Công án đây à...?!

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Công án đây à...?!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

binh đã viết: Có nhiều kẻ ngoại đạo đội lốt Phật tử vào đây để phá đám, và giải trí lắm.
Vì vậy tôi mới có lời cảnh bảo ở box "Thành viên thông báo" (Nhưng đã bị chuyển sang box "chào nhau thân ái").
Có thể là sự nhầm lẫn lúc mở thread! Hề hề. Sư phụ di chuyển qua box ''Thành viên thông báo'' thì Ok.
gashipanh đã viết: Đợi khi nào Chú Hỉ nhổ được một cọng lông rùa đem lại đây tặng gashipanh thì gashipanh sẽ nói cho Chú Hỉ nghe thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay. ;)
Cái bản lai diện mục thì không thể trình làng được. caunguyen Sự phụ gashipanh tạm lấy bài dưới đây nhe. :D
binh đã viết:Trong truyện tích Phật giáo có chuyện sau:
Khi ngài Tu Bồ Đề Thiền định, thì chư Thiên rải hoa cúng dàng.
Ngài Tu Bồ Đề hỏi :
- Chư Thiên rải hoa cúng dàng vì việc gì ?
Chư Thiên trả lời :
- Ngài thuyết "pháp không" hay nên chúng tôi rải hoa cúng dàng.
- Ta chưa từng nói.
- Ngài không nói, chúng tôi không nghe, đây là chân thuyết pháp, vì thế chúng tôi cúng dàng.
Và hoa tiếp tục rơi.

Vì thực nghĩa của pháp ngoài ngôn từ, vọng tưởng nên không thể nói, không thể nghe.
Một bàn tay tất nhiên không thể vỗ nên tiếng. Người nghe tiếng không đó tức là nghe tánh nghe của mình. Đây là thực nghĩa của công án.
Lông rùa, sừng thỏ chính là đây.

Nhưng cái lẹo lưỡi của tác giả viết một bàn tay hay tiếng vỗ của bàn tay đã làm cho người trực tánh bị động não rất lớn. Hề hề, do đó cũng nhiều người khi nghe đến công án là té xanh mặt. Sự thật pháp môn công án là pháp đốn ngộ. Khi hiểu rồi thì tiệm tu mới có kết quả nhanh chóng.

''Tiếng vỗ'' tức thuộc về thanh trần, Hành giả trực giác khi đã hiểu là thanh trần thì không chạy theo nữa. Tức là đã trở về với bản lai thực tánh của mình. (nhưng đây chỉ là cái ngộ của tánh giác thôi tới đây đủ chưa? - chưa đủ cần phải tiệm tu, lần lần đi đến vô nhiểm của thanh trần.
Trong kinh Pháp Hoa có dạy về ''Phản văn, văn tự tánh'' cũng là tiếng vỗ của bàn tay cùng nghĩa.
Quí cô bác thấy công án này dễ hay khó?

Không biết giải về đề mục như vậy thì có đúng ý mọi người và sư phụ gashipanh cho thêm ý kiến.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
gashipanh
Bài viết: 309
Ngày: 23/08/13 22:12
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Công án đây à...?!

Bài viết chưa xem gửi bởi gashipanh »

Chú Hỉ đã viết:
binh đã viết: Có nhiều kẻ ngoại đạo đội lốt Phật tử vào đây để phá đám, và giải trí lắm.
Vì vậy tôi mới có lời cảnh bảo ở box "Thành viên thông báo" (Nhưng đã bị chuyển sang box "chào nhau thân ái").
Có thể là sự nhầm lẫn lúc mở thread! Hề hề. Sư phụ di chuyển qua box ''Thành viên thông báo'' thì Ok.
gashipanh đã viết: Đợi khi nào Chú Hỉ nhổ được một cọng lông rùa đem lại đây tặng gashipanh thì gashipanh sẽ nói cho Chú Hỉ nghe thế nào là tiếng vỗ của một bàn tay. ;)
Cái bản lai diện mục thì không thể trình làng được. caunguyen Sự phụ gashipanh tạm lấy bài dưới đây nhe. :D
binh đã viết:Trong truyện tích Phật giáo có chuyện sau:
Khi ngài Tu Bồ Đề Thiền định, thì chư Thiên rải hoa cúng dàng.
Ngài Tu Bồ Đề hỏi :
- Chư Thiên rải hoa cúng dàng vì việc gì ?
Chư Thiên trả lời :
- Ngài thuyết "pháp không" hay nên chúng tôi rải hoa cúng dàng.
- Ta chưa từng nói.
- Ngài không nói, chúng tôi không nghe, đây là chân thuyết pháp, vì thế chúng tôi cúng dàng.
Và hoa tiếp tục rơi.

