uẩn cũng tại trong đó, ngàn vạn cu chi Như Lai đảnh tướng cũng ở trong đó trùng điệp như hạt mè nối nhau. Do việc mầu nhiệm ấy cho nên chỗ tháp này có đại thần nghiệm thù thắng oai đức, hay mản tác cả vui mừng lành tốt trong thế gian".
Bấy giờ đại chúng nghe Phật ngài nói đều xa lìa được trần cấu, dứt các phiền não, đắc pháp nhãn tịnh bao nhiêu chúng bấy giờ được lợi ích khác nhau. Có người chứng được tu đà hoàn quả, A-na-hàm, A la hán quả, có kẻ chứng được Bích-chi Phật, Bồ Tát, A-bệ-bạc-trí ( Bồ-tát bất thối ) Tác-bà nhả trí ( Nhất thiết trí ) rồi lại có vị chứng được Sơ-địa Nhị-địa cho đến Thập-địa, hoặc có vị đầy đủ sáu Ba-la-mật. Bà-la-môn kia cũng lìa được trần cấu và chứng ngũ thần thông. Bấy giờ Kim Cang Thủ thấy việc đặc biệt ít có này bạch đức Phật rằng: "Thật mầu nhiệm thay, thật là lạ thay! Chỉ nghe việc này mà còn chứng hoạch công đức thù thắng như thế, huống nữa nghe được thâm lý, chí tâm khởi lòng tin thì đắc biết bao là công đức". Phật dạy: "Này ông Kim Cang Thủ, ông hãy lắng nghe:
Đời sau nếu có kẻ trai lành người gái tín và bốn bộ đệ tử của ta: Phát tâm chép viết một cuốn kinh này, tức là đồng bằng chép viết chín mươi chín trăm nghìn vạn cu chi hết thảy kinh điển của Như Lai đã nói và cũng được tất cả các đức Như Lai gia trì hộ niệm thương yêu như đôi tròng mắt, cũng như mẹ hiền thương con trẻ. Nếu người đọc tụng một quyển kinh này liền bằng đọc tụng quá khứ, hiện tại, vị lai kinh diển của chư Phật. Do như thế đó nên chín mươi chín trăm nghìn vạn cu chi hết thảy Như Lai ứng chánh đẳng giác kín khắp không chỗ hở cũng như hạt mè trùng điệp đến đây. Ngày đêm hiện thân gia trì cho người tu hành. Vô số hằng hà sa hết thảy các đức Như Lai như thế trước tụ tập chưa đi, số sau trùng điệp mà đến, phút chốc đi rồi trở lại, thí như cát nhỏ ở tại dòng nước xoáy không lúc nào dừng nghỉ. Nếu có người lấy hương hoa, tràng hoa hay y phục mầu nhiệm trang nghiêm đầy đủ để cúng dường kinh này, cũng như trước mười phương chín mươi chín trăm nghìn vạn cu chi Như Lai kia mà cúng dường hương hoa của chư thiên. Y phục trang nghiêm đầy đủ bảy báu chứa đầy núi tu di đem cúng dường. Phước lành hai bên đều giống nhau không khác."
Lúc bấy giờ, thiên long bát bộ, người cùng phi nhân nghe lời nói ấy rồi, mỗi mỗi đều ôm lòng hy hữu lạ thay cùng nhau nói lên rằng: "Lạ thay oai đức đống đất cũ này thần lực của Như Lai đã gia trì cho nên có thần biến". Kim Cang Thủ lại bạch Đức Phật rằng: "Kính thưa Thế-Tôn, vì nhân duyên gì mà thất bảo tháp lại hiện làm đống đất?"
Phậy dạy: "Này Kim Cang Thủ! Đây không phải là đống đất mà là thù diệu đại bảo tháp vậy. Do nghiệp quả của các chúng sanh kém thiếu cho nên ẩn che mà không hiện. Do tháp ẩn chứa toàn thân Như Lai không thể hủy hoại, chẳng lẽ Kim Cang tạng thân của Như Lai mà có thể hoại sao? Sau khi ta diệt độ, đời mạt pháp gặp thời bức bách, nếu có chúng sanh nào tập hành phí pháp đáng đọa địa ngục, không tin tam bảo, không trồng căn lành, vì nhơn duyên đó nên Phật pháp phải ẩn mất. Tuy thế mà tháp cũng vẫn bền chắc không hoại diệt. Tất cả thần lực của Như Lai đã gia trì, chúng sanh vô trí bị hoặc chướng che lấp, luống uổng trân bảo mà không biết xử dụng. Vì việc ấy cho nên ta rơi lệ, các Đức Như Lai kia cũng đều rơi lệ. Lại nữa Phật dạy: "Này Kim Cang Thủ! Nếu có chúng sanh chép viết kinh này để trong tháp, tháp đó tức là Kim Cang Tạng suất đổ ba của hết thảy Như Lai, cũng là Tâm-Đà-La-Ni bí mật gia trì, suất đổ ba của hết thảy Như Lai tức là chín mươi chín trăm ngàn vạn cu chi Như Lai. Suất đổ ba cũng là Phật đảnh, Phật nhãn tức là hết thảy Như Lai đại thần lực gia hộ.
Nếu trong Phật tượng, trong tháp nhiều tầng mà an trí kinh này, tức như tượng kia do bảy báu mà thành linh nghiệm ứng tâm không nguyện gì mà không viên mãn. Với tháp báu ấy dùng tán cái lọng tàn, hoặc màng trướng, hoặc luân đường, hoặc mâm đồng cúng dường, hoặc chuông, hoặc linh trang sức tùy sức bày biện bốn bên, hoặc thổ hoặc mộc, hoặc đá hoặc gạch do oai lực của kinh tự thành thất bảo. Hết thảy Như Lai đối với kinh điển này thêm phần oai lực cho tháp kia.
