"Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Nippon đã viết:Chào Đăng Nhiên.
Theo tôi nghĩ : Điên thì có nhiều kiểu điên, điên loạn, điên khùng, điên rồ, điên dại v.v..., mỗi kiểu điên chỉ ra một dạng rối loạn Thức khác nhau. Do sự rối loạn này, nên dẫn đến tư tưởng và hành vi của người Điên khác với người thường.
Tóm lại, người Điên vẫn có Thức nhưng Thức của người điên khác với người thường.
Chào đạo hữu NIPPON
Có nhiều người theo tôi được biết thưa đạo hữu: Vì mất tài sản mà bị điên, người thân yêu chết nên buồn mà điên...
Như vậy, Tham Ái có ảnh hưởng gì đến thức của chúng ta không?


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Đăng Nhiên.
Bạn viết :
"Chào đạo hữu NIPPON
Có nhiều người theo tôi được biết thưa đạo hữu: Vì mất tài sản mà bị điên, người thân yêu chết nên buồn mà điên...
Như vậy, Tham Ái có ảnh hưởng gì đến thức của chúng ta không?"

Tôi trả lời thế này :
Theo tôi thì Tham Ái là nghiệp của con người. Do đó nó thuộc khu vực của Hành Uẩn. Khi Hành Uẩn gặp sự cố đột ngột thì hàng loạt các hoạt động bản năng sẽ bị tác động theo, gây ra hiệu ứng đối với cơ thể, (Dân gian có câu : “Của đau, con xót”. Tôi cũng đã trải qua cảm giác này nên nhận thấy cái đau xót này là đau xót theo nghĩa đen), tác động tới trung khu thần kinh. Nếu trung khu thần kinh (não) bị tác động mạnh thì có thể ảnh hưởng tới Thức ( Thức tồn tại trong não), hậu quả có thể là Điên.
Chào bạn.


Ngã Không
Bài viết: 62
Ngày: 25/03/15 08:59
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ vô thuỷ

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Ngã Không »

Nói bậy! Trung khu thần kinh là thuộc về sắc. Vấn đề này đã được làm rõ ở mấy trang trước. Đạo hữu nên đọc lại. Thân là thuộc về Sắc, là tứ đại. Các yếu tố thuộc về tinh thần như: thọ, tưởng, hành, thức, không bao giờ được nằm trong não


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Đăng Nhiên.
Chẳng hiểu nhân duyên thế nào mà bạn và tôi tự dưng lại bàn về Điên trong khi mục đích tiêu chỉ của Đức Phật là hướng tới Giác Ngộ.
Đúng là "Gieo nhân nào , gặp quả ấy".
Nên theo tôi vấn đề "Điên" nên chấm dứt ở đây.
Chào bạn.


Tôi là ai
Bài viết: 19
Ngày: 20/03/15 09:15
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ đâu đến

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tôi là ai »

Ngã Không đã viết:Nói bậy! Trung khu thần kinh là thuộc về sắc. Vấn đề này đã được làm rõ ở mấy trang trước. Đạo hữu nên đọc lại. Thân là thuộc về Sắc, là tứ đại. Các yếu tố thuộc về tinh thần như: thọ, tưởng, hành, thức, không bao giờ được nằm trong não
Xin chào Ngã Không ,

Tôi thì lại thấy thế này :

Ngũ uẫn khi phân tách thì bao gồm : ( Sắc ) + ( thọ , tưởng , hành , thức ) . Trong đó , ( sắc ) là THÂN , là vật chất . Còn ( thọ , tưởng , hành , thức ) là TÂM . Nói cho gọn thì : Ngũ uẫn chính là thân tâm .

Tôi nghĩ : nếu tôi không có cái thân này thì tôi cũng không thể nào có thọ , tưởng , hành , thức được . Vì thế , tôi đi đến kết luận là : Thân và tâm là 2 mặt không thể tách rời trong cái gọi là Tôi này .

Sắc = Thân , thì dễ thấy .
Thọ , tưởng , hành , thức = Tâm thì phức tạp , khó thấy .

