"Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Minh
Bài viết: 44
Ngày: 19/07/14 20:26
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Minh »

binh đã viết:
So sánh với vi tính thì óc là bộ nhớ tạm (Ram). Còn tâm là bộ nhớ lâu dài (HDD).
Cho nên khi người ta chết (Máy tính tắt ) thì bộ nhớ tạm (ram, hay óc) bị xóa hết.
Nhưng ở kiếp sau (Bật máy tính) thì bộ nhớ lâu dài (HDD) sẽ tiếp tục hoạt động.

Khi người ta chết, các thức liền diệt (trong đó có ý thức), giống như bộ Ram của máy tính, khi tắt liền bị xóa.
Vì vậy Óc được xem là ý căn .
ĐH binh,

Theo đạo hữu binh, "bộ nhớ lâu dài" (HDD) là thường hay không thường?
tangbong


Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa hiền hữu Huệ Minh

Này thiện hữu, do Đức Thế Tôn đã chủ trương mọi thứ đều là vô ngã và vô thường, nên không có thứ gì gọi là thường hay ngã, kể cả HDD

Này thiện hữu, tuy mọi thứ đều sinh diệt nhưng thời gian sinh và thời gian diệt không trùng lắp, không giống nhau, mức độ trường thọ hay yểu thọ khác nhau

Này thiện thiện hữu, nếu so sánh với máy vi tính thì bộ nhớ tạm sẽ bị xóa trắng khi cơ thể mất đi. Nhưng bộ nhớ HDD vẫn còn, vì tuổi thọ của nó dài hơn bộ nhớ tạm

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Huệ Minh đã viết:
Hư Danh đã viết:
Khi phân tích ánh sáng trắng qua lăng kính, người ta tìm thấy 7 màu cơ bản: đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím.Rồi, chấp vào ánh sáng trắng là ánh sáng được cấu tạo bởi 7 màu trên. Thực tế, giữa 7 màu đó có hàng triệu màu trung gian. Người ta đặt tên cho những màu trung gian này bằng những con số và ký tự(ai đi mua sơn để sơn nhà cửa đều biết). Như: giữa màu đỏ và màu cam, có hàng triệu chỉ số màu trung gian
Cũng tương tự như vậy, khi nghiên cứu cơ thể, Đức Thế Tôn nói con người có 2 phần thân và tâm cho dễ thuyết giảng. Nhưng người nghe cứ chấp vào thể xác và linh hồn. Đức Thế Tôn nói: Con người cấu tạo từ 5 Uẫn, chúng ta chấp chỉ có 5 uẫn. Thực tế, có nhiều hơn
ĐH Hư Danh,
Xin cho phép Huệ Minh hỏi: Còn có thứ gì khác ngoài tâm và thân?. Còn có thứ gì khác ngoài Ngũ Uẫn? tangbong
Lành thay thưa thiện hữu thật lành thay....

Này thiện hữu, ngoài thân và tâm còn có vô số những dạng trung gian khác, đơn cử là thân trung ấm-một dạng hình thái vật chất đặc biệt giữa thân và tâm. Thân trung ấm không phải chết đi rồi mới có, mà ngay lúc sống nó vẫn tồn tại

Này thiện hữu, ngoài ngũ uẫn thì còn có vô số các uẫn trung gian khác, hoặc chẳng phải là uẫn nhưng vẫn được gọi là uẫn như Không Uẫn, tức là khoảng trống của không gian. Nếu rút các khoảng không gian trống này thì cơ thể của con người chỉ to bằng cái đầu nhang. Kích thước của vạn vật khác nhau là do khoảng trống của không gian.Đương nhiên, điều này có liên hệ với phước báo.
Sửa lần cuối bởi Hư Danh vào ngày 21/09/14 20:45 với 1 lần sửa.


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

yen-phuong đã viết:
Kính chào đh hlich tangbong ,

Không phải như vậy, thưa bạn . Bộ não thuộc về thân (không phải về tâm). Nói cách khác, bộ não thuộc Sắc Uẩn .

Tâm gồm có bốn uẩn còn lại (Thọ, Tưởng, Hành và Thức Uẩn) .

Bạn Hư Danh đã giải thích rất rõ ràng ngay tại post trên: "Thức" khác với "Ý" ra sao .

Kính,
YP

Chào bạn yen-phuong,

1. Cách phân chia "nhị nguyên" chia con người thành 2 thành phần riêng biệt là Thân (body) và Tâm (mind) được cái lợi là rõ ràng, tức là phân biệt được rạch ròi Thân là phần thuộc về vật chất và Tâm là phần thuộc về tinh thần (tức không phải vật chất).