Lấy lời thành thật gia trì không ngừng nghỉ. Nếu có hữu tình đối với tháp này dùng một cây hương, một cành hoa lễ bái, cúng dường thì tám chục ức kiếp trọng tội thảy đều tiêu diệt, sống khỏi tai ương, chết sanh cõi Phật. Nếu có hữu tình đáng đọa Địa-ngục A-tỳ; nếu đối với tháp này một phen lễ bái, một lần hữu nhiễu cửa địa ngục đóng bít, đường Bồ-đề mở thông. Nơi chỗ tháp và hình tượng thần lực của tất cả Như Lai đã gia hộ. Chỗ ấy không bị gió bão, chớp nhán sấm sét làm hại, không bị độc xà, rắn rít bò cạp, độc trùng, độc thú làm tổn thương, không bị sư tử, voi điên, cọp beo, dã cang, ong nhện làm thương hại, cũng không bị dược xoa, la sát, bộ đa ma, tỳ xá gia, ly mỵ, vọng lượng điên cuồng lo sợ, cũng không bị tất cả bịnh lạnh nóng, bịnh ghẻ lở, ghẻ ung thư, ghẻ phỏng, ghẻ hờm, lác hủi làm nhiểu bịnh. Nếu có người tạm thấy tháp này thì có thể trừ các tai nạn. Chổ ấy cũng không có người ngựa, lục súc, đồng tử, đồng nữ, các hoạn dịch bịnh, không bị hoạch tử yểu vong, không bị trộm cướp oán thù xâm hại, cũng không bị lo buồn đói khát thiếu thốn, ếm mị trù rủa. Không thể rình tìm hãm hại. Tứ đại Thiên vương cùng các quyến thuộc ngày đêm hộ vệ. Hai mươi tám bộ đại dược xoa tướng, Nhật nguyệt ngũ tinh, trang vân tuệ tinh ngày đêm hộ trì. Tất cả long vương cho thêm tinh khí, thuận thời mưa xuống, tất cả các chư thiên cùng đao lợi thiên ba thời giáng đến để mà cúng dường. Tất cả chư thiên ba thời vân tấp, ca ngâm triều nhiễu lễ tạ chiêm ngưỡng. Thích đề hoàn nhân cùng các thiên nữ ngày đêm ba thời giáng xuống cúng dường. Chỗ kia tức là hết thảy Như Lai hộ niệm gia trì. Vì trong tháp để kinh này nên được như thế. Nếu có người làm tháp lấy đất đá, cây, vàng bạc, đồng chì, chép thần chú nầy để trong ấy, vừa an trí rồi tháp kia tức thành bảy báu, trên dưới thềm bực lộ bày dù lọng, chuông linh, luân đường thuần là bảy báu. Tháp kia là hình tướng bốn phương Như Lai, do pháp yếu đó nên hết thảy Như Lai kiên trụ hộ trì ngày đêm không rời. Tháp bảy báu kia là Diệu Bảo Tàng toàn thân xá lợi. Vì oai lực của thần chú vọt cao, cao đến cung A-Ca-Ni trà thiên mà trong chỗ tháp đứng trơ trọi. Tất cả chư thiên ngày đêm chiêm ngưỡng thủ hộ cúng dường. Kim Cang Thủ thưa rằng: "Vì nhân duyên gì mà tháp này thù thắng công đức như thế?" Phật dạy: "Phải biết là nhờ thần lực bảo kiếp ấn Đà-La-Ni này" Kim Cang Thủ thưa rằng: "Cúi mong Đức Như Lai thương xót chúng con nói Đa-La-Ni ấy."
Phật dạy: "Hãy lắng nghe suy nghĩ, chớ nên quên lãng! Hiện tại vị lai hết thảy Như Lai quang nghi phân thân quá khứ chư Phật toàn thân xá lợi đều ở tại Bảo Kiếp ấn Đà-La-Ni, là chỗ ba thân của các đức Như Lai cũng ở tại trong ấy."
Lúc bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói Đà-La-Ni rằng:
Na Ma Tác Đát Lị Dã, Địa Vĩ Ca Nẩm Tát Bà Đát Tha Nghiệt Đa Nẩm Úm Bộ Vĩ Bà Phạ Na Phạ Lị, Phạ Dã Lê, Phạ Dã Trai, Tô Rô Tô Rô Đà Ra Đà Ra Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa, Đà Đổ Đà Lê Bát Na Mẩm Bà Phạ Đế Nhạ Dã Phạ Lê. Mẩu Đát Lê Tát Ma Ra Đát Tha Nghiệt Đa. Đạt Ma Chước Ca Ra Bát La Mật Lật Đa. Na Phạ Nhật La Mạo Địa Mản Noa, Lăng Ca Ra, Lăng Hật Rị Đế Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa Địa Sắc Sỉ Đế. Mạo Đà Giả, Mạo Đà Giả, Mậu Địa Mâu Địa, Một Đình Giả Một Đình Giả. Sám Mạo Đà Nể Sám Mạo Đà Giả, Giả Lả Giả Lả. Giả Nại Đô Tát Phạ Phạ Ra Nỏa Nể, Tát Phạ Bá Ba Vĩ Nghiệt Đế. Hô Rô, Hộ Rô Tát Phạ Thú Ca Nhị Nghiệt Đế. Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Hất Rị Ra, Tam Bà Ra, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa. Ngu Hế Giả Đà Ra ni Mẩu Niết Lê, Ra Một Duệ, Tô Một Đệ, Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đa Hật Phạ Hạ. Tô Bát La Để Sắc Sỉ Đa Tát Đổ Bế Đát Tha Nghiệt Đa Địa Sắc Sỉ Đế. Hộ Rô Hộ Rô Hồng Hồng Ta Phạ Ha.
Úm Tát Phạ, Đát Tha Nghiệt Đa, Ổ Sắc Xỉ Sa Đà Đổ Mẩu Nải Ra, Ni Tát Phạ Đát Tha Nghiệt Đơn Ta Đà Đổ Vỉ Bộ, Sử Đa Địa Sắc Sỉ Đế Hồng Hồng Ta Phạ Ha. ( Tụng 7 hoặc 21 lần )
Lúc bấy giờ, Phật nói thần chú ấy rồi, chư Phật Như Lai, từ trong đống đất phát ra tiếng khen rằng: "Lành thay ! Lành thay ! Thích Ca Thế Tôn, vì lợi ích chúng sanh không nơi nương tựa mà xuất thế trong đời ác trược để diễn nói pháp sâu mầu, pháp yếu như thế cửu trụ ở thế gian, nhiều lợi ích rộng lớn, an ổn khoái lạc."
Bấy giờ Phật dạy Kim Cang Thủ rằng: "Hãy lắng nghe pháp yếu như thế, thần lực vô cùng, lợi ích vô biên, thí như trên cây có treo ngọc Như ý Bảo châu thường mưa tất cả trân bảo, mãn tất cả mong cầu. Ta nay chỉ lược một phần trong vạn phần, ông nay nên nhờ trì vì lợi ích hết thảy. Nếu có người ác chết đọa địa ngục, thọ khổ vô gián, không có ngày ra khỏi, nếu có con cháu của người ấy xưng tên của vong nhân, tụng thần chú ở trên vừa mãn bảy biến, thì ở địa ngục nước đồng sôi, hòn sắt nóng bỗng nhiên biến thành ao nước mát. Có tám thứ công đức, liền sanh hoa sen đỡ chân người ấy, tàng báu che đầu. Cửa địa ngục phá nát, đạo bồ đề khai mở, hoa sen kia bay thẳng về thế giới Cực Lạc, Nhứt thiết chủng trí tự nhiên hiện phát, vui sướng vô cùng, được ngôi vị bổ xứ.
