Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Minh
Bài viết: 44
Ngày: 19/07/14 20:26
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Minh »

Kính mong Quý đạo hữu của diễn đàn hoan hỷ giải đáp cho thắc mắc này của tôi

Con xin chân thành xám hối cùng chư vị Bồ Tát kinhle


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Trong giới Bô Tát có giới cấm đốt rừng


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Huệ Minh đã viết:Kính mong Quý đạo hữu của diễn đàn hoan hỷ giải đáp cho thắc mắc này của tôi

Con xin chân thành xám hối cùng chư vị Bồ Tát kinhle
Em nghĩ là KHÔNG!
Tại vì, Sát sanh chỉ dùng cho động vật(tức là chúng sanh hữu tình), Cây không phải là một chúng sanh hữu tình
Tuy nhiên, cây nuôi sống các loài khác(trong đó có con người), nên giết hại cây cối cũng dẫn đến ảnh hưởng cuộc sống của các loài khác :D
tangbong


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Duyên Khởi đã viết:
Em nghĩ là KHÔNG!
Tại vì, Sát sanh chỉ dùng cho động vật(tức là chúng sanh hữu tình), Cây không phải là một chúng sanh hữu tình
Bạn có hơi phiến diện khi cho rằng Sát sanh chỉ áp dụng cho động vật không?
Sát sanh chỉ đơn giản là hành động nhằm để chấm dứt sự sống của đối tượng đó
Ví dụ: một người khỏe mạnh, có nhịp tim nhịp thở, có hô hấp, ta làm cho người đó chết. Và một cái cây cũng khỏe mạnh, cũng có trao đổi chất, ánh sáng quang hợp, hấp thụ không khí, ta làm cho nó héo khô
Sát sanh theo cách hiểu của bạn chỉ đơn giản là giết. Nên nhớ giết cũng là hành động nhằm để chấm dứt sự sống của đối tượng


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chặt phá cây rừng có phải là tội hay không thì chưa biết. :D

Nhưng nếu loài người chặt hết cây rừng trên thế giới thì loài người sẽ bị diệt vong! Tại sao kỳ vậy ta! Vì giữa người và thực vật có mối tương sinh mật thiết, ngoài việc chúng cấp hoa trái cho chúng ta làm đẹp và ăn, chúng còn lọc thán khí (CO2) và thải ra dưỡng khí (O2) làm sạch môi trường cho ta sống. Thán khí ở đâu ra? Cũng do con người mà ra. Khi ta thở ra, ta thải ra ngoài chất độc thán khí, lá cây hấp thụ (lọc) thán khí để sống và thải ra dưỡng khí cho ta sống. Đó là quy luật tương quan và tương sinh vậy.

Vì vậy trong nhà ta thường chưng bày những chậu bông hoa ngoài mục đích làm đẹp và cũng nhờ chúng lọc thán khi và cấp dưỡng khí cho ta sống.

Tóm lại giết chúng nó cũng là giết luôn chúng ta!

(Hồi sáng thấy đạo hữu "phi ngã" vào la toáng lên một câu, mà bây giờ lại biến mất tiêu.) :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Rừng hết thì không chỉ loài người mà toàn bộ sự sống trên hành tinh này sẽ bị diệt vong!

Do đó phá rừng không phải là sát sinh mà là ĐẠI SÁT SINH! timeeeout


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

battinh đã viết:Chặt phá cây rừng có phải là tội hay không thì chưa biết. :D

Nhưng nếu loài người chặt hết cây rừng trên thế giới thì loài người sẽ bị diệt vong! Tại sao kỳ vậy ta! Vì giữa người và thực vật có mối tương sinh mật thiết, ngoài việc chúng cấp hoa trái cho chúng ta làm đẹp và ăn, chúng còn lọc thán khí (CO2) và thải ra dưỡng khí (O2) làm sạch môi trường cho ta sống. Thán khí ở đâu ra? Cũng do con người mà ra. Khi ta thở ra, ta thải ra ngoài chất độc thán khí, lá cây hấp thụ (lọc) thán khí để sống và thải ra dưỡng khí cho ta sống. Đó là quy luật tương quan và tương sinh vậy.

