Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Các tôn giáo khác nói con người có Linh Hồn vậy Linh Hồn là gì: là một thân Trung Ấm hoặc Thần Thức. Tuy cách goi có khác biệt nhưng tính chất thì giống nhau. Có điều đạo Phật nói rõ ràng minh bạch và chi tiết hơn.

Các tôn giáo khác nói Thượng Đế, Ấn Độ giáo (Bà La Môn) goi là Phạm Thiên, Đạo giáo gọi là Ngọc Hoàng Thượng Đế. Kinh Phật nói là Phạm Thiên Vương (vua trời Phạm Thiên), Đế Thích (Thích Đề Hoàn Nhân) vua trời Đao Lợi. Tuy cách gọi khác nhau nhưng đều chỉ về người cai quản Thiên giới.

Nhưng đạo Phật mới là Chân Lý Tuyệt Đối đề cao tính chất con người có thể làm được Thượng Đế, có thể làm Phật '' DUY NGÃ ĐỘC TÔN''. Các tôn giáo khác thì đề cao Thần quyền ban phước giáng họa. Nên Phần này hoàn toàn khác nhau.

Linh hồn (Thần thức, thân Trung Ấm) không thường hằng bất biến vì chuyển từ dang này sang dạng khác theo dòng Nghiệp. Khi Nghiệp hết thì không còn tồn tại nữa.


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Hư Danh đã viết:
Thời, thật lành thay, thật hoan hỷ thay khi có một thiện tri thức khach tran đã kéo léo quán sát như vậy

Này thiện hữu, sự tình là ngu tui không thấy sự hiện hữu của linh hồn, không cảm nhận được có hương linh tồn tại, càng không phân biệt linh hồn và thể xác như cái nhìn của các pháp thế gian. Sự tình là vậy

Này thiện hữu, phần vật lý và tâm lý do con người có định kiến phân tách, do con người quy định, do con người thần tượng hóa về nó. Sự tình, "THÂN THỂ" là tổng hợp tất cả những yếu tố thuộc về tính tâm lý cũng như vật lý.

Này thiện hữu, quan niệm cho rằng thân thể chỉ luân hồi khi chết là sai lầm của hầu hết các pháp thế gian, thân thể luôn luôn sanh diệt trong từng đơn vị SAT NA, vì vậy những thuộc tính tâm lý của nó cũng luôn sanh diệt trong từng ấy SAT NA.
Sự hao hụt lượng máu trong cơ thể sẽ đẫn đến tinh thần cáu gắt hay con cọp sẽ rất hiền hòa khi nó được ăn no. Lượng vật chất vào trong cơ thể sẽ khiến phần tâm lý trở nên khác, lượng vật chất đi ra khỏi cơ thể sẽ khiến cho phần tâm lý bị thay đổi. Vì vật chất cũng là tâm lý, tâm lý cũng là vật chất

Này thiện hữu, ngu tui và thiện tri thức đều cùng hít thở không khí của Địa Cầu. Làn hơi của ngu tui được thiện tri thức hít vào, và ngược lại. Nên một trong tứ đại là Gió đã có sự luân hồi qua lại, kèm theo đó là sẽ thay đổi, vô thường của tâm lý(tâm lý trao đổi)

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT
lanh thay, lành thay

kính đạo hữu Hư Danh,
Giả sử linh hồn thường hằng thì suy nghĩ của tôi sẽ đứng yên. Vì suy nghĩ của tôi chuyển động, liên tục thay đổi, liên tục nảy ra ý tưởng này, ý tưởng khác trong một đơn vị thời gian rất nhanh là SAT-NA nên tôi mới gõ phím, nói chuyện với thiện hữu, cũng vì vậy mà linh hồn của tôi cũng liên tục sinh diệt phải không đạo hữu?

kính


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Thuyết Bất Đắc đã viết:
lanh thay, lành thay

kính đạo hữu Hư Danh,
Giả sử linh hồn thường hằng thì suy nghĩ của tôi sẽ đứng yên. Vì suy nghĩ của tôi chuyển động, liên tục thay đổi, liên tục nảy ra ý tưởng này, ý tưởng khác trong một đơn vị thời gian rất nhanh là SAT-NA nên tôi mới gõ phím, nói chuyện với thiện hữu, cũng vì vậy mà linh hồn của tôi cũng liên tục sinh diệt phải không đạo hữu?

kính
chào 2 vị hiền hữu Hư danh và Bất đắc thuyết!

