Em hỏi câu này, đừng có la em

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Hiện nay, khoa học đang tìm cách làm cho một người bất tử, em có xem một số phim tài liệu về việc đó, như nhân bản vô tính một người, rồi dùng các cơ quan nội tạng đó để thay thế khi họ già đi...Nếu con người thật sự không chết thì liệu rằng thuyết vô ngã, vô thường còn đúng không? kinhle

Em hỏi đừng có la em =((


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Duyên Khởi đã viết:Hiện nay, khoa học đang tìm cách làm cho một người bất tử, em có xem một số phim tài liệu về việc đó, như nhân bản vô tính một người, rồi dùng các cơ quan nội tạng đó để thay thế khi họ già đi...Nếu con người thật sự không chết thì liệu rằng thuyết vô ngã, vô thường còn đúng không? kinhle

Em hỏi đừng có la em =((
Họ vẫn bị chi phối bởi luật: sanh, già, bệnh, chết. Họ không chết vì cách này thì cũng chết bởi cách khác. Rồi họ sẽ được mổ xẻ để thay nội tạng mới và sống lại. Chung qui vẫn nằm trong cái vòng sanh tử luân hồi. :-P


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Nguyên tắc thì có thể sống mãi như thế. Nhưng thực tế thì không như vậy. Có nhiều cái không thể lường trước được. Thí dụ
- Cơ thể đào thải bộ phận ghép. Chết.
- Sốc thuốc. Chết .
- Sự vô ý của y tá, hay bác sĩ. Chết.
- Lầm thuốc, chết
- Sai liều lượng, chết
..........................
- Tai nạn giao thông, chết.
- Người thân đã qua đời hết, buồn quá, chết.
- Sống quá lâu, thấy cuộc đời vô nghĩa, chết.
- .......................................
- Tận thế, chết.

Nói tóm lại bề nào cũng chết. Cho nên đừng mơ tưởng làm trái tự nhiên làm gì.
Mọi việc cứ để nó diễn ra trong trật tự tuần hoàn của nó là hay nhất.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

tui cũng từng xem phim tài liệu về một người phật tử Nepal ngồi thiền định suốt 6 năm mà không ăn uống gì, tui cũng từng được xem những chuyện kỳ lạ mà khoa học không giải thích được

Đừng có la tui

https://www.youtube.com/watch?v=qUVrlP2KczA


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

battinh đã viết:
Duyên Khởi đã viết:Hiện nay, khoa học đang tìm cách làm cho một người bất tử, em có xem một số phim tài liệu về việc đó, như nhân bản vô tính một người, rồi dùng các cơ quan nội tạng đó để thay thế khi họ già đi...Nếu con người thật sự không chết thì liệu rằng thuyết vô ngã, vô thường còn đúng không? kinhle

Em hỏi đừng có la em =((
Họ vẫn bị chi phối bởi luật: sanh, già, bệnh, chết. Họ không chết vì cách này thì cũng chết bởi cách khác. Rồi họ sẽ được mổ xẻ để thay nội tạng mới và sống lại. Chung qui vẫn nằm trong cái vòng sanh tử luân hồi. :-P
Dạ, em cũng nghỉ dậy..hehe =((


audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

Với tham vọng chinh phục cái mới, cái lạ của con người, sau này với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, con người có thể thay thế các bộ phận bị hư hỏng trên cơ thể như : đầu mình tứ chi, cơ quan nội tạng, bay lên sao này sao nọ, chế tạo ra máy móc này máy móc nọ,....nhưng vũ trụ là bao la, sự hiểu biết của con người thì có giới hạn.

Như thân bệnh thuộc chất thổ đông tây y có thể chữa khỏi, còn tâm bệnh, nghiệp bệnh là những thứ vô hình không thể thấy thì cả đông y lẫn tây y chính thống hùng mạnh hiện nay cũng không chữa được do không hiểu về đạo học, tha lực, tạo phước để cải nghiệp.

Thân mạng mình không phải do mình làm chủ, nếu không biết cách tu đạo, nhờ tha lực độ trì duy trì thân mạng để có thời gian tu học cải nghiệp tránh dữ làm lành, tạo phước giúp người, sẽ được khỏi thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh.

Dần dà tính thiệt so hơn,
Tuổi xanh qua mất để hờn về sau.


Trong KINH, PHẬT có dạy (về sự GIÀ) như sau:

Có 2 thứ GIÀ (lão), đó là :

NIỆM NIỆM LÃO :

Ðây là cái GIÀ diễn biến ra trong từng giây, từng phút ở nơi thân thể của mình, mà mình không hay biết và cũng chẳng để ý đến, bởi vì sự “diễn biến” của NÓ rất là vi tế và chẳng hiện rõ.

CHUNG THÂN LÃO :

Ðây là cái GIÀ hiện rõ mà mắt thịt vừa nhìn qua thì liền thấy ngay được. Chẳng hạn như khi đến tuổi 60, hoặc về hưu... thì :

Chừng ấy thì Ta mới cảm nhận ra rằng vài ba bộ phận nào đó trong thân thể của Ta đã bắt đầu thay đổi, Chẳng hạn như da bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu bạc, má cóp lại, gối mỏi, chân dùn, còng lưng phải đi cà khom mà thiên hạ gọi là gần đất xa trời,...

Ðến Giai đoạn nầy thì mình đã chính thức bước vào trong lứa tuổi già héo, mỏi mòn.

Khi ấy mới ngậm ngùi than rằng :

Còn đâu vẻ yêu kiều thuở trước,
Có chăng là khô héo làn môi.
Bâng khuâng cất tiếng than dài,
Sắc hương ngày cũ chỉ là mộng thôi !