Tôi ví dụ TÂM như là tảng băng trong đại dương . Trong đó , cái phần nổi lên trên mặt nước là THỌ và TƯỞNG . Cái phần ngay chổ mặt nước là HÀNH . Còn cái phần khổng lồ chìm dưới nước là THỨC .

Ảnh hưởng của thức rất lớn , cảm thấy đói , cảm thấy khát , ngay cả hít thở , hoạt động của trái tim , của từng tế bào trong cơ thể .v.v đều là do thức làm ra cả . Có thể nói THỨC nằm ngay trong mỗi tế bào trong cơ thể chúng ta . Và đó chính là nguyên nhân ra đời của câu : Vạn pháp duy thức .

Tất cả cảm thọ , tư tưởng nhận biết , hành động của ta đều được ghi vào thức , làm cho thức khác đi một tí . Thức thì ảnh hưởng ngược lại đối với thọ , tưởng , hành , cũng làm cho thọ , tưởng , hành khác đi một tí . Nói chung là chúng ảnh hưởng lẫn nhau hai chiều . Đó là nói về TÂM .

THÂN và TÂM cũng ảnh hưởng lẫn nhau hai chiều như thế . Và mọi thứ trên đời cũng đều ảnh hưởng qua lại lẫn nhau như vậy làm cho tất cả mọi sự vật luôn luôn thay đổi .

Tôi là ai .
Sửa lần cuối bởi Tôi là ai vào ngày 14/04/15 14:37 với 1 lần sửa.


Tôi là ai
Bài viết: 19
Ngày: 20/03/15 09:15
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Từ đâu đến

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Tôi là ai »

Đăng Nhiên đã viết:Não, hay còn gọi là óc, là trung tâm điều khiển của hệ thần kinh trung ương, chịu trách nhiệm điều khiển hành vi. Ở hầu hết các loài động vật, não được đặt trên đầu, được bảo vệ bởi hộp sọ, và gần với các giác quan chính như thị giác, thính giác, vị giác, khứu giác, và cơ quan cảm giác về thăng bằng

Nhiều người cho rằng nếu não bị hư thì "thức" cũng không còn!
Sau sang chấn, nhiều người phải sống trong tình trạng "thực vật", mất các giác quan "6 căn"

Lục căn thì gồm có:

¨ Nhãn là mắt, dùng để nhìn.

¨ Nhĩ là tai, dùng để nghe.

¨ Tỷ là mũi, dùng để ngửi.

¨ Thiệt là lưỡi, dùng để nếm.

¨ Thân là da bọc thân người, dùng để nhận biết những cảm giác như nóng, lạnh..

¨ Ý là tư tưởng, dùng để phân biệt.

Nếu não bị hư thì không có Lục căn, cũng đừng nói đến 6 trần.Điều này có thật đúng?

Câu hỏi thứ hai nữa là: "Thức là 1 trong 6 căn, liệu chỉ có tồn tại trong não?"

Xin quý thiện hữu tri thức hoan hỷ mà giải thích giùm!

=================

Khoa học đã chứng minh những chấn thương nặng trên các phần của cơ thể đặc biệt là ở bộ não có thể gây ra những xáo trộn tâm lý cho nạn nhân. Tuy nhiên, mức độ thay đổi tính cách là rất khác nhau ở mỗi người. Lịch sử tội phạm đã ghi lại không ít những người vốn rất bình thường nhưng sau khi bị những thương tổn ở não đã trở thành những tên tội phạm tàn bạo.

Trong chuyến vượt biển đến Mỹ năm 1945, Raymond Fernandez đã bị cánh cửa hầm tàu đập rất mạnh vào đầu. Anh ta bị chấn thương rất nặng và rơi vào tình trạng hôn mê trong vòng một tuần. Khi tỉnh lại, bạn bè vô cùng ngạc nhiên trước sự thay đổi tính cách của Fernandez. Từ một người hiền lành, nhã nhặn, khiêm tốn, anh ta sớm biến thành một kẻ ưa tranh cãi, rất dễ nổi giận và đôi khi không kiểm soát được hành vi của mình. Trong những năm tiếp theo, Fernandez đã cùng bạn gái giết hại 17 phụ nữ trên đất Mỹ.