Pháp này không phải dễ nói
Nếu như linh hồn thật sự thường hằng thì đúng thật là suy nghĩ sẽ không thể vẫn động được. Theo cách phân tích của các vị hiền hữu, khi tinh thần nghĩ đến chữ A, thì phần tinh thần này chết, phần tinh thần khác sinh ra và nghĩ đến B,...Do vậy, tay mới gõ phím AB. Để hoàn thành một bài viết trên đây, tinh thần trong tui liên tục sinh diệt

Lấy thí dụ về cuộn phim
Bản chất của cuộn phim là ảnh chụp của nhiều động tác, khi cuộn phim chạy qua máy chiếu với tốc độ nhanh, các động tác liên kết lại thành một cử động hoàn chỉnh. Linh hồn chẳng qua chỉ là ảnh vẽ trên ảnh chụp, còn ảnh chụp chính là thân xác. Đương nhiên để thân xác cử động thì trong cùng lúc, sẽ có rất nhiều thân xác khác chết đi.
Linh hồn và thân xác chẳng qua là một bức ảnh có hình vẽ, gọi chung là phim nhựa

vài dòng chia sẽ cùng các vị hiền hữu tangbong


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:
Linh hồn (Thần thức, thân Trung Ấm) không thường hằng bất biến vì chuyển từ dang này sang dạng khác theo dòng Nghiệp. Khi Nghiệp hết thì không còn tồn tại nữa.

kính đạo hữu HSCT,

Thế nào là biến đổi theo dòng nghiệp

Những vị đh phía trên đã lý giải khá chi tiết và rõ ràng về linh hồn không thường hằng, những vẫn chưa lý giải rốt ráo cái gì sẽ đi luân hồi?

Chúng ta chắc ai cũng hiểu nghiệp đi tái sinh, nhưng không lý giải được nguyên nhân của sự vận hành đó


Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

Thế nào là biến đổi theo dòng nghiệp
Kinh '' Nhân Quả'' nói rất rõ ràng.


khach tran
Bài viết: 234
Ngày: 04/04/10 21:27
Giới tính: Nam
Đến từ: vietnam
Đã cảm ơn: 13 time

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi khach tran »

Đăng Nhiên đã viết:
Hoa Sen Cõi Tịnh đã viết:
Linh hồn (Thần thức, thân Trung Ấm) không thường hằng bất biến vì chuyển từ dang này sang dạng khác theo dòng Nghiệp. Khi Nghiệp hết thì không còn tồn tại nữa.

kính đạo hữu HSCT,

Thế nào là biến đổi theo dòng nghiệp

Những vị đh phía trên đã lý giải khá chi tiết và rõ ràng về linh hồn không thường hằng, những vẫn chưa lý giải rốt ráo cái gì sẽ đi luân hồi?

Chúng ta chắc ai cũng hiểu nghiệp đi tái sinh, nhưng không lý giải được nguyên nhân của sự vận hành đó
Kính hiền hữu nhiên đăng!
thưa: Muốn "giải được nguyên nhân của sự vận hành đó".
ở.
Thiền tông: có lời khai thị của Lục Tổ cho tiểu sư Thần hội:
Tổ cầm trượng đánh Thần Hội. và hỏi:
_ Có đau không?
Thần hội chần chờ !!!!
Tổ nói:
_Nếu biết đau là Phàm phu _ sinh tình cảm, sẽ theo nghiệp!
_Nếu không biết đau: là Gỗ _ Đá , đồng với vật Vô tình!
Thưa chư hiền hữu :
Nếu chúng ta " thấu qua" được lời này thì sẽ rõ được đường đi của " nghiệp".
Kính chúc cả nhà thường an vui.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Thuyết Bất Đắc đã viết:
lanh thay, lành thay