KINH dạy :

Thân nầy là chậu dơ,
Dường như bình đựng phẩn.
Phàm phu không trí huệ,
Cậy sắc sanh kiêu mạn.
Trong mũi hằng chảy mũi,
Hơi miệng luôn hôi hám.
Mắt ghèn, thân đầy trùng,
Kẻ ngu tưởng sạch, vui !
Như người cầm cục than,
Ðem mài muốn trắng, bóng.
Dầu mài đến mòn hết,
Thể sắc than không đổi.
Dầu muốn thân mình sạch,
Rửa hết nước biển, sông.
Thân trọn không sạch được.
Vì thể chất vốn dơ...


Thân


sotam26
Bài viết: 631
Ngày: 30/01/09 02:14
Giới tính: Nam
Đến từ: NVM
Được cảm ơn: 3 time

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi sotam26 »

Duyên Khởi đã viết:Hiện nay, khoa học đang tìm cách làm cho một người bất tử, em có xem một số phim tài liệu về việc đó, như nhân bản vô tính một người, rồi dùng các cơ quan nội tạng đó để thay thế khi họ già đi...Nếu con người thật sự không chết thì liệu rằng thuyết vô ngã, vô thường còn đúng không? kinhle

Em hỏi đừng có la em =((
Kính hiền hữu duyên khởi! Chính cái tên của đh đã trả lời cho câu hỏi của chính mình!
_1.đó là: Nhân+Duyên= Quả.
_2. Về lý thuyết có thể có một người như vậy nên đó là : VÔ THƯỜNG!
Nhưng vẫn không thấy Tự Tánh nên đó là: VÔ NGÃ!
Do vậy người này dù có cũng Không thoát khỏi: KHỔ!
kính chúc đh thân tâm thường an lạc.
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT.


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

audible đã viết:
Như thân bệnh thuộc chất thổ đông tây y có thể chữa khỏi, còn tâm bệnh, nghiệp bệnh là những thứ vô hình không thể thấy thì cả đông y lẫn tây y chính thống hùng mạnh hiện nay cũng không chữa được do không hiểu về đạo học, tha lực, tạo phước để cải nghiệp.

Thân mạng mình không phải do mình làm chủ, nếu không biết cách tu đạo, nhờ tha lực độ trì duy trì thân mạng để có thời gian tu học cải nghiệp tránh dữ làm lành, tạo phước giúp người, sẽ được khỏi thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh.

Dần dà tính thiệt so hơn,
Tuổi xanh qua mất để hờn về sau.


Trong KINH, PHẬT có dạy (về sự GIÀ) như sau:

Có 2 thứ GIÀ (lão), đó là :

NIỆM NIỆM LÃO :

Ðây là cái GIÀ diễn biến ra trong từng giây, từng phút ở nơi thân thể của mình, mà mình không hay biết và cũng chẳng để ý đến, bởi vì sự “diễn biến” của NÓ rất là vi tế và chẳng hiện rõ.

CHUNG THÂN LÃO :

Ðây là cái GIÀ hiện rõ mà mắt thịt vừa nhìn qua thì liền thấy ngay được. Chẳng hạn như khi đến tuổi 60, hoặc về hưu... thì :

Chừng ấy thì Ta mới cảm nhận ra rằng vài ba bộ phận nào đó trong thân thể của Ta đã bắt đầu thay đổi, Chẳng hạn như da bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu bạc, má cóp lại, gối mỏi, chân dùn, còng lưng phải đi cà khom mà thiên hạ gọi là gần đất xa trời,...

Ðến Giai đoạn nầy thì mình đã chính thức bước vào trong lứa tuổi già héo, mỏi mòn.

Khi ấy mới ngậm ngùi than rằng :

Còn đâu vẻ yêu kiều thuở trước,
Có chăng là khô héo làn môi.
Bâng khuâng cất tiếng than dài,
Sắc hương ngày cũ chỉ là mộng thôi !


KINH dạy :

Thân nầy là chậu dơ,
Dường như bình đựng phẩn.
Phàm phu không trí huệ,
Cậy sắc sanh kiêu mạn.
Trong mũi hằng chảy mũi,
Hơi miệng luôn hôi hám.
Mắt ghèn, thân đầy trùng,
Kẻ ngu tưởng sạch, vui !
Như người cầm cục than,
Ðem mài muốn trắng, bóng.
Dầu mài đến mòn hết,
Thể sắc than không đổi.
Dầu muốn thân mình sạch,
Rửa hết nước biển, sông.
Thân trọn không sạch được.
Vì thể chất vốn dơ...


Thân
Bài văn của đạo hữu viết rất hay, chú Hỉ đã nằm trong chung thân lão rồi thì tu thân mạng thế nào?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

Chú Hỉ đã viết:
audible đã viết:
Như thân bệnh thuộc chất thổ đông tây y có thể chữa khỏi, còn tâm bệnh, nghiệp bệnh là những thứ vô hình không thể thấy thì cả đông y lẫn tây y chính thống hùng mạnh hiện nay cũng không chữa được do không hiểu về đạo học, tha lực, tạo phước để cải nghiệp.

Thân mạng mình không phải do mình làm chủ, nếu không biết cách tu đạo, nhờ tha lực độ trì duy trì thân mạng để có thời gian tu học cải nghiệp tránh dữ làm lành, tạo phước giúp người, sẽ được khỏi thân bệnh, tâm bệnh, nghiệp bệnh.

Dần dà tính thiệt so hơn,
Tuổi xanh qua mất để hờn về sau.


Trong KINH, PHẬT có dạy (về sự GIÀ) như sau:

Có 2 thứ GIÀ (lão), đó là :

NIỆM NIỆM LÃO :

Ðây là cái GIÀ diễn biến ra trong từng giây, từng phút ở nơi thân thể của mình, mà mình không hay biết và cũng chẳng để ý đến, bởi vì sự “diễn biến” của NÓ rất là vi tế và chẳng hiện rõ.

CHUNG THÂN LÃO :

Ðây là cái GIÀ hiện rõ mà mắt thịt vừa nhìn qua thì liền thấy ngay được. Chẳng hạn như khi đến tuổi 60, hoặc về hưu... thì :

Chừng ấy thì Ta mới cảm nhận ra rằng vài ba bộ phận nào đó trong thân thể của Ta đã bắt đầu thay đổi, Chẳng hạn như da bắt đầu nhăn, tóc bắt đầu bạc, má cóp lại, gối mỏi, chân dùn, còng lưng phải đi cà khom mà thiên hạ gọi là gần đất xa trời,...