Phật Thích Ca phân chia "con người" thành 5 uẩn là Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức . Đối chiếu với sự phân chia thành Thân, Tâm (còn được gọi là Danh Sắc, Danh = Tâm, Sắc = Thân) nói ở trên ta sẽ có:

Thân = Sắc
Tâm = Thọ + Tưởng + Hành + Thức


Rõ ràng phải không ? Cũng đúng với ý của bạn yen-phuong viết ở trên phải không ?


2. Thế nhưng đối chiếu với đời sống thực tế thì sự phân chia này không hẳn đã hoàn toàn "ăn khớp" với những gì chúng ta cảm nhận trên thực tế . Lấy ngay cái thí dụ của bạn yen-phuong viết dưới đây:
yen-phuong đã viết:
Các đạo hữu thân mến,

Chúng ta cần phân biệt rõ ràng sự khác biệt giữa thân và tâm . Nếu không, chẳng bao giờ chúng ta có thể chứng nghiệm: "Thân bệnh, nhưng tâm không bệnh . Thân đau, nhưng tâm không đau ."

Mến,
YP
Giả sử chúng ta đau bệnh và thân chúng ta đau . Chúng ta nói: "Thân đau". Điều này hoàn toàn chính xác và rất hợp lý với sự cảm nhận của ta trên thực tế . OK? Thế nhưng nếu so sánh với sự phân chia Thân/Tâm theo Ngũ Uẩn như viết ở bên trên thì khi nói rằng "Thân đau" trong trường hợp này có thực là chính xác không ? Là vì đau là một cảm giác (sensation) mà cảm giác thuộc về Thọ và Thọ thuộc về Tâm, cho nên để cho "chính xác" thì chẳng lẽ phải nói là ... "Tâm đau" ư ? ;) Nói như vậy đâu có được! :) Bạn yen-phuong hiểu ý KKT chứ ?


3. Cho nên thay vì phân chia Thân/Tâm theo Ngũ Uẩn theo tỷ lệ 1/4 như ở trên thì có người phân chia Thân/Tâm theo tỷ lệ 1+1/2 / 3+1/2. Tức là Thọ sẽ được chia đôi và cho mỗi bên Thân/Tâm ... một nửa! :) Là vì Thọ thì gồm có những cảm giác (sensation) được cảm nhận trên Thân thể và những cảm xúc, tình cảm (feeling, emotion) được cảm nhận trong Tâm thí dụ như thất tình chẳng hạn . Thất tình là hỷ (mừng), nộ (giận), ái (yêu), ố (ghét), ai (buồn), lạc (sướng), cụ (sợ hãi). Như vậy ta sẽ có:

Thân = Sắc + 1/2 Thọ (cảm giác)
Tâm = 1/2 Thọ (cảm xúc, tình cảm) + Tưởng + Hành + Thức

Phân chia như vậy thì vẫn có thể nói là "Thân đau" như trong thí dụ thân đau bịnh của bạn yen-phuong ở bên trên! :)


4. Tuy nhiên cách phân chia như vậy "khập khiễng" quá (cái gì mà 1+1/2, 3+1/2 !) :). Ngoài ra nó cũng chưa hoàn toàn chính xác nữa . Tức là những cảm xúc, tình cảm mà ta bảo là được cảm nhận trong Tâm có thực là hoàn toàn trong Tâm không ? Hay là chúng cũng có ở trên Thân ? Khi bạn cảm nhận một sự sợ hãi dữ dội phải chăng là tim bạn cũng đau vì hồi hộp ? Khi bạn nổi giận phải chăng máu cũng chảy nhanh trong huyết quản và người của bạn cũng nóng lên ? Rồi còn có những cách diễn tả như "dạ bồi hồi" và "buồn ... thúi ruột" nữa! :)

Cách phân chia trên còn làm mất đi sự khác biệt giữa Thân và Tâm vốn là chủ đích chính yếu của sự phân chia này . Phân chia con người thành Thân/Tâm vốn là để cho thấy sự đối lập rõ ràng giữa vật chất với tinh thần.


5. Ngày nay cách phân chia "nhị nguyên" chia con người thành 2 thành phần là Thân/Tâm ít còn được dùng . Là vì không có một ranh giới rõ rệt giữa Thân và Tâm . Sự hiểu biết rõ hơn về não bộ (mặc dầu chưa phải là nhiều) cho thấy có sự liên hệ của một số biểu hiện tâm thức với những khu vực chính xác nào đó của não bộ . Cho nên cách nhìn hay nhất là nhìn con người như một thực thể "trọn vẹn". Nếu có phân chia thành Thân/Tâm thì cũng chỉ là tạm dùng cho dễ hiểu trong việc trình bày một chủ đề nào đó liên quan đến Thân-Tâm chứ không mang nghĩa là có 2 thành phần Thân và Tâm khác biệt rạch ròi .