Vì thực nghĩa của pháp ngoài ngôn từ, vọng tưởng nên không thể nói, không thể nghe.
Một bàn tay tất nhiên không thể vỗ nên tiếng. Người nghe tiếng không đó tức là nghe tánh nghe của mình. Đây là thực nghĩa của công án.
Lông rùa, sừng thỏ chính là đây.

Nhưng cái lẹo lưỡi của tác giả viết một bàn tay hay tiếng vỗ của bàn tay đã làm cho người trực tánh bị động não rất lớn. Hề hề, do đó cũng nhiều người khi nghe đến công án là té xanh mặt. Sự thật pháp môn công án là pháp đốn ngộ. Khi hiểu rồi thì tiệm tu mới có kết quả nhanh chóng.

''Tiếng vỗ'' tức thuộc về thanh trần, Hành giả trực giác khi đã hiểu là thanh trần thì không chạy theo nữa. Tức là đã trở về với bản lai thực tánh của mình. (nhưng đây chỉ là cái ngộ của tánh giác thôi tới đây đủ chưa? - chưa đủ cần phải tiệm tu, lần lần đi đến vô nhiểm của thanh trần.
Trong kinh Pháp Hoa có dạy về ''Phản văn, văn tự tánh'' cũng là tiếng vỗ của bàn tay cùng nghĩa.

Quí cô bác thấy công án này dễ hay khó?

Không biết giải về đề mục như vậy thì có đúng ý mọi người và sư phụ gashipanh cho thêm ý kiến.
:-P

Có câu chuyện như vầy:

Quy Tông Trí Thường thượng đường bảo:

- Nay tôi muốn nói thiền, các ngươi tất cả lại gần đây.

Ðại chúng tiến đến gần.

Sư bảo:- Các ngươi nghe, hạnh Quan Âm khéo hiện các nơi chốn.

Tăng hỏi:- Thế nào là hạnh Quan Âm?

Sư khảy móng tay, hỏi:- Các ngươi có nghe chăng?

- Nghe.

- Một bọn hướng trong ấy tìm cái gì?

Sư cầm gậy đuổi ra, rồi cười lớn, vào phương trượng.

=))


Chú Hỉ
Bài viết: 610
Ngày: 04/08/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia

Re: Công án đây à...?!

Bài viết chưa xem gửi bởi Chú Hỉ »

gashipanh đã viết: :-P

Có câu chuyện như vầy:

Quy Tông Trí Thường thượng đường bảo:

- Nay tôi muốn nói thiền, các ngươi tất cả lại gần đây.

Ðại chúng tiến đến gần.

Sư bảo:- Các ngươi nghe, hạnh Quan Âm khéo hiện các nơi chốn.

Tăng hỏi:- Thế nào là hạnh Quan Âm?

Sư khảy móng tay, hỏi:- Các ngươi có nghe chăng?

- Nghe.

- Một bọn hướng trong ấy tìm cái gì?

Sư cầm gậy đuổi ra, rồi cười lớn, vào phương trượng.

=))
Khà khà, như vậy là như vậy tangbong cafene cafene cafene Bác nào có công phu (tham thoại đầu) hay công minh, công án xin mời chia sẻ.