Vì vậy trong nhà ta thường chưng bày những chậu bông hoa ngoài mục đích làm đẹp và cũng nhờ chúng lọc thán khi và cấp dưỡng khí cho ta sống.

Tóm lại giết chúng nó cũng là giết luôn chúng ta!

(Hồi sáng thấy đạo hữu "phi ngã" vào la toáng lên một câu, mà bây giờ lại biến mất tiêu.) :D
Bạn à, đó lậu nhân quả của việc Sát sanh. Nếu không phải Sát sanh thì không thể có nhân quả này tangbong


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

CDHH đã viết:Rừng hết thì không chỉ loài người mà toàn bộ sự sống trên hành tinh này sẽ bị diệt vong!

Do đó phá rừng không phải là sát sinh mà là ĐẠI SÁT SINH! timeeeout
Hi! Vậy đạo hữu hãy cho biết Sát sanh là sát sanh đối với cái gì? Với cái cây hay với con người? :D
Rõ ràng, thâm ý của người hỏi là "Chặt cây rừng" có phải là sát sanh hay không?
Còn sinh vật, con người sống dựa vào đó thì chưa chắc đã giết hại con người hay sinh vật. Nếu không có cây thì con người có thể dựng đê điều để tránh lũ, không có cây cho trái thì con người có thể sống bằng chăn nuôi, với khoa học hiện đại ngày nay, mình không thể khẳng định con người không tự tạo ra một thứ lương thực để nuôi sống mình.Ở Nhật bản, người ta đã làm ra thịt từ phân người thông qua công nghệ chiết cấy pro-tê-in. Do vậy, không có rừng thì chưa chắc con người đã diệt vong kinhle


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Huệ Minh đã viết:Kính mong Quý đạo hữu của diễn đàn hoan hỷ giải đáp cho thắc mắc này của tôi
Nếu nhìn nhận trực tiếp chỉ hành động chặt phá rừng thì:
Tội chặt phá rừng không phải là tội sát sanh. Vì nếu chặt phá rừng là sát sanh, thì hái rau ăn cũng sát sanh, nhổ cỏ dại cũng sát sanh. Hành động chặt, phá, nhổ,... thực vật chẳng thể gọi là sát sanh. Vì loài hữu tình mới được tính là chúng sanh, loài vô tình không được tính là chúng sanh.

Nếu nhìn nhận gián tiếp, sâu xa, chặt phá rừng có rất nhiều tội:
- Trộm cắp [của thiên nhiên, của nhà nước mà tự ý cướp làm lợi riêng cho mình]
- Gián tiếp sát sanh [gián tiếp giết những loài tá túc trên thân cây, hoặc xa hơn khiến con người và nhiều loài vật bị chết do ô nhiễm, do mất cân bằng sinh thái, do lũ lụt,...]

Tùy theo quy mô, mức độ, sức ảnh hưởng mà việc chặt phá rừng được quy ra là tội khác nhau, nên không thể kết luận chặt phá rừng là tội sát sanh được, nhưng chặt phá rừng thì thường gây ra rất nhiều hậu quả về sau, nên chắc chắn kẻ đi chặt phá rừng là đang tạo ác nghiệp lớn. ./..,.,


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Đốn cây phá rừng: Hiểm họa trước mắt của nhân loại


Trời đất (dương âm) giao hòa sinh hóa nuôi dưỡng muôn loài. Một trong những quy luật căn bản ấy là sự giao hòa Từ, Quang, Nhiệt,Thủy, Khí. Trong đó cây có vai trò là một mắc xích quan trọng của cuộc sinh hóa ấy, nó thu dung cacbonic chuyển vào lòng đất để sinh hóa tái tạo oxy cung cấp cho hành tinh, ví như những chiếc vòi của “thán khí mạch” vậy.