6. Chấp nhận nhìn con người như một thực thể "trọn vẹn" thì vẫn có một cách phân chia khác nữa . Cách phân chia này phân chia "con người" hay Ngũ Uẩn thành 2 nhóm: một nhóm là Thức và nhóm kia là Sắc + Thọ + Tưởng + Hành . Nếu giải nghĩa rõ hơn thì là thế này: một bên là Thức là chủ thể và một bên là (Sắc + Thọ + Tưởng + Hành) là đối tượng của Thức . Nếu giải thích "ví von" thì Thức như tấm gương và (Sắc + Thọ + Tưởng + Hành) như những hình ảnh hiện trên gương . Giải thích này tuy "ví von" nhưng sẽ trở thành "nghĩa đen" thật sự một khi ta hiểu rõ Thức là gì . Thật vậy, Thức chính là một "tấm gương"!

Mục đích của sự phân chia này là muốn nhấn mạnh đến sự quan trọng của vai trò của Thức . Thức đứng riêng biệt hẳn ra, không cùng một "loại" (tạm dùng chữ này! :) ) với 4 uẩn kia . Tức là vai trò của 2 bên khác hẳn nhau!


7. Khi Phật Thích Ca phân chia "con người" thành 5 uẩn là Sắc + Thọ + Tưởng + Hành + Thức thì không thấy Phật có ý nhấn mạnh đến một uẩn nào . Nghĩa là cả 5 uẩn dường như đều "ngang hàng" với nhau .

Thế nhưng các thế hệ đệ tử sau đó dường như bắt đầu nhìn thấy sự quan trọng của Thức khi họ bắt đầu nhìn sâu hơn vào sự cấu tạo của "con người". Ngũ Uẩn khi đó được phân chia chi tiết hơn . Sự phân chia chi tiết này chính là nội dung của Tạng Luận hay là Abhidhamma (Vi Diệu Pháp hay A Tỳ Đàm Luận). Thức bây giờ được gọi là Tâm (hay Tâm Vương) và Thọ + Tưởng + Hành được chia thành 52 Tâm Sở ("sở hữu" của Tâm hay "các trạng thái thuộc Tâm"). Vai trò "quan trọng" của Thức bắt đầu được thấy rõ qua ý nghĩa của các tên gọi Tâm Vương và Tâm Sở này . Thức bây giờ bắt đầu được coi là ... vua! :)

Cũng cần nói ngay ở đây là Abhidhamma không phải là lời dạy của Phật Thích Ca . Mặc dầu truyền thống Theravada thường nói rằng Abhidhamma là lời dạy của Phật Thích Ca khi Phật lên cõi Trời Đao Lợi trong 3 tháng thuyết pháp cho thân mẫu và do ông Xá Lợi Phất ghi lại . Thế nhưng nếu so sánh những Abhidhamma của các tông phái "Tiểu Thừa" thì thấy khác nhau . Ví dụ như phái Theravada (Thượng Tọa Bộ) liệt kê ra 52 Tâm Sở như nói ở trên, phái Sarvastivada (Nhất Thiết Hữu Bộ) 46 Tâm Sở, phái Sautrantika (Kinh Lượng Bộ) 49 tâm Sở . Sự khác biệt này chứng tỏ rằng Abhidhamma không phải là do Phật Thích Ca thuyết! Nếu do Phật Thích Ca thuyết thì các Abhidhamma phải thống nhất giống nhau chứ! Giống như các Kinh Nikaya (của Theravada) có nội dung cũng giống với các Kinh A Hàm (của Sarvastivada). Cho nên Tạng Kinh thì đúng là lời Phật Thích Ca thuyết mà Tạng Luận (Abhidhamma) thì không!


8. Sang đến Đại Thừa thì có Duy Thức Học . Duy Thức Học chia Thức thành 8 Tâm Vương và số Tâm Sở là 51. Trong số 8 Tâm Vương này thì ngoài 6 Thức đầu tương ứng với 6 Căn thì có Thức thứ 7 là Mạt Na Thức . Mạt Na Thức chính là cái Ngã đang được bàn luận trong các chủ đề Ngã/Vô Ngã . Ở Abhidhamma thì cái chấp Ngã này chỉ là một Tâm Sở nhưng sang đến Đại Thừa thì Duy Thức Học đưa cái chấp Ngã này lên thành một Tâm Vương . Điều này cho thấy Duy Thức Học nhìn thấy sự quan trọng của cái chấp Ngã này . Mạt Na Thức có 4 đặc tính sau đây cho thấy rõ tính cách căn bản của nó là chấp Ngã: ngã si, ngã kiến, ngã mạn và ngã ái .