Ðến Giai đoạn nầy thì mình đã chính thức bước vào trong lứa tuổi già héo, mỏi mòn.

Khi ấy mới ngậm ngùi than rằng :

Còn đâu vẻ yêu kiều thuở trước,
Có chăng là khô héo làn môi.
Bâng khuâng cất tiếng than dài,
Sắc hương ngày cũ chỉ là mộng thôi !


KINH dạy :

Thân nầy là chậu dơ,
Dường như bình đựng phẩn.
Phàm phu không trí huệ,
Cậy sắc sanh kiêu mạn.
Trong mũi hằng chảy mũi,
Hơi miệng luôn hôi hám.
Mắt ghèn, thân đầy trùng,
Kẻ ngu tưởng sạch, vui !
Như người cầm cục than,
Ðem mài muốn trắng, bóng.
Dầu mài đến mòn hết,
Thể sắc than không đổi.
Dầu muốn thân mình sạch,
Rửa hết nước biển, sông.
Thân trọn không sạch được.
Vì thể chất vốn dơ...


Thân
Bài văn của đạo hữu viết rất hay, chú Hỉ đã nằm trong chung thân lão rồi thì tu thân mạng thế nào?
Chào chú Hỉ

Chú lại nói quá rồi, con đâu dám " múa rìu qua mắt thợ ".

Sư phụ con dạy : ngày nào còn thở, tâm trí còn sáng suốt, còn niệm lạy Phật được thì vẫn còn tu thân luyện mạng được thưa chú.

Ngày xửa, ngày xưa những vị vua chúa quyền lực trên đỉnh cao chót vót của danh vọng vẫn cứ phải chết, mà lại còn chết sớm mới ác chớ, họ cũng hoài công đi tìm thuốc trường sanh bất lão còn chưa có nói chi đến thuốc trường sanh bất tử. Họ đi tìm cái ảo tưởng để duy trì cái không phải là của ta, không do ta làm chủ. Triết lý Phật giáo đã nói : Vạn Pháp do tâm sanh, Vạn Pháp do tâm diệt.

Người ở giai đoạn chung thân lão, như bên kia sườn dóc. Họ trượt xuống rất là nhanh, như là xe không có thắng vậy, càng trượt họ lại càng lo sợ, càng lo sợ thì trượt xuống càng nhanh. Đa phần ở tuổi này, lục phủ ngũ tạng đã suy yếu, các tế bào cũng đã già, lại vô minh che mờ phủ lấp, lại do sở kiến chấp, do tinh sai ( ăn uống ), khí thiếu ( lười tập luyện ) , thần suy ( thần bất an, hay hờn giận, cố chấp, ...) gây ra bệnh vì âm dương trong cơ thể mất cân bằng, thì vinh khí, vệ khí của cơ thể không tài nào chống chọi lại với bệnh tật.

Theo luật nhân quả, thì nhân muốn thành quả phải có duyên khởi. Nhân xấu, duyên xấu thì sẽ thành quả xấu là cái chắc rồi. Không vô minh, sở tri kiến chấp, ta lại tạo duyên tốt thì quả xấu không thành được. Duyên tốt là : ăn uống hợp lý, người nào " vay nhiều trả ít " ( béo phì ) thì phải tập thể dục, bớt ăn để buông xả, người nào "vay ít trả nhiều " ( ốm cà tong cà teo, suy dinh dưỡng ) thì phải ăn uống các chất bổ máu, tránh ăn các chất làm phá máu, tập thể dục tăng cường khí lực, tăng oxy, niệm Phật thường xuyên. Kiên trì, chăm chỉ lạy Phật ( tư thế ngũ thể đầu địa ) sáng 30 phút, tối 30 phút, người áp huyết cao thì lạy niệm ra tiếng để xả bớt khí, người nào áp huyết thấp thì lạy Phật niệm thầm để giữ khí không bị mất, đường huyết cao thì không cần ăn thêm đường, đường huyết thấp thì phải ăn thêm đường không thôi sẽ mệt, không đủ sức để lạy Phật . Mặc khác, phải ăn chay, làm lành, lánh dữ tránh tạo nghiệp xấu, cứu giúp người đời,...tạo ra những chủng tử tốt, cảm hóa, hồi hướng những chủng tử xấu không nổi loạn gây đau đớn, bệnh tật cho mình. Sống an vui, tự tại đến khi .....về với đất trời.

Đó là tu tánh luyện mạng ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi người mẹ đang mang thai thì chính người mẹ phải tu tánh luyện mạng cho con bằng ăn uống bổ dưỡng, không ăn các chất phá máu, không được nổi sân làm máu có độc, không sát sanh, làm điều ác hại người,... Đứa con không biết là chủng tử xấu tốt, nhưng muốn nó trở thành đứa con hiếu thảo, bỏ tánh xấu học tánh tốt, mình phải biết tu tâm dưỡng tánh, cho nó nghe kinh pháp để giáo dục nó ngay từ trong bào thai, giúp nó ra đời trở thành người tốt, thì dù chủng tử có xấu, nó cũng ở lại với mình để tu học cùng với cha mẹ nó, đây là ngoài khả năng của y học, thuộc về thế giới tâm linh.

Vài thiển ý của con, nếu có gì xúc phạm kính mong chú, các Bậc Tiền bối và các ĐH từ bi hỷ xả bỏ qua.

Kính
audible


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

audible đã viết:

Chào chú Hỉ

Chú lại nói quá rồi, con đâu dám " múa rìu qua mắt thợ ".

Sư phụ con dạy : ngày nào còn thở, tâm trí còn sáng suốt, còn niệm lạy Phật được thì vẫn còn tu thân luyện mạng được thưa chú.

