Những điều quan trọng trong Phật pháp hay bị hiểu sai

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Những điều quan trọng trong Phật pháp hay bị hiểu sai

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Tôi sơ lược những kiến thức căn bản và tinh hoa về phật giáo, hy vọng phật tử nào hiểu sai thì hãy xem lại nhé.

------------------

VÔ NGÃ - DUYÊN KHỞI

Phật giáo thoát thai từ Ấn giáo. Do đó hai tôn giáo này rất giống nhau, nhưng có một khác biệt quan trọng: HỮU NGÃ và VÔ NGÃ. Khi xưa Phật giảng đạo hay nhấn mạnh đến VÔ NGÃ nên người đời gọi ngài là 'Vô ngã đạo sư'

_ Bản ngã là cái gì tự tồn tại, đồng nhất và có tự tính (thực thể)

Do đó theo PG thì các pháp đều tồn tại do nương tựa vào pháp khác (duyên khởi), luôn biến đổi và sinh diệt (vô thường) => các pháp đều là giả danh chứ không có thật. Đây là phát kiến vĩ đại, nhưng rất khó hiểu với mọi người. Bởi vậy không lạ gì khi có nhiều phật tử hiểu sai về Phật giáo nên có quan điểm chả khác gì Ấn giáo

Trụ cột của Phật giáo là 4 câu căn bản của Lý duyên khởi:

"Cái này có do cái kia có
Cái này không do cái kia không
Cái này sinh do cái kia sinh
Cái này diệt do cái kia diệt"




CHẤP THƯỜNG - CHẤP ĐOẠN:

Nếu quan điểm cho rằng có cái gì đó tồn tại thường hằng bất biến thì đó là chấp thường. Nếu quan điểm cho rằng có cái gì đó tồn tại nhưng sau đó bị hoại diệt thì thì đó là chấp đoạn.

Theo PG thì do các pháp đều vô ngã nên không hề có cái gì tồn tại (hiện hữu) thật sự, tất cả đều là giả hữu (hiện hữu giả tạo). Do con người chấp ngã nên mới sinh ra 2 quan điểm chấp thường và chấp đoạn về con người cũng như vạn vật.


NGHIỆP - LUÂN HỒI:

PG dùng thuyết 'nghiệp - luân hồi' của AG làm phương tiện thiện xảo để phá chấp với người theo quan điểm chấp đoạn.

Theo Ấn giáo thì con người có 3 phần: thân xác, tâm thức, linh hồn. Trong 3 phần thì linh hồn chính là cái Ta (Tôi) của con người, sau khi chết thì thân xác và tâm thức bị hoại diệt, linh hồn bất tử sẽ tái sinh luân hồi: đi cõi nào, làm loài gì đều do 'nghiệp' lúc người đó còn sống tạo ra mà quyết định.

Phật giáo do thuyết pháp vô ngã nên phủ nhận sự hiện hữu của linh hồn, cho rằng con người có 2 phần: thân xác (sắc), tâm thức (thọ tưởng hành thức) nên thường gọi là ngũ uẩn. Sau khi chết thì cả 5 uẩn bị hoại diệt, vậy cái gì của con người tái sinh luân hồi? Đó là 'nghiệp'. Vì nghiệp không thuộc về ngũ uẩn nhưng nó là quả do con người sinh ra nên PG có khái niệm về tái sinh luân hồi là 'không phải một cũng không phải hai'


TÂM - THỨC

Nhiều người hay hiểu sai, tưởng rằng Tâm và Thức khác nhau nhưng thật ra đó là cách nói khác nhau để nói về bản nguyên Tinh thần của con người. Dù nói 'tinh thần' hay 'tâm thức' hay 'tâm ý' hay 'ý thức' đều chung một nghĩa. Chẳng hạn PG có câu:'tam giới duy tâm vạn pháp duy thức' là muốn nói tất cả mọi thứ trên đời đều là tâm thức cả (duy tâm).

Còn khi nói 'Chân tâm' và 'Vọng tâm' thì có nghĩa: Chân tâm là bản thể của vũ trụ, Vọng tâm là vũ trụ của con người. Nói thêm là PG cũng đặt nhiều cái tên khác nhau để nói về bản thể của vũ trụ: Chân tâm, Chân không diệu hữu, Tánh không, Như Lai, Ông chủ, v.v...

Tạm thời nhiêu đó trước đã :-?


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Những điều quan trọng trong Phật pháp hay bị hiểu sai

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Trùng bài
Sửa lần cuối bởi doccoden vào ngày 20/02/16 06:13 với 1 lần sửa.


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Những điều quan trọng trong Phật pháp hay bị hiểu sai

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Trùng bài
Sửa lần cuối bởi doccoden vào ngày 20/02/16 06:12 với 1 lần sửa.