Con người đốn cây phá rừng bừa bãi, mức độ mỗi ngày rộng hơn. Với tốc độ phá hiện nay nếu không có biện pháp ngăn chặn kiên quyết thì chỉ một thời gian ngắn nữa toàn bộ rừng nguyên thủy sẽ bị phá hết, điều đó sẽ là thảm họa diệt vong của nhân loại.


TÁC HẠI ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG NHIỆT KHÍ:

Đốn cây phá rừng là phá vỡ hệ thống sinh thái của trái đất, cây không còn đủ thu hút cacbonic về để lòng đất sinh hóa tái tạo oxy cung cấp cho sự sống của con người và vạn vật, và là nguyên nhân chính yếu gây ra biến đổi khí hậu. Nó làm cho nhiệt độ trái đất diễn biến theo 2 chiều trái ngược nhau là khí quyển nóng lên và ngược lại lòng đất ngày càng lạnh đi; dữ kiện đó biểu hiện như sau:

a)- Khí quyển ngày càng nóng lên:

Oxy không phải là vô tận (hệ quả 3 định luật hấp thu chuyển hóa năng lượng), hằng ngày con người, vạn vật hô hấp, máy móc tiêu thụ oxy, thải ra cacbonic, nhờ cây thu dung chuyển vào lòng đất sinh hóa tái tạo oxy cung cấp trở lại mà vạn vật sinh tồn; trong khi nhân loại ngày càng phát triển: đến nay có đế 9 tỷ người tiêu thụ ngày càng nhiều oxy, chăn nuôi phát triển thái quá cũng tiêu thụ ngần ấy, kế đến là ngành công nghiệp và giao thông…tiêu thụ; mặt khác con người lại đốn cây phá rừng, cacbonic không thu về đủ để lòng đất sinh hóa tái tạo cung cấp, bầu khí quyển ngày càng thiếu oxy.

Về thời khí thì diễn biến trước tiên là tầng khí (oxy) lạnh làm trung hòa bảo vệ môi trường ngày càng mỏng đi, không đủ sức quân bình âm dương nhiệt – khí (nhiệt mặt trời qua tầng khí oxy lạnh làm giảm nhiệt độ trước khi đến mặt đất) nay lượng oxy giảm không quân bình với nhiệt mặt trời, đó là nguyên nhân làm khí quyển ngày càng nóng lên.

b)- Lòng đất ngày càng lạnh đi:

Phản ứng hóa học kết phát nhiệt, sự phản ứng chuyển hóa cacbonic thành oxy cũng kết phát nhiệt trong lòng đất như sự kết phát nhiệt cơ thể người vậy (xem phần b định luật hấp thu chuyển hóa năng lượng), nhiệt lượng ấy được nham thạch lưu dẫn khắp nơi tạo khí lực cho đất; đốn cây phá rừng làm cho việc thu cacbonic về lòng đất ít đi, phản ứng kết phát nhiệt giảm, cùng với việc khai thác dầu, khai thác nước ngầm tạo núi lửa, núi lửa đại dương và sự tỏa nhiệt mạnh cục bộ, nhiệt bị hao (sẽ nói rõ phần sau), làm lòng đất ngày càng lạnh đi; mùa đông những năm gần đây đầy băng tuyết, lạnh nhứt trong lịch sử, nhứt là châu Âu Mỹ, thậm chí nhiều nơi nước kết băng giữa mùa hè là biểu hiện rõ. Mới đây ngày 09/01/2014 tất cả 50 bang của Mỹ đều lạnh dưới oo, đặc biệt có những bang lạnh -53o (lạnh hơn nam cực), một việc chưa từng lịch sử.

Ai cũng biết bắc cực và nam cực thiếu ánh nắng Mặt Trời nên lạnh nhứt hành tinh, nay nước Mỹ nơi có đầy đủ ánh nắng Mặt Trời mà lạnh nơn cả nam cực là "điều lạ", các nhà Khoa học chắc chắn không lý giải nổi.