Đề mục: tiếng vỗ một bàn tay đến đây là hết. Bây giờ nó thuộc về công án chết chẳng tác dụng. Có hí tiếu chỉ vui thôi.


Hi hi, chẳng làm điều đáng làm, chẳng nên làm lại làm. Ai vậy cà...
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Công án đây à...?!

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Chú Hỉ đã viết:

Đề mục: tiếng vỗ một bàn tay đến đây là hết. Bây giờ nó thuộc về công án chết chẳng tác dụng. Có hí tiếu chỉ vui thôi.
Khoan hạ màn vụ công án: "Tiếng Vỗ Của Một Bàn Tay", vì có nhiều bản khác nhau, tôi xin trích đăng hai bài trong cuốn "Những Nụ Cười Thiền", Việt dịch: Viên Chiếu, bài thứ nhất là "Di Huấn" (trang 85) và bài thứ hai "Tiếng Vỗ Một Bàn Tay" (trang 138-139):
DI HUẤN
Một lão bà chứng ngộ khi học với thiền sư Thiết Môn (Tetsumon). Sau đó, đại sư Bạch Ẩn đến vùng bà. Lão bà đến gặp sư:

Để kiểm nghiệm bà, Bạch Ẩn hỏi bà về Tiếng vỗ một bàn tay. Lão bà lập tức trả lời bằng một bài thơ:
  • Thay vì nghe
    Tiếng vỗ một bàn tay
    Của Bạch Ẩn
    Hãy vỗ cả hai tay
    Và đi làm việc!
Khi lão bà bị bệnh sắp mất, con bà vây quanh xin vài lời di huấn. Bà mỉm cười và ngâm bài thơ:
  • Thế gian này
    Chỗ lời lẽ rốt cuộc không còn gì
    Khác hơn là giọt sương trên lá
    Thì có gì
    Để nói cho đời sau?
TIẾNG VỖ MỘT BÀN TAY
Khi Thái Nguyên (Taigen) còn trẻ, Sư nghe đồn thiền sư Ẩn Sơn không những là một Phật tử đã chứng ngộ, mà còn là một học giả rất thông thái về cổ sử Trung Hoa. Sư đi đến chỗ của Thiền sư tại vùng quê ở miền Trung nước Nhật. Thái Nguyên xin phép được học thiền với ngài, và cũng để được nghe ngài giảng về lịch sử. Ẩn Sơn bảo Thái Nguyên: "Mếu có anh thể "nghe tiếng vỗ của một bàn tay", thì lúc ấy ta sẽ giảng lịch sử cho anh".

Thái Nguyên thật sự chấn động. Sư đắm mình vào thiền định cốt giải quyết sự bí ẩn của tiếng vỗ một bàn tay. Để dễ dàng chú tâm, đôi lúc Sư ngồi trong bồn sâu, và đôi khi trèo lên núi sau am của mình ngồi trên một tảng đá. Thỉnh thoảng, Sư ngồi đến rạng đông không để ý rằng một đêm đã trôi qua.

Am của Thái Nguyên đang ở cách chỗ Ẩn Sơn nhiều dặm. Tuy nhiên hằng ngày Sư đều đến tham vấn, ngay cả khi đường đi bộ ngập tuyết rất dày. Rất nhiều trường hợp Sư bị té nhào trên đường lún sâu vào tuyết, bị chết cóng và được dân làng cứu ra.

Sau đó Ẩn Sơn đổi đến một ngôi chùa khác và Thái Nguyên theo ngài đến đó để tiếp tục tu học. Một đêm, sau nhiều thử thách dưới tay vị thầy, cuối cùng Thái Nguyên đại ngộ.

--------------------

Tổ sư Chú Hỉ "tếu" quả hỉ!? :-P


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Công án đây à...?!

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Công án mà chưa giải được thì nó là "Hoạt cú" (nó sống động)
Công án mà giải rồi thì nó là "Tử cú" (hết sống động, không đem lại cái nghi cho người khác)
Cho nên thường thì các tổ không giải thích công án.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.11 khách