Ngày 1/8/1996, Charles Whitman, 24 tuổi, cựu lính thủy quân lục chiến, trèo trên đỉnh đài thiên văn cao 94m của Trường đại học tổng hợp Texas. Trong vòng 2 giờ đồng hồ sau đó, hắn đã sử dụng súng bắn tỉa bắn hạ 18 người và làm bị thương 30 người khác. Trước đó một ngày, hắn để lại một lá thư yêu cầu được mổ tử thi để xem cái gì đã đẩy hắn vào tình trạng rối loạn tâm thần. Đúng theo sở nguyện của hắn, người ta đã thực hiện ca giải phẫu. Các bác sĩ phát hiện ra Whitman có một khối u lớn trong não. Tuy nhiên, không ai có thể chứng minh liệu khối u đó có phải là nguyên nhân dẫn đến hành động điên rồ của hắn hay không.

Như vậy, một người hành động bất nhân, không phải vì anh ta không hiểu nhân-quả mà vì não đã bị tổn thương hoặc có những vấn đề nghiêm trọng khác. Vậy nguyên nhân của sự việc này có dính liếu gì với nhân-quả hay không?

Thành thật muốn xin ý kiến!
Xin chào Đăng Nhiên ,

Ở trên tôi thấy có đoạn thế này :
Câu hỏi thứ hai nữa là: "Thức là 1 trong 6 căn, liệu chỉ có tồn tại trong não?"

Thức là một trong 6 căn thì chỉ là " Ý THỨC " , là căn thứ 6 , là Ý căn trong lục căn .

Theo tôi thì khi muốn nói đến Ý căn thì nên viết kèm theo chữ Ý để khỏi bị nhầm lẫn với chữ " THỨC " trong ngũ uẫn tức là : sắc , thọ , tưởng , hành , THỨC . Mà thọ , tưởng , hành thức là bốn tiến trình vận hành của TÂM .

Ý thức là suy tưởng , là chữ TƯỞNG trong bốn tiến trình vận hành của TÂM . Còn chữ THỨC trong thọ , tưởng , hành , thức là TIỀM THỨC là NGHIỆP LỰC .

Thí dụ : khi nghe ai đó nói một câu làm mình thấy tức tối thì đó là cảm thọ ( THỌ ) , mình suy tưởng , ý thức xem nên xử chuyện ấy ra sao ( TƯỞNG ) , quyết định nói lại một câu sốc hông chơi cho bỏ ghét ( HÀNH ) và nếu cứ tiếp tục như thế thì chúng sẽ dần dần được ghi vào tiềm thức ( THỨC ) . Và sau đó thì tiềm thức ( THỨC ) trở thành chủ động cho nên sau đó thì chỉ cần nghe nhắc đến cái tên của anh kia thôi chứ đừng nói tới gặp mặt hay chuyện trò thì tự động cảm thấy bực bội một cách máy móc . Đó chính là tác động của THỨC làm cho mình tự động cảm thấy như thế . Tiếp theo là tưởng rồi hành và ngày càng khắc ghi sâu đậm thêm vào thức .

Bát chánh đạo là công cụ để gạn lọc THỨC , là để chuyển NGHIỆP .

Ý căn là ý thức thì đúng là khi bộ não bị thương tật thì Ý thức cũng băng hoại theo , có nghiã là không còn ý thức được , không biết được thiện ác , đúng sai , nhưng tiềm thức thì vẫn còn bởi vì TIỀM THỨC chính là NGHIỆP .

Tôi là ai .


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Trung khu thần kinh là thuộc về sắc. Vấn đề này đã được làm rõ ở mấy trang trước. Đạo hữu nên đọc lại. Thân là thuộc về Sắc, là tứ đại. Các yếu tố thuộc về tinh thần như: thọ, tưởng, hành, thức, không bao giờ được nằm trong não
Có sáu trần: sắc, thanh, hương, vị, xúc, và pháp.