Đấy chính là điều nguy hại cho cả nhân loại mà nước Mỹ đang và sẽ gánh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất sắp tới; điều đó cho thấy mầm móng gây thảm họa cho nhân loại ở ngay trong lòng đất và bầu khí quyển chúng ta đang sống chớ không phải "Thiên thạch" hay "bão Mặt Trời", Nasa và các nhà Thiên văn học nên quay lại nghiên cứu sâu hơn nội tại nơi Trái đất của mình nhằm có biện pháp cứu giải thiết thực, hơn là đi nghiên cứu "Thiên thạch" hay Mặt trăng, sao Kim, sao Hỏa… chẳng đem lại lợi ích gì.

Hai điều gây hại trước mắt cho nhân loại là:

a)- Khí quyển nóng làm băng hai đầu địa cực bị tan, lượng khí lạnh mang đi trang trải trên bầu trời ngày càng mỏng hơn, phản ứng dây chuyền làm bầu khí quyển mỗi ngày một mất cân đối âm dương nhiệt, khí. Diễn biến ấy đã và đang biểu hiện ra với những hậu quả nghiêm trọng báo hiệu một tương lai không ổn định của cuộc nhân sinh.

b)- Khí quyển nóng còn tác động đến nhịp sinh hóa của người và vật:

Bầu khí quyển thiếu oxy là thiếu (âm), thừa nhiệt (dương) làm cơ thể người và động vật bốc hơi mạnh, khô da, vàng tóc, thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa, giảm thọ.

Dương là phấn phát năng động, dương cường thiếu âm quân bình người hay suy tư căng thẳng thần kinh, mất ngủ, dẫn đến suy nhược thần kinh và các bệnh về tim mạch, nhất là đối với người cao tuổi.

ĐỐN CÂY PHÁ RUNG LÀ NGUYÊN NHÂN CHỦ YẾU CỦA THIÊN TAI, TRỰC TIẾP TẠO LŨ LỤT:

- Đốn cây còn là nguyên nhân chủ yếu gây ra mọi thiên tai, nhứt là lũ lụt.
Mỗi cây đều thường xuyên giữ trong cơ thể nó một lượng nước, nếu gom tất cả cây trên hành tinh lại, lượng nước ấy như một cái biển trên lục địa. Cây bị đốn đầu tiên nước bốc hơi, tiếp sau gây ra mưa nhiều hơn bình thường. Khi mưa cây vừa thu hút nước vừa làm xốp đất thẩm thấu một lượng nước lớn vào lòng đất tạo mạch ngầm đổ ra biển, đốn cây vừa tăng lượng mưa vừa làm mặt đất chai lì không thẩm thấu nước được, sinh ra lũ lụt ngày càng nặng.

Khí quyển đang thiếu oxy (hàn) để trung hòa nhiệt khí, một điển hình là mùa hè năm 1998 có cái nóng đột biến (do núi lửa đại dương mà các nhà khoa học gọi là elnino), các sa mạc Sahara và Libya ngày càng nóng hơn. Bão sa mạc hoạt động mạnh làm khí nóng không những khống chế khắp bề mặt trái đất, mà còn lấn mạnh lên tầng cao làm trung hòa hầu hết khí lạnh. Nó cũng đẩy số khí lạnh còn lại lên tầng cao quá tầm có thể giao hòa với hơi nước ở độ thấp để tạo mưa. Cũng có một bộ phận hơi nước bị đốt nóng giãn nở bay lên tận tầng cao gặp khí lạnh kết thành mưa, nhưng các đám mưa này thường lẻ tẻ và nhỏ, có những đám mưa quá nhỏ trên đường rơi đã bị khí nóng đốt làm nó bốc hơi bay trở lên không rơi xuống đến đất thành mưa được (hiện tượng này dễ hiểu giống như mọi mùa hè thường không có mưa phùn), những vùng ấy bị khô hạn ảnh hưởng nặng nề đến an ninh lương thực.