Thức thứ 8 là A Lại Da Thức (hay Tàng Thức) là một phát minh mới của Duy Thức Học . Thức này được lập ra có lẽ là để giải quyết cái vấn đề "lấn cấn" ở Nguyên Thủy . Đó là 5 uẩn của một người cùng diệt khi người này chết . Thế nhưng người này lại tiếp tục luân hồi tức là sẽ mang một Thân-Tâm (hay Ngũ Uẩn) mới . Cái "lấn cấn" là ở chỗ khoảng giữa khi người này chết và lúc sinh ra một thân mới thì ... có gì không ? :) Đã đành rằng Nguyên Thủy giải thích là Nghiệp của người đó đi luân hồi . Thế nhưng nếu khoảng giữa lúc chết và lúc sinh ra thân mới là ... khoảng trống thì làm sao cắt nghĩa Nghiệp đi luân hồi ra làm sao ? Ở chỗ này thì Duy Thức nhảy vào giải quyết và bảo rằng A Lại Da Thức chính là giải đáp . A Lại Da Thức chính là cái "kho" (tàng thức!) chứa Nghiệp của cá nhân dưới dạng các chủng tử (seeds). A Lại Da Thức của một cá nhân không "chết" khi cá nhân đó chết mà "liên tục" từ kiếp này sang kiếp khác . Cái thân mới mà cá nhân đó sinh ra chính là quả của các chủng tử Nghiệp đã chín mùi của cá nhân đó trong A Lại Da Thức hiện hành ra thành cái thân mới! Như vậy là vấn đề "lấn cấn" trên được giải quyết! :) Thế nhưng Duy Thức cũng nói rằng A Lại Da Thức rất là sâu kín nên phàm phu không thể nào biết được! Nếu phàm phu chúng ta không thể nào biết được A Lại Da Thức thì nếu chúng ta có nói thêm gì ở đây về A Lại Da Thức thì cũng chỉ là ... suy đoán và bàn loạn thôi! :)


9. Một điểm đáng chú ý ở đây là Duy Thức bảo rằng khi một cá nhân đắc đạo thì Thức của người này biến thành Trí . Chính xác là 8 Thức (hay 8 Tâm Vương) biến thành 4 Trí (Tứ Trí). Trí ở đây chính là Thức, Thức của người đắc đạo! Thức này không còn giống với Thức của phàm phu . Và như vậy thì người đắc đạo nhìn sự vật không còn giống với phàm phu nhìn sự vật . Người đắc đạo nhìn sự vật qua Thức của họ (tức là Thức = Trí) không còn giống với phàm phu nhìn sự vật qua Thức của phàm phu . Theo danh từ chuyên môn thì người đắc đạo nhìn thấy Ngã KhôngPháp Không. Chúng ta phải làm quen với khái niệm rằng người đắc đạo không còn giống với phàm phu . Đứng từ vị trí phàm phu mà nhìn thì người đắc đạo như một hình thức "siêu nhân"! Siêu nhân là vì họ có nhiều khả năng và quyền năng mới . Người đắc đạo có Tam Minh, Lục Thông, Tam Thân, Tứ Trí . Tam Minh, Lục Thông, Tam Thân chính là những quyền năng và khả năng mới của người đắc đạo . Còn Tứ Trí chính là Thức (mới) của người đắc đạo!

Trước khi muốn biết Thức (mới) của người đắc đạo ra làm sao thì chúng ta cần phải biết cái Thức ... phàm phu của chúng ta là gì ? :) Vì lẽ Thức chính là đề tài của cái chủ đề này! Và như KKT đã lập lại nhiều lần: để tránh mất thì giờ và công sức thì chúng ta nên "trở về căn bản" tức trở về xem lại xem Phật Thích Ca giải nghĩa Thức như thế nào trong các Kinh Nikaya và A Hàm .

Phật Thích Ca giải nghĩa Thức như thế nào ? (hãy đọc tiếp bài viết bên dưới đây của KKT) :)

cafene
Sửa lần cuối bởi LaughingHaHa vào ngày 21/09/14 22:54 với 1 lần sửa.


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Hình đại diện của người dùng
LaughingHaHa
Bài viết: 84
Ngày: 06/04/09 01:57
Giới tính: Nam
Đến từ: USA

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi LaughingHaHa »