Ngày xửa, ngày xưa những vị vua chúa quyền lực trên đỉnh cao chót vót của danh vọng vẫn cứ phải chết, mà lại còn chết sớm mới ác chớ, họ cũng hoài công đi tìm thuốc trường sanh bất lão còn chưa có nói chi đến thuốc trường sanh bất tử. Họ đi tìm cái ảo tưởng để duy trì cái không phải là của ta, không do ta làm chủ. Triết lý Phật giáo đã nói : Vạn Pháp do tâm sanh, Vạn Pháp do tâm diệt.

Người ở giai đoạn chung thân lão, như bên kia sườn dóc. Họ trượt xuống rất là nhanh, như là xe không có thắng vậy, càng trượt họ lại càng lo sợ, càng lo sợ thì trượt xuống càng nhanh. Đa phần ở tuổi này, lục phủ ngũ tạng đã suy yếu, các tế bào cũng đã già, lại vô minh che mờ phủ lấp, lại do sở kiến chấp, do tinh sai ( ăn uống ), khí thiếu ( lười tập luyện ) , thần suy ( thần bất an, hay hờn giận, cố chấp, ...) gây ra bệnh vì âm dương trong cơ thể mất cân bằng, thì vinh khí, vệ khí của cơ thể không tài nào chống chọi lại với bệnh tật.

Theo luật nhân quả, thì nhân muốn thành quả phải có duyên khởi. Nhân xấu, duyên xấu thì sẽ thành quả xấu là cái chắc rồi. Không vô minh, sở tri kiến chấp, ta lại tạo duyên tốt thì quả xấu không thành được. Duyên tốt là : ăn uống hợp lý, người nào " vay nhiều trả ít " ( béo phì ) thì phải tập thể dục, bớt ăn để buông xả, người nào "vay ít trả nhiều " ( ốm cà tong cà teo, suy dinh dưỡng ) thì phải ăn uống các chất bổ máu, tránh ăn các chất làm phá máu, tập thể dục tăng cường khí lực, tăng oxy, niệm Phật thường xuyên. Kiên trì, chăm chỉ lạy Phật ( tư thế ngũ thể đầu địa ) sáng 30 phút, tối 30 phút, người áp huyết cao thì lạy niệm ra tiếng để xả bớt khí, người nào áp huyết thấp thì lạy Phật niệm thầm để giữ khí không bị mất, đường huyết cao thì không cần ăn thêm đường, đường huyết thấp thì phải ăn thêm đường không thôi sẽ mệt, không đủ sức để lạy Phật . Mặc khác, phải ăn chay, làm lành, lánh dữ tránh tạo nghiệp xấu, cứu giúp người đời,...tạo ra những chủng tử tốt, cảm hóa, hồi hướng những chủng tử xấu không nổi loạn gây đau đớn, bệnh tật cho mình. Sống an vui, tự tại đến khi .....về với đất trời.

Đó là tu tánh luyện mạng ở mọi lứa tuổi, ngay cả khi người mẹ đang mang thai thì chính người mẹ phải tu tánh luyện mạng cho con bằng ăn uống bổ dưỡng, không ăn các chất phá máu, không được nổi sân làm máu có độc, không sát sanh, làm điều ác hại người,... Đứa con không biết là chủng tử xấu tốt, nhưng muốn nó trở thành đứa con hiếu thảo, bỏ tánh xấu học tánh tốt, mình phải biết tu tâm dưỡng tánh, cho nó nghe kinh pháp để giáo dục nó ngay từ trong bào thai, giúp nó ra đời trở thành người tốt, thì dù chủng tử có xấu, nó cũng ở lại với mình để tu học cùng với cha mẹ nó, đây là ngoài khả năng của y học, thuộc về thế giới tâm linh.

Vài thiển ý của con, nếu có gì xúc phạm kính mong chú, các Bậc Tiền bối và các ĐH từ bi hỷ xả bỏ qua.

Kinh
audible
Chào Audible, bài văn viết rất là hợp ý với chú Hỉ hiện nay, nghĩa là viết rất thích hợp cho người tu thân và tâm. Còn tiến tiến tới giai đoạn hay mong cầu chứng quả thánh, giai đoạn III, dượt lục đạo luân hồi, IV. Quả vị Phật... cần phải tu tập nhiều thêm,
Nhưng giai đoạn đầu mà đạo hữu audible nói thì chưa chắc có mấy người dượt qua ở giai đoạn lìa ngũ dục (ngoại, nội giới). Và trong giai đoạn này chú Hỉ đang hành, nhưng vẫn tiến thối liên miên. Bởi vì có liên hệ đến nghề nghiệp, liên hệ đến gia đình và cũng có liên quan đến chổ ở.

Do đó trong chánh mạng kinh dạy, thì nghề nào thích hợp nhất cho pháp tu thân? Mời đạo hữu viết thêm lần nữa. Thân ái tangbong cafene


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
audible
Bài viết: 75
Ngày: 30/01/15 22:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: SAIGON

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi audible »

Kính chú Hỉ, các bậc tiền bối và các ĐH

Con tuổi đời còn nhỏ, lĩnh hội kinh nghiệm sống trong đời còn non nớt, tu tập theo Phật chỉ mới là bước đầu nên xin phép chú cho phép con được miễn trả lời tiếp câu hỏi của chú.

Trở lại câu hỏi của chủ topic về khoa học làm cho người bất tử, audible có 1 vài thiển ý như sau :

1/ Triết lý Phật Giáo là ngộ được quy luật Nhân-Qủa do duyên hợp thành, là quy luật Sinh-Thành-Hoại-Diệt của vũ trụ vạn vật tự nhiên, con người biết được quy luật đó để học hỏi và tiến hóa, một mình có thể tự giác ngộ toàn vẹn sẽ trở thành thánh nhân, giác ngộ đó người ta gọi là Phật theo Phật Giáo, hay gọi là Đấng Toàn Năng Toàn Giác theo Thiên Chúa Giáo.