Điều tai họa kế đó là: Nếu so cơ thể người những gì thừa đều bị thải ra. Vũ trụ cũng vậy! Lượng nước thừa nơi nầy sẽ chuyển đến nơi khác tạo mưa nhiều gây lũ lụt, nên thông thường trong một quốc gia hay nước nầy bị hạn hán càng nặng thì nơi khác, nước khác lũ lụt cũng càng nặng nề.

Như lượng nước trong khí quyển cuối mùa hè 1998 thừa rất lớn; qua thời kỳ nóng bức bầu khí quyển dịu dần, khí lạnh hạ thấp trở lại bình thường là thời kỳ mưa nhiều và tập trung, gây ngập lụt nặng nề nhiều vùng rộng lớn mà năm 1999, 2000, 2001…đã xảy ra tai họa nhiều nơi. Năm 2002 lập lại cái móng mà còn hơn cả năm 1998, đã có hàng ngàn người chết vì nóng, vì lũ lụt; năm 2013 bão lũ đã nặng, năm 2014 và những năm sau nữa thiên tai hiểm họa còn càng nặng nề hơn nếu con người không có cách cứu giải được đúng.

- Thiếu oxy nhiệt độ khí quyển tăng cao vừa trực tiếp đe dọa sự sống hiện tại. Mặt khác nhiệt độ khí quyển tăng làm tan băng hai đầu địa cực, cùng với việc đốn cây làm tăng lượng mưa. Hai nguồn nước hợp lại làm nước biển ngày càng dâng cao nhận chìm các hòn đảo và các vùng đất thấp trong đất liền. Tình hình đó ngoài thảm họa không thể kể siết đối với các vùng bị ngập, nước mặn sẽ còn thâm nhập ngày càng sâu vào các vùng còn lại, nền nông nghiệp sẽ tê liệt, nạn đói, bệnh dịch sẽ lan tràn, cây cối chết tiếp gây phản ứng dây chuyền càng về sau càng nặng.
(http://caitaohoancau.com/don-cay-pha-ru ... nhan-loai/)


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Tội chặt phá rừng có phải là tội sát sanh không?

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

SỰ QUANG HỢP CỦA THỰC VẬT LÀ NỀN TẢNG CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Trong các chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật quang dưỡng (sống nhờ nguồn năng lượng do quang hợp) thường là những mắt xích đầu tiên; nghĩa là các sinh vật còn lại đều sử dụng sản phẩm của quá trình quang hợp phục vụ nhu cầu dinh dưỡng của chúng. Do vậy, quang hợp là chuỗi phản ứng hóa học quan trọng bậc nhất trên Trái Đất, vì nó tạo năng lượng cho sự sống trong sinh quyển. Quá trình quang hợp cũng sản sinh ra khí ôxy, tạo nên một bầu khí quyển chứa nhiều ôxy cho Trái Đất, một bầu khí quyển vốn dĩ chỉ chứa nitơ và cácbônic trước khi có sinh vật quang dưỡng.
(http://vi.wikipedia.org/wiki/Quang_h%E1%BB%A3p)

Có những hành động tuy gián tiếp nhưng gây hậu quả có thể gấp hàng triệu lần hành động trực tiếp. Trùm phát-xít Adofl Hitler có thể không trực tiếp giết người nhưng không ai không công nhận ông ta là một trong những kẻ sát nhân đáng sợ nhất của Thế kỷ XX.

Phá rừng có thể coi là không trực tiếp sát sinh, nhưng hậu quả của nó không chỉ là cái chết của vài cá thể, vài trăm cá thể, vài triệu cá thể..., mà đó là sự diệt vong của toàn bộ sự sống trên hành tinh này! :(


CDHH
Bài viết: 31
Ngày: 26/12/14 00:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

PHẬT GIÁO VÀ MÔI TRƯỜNG SINH THÁI

Bài viết chưa xem gửi bởi CDHH »