Lại có chúng sanh tội báo sâu nặng trăm bệnh chiêu nhóm đến thân, tâm thần đau khổ bức bách. Tụng thần chú này hai mươi mốt biến, trăm bệnh vạn não một thời tiêu diệt, thọ mạng diên trường phước đức vô lậu.
Nếu có người vì nghiệp đời trước xan tham cho nên sanh trong nhà bần cùng áo không đủ che thân, cơm không đủ no miệng, ốm gầy xấu xí, mọi người ghét mắng. Người ấy xấu hổ vào núi bẻ những hoa thơm đặc biệt, hoặc mài cây mục để lấy hương thơm, qua đến tháp ( tháp để kinh này ) lễ bái cúng dường, nhiễu quanh bảy vòng rơi lệ hối lỗi. Do sức thần chú và oai Đức của tháp diệt được quả báo nghèo cùng, thoạt đến giàu sang bảy báu tuôn như mưa không còn thiếu thốn. Lúc này chỉ nên cúng dường Phật pháp và bố thí cho kẻ nghèo cùng, nếu còn xan lẩn tích chứa thì tài bảo tử nhiên mất.
Nếu có người vì muốn trồng căn lành tùy phần tạp tháp hoặc bùn hoặc sành, tùy sức bày biện lớn như trái yêm ma cao bốn lóng tay, chép viết thần chú an để trong tháp kia.
Khi an để xong đem hương hoa dâng, lễ bái cúng dường, nhờ chú lực kia và lòng tín thành từ trong tháp nhỏ xuất ra mùi đại hương thơm kia trùm che như mây trời, hào quang chu biến khắp pháp giới. Mùi thơm xông ngát, ánh sáng chiếu diệu, rộng lành Phật sự đã được công đức như trên đã nói.
Tóm lại mà nói, không có nguyện gì mà không viên mãn. Nếu có bốn chúng đệ tử, trai lành gái tín trong đời pháp, vì đạo vô thượng tận lực tạo tháp an trí thần chú, chỗ được công đức nói không thể hết.
Nếu có người cầu phước đến chổ tháp kia đem một cành hoa thơm, một nén hương quí, lễ bái cúng dường, nhiễu quanh hành đạo, do công đức ấy quan chức quyến cao không cầu mà tự đến, sống lâu giàu có không mong mà tự tăng, oan gia trộm cướp không đánh mà tự chạy, oán niệm trù rủa không ếm mà trở về gốc. Dịch bệnh tà khí không lánh mà tự tránh, chồng hiền vợ thảo không cầu mà tự được, trai hiền, gái đẹp không cầu mà tự sanh. Tất cả sở nguyện tùy ý đẩy đủ.
Nếu những loài chim quạ, sẻ, tu hú, cú, bồ câu lâm li, chó sói, dã can, muổi mòng, kiến, ruồi chạm đến hình tháp, đạp cỏ trên nền tháp, liền phá được các hoặc chướng, giác ngộ vô minh, liền nhập vào cõi Phật lãnh thọ pháp tài, huống là những người hoặc thấy hình tháp, hoặc nghe tiếng chuông khua, hoặc nghe danh tháp kia tội chướng thảy đều tiêu diệt, sở cầu như ý, hiện đời an ổn, hậu sanh cực lạc, hoặc có người tùy sức lấy một hòn đá kê chỗ tháp bị nghiêng do công đức này, tăng phước diên trường thọ mạng, sau khi mạng chết thành chuyển luân vương.
Nếu sau khi ta diệt độ, bốn chúng để tử đối nơi trước tháp, muốn cứu giúp cõi khổ thì nên cúng dường hương hoa, chí tâm phát nguyện tụng niệm thần chú, vân vân, cú cú phóng đại quang chiếu xuất đến tam đồ khổ sở đều tiêu, chúng sanh ấy thoát khổ, mãn Phật liền sanh, tùy ý vãng sanh mười phương tịnh độ.
Nếu có người đi thẳng lên chót núi cao chí tâm tụng chú, tầm mắt phóng đến chổ nào như núi, hang, rừng, đồng suối, hồ sông, biển, trong ấy đã có những loài lông mao, lông vũ, vảy, vi sừng gạt đều tan hoặc chướng, giác ngộ vô minh hiển hiện ba món Phật tánh, rốt ráo an ở trong cỏi đại niết bàn.
Nếu cùng người trì chú qua đến đạo lộ hoặc gió thổi chạm y, hoặc chân đạp trên dấu chân người kia, hoặc chỉ thấy mặt, hoặc tạm lời nói nhau, hết thảy người được gặp như thế trọng tội đều tiêu diệt, tất địa viên mãn.
Lúc bấy giờ, Phật bảo ngài Kim Cang Thủ rằng: "Nay kinh điển bí mật thần chú này giao phó cho các ông, hãy tôn trọng hộ trì lưu bố trong thế gian, khiến cho sự truyền thọ đối với chúng sanh không được đoạn tuyệt."
Kim Cang Thủ thưa rằng: "Con nay may mắn được Đức Thế-Tôn giao phó, cúi mong Đức Thế-Tôn, chúng con vì muốn báo thâm trọng ân đức của Đức Thế-Tôn, ngày đêm hộ trì lưu bố, tuyên dương hết thảy cho dân gian.
Nếu có chúng sanh viết chép thọ trì, nhớ niệm không quên mất, chúng con sẽ sai khiến Thích, Phạm, tứ vương, long thần bát bộ ngày đêm thủ hộ không tạm bỏ rơi người trì chú này."
Phật dạy: "Lành thay Kim Cang Thủ! ông vì tất cả chúng sanh ở đời vị lai rộng làm đại lợi ích cho nên hộ trì pháp này khiến không đoạn dứt."
Bấy giờ Đức Thế-Tôn nói bảo kiếp ấn Đa-La-Ni, rộng làm Phật sự. Nhiên hậu qua nhà Bà-la-môn kia thọ các món cúng dường, khiến thời bấy giờ nhân thiên thâu hoạch được đại phước đức.
Bấy giờ đại chúng tỳ khưu, tỳ khưu ni, ưu bà tắc, ưu bà di, thiên long, dạ xoa, càn thác bà, a-tu-la, ca lâu la, khẩn na la, ma hầu la già, người cùng phi nhân v.v.... đều đại hoan hỷ, tín thọ phụng hành.