Bộ não là nơi chứa đựng các thông tin (information, pháp trần). Các tế bào não tuy là sắc nhưng những "cách liên kết" khác nhau của chúng tạo ra những thông tin khác nhau. Qua những "cách liên kết" khác nhau mà chúng ta có những phản ứng (thọ, tưởng, thức). Thọ, tưởng, thức có tính cách "tinh thần" không nằm trong não vì sự hiện hữu của chúng là những sát na sinh diệt. Mình nghĩ "hành" là những "cách liên kết" của tế bào não nên "hành" nằm trong não.

Một ví dụ tương tự: tiếng nói (ngôn ngữ) là những cách liên kết khác nhau của âm thanh (nguyên âm và phụ âm). Âm thanh là "thanh trần" nhưng ngôn ngữ là "pháp trần".

kinhle


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào hlich

Bạn viết :
" Mình nghĩ "hành" là những "cách liên kết" của tế bào não nên "hành" nằm trong não."
Tôi đồng ý với bạn việc này, nhưng tôi bổ xung thêm :
Các phản xạ vô điều kiện hoặc hoạt động vô thức (Không có sự tham gia của Ý thức) của con người thuộc khu vực hành uẩn.
Ví dụ : Khi có vật bay vào mắt, mắt ta automatic nhắm lại - Tim ta tự đập - Tóc ta tự mọc , Thận tự động lọc v.v...
Hoặc khi cầm phải vật nóng tay ta tự buông ra.
Về việc cầm phải vật nóng tay tự buông ra thì như thế này, tín hiệu khi cầm vật nóng theo hệ thần kinh truyền về tủy sống, rồi tủy sống tác động trực tiếp đến hệ cơ để tay tự buông (Trước khi truyền thông tin này lên não), theo sinh lý học thì tủy sống là phần kéo dài cùa bộ não.
Như vậy hành uẩn nếu nói theo nghĩa rộng thì là toàn bộ thân thể ta đều chịu tác động của hành uẩn. Vì gần như toàn bộ thân thể ta đều chịu sự chi phối của các phản xạ vô điều kiện (Các hoạt động vô thức).
Vì vậy câu trên của bạn tôi nghĩ viết lại là "Hành uẩn là những hoạt động vô thức dựa trên liên kết có hệ thống của các tế bào trên thân thể "
Ngoài ra hành uẩn còn được gọi là Nghiệp. Mỗi loài có một nghiệp khác nhau.
Ví dụ như con ruồi thì có cái nghiệp là lao tới nơi hôi thối để hưởng thụ. Con thiêu thân thì có nghiệp là lao vào lửa để tự hóa thân v.v...

Về " Pháp trần" tôi thấy thế này :
Pháp trần trong Duy Thức được gọi là "A Lại Da thức", nó bộ nhớ của chúng ta, tương tự ổ cứng máy tính. Nhưng nó khác ổ cứng máy tính là khi làm việc với máy tính thì thường ta phải Save hoặc đặt chế độ Autosave thì nó mới lưu lại, nhưng "A Lại Da" thì hoàn toàn tự động lưu toàn bộ những gì mà Tiền ngũ căn (Mắt - Mũi - Tai - Lưỡi - Thân) quán sát, cảm nhận được.

Chào bạn.


hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
"Hành uẩn là những hoạt động vô thức dựa trên liên kết có hệ thống của các tế bào trên thân thể "
Theo sự bổ túc của bạn, mình cho là "hành uẩn là những cách liên kết có hệ thống của các tế bào trên thân thể kể cả bộ não".

Những cách liên kết sẽ ảnh hưởng đến những hoạt động chớ không phải là những hoạt động. Những hoạt động có thể gọi là thức. Phản xạ là những "thức vô ý", còn lại là "thức hữu ý" (bỏ trong dấu ngoặc là để nói riêng cho bạn và mình dễ hiểu nhau chớ những cụm từ này không biết có chính xác?)

Trần theo định nghĩa là cảnh / đối tượng của thức nên pháp trần không thể là a lại da thức. Pháp trần là cảnh / đối tượng của ý thức, tức thức thứ sáu.