Mối tương quan tương duyên cộng tồn vô cùng mật thiết chẳng những giữa con người với con người, mà với các loài khác và với môi trường sinh thái là điều rất quan trọng. Nhận thức được như vậy, việc bảo vệ môi trường sinh thái trên trái đất đã trở thành một trong những vấn đề nóng bỏng và bức xúc nhất của loài người hiện nay. Thật vậy, mối đe dọa đến hệ sinh thái đã được thế giới báo động đỏ, vì sự tác hại càng ngày càng gia tăng của các chất độc hại đến sức khỏe và mạng sống của con người, đến mọi sinh vật, cùng đất đai, không khí, sông biển, cây cối, cho đến tuổi thọ của trái đất cũng đang bị đe dọa nghiêm trọng. Và chính con người là tác nhân gây ra tình trạng tệ hại này. Vì vậy, nhiều tổ chức thế giới đã và đang cùng nhau đề ra nhiều biện pháp để ngăn ngừa hoặc hạn chế sự ô nhiễm môi sinh, điển hình như Ngày Môi trường Thế giới, hoặc 10 Công ước quốc tế về bảo vệ môi trường.
Hình ảnh

Việc bảo vệ sự sống và môi trường sinh thái mới được thế giới báo động trong những thập niên gần đây. Nhưng đối với tuệ giác của Đức Phật, đó là một điều luật căn bản mà Ngài đã quy định từ 25 thế kỷ trước cho hàng đệ tử phải tuân theo. Đức Phật dạy những người phát tâm đi trên lộ trình giải thoát giác ngộ với Ngài, phải thực hiện tâm từ bi, theo đó chẳng những không được sát hại, mà phải tôn trọng sự sống của loài người, loài vật, cho đến cỏ cây hoa lá và hơn thế nữa l phải bảo vệ tất cả muôn loài.

Với trí tuệ của bậc Toàn giác, Đức Phật nhận chân được sự đồng nhất, không sai biệt trên dạng thể tánh của muôn loài trong vũ trụ và trên mặt hiện tượng giới, sự sống của muôn vật đều cộng tồn, cộng hưởng một cách mật thiết, không thể tách rời. Đức Phật dạy sự tương quan tương duyên chằng chịt giữa muôn sự, muôn vật trên hành tinh này như sau: “Cái này có thì cái kia có, cái này sanh thì cái kia sanh, cái này diệt thì cái kia diệt”. Nhận thức được cốt tủy này, thì dễ dàng hiểu rằng nếu ta gây tổn hại đến người khác, đến các loài khác, đến môi sinh là làm hại chính mình.

Ngoài ra, chúng ta còn thấy một số lời dạy của Đức Phật trong các kinh điển Nguyên thủy có liên quan đến việc bảo vệ môi trường, như trong kinh Anguttara Sutra, Ngài dạy rằng: “Trồng cây cho ta bóng mát, ngoài việc thanh lọc không khí, nó còn bảo tồn trái đất, đó là điều lợi lạc cho tất cả mọi người và cho cả bản thân ta”. Hoặc kinh Vinaya-matrka-sastra dạy rằng: “Một Tỳ kheo trồng ba loại cây: cây ăn trái, cây cho hoa và cây cho lá để cúng dường Tam bảo thì sẽ ân hưởng sự gia trì và sẽ không phạm tội”, hoặc: “Có năm loại cây mà một người không được chặt, đó là cây bồ đề, cây thuốc, những cây lớn mọc bên đường, cây trong rừng xứ lạnh và cây đa”. Đức Phật cũng khuyên mọi người không nên lãng phí, mà phải biết trân quý tài nguyên.

Ngày nay, con người tự cho rằng mình đã đạt đến đỉnh cao của văn minh, nghĩa là đã phát triển trí khôn cao độ; nhưng con người lại sử dụng trí khôn một cách sai lầm và vị kỷ để hủy hoại sự sống của các loài khác, tàn phá núi rừng sông biển, khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi và cuối cùng dẫn đến hậu quả tồi tệ là tàn phá môi trường sống của chính mình.