kính đạo hữu Hư Danh,
Giả sử linh hồn thường hằng thì suy nghĩ của tôi sẽ đứng yên. Vì suy nghĩ của tôi chuyển động, liên tục thay đổi, liên tục nảy ra ý tưởng này, ý tưởng khác trong một đơn vị thời gian rất nhanh là SAT-NA nên tôi mới gõ phím, nói chuyện với thiện hữu, cũng vì vậy mà linh hồn của tôi cũng liên tục sinh diệt phải không đạo hữu?

kính
Thời, như ngu tui đã trình bày. Ngu tui không phân chia, hay tách bạch linh hồn và thể xác để nói đến pháp này. Thiện tri thức Bất Đắc thuyết cho rằng: Suy nghĩ của thiện tri thức liên tục thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Vì vậy, thiện tri thức đã kết luận linh hồn có sinh có diệt. Điều này hoàn toàn khẽ hợp nếu đứng trên phương diện của Lý Nhị Nguyên, lý lẽ phải có hơn hai cái.

Ngu tui nhìn thấy được mỗi tế bào trong cơ thể vốn đã không có sự phân đôi giữa phần vật chất và tâm lý. Vì lẽ, vật chất cũng là tâm lý, tâm lý cũng là vật chất. Từ vô thuỷ vô chung, chúng đã như vậy. Dù chúng ta có muốn hay không.Tuy nhiên, vấn đề vẫn không thể thoát khỏi lý duyên khởi, thập nhị nhân duyên mà khởi đầu là vô minh.

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

MySweetLord đã viết: Kính Đại thiện tri thức Hư Danh;


Mình không có ý xen vào trao đổi của đạo hữu.

Nhưng quả thật, những lời pháp của đạo hữu...

... rất chân thật và đáng được tán thán.


Kính, kinhle
Lành thay, thật lành thay, khi một thiện tri thức đã khéo léo khen tặng Hư Danh như vậy
Hư Danh có một vấn đề muốn hội luận cùng thiện tri thức MySweetLord. Với tinh thần cầu đạo chân thành, mong MySweetLord hoan hỷ giải đáp cùng Hư Danh

Thời, này thiện tri thức kính mên, ngu tui nghe như vậy, các dạng sống do tâm tham ái mà lớn lên, do tâm tham ái mà sinh trưởng, do tâm tham ái mà to lớn và cũng do tâm tham ái mà già chết, do tâm tham ái mà diệt vong.
Này thiện tri thức, xin ngài hãy làm rõ vấn đề của ngu tui

Xin chân thành cám ơn sự khen tặng và tấm chân tình của thiện hữu

Nam mô a di đà phật


Thuyết Bất Đắc
Bài viết: 128
Ngày: 09/11/14 02:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Thuyết Bất Đắc »

Hư Danh đã viết:
Thuyết Bất Đắc đã viết:
lanh thay, lành thay

kính đạo hữu Hư Danh,
Giả sử linh hồn thường hằng thì suy nghĩ của tôi sẽ đứng yên. Vì suy nghĩ của tôi chuyển động, liên tục thay đổi, liên tục nảy ra ý tưởng này, ý tưởng khác trong một đơn vị thời gian rất nhanh là SAT-NA nên tôi mới gõ phím, nói chuyện với thiện hữu, cũng vì vậy mà linh hồn của tôi cũng liên tục sinh diệt phải không đạo hữu?

kính
Thời, như ngu tui đã trình bày. Ngu tui không phân chia, hay tách bạch linh hồn và thể xác để nói đến pháp này. Thiện tri thức Bất Đắc thuyết cho rằng: Suy nghĩ của thiện tri thức liên tục thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác. Vì vậy, thiện tri thức đã kết luận linh hồn có sinh có diệt. Điều này hoàn toàn khẽ hợp nếu đứng trên phương diện của Lý Nhị Nguyên, lý lẽ phải có hơn hai cái.