Cám ơn bạn.

kinhle


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Hlich

Ờ, đại khái thì như thế cũng được.
Nhưng theo tôi, "Hành" là động từ chỉ sự hoạt động. Hoạt động này có được là do các liên kết tinh vi và chính xác của cơ thể chúng ta.
Cái máy nó chạy được là nhờ sự liên kết các bộ phận với nhau, nếu nó không liên kết với nhau thì nó chẳng chạy được hoặc chỉ chạy được một phần của cái máy.
Cơ thể chúng ta có các hoạt động vô điều kiện là nhờ các liên kết chặt chẽ giữa các bộ phận với nhau (Cũng tựa như cái máy).
Nên tôi vẫn bảo lưu
"Hành uẩn là những hoạt động vô thức dựa trên liên kết có hệ thống của các tế bào trên thân thể "

Bạn viết :
“Trần theo định nghĩa là cảnh / đối tượng của thức nên pháp trần không thể là a lại da thức..”
Ờ, tôi nhầm, pháp trần thuộc A Lại Da chứ không thuộc A Lại Da thức.
Câu bài viết trước tôi đính chính lại là :
"Pháp trần trong Duy Thức được chứa trong "A Lại Da" và đối tượng quán sát nó là Ý căn."
Nhưng thực ra có viết thế này cũng không đúng lắm, trong KINH LĂNG NGHIÊM Đức Phật dùng từ A – Đà – Na để chỉ cái này. Nhưng thôi, tạm chấp nhận cũng được. Vì chính trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật cũng đưa ra Thức A Đà Na nhưng không giảng cho đại chúng vì sợ nó làm rắc rối vấn đề.
“Thức A-đà-na rất nhỏ nhiệm,
Tập khí lưu hành như dòng thác.
E lầm là chân hay phi chân,
Nên tôi thường không diễn giảng đến.”


Bạn viết : "Pháp trần là cảnh / đối tượng của ý thức, tức thức thứ sáu"
Câu này bạn nhầm rồi.
Theo tôi biết thì “Pháp trần là cảnh trong Tâm”. Pháp Trần không phải là đối tượng của thức. Pháp Trần là đối tượng của căn (Ý căn). Sau khi Ý căn quán sát pháp trần này một hoặc vài lần rồi nó mới hình thành Ý thức. Ý thức là sản phẩm của Pháp Trần và Ý căn.
[Trong Kinh Pháp Hoa, Tại Phẩm DIỆU TRANG NGHIÊM VƯƠNG BẢN SỰ, Pháp Trần (Hay A Lại Da) được ẩn dụ dưới hình ảnh ông bố là vua Diệu Trang Nghiêm, Ý căn được ẩn dụ dưới hình ảnh bà mẹ Tịnh Đức, Ý thức được ẩn dụ dưới hình ảnh người con là Bồ Tát Dược Thượng. Tôi có bài viết về phẩm này tại http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 32&t=10143, bạn có thể tham khảo nếu quan tâm]