Những vị đã giác ngộ toàn vẹn như thế gọi là Phật là người đã giác ngộ, nhưng không có khả năng đem những điều đã hiểu biết của mình giảng dạy giúp người khác thoát khỏi khổ đau, mà chỉ cho người khác nhìn thấy gương tu chứng của mình để tự bắt chước thì Phật Giáo gọi những vị này là Độc Giác Phật hay Bích Chi Phật, những vị này không trở thành 1 vị giáo chủ.

Phật nói 84 muôn ngàn Pháp Môn tu trong vũ trụ vạn vật do Phật thấy biết quy luật tiến hóa theo Nhân-Qủa và duyên kết hợp mà thành, chứ không phải Phật phát minh ra 84 muôn ngàn pháp môn, vì thế tùy theo sự tiến hóa của nhân loại, vùng phong thổ, hoàn cảnh địa dư mà có những sự tiến hóa khác nhau, nên có những vị Giáo Chủ khác nhau nên gọi chung là Tôn Giáo.

Theo quan sát trình độ tiến hóa của nhân loại, những người cùng trình độ tiến hóa tập trung vào 1 vùng, nên có chủng tộc da đen như Phi Châu, trình độ tiến hóa còn thấp, đến chủng tộc da đỏ, nóng tính nhưng thật thà, là trình độ tiến hóa cao hơn, đến chủng tộc da vàng Á Châu gồm những người trình độ tiến hóa thấp đã vượt lên, hoặc những trình độ tiến hóa cao đã tụt lại xuống thấp, trình độ tiến hóa cao hơn chủng tộc da vàng là da đỏ, cao hơn da đỏ là da trắng.

Những người da trắng mới sinh ra cho đến lớn dù không theo đạo nào nhưng những chủng tử trong con người họ là những hạt giống tốt, từ bi, chân thật, thiện lành, hữu ích, đời sống văn minh, lịch sự...

Đối với sự tiến hóa cá nhân, thì trong 1 chủng tộc, có những người xấu người tốt, người da sáng người da tối, có người hiền người dữ, đó là sự tiến hóa cá nhân, Phật nhìn thấy đấy là luật nhân-qủa và duyên tốt xấu kết hợp mà thành. Trong những chủng tộc đó vị bồ tát từ trình độ tiến hóa cao đã giác ngộ thành Phật tự nguyện xuống giáo hóa ở những chủng tộc còn tiến hóa thấp để nâng trình độ tiến hóa ở vùng đó lên, thí dụ như Luật sư da đen Martin Luther King, hay ông Nelson Mandela...

Nhớ rằng con người sinh ra để học hỏi và tiến hóa, có thăng trầm, có tiến có lùi, có sung sướng, có khổ đau, nên Phật chỉ ra con đường sáng thì có người đi nghịch lại con đường của Phật phá hoại Phật pháp, đó là ma Ba Tuần, để cho con người tự học bài học so sánh tốt xấu, thiện ác.

Ma Ba Tuần nói với Phật : Ta nói cho ngươi biết : Về sau ta sẽ trá hình làm người đầu tròn áo vuông xuất gia ở trong đạo ngươi để phá đạo ngươi. Lúc đó Phật rơi nước mắt, Phật nói : Chỉ có vi trùng trong sư tử mới giết con sư tử, chỉ có những Phật tử nhân danh Phật pháp, không giữ giới, để mất đi tiếng tăm thanh danh và thọ mạng của Phật pháp, và những người con Phật xuất gia tỳ kheo, tỳ kheo ni, những vị xuống tóc này ở trong đạo mới phá được đạo ta, đó là ma trá hình, họ lý luận Phật pháp rất hay, nhưng đó là lý thuyết là bã mía, và họ vẫn bị đọa lạc.

Về quy luật tiến hóa tâm linh mỗi người khác nhau theo 84 muôn ngàn pháp môn, nhưng tiến hóa của vũ trụ vạn vật không ngoài Sinh-Thành-Hoại Diệt, để giữ quy luật quân bình âm dương, như ngày-đêm, sáng-tối, nóng-lạnh, xấu-tốt, cho con người nhìn thấy , thuận theo quy luật thì an nhiên tự tại trong cuộc sống, nghịch lại quy luật thì khổ đau.

Quy luật âm dương lớn nhất hiện nay đối với xã hội làm ảnh hưởng đến đời sống tâm linh con người là hai khối Tư Bản và Cộng Sản, khiến cho con người sống trong hai khối đó hoàn toàn khác nhau, theo quy luật âm dương hút nhau, nên những người trong Tư Bản lại thích chế độ Cộng Sản, và ngược lại, điều đó không có gì là ngạc nhiên, con đường tu tập và tiến hóa do mình chọn.

Cũng như thế, theo một tôn giáo nào cũng do mình chọn, Thiên Chúa Giáo, Phật Giáo, Hồi Giáo, Ấn Giáo, Tin Lành, Bà La Môn, Ai Cập Giáo (khi chết thì ướp xác) Tây Tạng Giáo (Mật Tông), Thần Giáo, Khổng Giáo, Lão Giáo...tùy theo mình muốn có đời sống như thế nào, đi về đâu và đời sống miễn sao những tôn giáo đó không dạy mình ích kỷ ác độc vô cảm làm hại đến những người khác, tôn giáo đúng nghĩa là phải dạy cho mình có đời sống chân thật, thiện lành, hữu ích......

2/ Làm con người, trở lại đời sống đơn giản sống với thiên nhiên, không cần phải lo nghĩ phải ăn uống làm sao cho đúng. Muốn cho đúng phải theo quy luật tự nhiên : đói ăn, khát uống, mệt ngủ nghỉ đó là tiêu chuẩn Tinh-Khí-Thần hòa hợp.

Theo đạo học, tránh thân bệnh, khi đói bất cứ ăn uống thứ gì, sau khi ăn kiểm soát áp huyết đúng tiêu chuẩn tuổi, khi đường xuống thì ăn uống thêm các chất ngọt, táo bón thì ăn chất nhuận trường, tiêu chảy thì ăn những thứ làm cơ thể tăng nhiệt.