Chào các bạn,

1. Trong chủ đề "Ngã là gì ? Vô Ngã là gì ?" KKT có viết rằng KKT chưa tìm được trong các Kinh Nikaya một lời giải nghĩa TRỰC TIẾP của Phật Thích Ca cho chữ Ngã . Giải nghĩa trực tiếp tức là giải nghĩa theo "cung cách" của tự điển . Bạn không hiểu một chữ nào thì bạn mở tự điển ra tra cứu: tự điển sẽ có một cách diễn tả khiến cho bạn hình dung ra được chữ đó tượng trưng cho cái gì . Riêng chữ Thức thì may mắn hơn, có một chỗ Phật Thích Ca giải nghĩa trực tiếp Thức là gì . Đây là một trường hợp ĐỘC NHẤT được tìm thấy mà trong đó Phật Thích Ca giải nghĩa chữ Thức một cách trực tiếp! Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập 3, chương 1: Tương Ưng Uẩn:
Tương Ưng Bộ Kinh đã viết:
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.
2. Bây giờ bạn hãy so sánh lời giải nghĩa của Phật Thích Ca về chữ Thức với sự hiểu biết của bạn về chữ Thức . Nếu thấy khác nhau thì có nghĩa là: hoặc là sự hiểu về chữ Thức của bạn là cách hiểu của riêng bạn hoặc là sự hiểu biết về chữ Thức của bạn là do đọc được hay nghe được từ ai đó (nhưng "ai đó" này không phải là Phật Thích Ca!) :)

Còn nếu sự hiểu biết về chữ Thức của bạn giống với lời giải nghĩa bên trên của Phật Thích Ca thì lại có một sự khó khăn mới xuất hiện . Đó là bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa Tưởng và Thức theo như Phật Thích Ca giải nghĩa ở bên trên không ? ;) Cá nhân KKT thì khi đọc 2 lời giải thích này KKT thấy rất khó mà phân biệt được sự khác nhau! :) Mà Tưởng và Thức thì đương nhiên là phải khác nhau chứ! Nếu giống nhau thì gom chung lại làm một uẩn chứ liệt kê ra làm 2 uẩn làm chi ?


3. Để cho rõ ràng chúng ta thử làm cái này: cứ giả sử như chúng ta đang ngồi nghe Phật Thích Ca giải nghĩa Tưởng và Thức . Vì Tưởng và Thức là những cái gì có thật ở nơi chúng ta nên đương nhiên rằng Phật Thích Ca muốn chúng ta NHẬN RA RÕ RÀNG Tưởng và Thức là cái gì "cụ thể" ở nơi chúng ta qua lời giải thích "trực tiếp" bên trên của Phật . Vậy các bạn có "nhận ra rõ ràng" Tưởng và Thức là cái gì ở bạn không ? Nếu bạn nhận ra thì bạn thấy rằng Tưởng và Thức là giống nhau hay khác nhau ? ;)

Đề tài Thức của chủ đề này là một đề tài rất lớn . Cùng với hai đề tài Ngã/Vô Ngã và Phật Tánh là 3 đề tài quan trọng đáng bỏ công ra tìm hiểu thật cặn kẽ và rõ ràng . Sự tìm hiểu này cũng không phải là lý thuyết suông là vì chuyện tu chứng đắc đạo phải đi ngang qua 3 khái niệm này . Hơn nữa cả 3 đề tài này Ngã/Vô Ngã, Phật Tánh, Thức lại có sự liên hệ mật thiết với nhau chứ không hoàn toàn là những đề tài riêng biệt . Cho nên một sự hiểu biết đúng về 3 khái niệm này sẽ giúp định hướng cho đúng việc thực hành tu tập .

Xin chào các bạn . :) cafene


Thử thân bất hướng kim sinh độ
Cánh hướng hà sinh độ thử thân ?


Thân này chẳng thẳng đời này độ
Lại đợi đời nào độ thân này ?
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Bạn LHH thân mến :) ,

Lâu quá mới gặp lại bạn . Vài hôm trước, chưa kịp thăm hỏi, bạn đã vội đi .

Bạn biết rõ YP không học PGBT nên YP không có ý kiến .

Thọ có năm loại: Khổ và Lạc cho Thân; Ưu, Hỷ và Xả cho Tâm .

Khi hành thiền, chúng ta sẽ nhận rõ ràng Thân và Tâm có những hoạt động cũng như các loại thọ riêng biệt . Thân thọ Khổ vì bị vấp ngã, nhưng tâm không phải vì thế mà có thọ Ưu (Sân). Tương tự, thân thọ Lạc (sờ vào lớp vải nhung êm ái), nhưng tâm không phải vì thế sinh ra thọ Hỷ (Tham) .

Vì thế, mặc dù thân bị đau đớn hay bệnh hoạn, nhưng qua sự luyện tập, tâm không vì thế bị đau đớn, hoặc khổ sở theo .

Mến,
YP


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
Hình đại diện của người dùng
yen-phuong
Bài viết: 361
Ngày: 20/06/08 06:00
Giới tính: Nữ

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi yen-phuong »

Tưởng giúp ta nhận ra một vật mà trước kia đã có lần biết, tức tri giác xuyên qua giác quan. Ví dụ: Nhìn thấy người này hớt tóc ngắn, nói giọng trầm, ta nhận ra đó là người nam :) . Hoặc thấy con vật lạch bạch đi hai chân kêu "cạp cạp", ta nhớ lại đó là con vịt :) .