Hồi Hướng
Tụng kinh công đức thù thắng hạnh
Xin đem hồi hướng khắp mười phương
Chúng sanh pháp giới cõi Ta Bà
Mau về cõi Phật Di Đà Tây Phương.


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

Thật ra rất khó để biết mình thật sự hợp với Pháp tu nào??? có bạn nào biết cách nhận biết không ạ???

Hay có thể nhờ vị thầy nào quán chiếu giúp xem hành giả hợp với câu chú nào ??? Pháp tu nào???


Hình đại diện của người dùng
VO_HUU_BAT_KHONG606
Bài viết: 2587
Ngày: 08/04/08 22:33
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: ...
Đã cảm ơn: 1 time

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi VO_HUU_BAT_KHONG606 »

Biết rằng cả câu chú Om mani ...và Nam mô Adi đa Phật trong thân trung ấm đều giúp hành giả lên Tịnh độ ... Vậy hiện thời Aut nên thường trì câu nào ạ???
>>> Bạn hãy trích dẫn đoạn Kinh/ Sách nào về việc trì câu Om mani... mà vãng sanh? Để mọi người xem.

Không có Tín - Nguyện vãng sanh dù có trì câu Nam Mô A Di Đà Phật đến nhất tâm bất loạn cũng không thể vãng sanh.

Đã có lòng Tin chân chánh và Nguyện vãng sanh thì môn nào cũng có thể vãng sanh. Nhưng mà có khó - dễ khác nhau. Dĩ nhiên câu "Nam Mô A Di Đà Phật" rất dễ hành trì và dễ ứng hợp bản nguyện của Đức Phật, dễ ứng hợp với Cực Lạc Thế Giới, dễ vãng sanh.

Trì chú hay niệm Phật, việc chướng ngại lớn nhất là nghi ngờ.


Hình đại diện của người dùng
Thanh Tịnh Lưu Ly
Điều Hành Viên
Bài viết: 831
Ngày: 06/05/10 13:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội - Việt Nam
Nghề nghiệp: Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi Thanh Tịnh Lưu Ly »

VO_HUU_BAT_KHONG606 đã viết:
Biết rằng cả câu chú Om mani ...và Nam mô Adi đa Phật trong thân trung ấm đều giúp hành giả lên Tịnh độ ... Vậy hiện thời Aut nên thường trì câu nào ạ???
>>> Bạn hãy trích dẫn đoạn Kinh/ Sách nào về việc trì câu Om mani... mà vãng sanh? Để mọi người xem.