Tránh nghiệp bệnh thì không ăn thức ăn động vật làm tâm tính nóng nẩy, sân hận, lại hiếu sát dùng mạng thú vật để nuôi mình, những linh hồn tế bào súc vật kết oán thù kẻ giết hại nó, đã tiết ra những chủng tử chứa độc tố khi lọt vào cơ thể mình sẽ trở thành bệnh.

Sở dĩ chúng ta bệnh do ăn nhiều, dư thừa những chất có khí thăng và liễm làm tăng thể trọng, tăng âm là tăng máu nở da thịt, nhiều mỡ…, nhưng lười vận động thiếu khí. Công việc của những người này lại ít vận động, thay vì ăn gạo lức muối mè mất 3-6 tháng mới xuống cân, thì nếu đổi lại những người làm lao động nặng như đạp xích lô, phu khuân vác, mất sức mất khí lực, khí xuất, khí hạ, mất hết năng lượng, tiêu mất mỡ thoát chất béo, chất ngọt theo đường mổ hôi, mất nước là mất âm sẽ ốm gầy, thì cần gì phải ăn gạo lức muối mè.

Tuy nhiên đã gọi là nghề thì mỗi người mỗi hoàn cảnh khác nên có thêm chữ nghiệp đi kèm. Do đó ngành y học bổ sung chú trọng đến sự hòa hợp của 3 yếu tố Tinh-Khí-Thần, nếu Tinh dư thì tập khí công tăng khí, có bài làm hạ áp huyết tiêu mỡ hạ đường, thiếu đường ăn thêm chất ngọt và bỏ không dùng thuốc hạ đường khi mức đường xuống thấp, thiếu máu ăn uống nước củ dền cà rốt, bỏ thuốc chữa cao áp huyết khi áp huyết xuống dưới 110mmHg, mỗi ngày nhờ bác sĩ của mình là máy đo áp huyết, máy đo đường thử cho mình sẽ biết mình ăn uống và tập luyện khí công đúng sai để điều chỉnh.

Cách áp dụng này thật đơn giản, dễ làm, nhưng vì vô minh do sở tri kiến chấp những kiến thức của tây y, không ai dám làm theo, nên thánh nhân đã từng nói chúng sinh không muốn hết bệnh là vậy.

3/ Đã sinh ra làm người, dù muốn dù không ai cũng phải trải qua một qúa trình học hỏi để tiến hóa, tùy theo nhân tạo tác tốt xấu sẽ nhận được hậu qủa tốt xấu, nếu tính theo thang điểm, chúng ta sẽ tái sanh trở lại làm người, hay thăng tiến cao hơn cõi ngưởi, hay phải đọa làm ngạ qủy súc sanh hoặc sa địa ngục.

Có người nói tôi chả học gì cả, cứ sống tự nhiên theo ý muốn. Nhưng chúng ta quên một điều, khi mới sanh ra chúng ta chưa biết làm gì, chúng ta phải học ăn, học nói, khi lớn lên phải đi làm kiếm tiền để dành giật miếng ăn chật vật khổ sở hay sung sướng đều do sự khôn ngoan kinh nghiệm trường đời của chúng ta, đấy là học, có khi thất bại nhiều lần mới có sự thành công. Trong suốt cuộc đời đều là học để tiến hóa, theo luật nhân qủa của đạo Phật đều phải tác nghiệp tạo nhân, mới có qủa, nhân tốt có qủa tốt, nhân xấu có qủa xấu, tính theo nấc thang điểm tốt xất để khi bỏ xác thân vật chất này, những chủng tử nghiệp ân oán với người với vật là những dữ liệu, thảo chương tốt xấu đó theo linh hồn tái sanh trong môi trường thích hợp tương ứng với thang điểm tốt xấu ấy, nếu xấu thì tái sanh làm ngạ qủy súc sanh gọi là ngụp lặn mãi trong bể khổ luân hồi sanh tử do vô minh.

Vô minh không có nghĩa là không có học thức, những người có học thức ở trường đời vẫn có những vô minh vì không hiểu luật nhân qủa vẫn tác nghiệp xấu lãnh qủa xấu.

4/ Doanh Phần trong cơ thể con người bao gồm chức năng của 4 tạng phủ là Bao tử, Ruột già, Gan, Tâm Bào.

Bao tử là nơi nhận thức ăn phải đúng và đủ theo nhu cầu cơ thể là những chất tạo sinh ra máu, sinh ra khí, đủ lượng nước để tạo phản ứng điện giải với điều kiện nhiệt độ làm chín nhừ thức ăn, nhiệt độ bao tử theo đông y trong điều kiện tốt là thấp-nhiệt 41 độ C, nếu nhiệt độ bao tử thấp hơn do ăn những thức ăn có tính hàn như nhiều rau xanh, khổ qua, đậu xanh, giá sống thì thức ăn sẽ không tiêu, ngược lại thức ăn có nhiều chất cay nóng khô có tính nhiệt như nhiều thịt nướng, nhiều cay nóng, khô, không đủ chất lỏng làm nhuyễn thức ăn, thức ăn cũng khó tiêu, không thể chuyển hóa thành chất lỏng.

Lực bóp của bao tử có mạnh, thức ăn mới chuyển thành chất lỏng và đủ sức đẩy xuống ruột non thấm qua màng ruột theo mao mạch về tim.

Ruột già cũng phải có lực co bóp tạo thành phân tốt, còn nuớc dư thừa thấm qua màng ruột vào bàng quang

Tâm bào là hệ thống tuần hoàn máu dài 90.000km có nhiều mao mạch bám vào cơ sở tạng phủ để trao đổi máu nuôi tế bào tạng phủ, trao đổi hồng cầu và oxy cho từng tế bào, đem máu đỏ vào, theo động mạch, lấy máu đen ra theo tĩnh mạch, phổi cung cấp oxy để duy trì công thức máu, qua thận lọc máu xấu, lấy máu tốt chứa trong gan, gan cung cấp máu cho tim bơm máu tuần hoàn.