Ví như nước trong đại dương chỉ có một vị, đó là vị mặn, pháp và luật của Như Lai cũng thế, chỉ có một vị, đó là vị giải thoát (vimuttirasa)” Lời Đức Thế Tôn (c.566 BC - c.480 BC)
"Diễn đàn tuy ảo, nhưng nghiệp quả có thật ."
"Chỉ có người giác ngộ và kẻ chưa giác ngộ." (Tông Phái Phật Giáo - Nội Quy Chuyên Mục)
hlich
Bài viết: 1217
Ngày: 09/12/08 14:16
Giới tính: Nam

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi hlich »

tangbong
Vì thế, mặc dù thân bị đau đớn hay bệnh hoạn, nhưng qua sự luyện tập, tâm không vì thế bị đau đớn, hoặc khổ sở theo
nói theo vi diệu pháp thì là thân bị tổn thương, đưa đến tâm sở thọ đau; nếu không tập luyện thì sẽ có các tâm sở bất thiện khác cùng sinh khởi; nếu có luyện tập thì các tâm sở bất thiện khác cũng không sinh khởi theo - hành giả lúc đó cảm thọ cái đau nhưng không có sân hận chẳng hạn, thức của hành giả là như thế

kinhle


Không biết
Bài viết: 429
Ngày: 23/11/10 22:04
Giới tính: Nam
Đến từ: Việt Nam
Được cảm ơn: 2 time

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Không biết »

LaughingHaHa đã viết:Chào các bạn,

1. Trong chủ đề "Ngã là gì ? Vô Ngã là gì ?" KKT có viết rằng KKT chưa tìm được trong các Kinh Nikaya một lời giải nghĩa TRỰC TIẾP của Phật Thích Ca cho chữ Ngã . Giải nghĩa trực tiếp tức là giải nghĩa theo "cung cách" của tự điển . Bạn không hiểu một chữ nào thì bạn mở tự điển ra tra cứu: tự điển sẽ có một cách diễn tả khiến cho bạn hình dung ra được chữ đó tượng trưng cho cái gì . Riêng chữ Thức thì may mắn hơn, có một chỗ Phật Thích Ca giải nghĩa trực tiếp Thức là gì . Đây là một trường hợp ĐỘC NHẤT được tìm thấy mà trong đó Phật Thích Ca giải nghĩa chữ Thức một cách trực tiếp! Trong Tương Ưng Bộ Kinh, tập 3, chương 1: Tương Ưng Uẩn:
Tương Ưng Bộ Kinh đã viết:
7) Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.

9) Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.
2. Bây giờ bạn hãy so sánh lời giải nghĩa của Phật Thích Ca về chữ Thức với sự hiểu biết của bạn về chữ Thức . Nếu thấy khác nhau thì có nghĩa là: hoặc là sự hiểu về chữ Thức của bạn là cách hiểu của riêng bạn hoặc là sự hiểu biết về chữ Thức của bạn là do đọc được hay nghe được từ ai đó (nhưng "ai đó" này không phải là Phật Thích Ca!) :)

Còn nếu sự hiểu biết về chữ Thức của bạn giống với lời giải nghĩa bên trên của Phật Thích Ca thì lại có một sự khó khăn mới xuất hiện . Đó là bạn có phân biệt được sự khác nhau giữa Tưởng và Thức theo như Phật Thích Ca giải nghĩa ở bên trên không ? ;) Cá nhân KKT thì khi đọc 2 lời giải thích này KKT thấy rất khó mà phân biệt được sự khác nhau! :) Mà Tưởng và Thức thì đương nhiên là phải khác nhau chứ! Nếu giống nhau thì gom chung lại làm một uẩn chứ liệt kê ra làm 2 uẩn làm chi ?


3. .....
Bạn ĐangCườiHaHa chuyên gia nhận định và bình luận Phật pháp theo cái ý chủ quan của mình, ai nói với Bạn đó cách định nghĩa Trực Tiếp ĐỘC NHẤT mà Phật Thích Ca giải nghĩa về chữ Thức trong kinh Nikaya vậy. Bạn đọc thử cái này coi có phải là định nghĩa TRỰC TIẾP theo đúng như cách Bạn nói ở trên không nhé ?