Ngu tui nhìn thấy được mỗi tế bào trong cơ thể vốn đã không có sự phân đôi giữa phần vật chất và tâm lý. Vì lẽ, vật chất cũng là tâm lý, tâm lý cũng là vật chất. Từ vô thuỷ vô chung, chúng đã như vậy. Dù chúng ta có muốn hay không.Tuy nhiên, vấn đề vẫn không thể thoát khỏi lý duyên khởi, thập nhị nhân duyên mà khởi đầu là vô minh.

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
Chào đạo hữu HƯ DANH tangbong

Nếu tâm lý cũng là vật chất thì tại sao tôi ăn thịt bò mà tôi không suy nghĩ như một con bò?. Có phải rằng khi tôi ăn thịt bò, thịt bò trở thành một phần trong cơ thể tôi và tôi cũng mang theo tâm lý của con bò.
Tôi cảm thấy tôi không suy nghĩ như con bò khi tôi ăn thịt nó :D

Kính! kinhle


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Thuyết Bất Đắc đã viết: Nếu tâm lý cũng là vật chất thì tại sao tôi ăn thịt bò mà tôi không suy nghĩ như một con bò?. Có phải rằng khi tôi ăn thịt bò, thịt bò trở thành một phần trong cơ thể tôi và tôi cũng mang theo tâm lý của con bò.
Tôi cảm thấy tôi không suy nghĩ như con bò khi tôi ăn thịt nó :D
Kính! kinhle
Ngày nay, người ta chứng minh được động vật sau khi bị giết thì thịt của nó tiết một chất enzym có thể gây ung thư cho người sử dụng. Thế nên, tui chấp nhận việc ăn chay vô điều kiện, dù một số quan điểm trong phật giáo cũng tán đồng việc ăn thịt. Cứ mỗi lần ăn thịt, thì tui cảm thấy nóng nảy, đôi khi hồ đồ trong cách ứng xử, ảnh hưởng đến cuộc sống, nhất là giao tiếp làm ăn, cũng có thể nói thịt của động vật luôn mang tính cách hoang dã của động vật, nhất là tâm hận thù khi bị giết.

vài dòng chia sẻ


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Ngã Không đã viết:
Thuyết Bất Đắc đã viết: Nếu tâm lý cũng là vật chất thì tại sao tôi ăn thịt bò mà tôi không suy nghĩ như một con bò?. Có phải rằng khi tôi ăn thịt bò, thịt bò trở thành một phần trong cơ thể tôi và tôi cũng mang theo tâm lý của con bò.
Tôi cảm thấy tôi không suy nghĩ như con bò khi tôi ăn thịt nó :D
Kính! kinhle
Ngày nay, người ta chứng minh được động vật sau khi bị giết thì thịt của nó tiết một chất enzym có thể gây ung thư cho người sử dụng. Thế nên, tui chấp nhận việc ăn chay vô điều kiện, dù một số quan điểm trong phật giáo cũng tán đồng việc ăn thịt. Cứ mỗi lần ăn thịt, thì tui cảm thấy nóng nảy, đôi khi hồ đồ trong cách ứng xử, ảnh hưởng đến cuộc sống, nhất là giao tiếp làm ăn, cũng có thể nói thịt của động vật luôn mang tính cách hoang dã của động vật, nhất là tâm hận thù khi bị giết.

vài dòng chia sẻ
có một số loại thực phẩm cần nên tránh vì nó sẽ thôi thúc khả năng tính dục của con người, ví dụ như ăn nhiều thịt bò và hải sản thì chức năng thận sẽ được cải thiện, làm cho thận tiết ra các chất hóa học làm thay đổi suy nghĩ, hành động của người phật tử;

các loại thực phẩm mang khả năng kích thích tình dục cần nên tránh, hạn chế ăn động vật vì động vật không như chúng ta, chúng rất ham muốn trao đổi dục lạc, và sinh sản. cho nên chúng ta cần ăn chay, rau củ hoặc đậu.