Không có Tín - Nguyện vãng sanh dù có trì câu Nam Mô A Di Đà Phật đến nhất tâm bất loạn cũng không thể vãng sanh.

Đã có lòng Tin chân chánh và Nguyện vãng sanh thì môn nào cũng có thể vãng sanh. Nhưng mà có khó - dễ khác nhau. Dĩ nhiên câu "Nam Mô A Di Đà Phật" rất dễ hành trì và dễ ứng hợp bản nguyện của Đức Phật, dễ ứng hợp với Cực Lạc Thế Giới, dễ vãng sanh.

Trì chú hay niệm Phật, việc chướng ngại lớn nhất là nghi ngờ.

Cảm ơn đạo hữu Vo_Huu_Bat_Khong về câu trả lời rất hay. Câu trả lời của đạo hữu cho đạo hữu aut nhưng lại giúp đạo hữu tôi ngộ ra một điều khác mà tôi băn khoăn bấy lâu nay. Cảm ơn quý đạo hữu nhiều nhiều


https://namo84000.org/
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật là Tứ Diệu Đế, bài kinh cuối cùng cũng là Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là cốt lõi, là nền tảng, là khung xương của hệ thống giáo lý Phật Pháp. Tứ Diệu Đế là sự thật tuyệt đối về nguyên nhân gốc rễ của khổ và là sự thật tuyệt đối về con đường để giải thoát khổ
autumnbabyc
Bài viết: 21
Ngày: 29/03/09 23:39
Giới tính: Nữ

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi autumnbabyc »

Hôm qua mình và các bạn đạo có duyên được gặp và dự buổi lễ cầu siêu cho các hương linh của ngài Sonam Tezin Riponche, nhân tiện mình có đem câu hỏi này ra hỏi một vị thầy trong tăng đoàn và được ngài trả lời như sau:

1. Về bản chất câu chú Om mani padme hum cả công năng và tác dụng đều tương đương câu Nam mô adida Phật, câu chú Om mani padme hum có trước câu Nam mô adida Phật và hai câu tương đương nhau vì ngài Adida Phật lúc trước cũng có hóa thân là ngài Quán thế âm ....và trong thân trung ấm thì đều phải đọc với tín nguyện sâu sắc thì mới có hiệu nghiệm.

2. Kinh sách có nói niệm Nam mô adida Phật trong thân trung ấm 10 câu sẽ về Tây Phương là không sai ...tuy nhiên thầy cũng lưu ý mình là câu Nam mô Adida Phật thật ra đã được phiên dịch từ tiếng Phạn, tiếng Tạng, sang tiếng Trung Quốc rồi sang tiếng Việt Nam nên đương nhiên là so với câu gốc, thì câu đã dịch sang các tiếng khác ( cho dễ thích hợp với người bản địa) cũng đã bị mất đi phần nào oai lực của câu gốc. Nguyên bản gốc câu tâm chú các ngài thuyết ra là câu đã được nhận oai lực gia trì của chính các ngài, do đó người Phật tử nên đọc theo câu gốc để nhận được đầy đủ oai lực của chú.

Nguyên gốc câu " Nam mô adida Phật " là câu " Om Amideva Hrih" ( đọc là OM AMI ĐỀ OA SHI )


Ngoài ra còn có 1 câu khác đọc là:

Om Amitabha Hri

Amitabha = A Di Đà

A = Vô, Mita = Hạn Lượng, Bha = Ánh Sáng

Amitabha = Vô Lượng Quang

Om = Thân Khẩu Ý Của Phật

Amitabha = Vô Lượng Quang
Amideva = Vô Lượng Lạc = Cực Lạc

Hri là Chủng Tự của Đức Phật A Di Đà = Phật

Om Amitabha Hri = Namo A Di Đà Phật


Mình tìm thêm được bài trả lời cho câu hỏi tương tự ...với phần trả lời của cư sĩ Diệu Âm, post lại cho các bạn cùng xem

Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát có được Vãng Sanh Không ?


Hỏi:

Có những người họ không có duyên với việc niệm A-di-đà Phật, họ chỉ niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, vậy những người niệm Quán Thế Âm trong lúc lâm chung giữ vững một lòng niệm Quán Thế Âm có được Vãng Sanh không chú? Tại vì trong Thập-Nhị-Nguyện rằng:

" NAM-MÔ TIỀN TRÀNG-PHANG, HẬU BẢO-CÁI QUÁN-ÂM NHƯ-LAI TIẾP DẪN TÂY-PHƯƠNG NGUYỆN"


Trả lời:

Trước hết, nói về chữ duyên. Trong câu hỏi này, Diệu Âm thấy, hình như, đây chưa hẳn là duyên thực sự của họ đâu.

Người không muốn niệm A-Di-Đà Phật, thường khi họ có cái nhìn sai lệch. Họ tưởng niệm A-Di-Đà Phật thì bị chết. Họ đang muốn sống thọ, họ không muốn bỏ thế giới này, họ không muốn A-Di-Đà Phật tiếp dẫn sớm, nên tránh niệm câu Phật hiệu đó thôi.

Người có tâm niệm không muốn về Tây phương, làm sao được vãng sanh Tây-phương?

