Hiếu thảo

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

sen nở
Bài viết: 11
Ngày: 18/07/15 09:25
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia

Hiếu thảo

Bài viết chưa xem gửi bởi sen nở »

Cho mình hỏi các bạn thành viên là chữ Hiếu được hiểu như thế nào? Một người con phải làm gì để báo hiếu cha mẹ? Mình phải cư xử, ăn nói, hành động như thế nào để hợp với đạo làm con và mới là hiếu thảo với ba mẹ. Mình lỡ có những điều bất hiếu với ba mẹ, mình phải sám hối như thế nào? Mong các bạn chỉ giúp mình. Mình cảm ơn các bạn.


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Hiếu thảo

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Cha mẹ là người sinh thành ra mình, là người bảo bọc, dạy dỗ, nuôi nấng mình cho thành người như bây giờ, công ơn của cha mẹ to lắm. Cho nên mình phải ra sức báo hiếu với cha mẹ.

Báo hiếu như thế nào ?
Thứ nhất là làm cho cha mẹ vui lòng bằng cách vâng lời cha mẹ, giúp đỡ cha mẹ những việc mình có thể giúp.
Thứ hai là khi cha mẹ về già, mình có bổn phận nuôi dưỡng, hiếu kính cha mẹ
thứ ba là luôn hướng cha mẹ về hướng Thiện, làm cho cha mẹ biết đến Phật pháp, biết đến nhân quả, để đời sau cha mẹ có cuộc sống tốt đẹp.
v.v... Và tất cả những việc gì làm lợi ích cho cha mẹ, cho sức khỏe của cha mẹ, hoặc làm cho cha mẹ vui lòng, như cố gắng học hành để sau này có một tuơng lai vững chắc, để cha mẹ không phải lo nghĩ về điều đó.

Cách sám hối là :
Mình nhớ lại những việc đã làm cha mẹ buồn phiền và không bao giờ phạm phải lỗi đó nữa.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Hiếu thảo

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

* Công ơn cha mẹ lớn như trời biển, làm con suốt đời báo ơn cha mẹ vẫn chưa vừa. Báo hiếu phải có quan niệm sáng suốt, đúng đắn mới có hiệu quả. Theo quan niệm của đạo Phật báo hiếu đúng đắn và đầy đủ không ngoài hai phương diện: Vật chất và tinh thần.

- Báo hiếu về vật chất: người con phải chăm sóc, làm các việc nặng nhọc, chăm lo từng miếng ăn thức uống,... không để cha mẹ phải lo nghĩ. Nhưng người con phải sáng suốt trong khi báo hiếu, không nên quá chiều theo ý muốn của cha mẹ mà tạo những nghiệp ác như sát nhân, hại vật, gây tội lỗi để làm cho cha mẹ được sống trong sung sướng. Như vậy, là bất hiếu vì đã tạo lỗi thêm cho cha mẹ và cho chính mình.

Báo hiếu về vật chất dù đầy đủ cho mấy cũng chỉ làm cho cha mẹ vui sướng trong một kiếp hiện tại. Cái vui vật chất là giả tạm, còn trong vòng sinh tử luân hồi.

- Báo hiếu về tinh thần: người con làm sao cho tinh thần cha mẹ được nhẹ nhàng, cao thượng và đi dần đến giải thoát. Khuyên cha mẹ tin nhân quả tội phước và quy y Tam Bảo, làm các việc thiện lành, bố thí, phóng sanh, niệm Phật, giữ giới tu nhân giải thoát. Như thế thì hiện tại cha mẹ được an vui, thanh tịnh mà đời sau cũng được nhiều phước báo và sinh trong cảnh giới sáng, nhẹ nhàng.

* Lỡ có bất hiếu với cha mẹ thì sám hối (Không tái phạm việc làm bất hiếu với cha mẹ nữa).

* Việc báo hiếu về tinh thần cũng không dễ vì mỗi nhà mỗi cảnh.


MySweetLord
Bài viết: 224
Ngày: 27/09/10 20:44
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Cõi Ta Bà

Re: Hiếu thảo

Bài viết chưa xem gửi bởi MySweetLord »

sen nở đã viết:Cho mình hỏi các bạn thành viên là chữ Hiếu được hiểu như thế nào? Một người con phải làm gì để báo hiếu cha mẹ? Mình phải cư xử, ăn nói, hành động như thế nào để hợp với đạo làm con và mới là hiếu thảo với ba mẹ. Mình lỡ có những điều bất hiếu với ba mẹ, mình phải sám hối như thế nào? Mong các bạn chỉ giúp mình. Mình cảm ơn các bạn.


Kính đạo hữu Sen nở;


Chữ "HIẾU" trên thực tế nó là một TÂM HIẾU.

TÂM "HIẾU" là tổ hợp của TÂM "TỪ" và TÂM "KÍNH".

TÂM "TỪ" là tâm yêu thương... biểu hiện bởi "quan tâm", "chăm sóc"...

TÂM "KÍNH" là tâm tôn trọng... biểu hiện bởi "ngoan ngoãn", "vâng lời"...

Hãy rèn luyện hai TÂM (TỪ và KÍNH) này, bạn sẽ có TÂM HIẾU.


Một khi bạn đã rèn luyện được 2 tâm nói trên rồi, thì...

...Mọi cư xử, ăn nói, hành động cũng đều hợp với đạo làm con và nó cũng chính là hiếu thảo với ba mẹ.

Nếu xưa kia đã từng có Lỡ sai, Lỡ trái với Đạo hiếu...

... thì nay cứ rèn luyện hai Tâm kia, nó cũng chính là Pháp sám hối những sai lầm về Đạo hiếu.



Kính, kinhle


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]7 khách