Gan là kho chứa máu cung cấp đủ máu cho tim tuần hoàn theo hệ thống màng tâm bào và các ống mạch động mạch tĩnh mạch và mao mạch dẫn đến từng tế bào, nên gan cũng cần khí lực co bóp đủ mạnh.

Như vậy, chúng ta phải tìm ra bài tập nào có khả năng làm co bóp tim, co bóp phổi, co bóp bao tử, co bóp gan, co bóp ruột làm tăng lực bơm máu thúc đẩy động mạch tĩnh mạch đủ mạnh thông khí huyết vào tận những mao mạch trao đổi máu khắp các tế bào tạng phủ, dồn hết máu và khí ưu tiên cho tạng phủ để chữa những tế bào ung thư thay cũ đổi mới, thì phải ép cả những mao mạch các bắp thịt ở tay chân dồn vào trong bụng.

Tìm tất cả những bài tập khí công của tất cả các trường phái khí công, võ thuật, yoga không có bài nào đáp ứng được những yêu cầu trên, duy chỉ có 1 bài chữa được bệnh ung thư là bài Cúi Lạy Phật phối hợp với động tác Yoga để thành ra bài tập khí công chữa bệnh ung thư có kết qủa .

Môn lễ lạy nhiều vị Phật xưa nay các chùa đều hành trì chúng ta vẫn cung kính tán dương tùy hỷ, nhưng con đường mình đi là lạy 1 vị Phật, có nhiều người bán tín bán nghi, lạy 1 Phật không đủ, phải lạy nhiều Phật, lúc lâm chung không ông Phật này cứu thì ông Phật kia rước.

Nếu 1 Phật bạn không cảm thì vạn Phật cũng không cảm, thì không Phật nào rước luôn, mà 1 Phật bạn đã cảm rồi thì tất cả Phật bạn đều cảm hết, cho nên lý Hoa Nghiêm mới nói 1 là tất cả, tất cả là 1, và công đức lạy 1 Phật bằng vạn Phật.

Hòa Thượng Tịnh Không nói nếu bạn lạy vạn Phật, bạn lạy Phật trước thì quên Phật sau, khó đi vào nhất tâm, vì vậy cho nên bạn lạy 1 Phật A Di Đà cảm được Phật thì trong ánh hào quang của Phật A Di Đà có vô số Phật, vô số bồ tát hiện ở trong, nương danh hiệu A Di Đà Phật để ngộ tánh nghe rất dễ, nên chư tổ nói, miệng niệm, tai nghe rõ ràng từng chữ từng câu không cho sót, cứ nghe hàng ngày liên tục đừng cho quên, thì cách nhép môi niệm A Di Đà Phật là không quên, niệm trong đầu bằng tư tưởng rất dễ quên và bị hôn trầm, buồn ngù.

Lạy Phật niệm Phật thành tâm được 10 công đức lễ Phật, theo kinh Pháp Hoa, mắt mình nhìn Phật niệm Phật được 800 công đức, miệng mình xưng danh hiệu Phật được 1200 công đức, tai mình nghe lại tiếng niệm của mình được 1200 công đức, thân mình chắp tay trang nghiêm được 800 công đức, mũi ngửi những mùi nhang thanh tịnh không đắm nhiễm hương trần bên ngoài được 800 công đức, ý mình lắng nghe không trụ nơi đâu được 1200 công đức, khi trụ vào nơi nào nó dính mắc nơi đó nên khó nhập thể tánh, mà lắng nghe ý mình theo dõi từng chữ từng câu niệm Phật rõ ràng được 1200 công đức, mắt nhìn bị giới hạn cách vách cho nên nó được 800 công đức, tai nghe qua khỏi vách nên được 1200 công đức, thân mình giới hạn hơn nên được 800 công đức, nếu bạn ngồi nhắm mắt nó mất 800 công đức, thân không trang nghiêm lễ Phật mất 800 công đức, cách lễ Phật nghe lại âm thanh do miệng phát ra là cách tu của Quan Thế Âm Bồ Tát, nên nghe lại âm thanh câu A Di Đà Phật gọi là Diệu âm, diệu Y báo, diệu chánh báo, đó là lời giảng của Hòa Thượng Tịnh Không.

Ngoài ra Lạy Phật diệt tội hà sa, ngoài công năng sám hối, nó còn có công dụng về y học để khí huyết trong người lưu chuyển. lạy ít nhất 300 lạy mỗi ngày làm khí huyết lưu thông đi khắp đầu cổ gáy vai lưng bụng cột sống đầu gối khớp tay chân, ép bắp chân, ép các cơ quan bao tử, gan, ruột, thận… giúp đưa máu đến nuôi dưỡng các tế bào tim, phổi, gan, bao tử, ruột, thận, xương cốt, da thịt, đều được thay đổi oxy theo nhịp thở, nhịp cúi lạy, có công năng phục hồi tế bào bệnh, tế bào thoái hóa, tế bào lão hóa, và làm trẻ hóa tế bào.

Do đó chúng ta không lấy làm lạ những người thực hành phương pháp Lạy Phật Trì Danh, như Hoà Thượng Tịnh Không nên ngài 86 tuổi mà da mặt hồng hào, trẻ lại, sức khỏe bằng tuổi thanh niên, cách 3 năm trước Thầy Thích Giác Nhàn mặt ốm, đen, sau 5 năm Lạy Phật trì Danh 1000 lạy mỗi ngày, da mặt đổi khác, tướng hảo quang minh, hồng hào. Nữ Pháp Sư Đạo Chứng là 1 nữ bác sĩ bị ung thư, quyết theo pháp môn niêm Phật Trì Danh để tự chữa bệnh mà được khỏi bệnh, đã rút kinh nghiệm viết thành sách “ Lạy Phật và Y Học” phổ biến cho mọi người biết công năng của pháp môn lễ lạy Phật như một môn thể dục khí công và Trì Danh là môn luyện hơi thở làm tăng cường nội lực, thu nhận được nhiều oxy để chuyển hóa tế báo, phục hồi tế bào bệnh, trẻ hóa tế bào lành vừa giúp cho bệnh nhân khỏi bệnh, vừa giúp thân tâm an lạc thân tâm không còn bệnh và sám hối bằng cách Lạy Phật Trì Danh thì nghiệp bệnh tiêu trừ.