Một người không muốn niệm A-Di-Đà Phật có thể vì sợ chết. Đây là là ý niệm mê mờ, chưa hiểu đạo! Chứ đúng ra, người càng sợ chết càng phải khẩn thiết niệm A-Di-Đà Phật, được vậy mới khỏi chết.

Người sợ mất cái thân này, sợ bỏ con bỏ cháu, cho nên trong tâm họ thường cầu cho sống thọ, sống lâu để gần gũi với con cháu. Thì gia đình, con cháu là mục tiêu tối hậu của họ. Họ không nỡ bỏ thế gian này về Tây phương đâu!

Một người sợ chết, thì tâm của họ đang bám chặt vào cõi Ta-bà này. Nhất thiết duy tâm tạo. Người muốn ở đây, thì làm sao có thể rời được cõi này để về Tây Phương?

Người không niệm A-Di-Đà Phật, thông thường họ không có ý niệm vãng sanh Tây phương, giả sử nếu có, thì tâm nguyện này cũng quá bạc nhược. Điều này đã tự thố lộ trong chính cách hành trì của họ. Trong kinh điển của Phật, Phật dạy chúng sanh niệm A-Di-Đà Phật để được vãng sanh, mà người này không chịu niệm A-Di-Đà Phật, lại niệm một vị Đẵng Giác Bồ-tát bên cạnh đức Phật. Dù có giải thích cách nào cũng phủ khó phủ lấp điểm này.

Đại nguyện chính của Quán Thế Âm Bồ tát là tầm thanh cứu nạn. Người niệm Nam Mô Quán Thế Âm Bồ Tát điểm chính là để cầu xin Ngài cứu khổ, cứu nạn, cứu nghèo, cứu đói, cứu tật bệnh, cứu tai ương, còn chuyện vãng sanh là chuyện phụ.

Cầu Ngài Quán Thế Âm cứu nạn, nếu thành tâm thì có thể được tiêu tai giải nạn, nghiệp chướng tiêu trừ. Đây là điều tốt.

Trước mắt, họ thấy đời này sao khổ quá, làm cái gì thất bại cái đó, lại thường bị đau bệnh hoài. Người niệm Quán Thế Âm Bồ tát để cầu hóa giải những thứ đó. Nhưng nên nhớ, nghiệp do tâm tạo. Tiêu được nhiều nghiệp, không có nghĩa là nghiệp sạch tình không. Tu đường tiêu nghiệp mà tâm cứ chấp vào đó, thì sanh ra nghiệp khác, nghiệp muốn ở lại trong lục đạo luân hồi. Nếu tâm họ chấp quá chặt vào thế gian thì làm sao được vãng sanh!

Hơn nữa, nhiều người nghĩ rằng, lâu nay mình niệm Bồ-tát, bây giờ nếu mình niệm Phật thì giống như kẻ phản bội Bồ tát, e rằng Bồ-tát buồn mà quở trách, phạt tội. Họ đang coi Bồ-tát giống như người phàm phu. Đây là ý niệm tội lỗi! Họ có biết đâu, chính Bồ-tát Quán Thế Âm vẫn luôn luôn niệm A-Di-Đà Phật. (Xem trên mão của Ngài có tượng A-Di-Đà Phật, tượng trưng tâm Ngài niệm Phật).

Tất cả đều do duyên. Mình gọi là người có duyên với Bồ -tát. Nhưng thực ra, vì chưa rõ ràng đường đạo nên hình như họ có duyên với cõi Ta-bà này nhiều hơn vậy!

Trong kinh Phổ Môn, Bồ-tát cho chúng ta thấy rất rõ đại nguyện của Ngài. Nương theo đại nguyện của Bồ tát mà chúng sanh niệm Bồ tát. Hỏi rằng người đang niệm Bồ tát đó có tâm vãng sanh là chính hay tâm cầu giải nạn là chính?

Nói rõ ràng hơn, đại nguyện của Bồ tát Quán Thế Âm chính là cứu khổ cứ nạn, cứu tai ách cho chúng sanh. Chúng sanh niệm Ngài, nếu tâm nguyện khẩn cầu Ngài cứu tai ách thì rất mạnh, rất hợp. Thế giới tai nạn quá nhiều, Ngoài giờ niệm Phật, chúng ta cần thành tâm niệm thêm Nam Mô Quá Thế Âm Bồ-tát, khẩn cầu Ngài cứu độ tai ương là điều đáng khuyến khích.

Ngài Ấn Quang thường khuyên đồng tu Phật tử, nhất là người đang bị nhiều bệnh khổ bức bách, nên niệm danh hiệu Quán Thế Âm như một trợ hạnh để cầu thế giới hoà bình, tiêu tai giải nạn. Rất tốt.

Còn một nguyện tiếp dẫn vãng sanh Tây phương vì Ngài đang ở cõi Tây phương, đức hóa chủ A-Di-Đà Phật phát đại nguyện cứu độ tất cả chúng sanh, thì vị Bồ tát nào trên cõi Cực lạc mà không hoan hỉ tùng theo đại nguyện của Phật.

Hơn nữa, không những chỉ có Bồ Tát Quán Thế Âm phát tâm nguyện này, ngay cả chư Phật trên mười phương pháp giới đều có phát nguyện này, đều muốn tiến dẫn chúng sanh về cõi Tây phương Cực-lạc của đức A-Di-đà. Kinh A-Di-Đà nói: "Nhất thiết chư Phật sở hộ niệm", chính là ý nghĩa này. Tiến dẫn là giới thiệu, hộ trợ, hộ niệm, tìm mọi cách để quy tụ chúng sanh về đó để dễ thành tựu đạo quả.