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Những điều quan trọng trong Phật pháp hay bị hiểu sai

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Hỡi các Phật tử, yêu thích Phật pháp ! Con đường nhanh nhất để đến cõi Phật là đi qua cánh cửa Không. Ngược với học hỏi kiến thức là càng ngày càng tìm biết nhiều, học phật pháp là càng ngày càng biết ít, tới khi 'không biết gì hết' là đắc đạo, trở thành Phật :)

Các tôn giáo khác dùng đức tin, còn phật giáo dùng trí tuệ, do đó đừng tin vào lời rao giảng của bất kỳ ai, kể cả của Phật (xem kinh Kalama). Ngài thuyết pháp là để phá chấp, vì phàm phu đang bị bệnh nên thấy nó đúng, hết bệnh thì thấy nó sai. Bởi vậy trước đây có người khi ngộ đạo từng thốt lên mình đã bị Phật cho ăn trái lừa Cú lừa lớn nhất là 'nghiệp - luân hồi'. Đây là một phương tiện thiện xảo để phá chấp cho những người chấp đoạn, người chấp thường tin vào nó bệnh càng thêm bệnh.

-------------------

Vừa rồi có nghe câu chuyện trí tuệ của Do Thái làm tôi liên tưởng đến trí tuệ của Phật giáo :D

Câu chuyện thế này: Có 2 người chui từ ống khói ra, một người có mặt bị dính lọ còn người kia thì không. Vậy câu hỏi ở đây là ai là người đi rửa mặt? Câu trả lời dễ thấy nhất là người mặt bị dính lọ là người đi rửa mặt. Sai, người đi rửa mặt lại là người mặt sạch, vì tên mặt lọ thấy tên mặt sạch lại tưởng mình mặt sạch, còn tên mặt sạch thấy tên kia bị dính lọ nên tưởng mình cũng vậy bèn đi rửa mặt. Nghe có lý, đúng không nào? Nhưng sai rồi, cả hai người sẽ đều rửa mặt. Người mặt sạch nhìn người mặt bẩn sẽ nghĩ mặt mình cũng bẩn. Vì thế, người mặt sạch sẽ đi rửa đầu tiên. Sau đó, người mặt bẩn thấy rằng người mặt sạch cũng đã đi rửa mặt, do đó người mặt bẩn cũng đi rửa theo. Lần này thì đúng rồi. Ồ không, lại sai thêm lần nữa! ./..,., Không ai trong số họ sẽ đi rửa mặt cả. Người đàn ông mặt bẩn thấy người mặt sạch và nghĩ mình cũng sạch sẽ và không đi rửa. Còn người mặt sạch sẽ thấy rằng người mặt bẩn không đi rửa thì anh ta cũng sẽ không cần đi rửa.

Nhưng cũng sai nốt! 8->

Đây là mấu chốt của vấn đề: Tại sao hai người cùng chui ra khỏi một ống khói mà lại có người bẩn có người sạch? Câu hỏi do vậy ngay từ đầu đã hoàn toàn phi lý và vô nghĩa!

=> Nếu chúng ta dành toàn bộ cuộc sống của mình để tìm hiểu những câu hỏi sai, câu trả lời sẽ chẳng dẫn đến đâu cả!



Trong Phật giáo thì đó là vấn nạn muôn thuở của con người. Con người do ngu dốt nên hay đặt ra những câu hỏi sai mà cứ tưởng đúng. Vì câu hỏi vốn đã sai nên trả lời cách nào cũng sai. Nổi tiếng nhất là nhóm 16 câu hỏi của Vachagotta mà Phật im lặng, không trả lời, có thể chia làm 3 nhóm câu hỏi:

1. Vũ trụ là vô hạn hay hữu hạn?

Câu trả lời vô hạn hay hữu hạn đều theo quan điểm sai lầm của ngoại đạo (xem kinh Phạm võng) Vì 'vô hạn' hay 'hữu hạn' là những ý niệm dựa vào không thời gian mà ra, mà không thời gian là thuộc tính của thế giới quan của con người. Bản thể của vũ trụ lại không có không thời gian.

2. Tâm và Vật là hai hay một?

Câu trả lời là hai hay một đều sai vì chúng không phải hai cũng chẳng phải một. Chúng tựa nhau mà thành giống như hai bó lau (xem kinh bó lau)

3. Phật sau khi chết là còn hay mất?

Câu trả lời là còn hay mất đều sai vì Phật cũng như con người là một giả danh do sự kết hợp của ngũ uẩn mà thành, mà ngũ uẩn giai không nên không thật có Phật hay pháp nào cả. Do người đời vô minh nên chấp ngã mà ra. Mọi sự vật hiện tượng đều như ngọn lửa cháy bùng. Sẽ có những đứa trẻ tưởng có lửa thật liền nảy sinh thắc mắc ngọn lửa đã đi về đâu sau khi củi cháy hết? Thật ra do củi cháy mới có lửa, củi cháy hết thì không còn lửa nữa, chúng nó không hiểu nên mới thắc mắc những câu ngu dốt. Cũng vậy, người đời hay thắc mắc những câu ngu dốt.

Muốn giải hết ngu thì không có con đường nào khác hơn 'kiến tánh thành Phật', thấy được bản tánh của vũ trụ là gì thì con người sẽ trở nên thông suốt, giác ngộ :)

'Khi sinh ra các vật đều trống rỗng. Vì trống rỗng nên các vật mới sinh ra' (Bát nhã ba la mật) :x


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Những điều quan trọng trong Phật pháp hay bị hiểu sai

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Phật giáo thoát thai từ Ấn giáo.
Câu này của bạn là ý gì đây?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.24 khách