Tôi dài dòng một tý về vấn đề này :
Ý căn (Chỉ bộ não). Ý căn này cũng là một căn trong lục căn : Mắt - Tai - Mũi - Lưỡi - Thân - Ý.
Theo tôi hiểu về lục căn thì lục căn chỉ là phương tiện để quán sát.
Sáu cái phương tiện (Lục căn) ở trên dùng để làm gì :
Theo Phật giáo thì là dùng để quan sát Trần, gồm 06 thứ : Sắc - Thanh - Hương - Vị - Xúc - Pháp.
Năm cái đầu (Sắc - Thanh - Hương - Vị - Xúc) thì gọi là Tiền Trần (Nôm na là cảnh của thế giới bên ngoài).
Còn cái cuối là Pháp trần. Cái này thuộc thế giới bên trong.
Thế giới bên trong thuộc ngôi nhà của Tâm. (Cái ngôi nhà này thì của ai người đấy biết, người khác khó mà mò vào được - “Sông sâu dễ dò, lòng người khó đoán”).
Nhưng cục diện chung ngôi nhà của Tâm là thế này.
Bộ nhớ (A Lại Da).
Ý căn (Não)
Ý thức.
Bộ nhớ (A Lại Da) thì lại có 02 phần (A Lại Da và A Lại Da Thức).
A Lại Da và Ý căn được nhiều giảng sư ví nôm na như cái kho và ông thủ kho.
Cái kho (A Lại Da) này có chức năng lưu trữ toàn bộ thông tin mà chúng ta dùng Lục căn quán sát được. Một phần trong cái kho này được ông thủ kho quán sát, sắp xếp, phân loại thành Thức, đặt tên dựa theo đối tượng đưa nó vào kho ( Nhãn thức, Nhĩ thức, … Ý thức). Phần đã được phân loại người ta gọi là A Lại Da Thức. Phần chưa được phân loại thì vẫn nằm trong A Lại Da.
[ Chú ý : Cái kho này có đặc tính là ai (Lục căn) đưa gì vào cũng được, nó chứa tất. Nhưng quản lý, sắp xếp, lấy ra thì phải thông qua ông thủ kho (Ý căn) ]
Về kích cỡ của cái kho A Lại Da này là bao nhiêu, theo tôi là vô cùng vô tận. Nhưng khả năng quán sát cái kho này (Ý căn) thì có khác nhau :
Đối với người bình thường thì cái kho này bé thôi, còn các “thần đồng” thì thấy cái kho lớn hơn, họ có thể nhớ được chi tiết từ bé đến giờ, còn đối với thánh nhân thì sao ? Ví dụ như các A La Hán thì họ có khả năng quán sát khoảng 500 kiếp.

Tóm lại theo tôi bạn nên sửa :
"Pháp trần là cảnh trong tâm / đối tượng của ý căn."

Chào bạn.
Sửa lần cuối bởi Nippon vào ngày 16/04/15 05:44 với 1 lần sửa.


Nippon
Bài viết: 72
Ngày: 21/09/13 08:36
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Việt Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Nippon »

Chào Hlich

Tôi xem qua mấy bài viết của bạn trên diễn đàn này. Tôi thấy bạn am hiểu về hệ thống kinh Nikaya.
Gần đây tôi cũng tham cứu về hệ thống kinh này nhưng không hiểu lắm.
Bạn có thể giúp tôi giải đáp thắc mắc của tôi (ở bài viết trước) về Tưởng và Thức trong hệ thống kinh này không :

"Tôi thấy các bạn tranh luận với nhau về Tưởng và Thức theo kinh điển Phật Giáo Nam Tông, tôi cũng đọc qua nhưng không hiểu các bạn ngã ngũ với nhau thế nào về Tưởng và Thức. Tưởng và Thức giống nhau như thế nào, khác nhau như thế nào ? Các bạn có thể dùng Phật Giáo Nam Tông để làm rõ cho tôi một lần nữa về vấn đề này không ? Hoặc không thì các bạn cho tôi biết tôi nên đọc các bản kinh nào để có thể hiểu rõ về Tưởng và Thức trong Phật Giáo Nam Tông ."

Cảm ơn bạn nhiều.


Huệ Minh
Bài viết: 44
Ngày: 19/07/14 20:26
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Minh »

Ngã Không đã viết:Nói bậy! Trung khu thần kinh là thuộc về sắc. Vấn đề này đã được làm rõ ở mấy trang trước. Đạo hữu nên đọc lại. Thân là thuộc về Sắc, là tứ đại. Các yếu tố thuộc về tinh thần như: thọ, tưởng, hành, thức, không bao giờ được nằm trong não
Chào ĐH Ngã Không tangbong
Sao tại topic "Tế Bào có phải là sinh linh không?", đạo hữu khẳng định: "Suy nghĩ của chúng ta là suy nghĩ của hàng triệu tế bào não". Mà bây giờ, đạo hữu lại nói rằng: "Bộ não là Sắc uẫn?". Liệu có quá mâu thuẫn chăng?
Nếu như tế bào cũng là một sinh linh, thì chúng phải có đủ 5 uẫn
Mà bộ não là nơi chứa tế bào não
Vậy, bộ não phải có đầy đủ cả 5 uẫn chứ?


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.13 khách