Ngoài ra nhờ Lạy Phật Trì Danh mỗi ngày từ 300-1000 lạy trang nghiêm cung kính cảm ứng với Phật, lúc không lạy Phật thì nhép miệng niệm Phật gọi là Phản Văn Trì Danh, miệng niệm tai nghe, cũng là cách luyện hơi thở làm tăng nội lực, như vậy là đã thực hành đúng như lời khai thị của Đại Sư Ấn Quang, nhiếp tâm niệm Phật từ sáng đến tối từ tối đến sáng không rời câu niệm Phật, không bị gián đoạn, không bị xen tạp thì câu niệm Phật A Di Đà hoà với Phật Quang, Phật quang hòa với câu niệm Phật, tâm mình tương ưng với tâm Phật, đúng với Pháp Môn Tịnh Độ, các bạn thực hành chỉ 1 phương pháp Lạy Phật Trì Danh và Phản Văn Trì Danh này là đã có đủ Tín-Hạnh-Nguyện, cách này giúp niệm Phật không xen tạp, không vọng tưởng, không hôn trầm, mệt mỏi, thân không bệnh tật, lìa mọi đớn đau.

Hoà Thượng Tịnh Không nói nếu lạy Phật thường xuyên sắc thân tốt đẹp không bị thời gian không gian phá hư hoại, sắc thân khi chết gọi là “tử ma chân kim”, thì lo gì không được an vui tự tại vãng sanh về Tây Phương Cực Lạc.

Nói ra ai cũng cho rằng lý thuyết này đứa trẻ 8 tuổi cũng đã biết, nhưng ông già 80 tuỗi vẫn làm suốt đời mà chưa xong.

Nếu gọi là xong, có nghĩa là đã bệnh và chết không còn làm được nữa. Buông tay, Thế là xong !


SÁM NGUYỆN

Đệ tử hôm nay qùy trước điện
Chí tâm đảnh lễ Đấng Từ Tôn
Đã bao phen sanh tử dập dồn
Trôi lăn mãi trong vòng lục đạo
Thế Tôn đã đinh ninh dạy bảo
Mà con còn đắm đuối mê say
Mắt ưa xem huyễn cảnh hằng ngày
Tai thích tiếng mật đường dua nịnh
Mũi quen ngửi mùi thơm bất tịnh
Lưỡi dệt thêu lắm chuyện gay go
Thân ham dùng gấm vóc se sua
Ý mơ tưởng bao la vũ trụ
Bởi lục dục lòng tham không đủ
Lấp che mờ trí tuệ từ lâu
Hôm nay mong giác ngộ hồi đầu
Xin sám hối phơi bầy tỏ rõ
Nguyện tội ác từ nay lìa bỏ
Chuyển sáu căn ra khỏi lầm mê
Trước đài sen thành kính hướng về
Tịnh tâm ý quy y tam bảo
Phật giới cấm chuyên trì chu đáo
Dứt tận cùng cội rễ vô minh
Trí phàm phu tự lực khó thành
Cầu đại giác từ bi gia hộ
Dầu phải chịu muôn ngàn gian khổ
Con dốc lòng vì đạo hy sinh
Nương Từ Quang tìm đến Bảo Thành
Đặng tự giác, giác tha viên mãn.

Nếu có gì thất lễ , kính mong chú , các bậc tiền bối và các ĐH từ bi hỷ xả bỏ qua.

A Di Đà Phật

audible


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Em hỏi câu này, đừng có la em

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

Chú Hỉ xin chào audible, Bài văn cháu viết rất là rành mạch về đông y sĩ kết cấu với văn học Phật giáo nhiều lắm, Có phải cháu đang học về đông y, nghiên cứu sự khế hợp lại Phật giáo. Vậy cháu là ai hoặc cho biết về nguyện vọng định hướng thế nào, ở nơi diễn đàn.

Và Chú Hỉ muốn hỏi thêm về đoạn trích dẫn này:
Do đó chúng ta không lấy làm lạ những người thực hành phương pháp Lạy Phật Trì Danh, như Hoà Thượng Tịnh Không nên ngài 86 tuổi mà da mặt hồng hào, trẻ lại, sức khỏe bằng tuổi thanh niên, cách 3 năm trước Thầy Thích Giác Nhàn mặt ốm, đen, sau 5 năm Lạy Phật trì Danh 1000 lạy mỗi ngày, da mặt đổi khác, tướng hảo quang minh, hồng hào. Nữ Pháp Sư Đạo Chứng là 1 nữ bác sĩ bị ung thư, quyết theo pháp môn niêm Phật Trì Danh để tự chữa bệnh mà được khỏi bệnh, đã rút kinh nghiệm viết thành sách “ Lạy Phật và Y Học” phổ biến cho mọi người biết công năng của pháp môn lễ lạy Phật như một môn thể dục khí công và Trì Danh là môn luyện hơi thở làm tăng cường nội lực, thu nhận được nhiều oxy để chuyển hóa tế báo, phục hồi tế bào bệnh, trẻ hóa tế bào lành vừa giúp cho bệnh nhân khỏi bệnh, vừa giúp thân tâm an lạc thân tâm không còn bệnh và sám hối bằng cách Lạy Phật Trì Danh thì nghiệp bệnh tiêu trừ.
HT Tịnh Không thì đã thấy ở Youtube, còn thầy Thích Giác Nhàn VN xin cho biết tài liệu nào Thầy 5 năm lạy Phật và trì danh 1000 lạy mỗi ngày?


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.28 khách