Một người, vừa mới nghe rằng chư Phật đều phát tâm muốn đưa chúng sanh về Tây phương, thành ra niệm khắp chư Phật, tưởng vậy là chính xác. Nhưng không ngờ, họ đã đi theo một lộ trình quá dài trước khi về tới đích. Niệm khắp chư Phật thì sau cùng, lúc lâm chung, còn nhớ vị nào, chọn vị nào để niệm đây?

Nếu tất cả chư Phật đều muốn quy tụ chúng sanh về Tây Phương với A-Di-Đà Phật, các Ngài giới thiệu A-Di-Đà Phật cho chúng sanh thì sao chúng sanh không niệm thẳng A-Di-Đà Phật, để về thẳng Tây phương gặp đức A-Di-Đà, mà niệm các Ngài. Niệm Các Ngài, đến khi gặp được các Ngài, thì bận bịu thêm cho các Ngài, vì các Ngài lại phải hướng dẫn thêm một lần nữa. Hơn nữa, danh hiệu chư Phật vô lượng vô biên, lúc lâm chung làm sao niệm nổi? Niệm không nổi thì ngã quỵ! Nếu không ngã quỵ thì tâm phân vân, đường đi mù mịt. Ngài Vĩnh Minh nói: "nếu ấm cảnh hiện ra, theo đó mà đi (thọ nạn)", thì cơ hội nào nữa để thành đạo!

Đức Quán-Thế-Âm là vị Đẳng Giác trên cõi Tây Phương Cực Lạc. Đức Phật A-Di-Đà phát 48 lời đại thệ cứu độ tất cả chúng sanh vãng sanh về Cực-lạc, thì Bồ Tát Quán-Thế-Âm chắc chắn cũng phát tâm tiếp dẫn chúng sanh. Khi Đức A-Di-Đà (thường là Hoá Thân) đến tiếp dẫn chúng sanh về Tây-phương thì Đức Quán-Thế-Âm chắc chắn là hoan hỉ, Ngài (Hoá thân) cũng sẽ tùng theo A-Di-Đà Phật đến tiến dẫn chúng ta.

Như vậy niệm Ngài rất tốt, nhưng làm sao mạnh bằng niệm chính danh hiệu đức A-Di-Đà Phật.

Như vậy, muốn vãng sanh thì niệm A-Di-Đà Phật là con đường thẳng nhất, dễ nhất, gần nhất, an ổn nhất, đúng pháp nhất. Trong kinh Vô Lượng Thọ, đức Thích-ca Mâu-ni Phật dạy rất nhiều lần câu: "Nhất hướng chuyện niệm A-Di-Đà Phật cầu sanh Cục-lạc quốc". Trong kinh A-Di-Đà Phật dạy, "Chấp trì danh hiệu A-Di-Đà Phật" để vãng sanh.

Học Phật cần phải y giáo phụng hành, nhất mực nghe theo lời Phật dạy, chớ nên thêm bớt. Người thật sự muốn vãng sanh Cực-lạc, thì không có cách nào hay hơn là trì giữ câu A-Di-Đà Phật niệm cho đến trọn đời vậy.

Hỏi:

Đại Sư Ấn Quang trước lúc niệm Phật, ngài thường bỏ ra 15 phút niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, rồi sau đó niệm Phật suốt luôn… Vì sao vậy Chú?

Theo con nghĩ: Niệm Quán Thế Âm Bồ Tát để trợ giúp cho mình trong công việc mình làm hằng ngày, làm cho mình thấy an tâm hơn, vì Ngài có hạnh nguyện là cứu độ chúng sanh trong lúc khó khăn nguy hiểm, luôn che chở cho chúng sanh. Còn Phật A-di-đà thì chỉ giúp cho mình Vãng Sanh Tây Phương trong lúc lâm chung thôi phải không chú?

A-di-đà Phật xin chú chỉ giáo giùm con nha… A-di-đà Phật



Trả lời:

Đại sư Ấn Quang khuyên kiêm niệm đức Quán Thế Âm chính là để giải ách nạn cho thế giới. Người nhiều ma chướng nên kiêm niệm Bố tát Quán Thế Âm, rất tốt.

Còn danh hiệu A-Di-Đà Phật là vạn đức hồng danh, công đức bao trùm pháp giới chứ không phải, "...chỉ giúp cho mình vãng sanh Tây Phương trong lúc lâm chung thôi", như đạo hữu nói đâu. Xin xem thêm các câu trả lời khác trong mục Hộ niệm vấn đáp của http://www.tinhtong.com, hoặc http://www.tinhthuquan.com để rõ hơn vậy.

Diệu Âm

(24/05/09)

Các link tham khảo:
http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=3854
http://www.tinhthuquan.com/HoNiemVanDap/VD240509-1.htm


Hình đại diện của người dùng
tuniemphat
Bài viết: 216
Ngày: 19/02/10 20:04
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Hà Nội, Việt Nam

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi tuniemphat »

Nam mô A Di Đà Phật tangbong
Cảm ơn đạo huynh Aut đã đăng bài này. Thật đã giúp đệ rất nhiều. Tôi đã tiến thêm được rất nhiều trên đường nhận biết và tu đạo từ khi biết về Cư sĩ Diệu Âm, đặc biệt trong video Kinh nghiệm niệm phật và những chuyện luân hồi. Tôi đã nghe rất nhiều lần.

