Trang 1 trên 1

BIÊN KIẾN, THÂN KIẾN, KIẾN THỦ, GIỚI CẤM THỦ, TÀ KIẾN LÀ GÌ

Đã gửi: 17/04/16 01:21
gửi bởi ngusi
đây là những nguyên nhân gây khổ trong tập đế mà ngusi chưa hiểu là gì, mong các đạo hữu giảng giải

Re: BIÊN KIẾN, THÂN KIẾN, KIẾN THỦ, GIỚI CẤM THỦ, TÀ KIẾN LÀ GÌ

Đã gửi: 18/04/16 16:54
gửi bởi binh
- Biên kiến là cái thấy, chấp nghiêng về một bên. Thí dụ chấp thế gian này là thường hằng hay vô thường đều là biên kiến
- Thân kiến là cái thấy, chấp rằng thân này có thật, ta là có thật. Nó là khởi đầu của chấp ngã.
- Kiến thủ là cho rằng ý kiến của mình, cái thấy của mình là đúng, của người khác là sai.
- Giới cấm thủ là chấp giữ vào giới, không thể buông bỏ. Trong đạo Phật, giới là rất quan trọng trong việc tu hành, nhưng vào giai đoạn chót, muốn được giải thoát thì tâm không thể bị vướng mắc vào bất cứ thứ gì, kể cả giới. Ai chưa xả bỏ được thì chưa thể giải thoát.
- Tà kiến là tin vào những hệ thống tư tưởng sai lầm.

Re: BIÊN KIẾN, THÂN KIẾN, KIẾN THỦ, GIỚI CẤM THỦ, TÀ KIẾN LÀ GÌ

Đã gửi: 21/07/17 20:24
gửi bởi doccobo000
3-PHÉP THIỀN ĐỊNH . ( được trích trong cuốn 1. Những Điều Căn Bản Trong Giáo Lý Đạo Phật . Do Ban Hành Đạo Hội Thượng Phật Hội . phát hành )

( doccobo xin đóng góp thêm, để những Phật Tử sơ cơ, được thêm hiểu biết, có căn bản trên đường Tu Phật. )

Phép này quan hệ nhất, mở rộng sáng suốt, giúp Tâm Ý được Thanh Tịnh, diệt được mười kiết sử, tức là 10 thứ phiền não gốc, trói buộc con người, sai khiến chúng sinh, làm cho chúng sinh đắm chìm trong Luân Hồi không bao giờ dứt. Mười kiết sử ấy là :
Tham : luyến ái thân, cảnh.
Sân : giận dữ, oán hờn.
Si : mê tối nhận xét sai lầm nông nổi.
Mạn : chỉ biết nâng giá trị mình, dìm giá trị người.
Nghi : ngờ vực, không Chánh Tín.
Thân kiến : chấp thân này là thường còn.
Biên kiến : chấp một mặt không đúng toàn bộ sự thật.
Tà kiến : nghĩ, nói tà vậy, mê tín, dị đoan, không thích hợp Chánh Lý.
Kiến thủ : bảo thủ ý kiến của mình, không biết phục thiện.
Giới cấm thủ : làm theo lời răng tà đạo ôm khư khư những sự làm không hiểu, tự trói buộc ... Thiền Định giúp ta biết đích xác con đường đưa đến CHÂN, THIỆN, MỸ : tăng Trí Tuệ để thông hiểu Vũ Trụ, khỏi rơi vào cái Vô Minh Gốc của Tân Khổ.
Tóm lại Tu mới trừ được nghiệp lực mà có trừ được nghiệp lực mới diệt được khổ. Người Phật Tử luôn luôn Tin rằng con đường mình đi là Chánh Đạo, luôn luôn Tự Tin có đủ nghị lực để vượt qua mọi trở ngại, mọi quyến rũ của danh lợi, sắc dục, luôn luôn Tinh Tiến trên công năng Tu Tập Thiền Định, luôn luôn Nhẫn Nhục để chế ngự lòng sân hận, những vọng động, vọng hành, vọng tưởng của Thức Tâm. Như vậy chẳng sớm thì muộn, làm gì cũng đạt được Giải Thoát Sinh Tử Luân Hồi trong kiếp hiện tại.