Có thể khẳng định rằng, tất cả mọi việc làm tác hại đến môi trường sinh thái và hủy hoại trái đất này đều phát xuất từ tâm tham lam, tâm trục lợi, tâm ích kỷ, tâm si mê của con người. Thực tế cho thấy những người, hay những phe nhóm vì lòng tham vô bờ bến, nên họ thường tóm thu về cho cá nhân hay cho phe nhóm, khiến họ trở thành mù quáng và rất tàn ác, mất cả nhân tính. Họ sẵn sàng sát hại, gây chiến tranh, làm cho nghèo đói, bệnh tật lan tràn, tiêu hủy mạng sống của con người, của các loài và môi sinh cũng từ đó ngày càng hư hoại thêm. Hoặc để thu được món lợi khổng lồ, song song với việc khai thác tài nguyên bừa bãi, họ còn xả chất độc hại vào lòng đất, vào sông ngòi, vào không khí, làm ô nhiễm môi sinh, tác hại đến sức khỏe và gây bệnh tật cho nhiều người.

Hàng đệ tử Phật thể nghiệm giáo pháp Phật dạy, không tham lam, không làm những việc tác hại đến muôn loài, qua cách sống thiểu dục tri túc. Đó là cách sống hiểu biết và cao thượng, hạn chế tâm vị kỷ, không vì làm lợi cho riêng mình mà gây tổn hại đến người khác, đến các sinh vật khác, sống hài hòa với thiên nhiên, không phá hủy môi sinh, không khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách bừa bãi, chỉ khai thác những gì thiết yếu và khai thác có mức độ, để thế hệ kế tiếp có thể tiếp tục được hưởng của cải thiên nhiên, chứ không để con em mình phải hứng chịu những tai họa khủng khiếp gọi là “Thiên nhiên nổi giận” như trận sóng thần chẳng hạn.

Thể hiện tinh thần Phật dạy về nếp sống hài hòa với thiên nhiên, những ngôi chùa ở một số quốc gia cũng như ở đất nước ta thường được xây dựng trên đồi núi, hay trong khu rừng. Đặc biệt hơn nữa, hiện nay nạn phá rừng tràn lan gây ra nhiều tác hại ở nhiều lãnh vực mà thế giới đang cảnh báo. Trong khi đó, nhà chùa đang ra sức gìn giữ, bảo hộ rừng và trồng rừng một cách tích cực và đạt được nhiều kết quả rất tốt. Những ngôi chùa với khu rừng thiền cây cối xanh tươi, ao hồ sạch đẹp, tỏa không khí trong lành và nếp sống an bình đã là thắng tích mà khách thập phương thường tìm đến để hưởng được sự thanh thản cho tâm hồn và sự khỏe mạnh cho thân thể. Có thể nói những đồi núi, rừng thiền của chùa chiền chính là lá phổi trong sạch của trái đất chúng ta, một trong những yếu tố vô cùng thiết yếu cho việc bảo vệ môi trường sinh thái trong thời đại quá nhiều nhiễm ô hiện nay.

Tóm lại, có thể thấy rõ Đức Phật là một nhà tiên phong trong lãnh vực bảo vệ môi trường sinh thái của trái đất này. Sống theo Phật là sống tỉnh giác và sống yêu thương muôn loài, cho nên hiểu rõ những gì nên làm và làm những gì lợi ích cho nhiều người mà không gây tổn hại đến người khác, đến môi trường sống của muôn loài. Thế giới sống tốt đẹp hoàn hảo như vậy được gọi là Tịnh độ mà tất cả đệ tử Phật đời đời kiếp kiếp tinh tấn xây dựng và bảo hộ cho chính mình an trú và cho mọi người, mọi loài cùng cộng tồn, cùng thăng hoa trong cuộc sống hạnh phúc, an lạc, hòa hợp, hòa bình và phát triển.

HT Thích Trí Quảng

(http://giacngo.vn/PrintView.aspx?Language=vi&ID=56E650)


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Google [Bot]115 khách