"13) Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức." (Tương ưng Nhân Duyên - Tương Ưng Bộ)

hay chi tiết đầy đủ hơn thì ở đây:

"Và này các Tỷ-kheo, thế nào là thức? Này các Tỷ-kheo, có sáu thức thân này: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức. Này các Tỷ-kheo, đây gọi là thức. Do danh sắc tập khởi nên thức tập khởi. Do danh sắc đoạn diệt nên thức đoạn diệt. Ðây là con đường Thánh đạo Tám ngành đưa đến thức đoạn diệt đối với thức, tức là chánh tri kiến … chánh định." (Tương Ưng Uẩn - Tương Ưng Bộ)

vậy mà Bạn dám nói đó là cách định nghĩa Trực Tiếp ĐỘC NHẤT mà Phật Thích Ca giải nghĩa trong kinh tạng Nikaya. Bạn toàn lựa kèo khó để đánh lừa đọc giả, mà hơn hết là bạn tự lừa gạt chính mình :D
Tôi rất tiếc cho những người ôm đồm nhiều kinh điển như bạn, đó là lý do vì sao tôi không reply những người khác mà chuyên gia lựa mấy "quyển kinh sống" như bạn để thảo luận. Có phải bạn nhìn nhận Phật pháp theo "ngã kiến" chủ quan của bạn không và chuyên gia dùng câu trước đá câu sau; lần trước là khái niệm về Ngã, lần này là vấn đề về Thức.
Có lẻ Bạn nên nghiêm túc xem xét lại vấn đề này, ôm đồm kinh điển theo kiểu đó chỉ trở thành Luận sự chứ chẳng thể trở thành người giải thoát. Ý tôi là người tại gia thì được giải thoát khỏi những bất thiện của tại gia, người xuất gia thì được giải thoát hoàn toàn như những bậc xuất gia.

bạn nên nhớ rằng, câu kinh Đức Phật gọi: "này các Tỷ-kheo" tức là ngài giảng dạy vấn đề ấy trực tiếp cho các Tỷ-kheo, không có dạy cho những người "không phải Tỷ-kheo". Vậy thì những người "không phải Tỷ-kheo" nên biết rõ phận sự của mình và chu toàn cho tốt, chớ nên ôm đồm quá nhiều những việc lẻ ra là phận sự của Tỷ-kheo. :)

Không tụng làm nhớp kinh,
Không đừng dậy nhớp nhà :D
Biếng nhác làm nhớp sắc

Phóng dật uế người canh.


Thân ái !


Đăng Nhiên
Bài viết: 70
Ngày: 15/09/14 07:26
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Đăng Nhiên »

Không biết đã viết:
bạn nên nhớ rằng, câu kinh Đức Phật gọi: "này các Tỷ-kheo" tức là ngài giảng dạy vấn đề ấy trực tiếp cho các Tỷ-kheo, không có dạy cho những người "không phải Tỷ-kheo". Vậy thì những người "không phải Tỷ-kheo" nên biết rõ phận sự của mình và chu toàn cho tốt, chớ nên ôm đồm quá nhiều những việc lẻ ra là phận sự của Tỷ-kheo. :)
Là đệ tử phật thì không nên phân biệt là Tỳ kheo hay không phải tỳ kheo. Việc này mang nặng tính chủ quan và thành kiến, cũng như không nên phật biệt người tu xuất gia hay tại gia, mà chỉ nên công nhận những mặt hạn chế của nhau mà thôi!

Tâm của bạn còn nhiều phân biệt, đối đãi nhị nguyên như thế thì khó lòng chứng ngộ giải thoát
kinhle kinhle kinhle


Du_Sĩ_Ngoại_Đạo
Bài viết: 12
Ngày: 12/09/14 21:39
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: Cõi Cực Lạc Độ Con Nhang

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Du_Sĩ_Ngoại_Đạo »

Không biết đã viết:
bạn nên nhớ rằng, câu kinh Đức Phật gọi: "này các Tỷ-kheo" tức là ngài giảng dạy vấn đề ấy trực tiếp cho các Tỷ-kheo, không có dạy cho những người "không phải Tỷ-kheo". Vậy thì những người "không phải Tỷ-kheo" nên biết rõ phận sự của mình và chu toàn cho tốt, chớ nên ôm đồm quá nhiều những việc lẻ ra là phận sự của Tỷ-kheo. :)
Này không biết bạn hiền, lão phu đã cảnh báo bạn không nên dùng kinh sách hay kiến thức nông cạn của bạn về PGNT mà chém gió ở đây :D Làm gì có chuyện dựa vào câu "Này tỷ kheo" mà phán rằng chỉ dạy cho các tỷ kheo hả bạn ? Vậy lão phu cũng dựa vào bài kinh trong tương ưng bộ để nói ra sự nông cạn của bạn hiền về sự hiều biết giáo lý Phật đà, đây là bài kinh của Thánh Tăng Anan dạy cho Sirivaddha, 1 người bình thường chưa xuất gia, hãy lắng nghe hỡi thần gió không biết:

4) Sau khi đến, vị ấy đảnh lễ Tôn giả Ananda và ngồi xuống một bên. Ngồi một bên, vị ấy thưa với Tôn giả Ananda:

-- Thưa Tôn giả Ananda, gia chủ Sirivaddha bị bệnh, đau đớn, bị trọng bệnh. Gia chủ cúi đầu đảnh lễ chân Tôn giả Ananda và thưa: "Lành thay, thưa Tôn giả, nếu Tôn giả Ananda đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha vì lòng từ mẫn".