vì vật chất cũng là tâm lý nên chọn những loại thực phẩm tốt cho tâm lý của con người, khi ăn thì con người trở nên vui vẻ, không gặp ác mộng, chống mất ngủ, hạn chế tâm dận dữ, sân hận. Tránh dùng thuốc chống trầm cảm đối với người mắc chướng bệnh này, vì nó không từ tự nhiên, do người sản xuất với tri kiến còn hạn chế;

Tập hít thở và kiểm soát tâm. Vì tâm của ta vốn là giả tạm, không thật có, do nhiều tâm khác hội họp khi dùng thực phẩm.

kính!


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Làm sao chứng minh được linh hồn không thường hằng,bất biến

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Đăng Nhiên đã viết:
Ngã Không đã viết:
Thuyết Bất Đắc đã viết: Nếu tâm lý cũng là vật chất thì tại sao tôi ăn thịt bò mà tôi không suy nghĩ như một con bò?. Có phải rằng khi tôi ăn thịt bò, thịt bò trở thành một phần trong cơ thể tôi và tôi cũng mang theo tâm lý của con bò.
Tôi cảm thấy tôi không suy nghĩ như con bò khi tôi ăn thịt nó :D
Kính! kinhle
Ngày nay, người ta chứng minh được động vật sau khi bị giết thì thịt của nó tiết một chất enzym có thể gây ung thư cho người sử dụng. Thế nên, tui chấp nhận việc ăn chay vô điều kiện, dù một số quan điểm trong phật giáo cũng tán đồng việc ăn thịt. Cứ mỗi lần ăn thịt, thì tui cảm thấy nóng nảy, đôi khi hồ đồ trong cách ứng xử, ảnh hưởng đến cuộc sống, nhất là giao tiếp làm ăn, cũng có thể nói thịt của động vật luôn mang tính cách hoang dã của động vật, nhất là tâm hận thù khi bị giết.

vài dòng chia sẻ
có một số loại thực phẩm cần nên tránh vì nó sẽ thôi thúc khả năng tính dục của con người, ví dụ như ăn nhiều thịt bò và hải sản thì chức năng thận sẽ được cải thiện, làm cho thận tiết ra các chất hóa học làm thay đổi suy nghĩ, hành động của người phật tử;

các loại thực phẩm mang khả năng kích thích tình dục cần nên tránh, hạn chế ăn động vật vì động vật không như chúng ta, chúng rất ham muốn trao đổi dục lạc, và sinh sản. cho nên chúng ta cần ăn chay, rau củ hoặc đậu.

vì vật chất cũng là tâm lý nên chọn những loại thực phẩm tốt cho tâm lý của con người, khi ăn thì con người trở nên vui vẻ, không gặp ác mộng, chống mất ngủ, hạn chế tâm dận dữ, sân hận. Tránh dùng thuốc chống trầm cảm đối với người mắc chướng bệnh này, vì nó không từ tự nhiên, do người sản xuất với tri kiến còn hạn chế;

Tập hít thở và kiểm soát tâm. Vì tâm của ta vốn là giả tạm, không thật có, do nhiều tâm khác hội họp khi dùng thực phẩm.

kính!
Thời, thật lành thay, thật hoan hỷ thay khi có một vị thiện tri thức đã khéo léo quán sát như vậy

Tôi nghe như vầy, có một số loại thực vật chữa bệnh cho người, song cũng có những thực vật giết chết con người. Không chỉ có động vật như bò hoặc các loài sống dưới biển mới kích thích khả năng tính dục, mà còn có rất nhiều loại thảo mộc khác. Chính sự phóng đãng của con người khiến cho con người bị ô uế về tinh thần, đạo đức, chứ không nằm ở việc ăn gì. Các loại thực phẩm lành tính(gồm cả động vật, lẫn thực vật lành tính) sẽ mang nhiều ý nghĩa trợ duyên cho bước đường giải thoát, sống và hành đạo

NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Bing [Bot]7 khách