Tôi cũng được biết cư sĩ lúc đầu đều niệm "Nam mô A Di Đà Phật" sau khi được tam muội thì chỉ niệm " A Di Đà Phật", nguyên nhân là lần cuối vô tình nghe kế bên có tiếng băng niệm phật chỉ có A Di Đà Phật và cư sĩ niệm theo, vô tình đó lại là niệm làm tràn ly, và Cư sĩ đã chứng niệm phật tam muội lúc đó.

Điều này chứng tỏ niệm A Di Đà Phật và Nam Mô A Di Đà Phật đều được.

- Trong đây tôi xin đính chính chút là Cư sĩ Diệu Âm là nữ chữ không phải Nam, đạo huynh có nhầm lẫn gọi là Chú trong xưng hô!!!! tangbong

Nam Mô A Di Đà Phật


[b]Nguyện đem tất cả công đức
Hồi hướng về Tây Phương Tịnh độ
Nguyện con cùng chúng sanh
Đều vãng sanh Cực Lạc[/b]

[b]A Di Đà Phật[/b]
Hình đại diện của người dùng
dct87
Bài viết: 702
Ngày: 16/03/08 01:42
Giới tính: Nam

Re: Nên trì câu nào ???

Bài viết chưa xem gửi bởi dct87 »

Tôi cũng được biết cư sĩ lúc đầu đều niệm "Nam mô A Di Đà Phật" sau khi được tam muội thì chỉ niệm " A Di Đà Phật", nguyên nhân là lần cuối vô tình nghe kế bên có tiếng băng niệm phật chỉ có A Di Đà Phật và cư sĩ niệm theo, vô tình đó lại là niệm làm tràn ly, và Cư sĩ đã chứng niệm phật tam muội lúc đó.
Mình cứ tự hỏi sao người thời này dễ chứng tam muội hơn Tổ Sư thời xưa quá....

Tam muội tuy có sâu cạng khác nhau (lý sự) nhưng làm gì có chuyện .... niệm 6 chữ ...rùi chứng tam muội thành 4 chữ...cái này chưa nghe....
Từ tán tâm ...nên dùng câu Phật hiệu (hoặc 4 chữ, hoặc 6 chữ rõ ràng) ...từ đó mới huân tập câu Phật hiệu... Nếu hành giả chứng được tam muội thì ...cái huân tập 6 chữ phải đi theo với hành giả tới cuối con đường Tam Muội, chứ làm gì ...đi giữa chừng mất hết 2 chữ "Nam Mô" ...còn 4 chữ "A Di Đà Phật". Cho nên nếu một đời niệm 4 chữ thì phải nên suốt đời y theo 4 chữ, niệm 6 chữ cũng vậy, niệm A Di cũng vậy, niệm A Mi cũng vậy.... phải chọn dứt khoát mà tu...chứ không thể lúc niệm thế này, lúc niệm thế kia, như vậy tam muội làm sao thành???

Còn cái mà gọi là "chứng" Tam Muội thì cần phải cẩn trọng xem lại...
Tổ Sư đa số là Phật, Bồ Tát hóa thân dạy dỗ chúng sanh, thị hiện thần thông hoặc không thị hiện thần thông cũng chẳng dám tự xưng mình chứng niệm Phật Tam Muội...

Nghe lời Tổ Ấn Quang nói mà thấy thẹn....
Tổ tự bộc bạch mình tu đã nhiều năm mà vẫn chưa chứng tới Nhất Tâm, còn tới Tam Muội thì cả đời Tổ cũng không dám mong mỏi, thế mà có người ...tự rao mình cho thiên hạ là chứng Tam Muội. Vậy người này ắt hẳn phải vượt hơn Tổ Sư...ngang hàng Đại Bồ Tát.

Nếu nói là chứng công phu thành phiến hoặc giỏi lắm là tới SỰ NHẤT TÂM....còn nói chứng tới Tam Muội ....sự hành trì người này cỡ như Đại Thế Chí niệm Phật Viên Thông trong kinh Lăng Nghiêm....

Tổ Ngẫu Ích nói người chứng Sự Nhất Tâm thì đã đè phục được kiến tư phiền não.... Còn phá kiến tư phiền não thì đã niệm tới Lý Nhất Tâm (cái này A La Hán thua xa), còn nói chứng tới Tam Muội thì xin thưa....người này có thần thông và thị hiện như Ngài Phổ Hiền Bồ Tát trong kinh Niệm Phật Ba La Mật rồi....

Sau khi thị hiện thần thông bất khả tư nghì đại chúng hỏi Ngài Phồ Hiền dùng Tam Muội gì mà được như vậy ???

Phổ-Hiền Bồ-Tát nói:

- “Tam-muội nầy gọi là Nhứt Thiết Phật Độ Thể Tánh còn gọi là Niệm Phật Tam Muội. Do công đức xưng niệm danh hiệu Phật tạo thành, hoặc là kết quả tự nhiên của mười tâm thù thắng.


Người chứng Nhất Hạnh Tam Muội (Niệm Phật Tam Muội) thì Phật dạy trong một niệm thấy quá khứ hiện tại vị lai chư Phật.
Lại nói người chứng Tam Muội lại được Phật ma đảnh (xoa đầu) ...

Trong kinh điển để lại thì dct chỉ có thấy toàn là đại thượng thủ Bồ Tát như Ngài Phổ Hiền, Ngài Văn Thù, Ngài Đại Thế Chí ...tự nói là chứng Tam Muội, về sau thì các Tổ Sư ...theo gót không nghe nói có ai chứng Tam Muội,....nhưng thời Mạt Pháp thì lại có nhiều phàm phu chứng Tam Muội quá... không biết nói sao ???

Nam Mô A Di Đà Phật.


Hình ảnh
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]8 khách