Tôn giả Ananda im lặng nhận lời.

5) Rồi Tôn giả Ananda đắp y, cầm y bát đi đến trú xứ của gia chủ Sirivaddha; sau khi đến, ngồi xuống trên chỗ đã soạn sẵn. Ngồi một bên, Tôn giả Ananda nói với gia chủ Sirivaddha:

6) -- Này Gia chủ, Gia chủ có thể kham nhẫn được chăng? Gia chủ có thể chịu đựng được chăng? Có phải các khổ thọ giảm thiểu, không có tăng trưởng? Có phải có dấu hiệu giảm thiểu, không có tăng trưởng?

-- Thưa Tôn giả, con không có thể kham nhẫn, con không có thể chịu đựng. Các khổ thọ kịch liệt tăng trưởng nơi con, không có giảm thiểu; có dấu hiệu tăng trưởng, không có giảm thiểu.

7) -- Vậy, này Gia chủ, hãy tự học tập như sau: "Tôi sẽ trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Tôi sẽ trú, quán thọ trên các cảm thọ... Tôi sẽ trú, quán tâm trên tâm... Tôi sẽ trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời". Như vậy, này Gia chủ, Ông cần phải học tập.

8) -- Thưa Tôn giả, bốn niệm xứ này được Thế Tôn thuyết giảng, những pháp ấy có ở trong con, và con hiện thực hành những pháp ấy. Thưa Tôn giả, con trú, quán thân trên thân, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời. Con trú, quán thọ trên các cảm thọ... Con trú, quán tâm trên tâm... Con trú, quán pháp trên các pháp, nhiệt tâm, tỉnh giác, chánh niệm, nhiếp phục tham ưu ở đời.


Và quan trọng hơn ở 1 đoạn khác trong tương ưng bộ, lần này đích thân Phật tổ truyền pháp cho cư sĩ Dìghàvu đang lâm trọng bệnh:



8) Ở đây, này Dìghàvu, Ông hãy trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt. Như vậy, này Dìghàvu, Ông cần phải học tập.

-- Bạch Thế Tôn, đối với sáu minh phần pháp được Thế Tôn thuyết giảng này, chúng đều có ở trong con và con thực hiện chúng đầy đủ. Bạch Thế Tôn, con trú, quán vô thường trong tất cả hành, quán khổ tưởng trong vô thường, quán vô ngã tưởng trong khổ, quán tưởng đoạn tận, quán tưởng ly tham, quán tưởng đoạn diệt.


Do vậy này thần gió không biết , hãy lắng nghe kinh điển trước khi chém gió về nó :D


ĐỘNG NÃO là tiềm năng vô hạn của con người. Vấn đề là khi học giáo lý Phật Đà, làm sao có thể giúp CON NHANG đánh thức được tiềm năng ấy. Thật là việc khó làm, vô cùng khó thay....
Du_Sĩ_Ngoại_Đạo
Bài viết: 12
Ngày: 12/09/14 21:39
Giới tính: Nam
Phật tử: Xuất gia
Đến từ: Cõi Cực Lạc Độ Con Nhang

Re: "Thức" có phải chỉ tồn tại trong não?

Bài viết chưa xem gửi bởi Du_Sĩ_Ngoại_Đạo »

binh đã viết:
Duyên Khởi đã viết:ĐH binh,
Xin cho Duyên Khởi hỏi: thông tin của chủng tử đó được lưu lại ở đâu? Nếu có chỗ để chứa nó thì chỗ ấy phải thường hằng.Mà theo quan điểm của nhà Phật, mọi thứ đều vô ngã, tức là phải sanh diệt. Nên chỗ chứa nó cũng phải sanh diệt.
Thêm nữa, em có nghe qua A-lại da thức, hay còn gọi là tạng thức, có phải là nơi đó không?
Chào đ/h Duyên khởi.
Đúng là lưu trữ tại Alaya thức
Này mod binh , hỡi mod đội lốt tà đạo phá hoại pp, ông đáng bị chê tr1ch, đáng bị chỉ trích, đáng bị lên án là kẻ ngu si về giáo lý phật đà khi tuyên bố Phật có dạy thức trường tồn không bị diệt qua nhiều kiếp và ông ví nó như niết bàn , thật ngu ngốc và tai hại cho chúng sinh hậu úy nghe theo lời ông. :(


ĐỘNG NÃO là tiềm năng vô hạn của con người. Vấn đề là khi học giáo lý Phật Đà, làm sao có thể giúp CON NHANG đánh thức được tiềm năng ấy. Thật là việc khó làm, vô cùng khó thay....
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.16 khách