Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Duyên Khởi đã viết:Cho em hỏi chớ người điên có thể không nhận biết cái chết đến với mềnh(em nói là "có thể" nha) =((
nếu không biết sợ chết thì có được phép suy ra người điên không có vọng tâm không? timeeeout
mà người điên ko có vọng tâm vậy tâm người điên là tâm gì?
Nói khát quát, người điên là người đang bị rối loạn về suy nghĩ, cảm xúc và hành vi. Rối loạn, không có nghĩa là không biết đau, biết sợ. Bằng chứng là thử vác cây mà uýnh họ xem, họ vác họ uýnh lại thở hông nổi. :D Và ai mà đối xử xấu với họ, khiến họ đau, họ sẽ sợ. Bằng chứng là ai mà đánh họ, hành hạ họ, họ sẽ sợ khi tiếp xúc và họ sẽ chạy trốn hoặc tránh xa.

Khoan nói đến sợ chết, chỉ cần nói đến SỢ, có sợ là có vọng tâm rồi, đó là chưa tính những điểm khác. :D Cụ thể trường hợp này đó là SỢ BỊ ĐÁNH.

Ồ, không tính một số người điên khoái được đánh thì lại thích được đánh, và họ lại sợ cái khác.

Mà suy luận kiểu bạn này kì cục thiệt.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Hư Danh đã viết:Lành thay, lành thay thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu Như Ý Cát Tường

Thời, thiện hữu và gia đình của thiện hữu đã làm một việc thiện, giúp đỡ người neo đơn bị bệnh tâm thần. Không phải ai cũng có từ tâm như vậy. Trên thế giới này còn có rất nhiều người có thói bỏn xẻn, ích kỷ. Phật dạy con người phải biết bố thí nhằm một mục đích duy nhất là: muốn người đó xa rời thói bỏn xẻn và huân tập được "sự từ bỏ bãn ngã"
Không một tôn giáo nào lại văn minh như vậy
Trong tôn giáo "Nhân Chứng Jê-Hô-Va", họ tuyệt đối không cho phép truyền máu, dù mục đích cứu người, vì họ cho rằng máu là sự sống, và chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền trên sự sống. Rõ ràng, đó là sự ích kỷ. So sánh với Đạo Phật, chúng ta thấy mình thật may mắn, khi được làm để tử của Ngài

Việc nệm A-DI-ĐÀ-PHẬT chỉ nhằm mục đích hướng tâm về Thiện, khi đã có Thiện thì sẽ có những hành vi cao thượng khác.Từ đó, có phước để tu tập, thiền định và giải thoát
Ví dụ như:. Kiếp này, tôi niệm A-DI-ĐÀ, câu niệm đã gieo vào trong tâm. Kiếp sau, tâm trí sáng sủa, đỗ đạt cao, có địa vị Xã Hội, có tiền của. Do có tiền của, nên có thời gian tu tập, nghiên cứu kinh điển phật pháp mà không cần phải lao đao với chén cơm manh áo hằng ngày.Kiếp sau nữa, tôi dễ giải thoát và chứng quả

Việc niệm A-DI-ĐÀ không thể làm cho con người thành Phật trong tức khắc. Quan điểm này được những người theo phái Tịnh Độ đồng ý. Vì khi tâm hướng thì việc cần phải làm. Chứ không thể nói vì tôi phát nguyện sang thế giới Tịnh Độ thì tôi được sang thế giới đó. Tâm hướng và phải làm

Nam mô a di đà phật
Dạ, hàng xóm giúp người đó một ít sống qua ngày không riêng gia đình Cát Tường. Dạ, Cát Tường ghi nhớ câu cuối TÂM HƯỚNG VÀ PHẢI LÀM. NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT.


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Duyên Khởi đã viết:Cho em hỏi chớ người điên có thể không nhận biết cái chết đến với mềnh(em nói là "có thể" nha) =((
nếu không biết sợ chết thì có được phép suy ra người điên không có vọng tâm không? timeeeout
mà người điên ko có vọng tâm vậy tâm người điên là tâm gì?
Cục đá không biết sợ chết, vậy là chân tâm? :D

Người bình thường vọng tâm còn rất nhiều huống chi là người điên. Nhưng mà người bình thường biết nhận thức và hành động đúng chuẩn mực, người điên hầu như mất đi khả năng đó.

Ai chưa giác ngộ thì mọi tâm cũng đều là Vọng hết thôi.

Giữa những cái vọng thì cũng có khác nhau. Có loại vọng tâm hướng đến diệt tận, có loại vọng tâm làm ta tiếp tục vọng tâm.

Người tu Phật Pháp, đưa các vọng tâm đến chỗ diệt tận. Khi giác ngộ, tâm của vị ấy là chân tâm.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, lành thay thưa quý vị thiện hữu
Có quan điểm cho rằng: Vọng tâm có thể hướng đến diệt tận. Đã là Vọng tâm thì làm sao hướng đến diệt tận?. Ví như: có người bảo rằng: "Hãy cầm lấy dao này và đâm bản thân mình chết". Quý vị có làm hay không?-Trừ khi, quý vị muốn trốn tránh cuộc đời, không can đảm nhận lấy nghiệp báo của mình, thấy khổ nên muốn chết, muốn tự tử. Còn lại, những ai muốn sống đều không thực hành như thế.
Rồi quý thiện hữu ăn chay trường để chi vậy?-Vì không muốn sát sinh và gây thêm nghiệp, hay là muốn giải thoát bản thân cho đỡ cái khổ. Thời, cái gì mà có ích lợi cho bản thân, quý vị lựa chọn mà làm. Chẳng phải vì phụng sự cho cái bản ngã yêu dấu đó hay sao?
Rồi quý vị đi làm từ thiện, mở lớp dạy ngoại ngữ và lớp bồi dưỡng văn hóa miễn phí. Quý vị không có tiền xài thì lấy gì để nuôi cái miệng?. Cái miệng biết kêu :"đói" đã là vọng tâm rồi! Đưa tay xin tiền thiên hạ, lại sợ người ta cho là "đứa bất tài" nên vừa dạy học, vừa quay phim, đăng báo. Cuối cùng cũng chỉ vì cái miệng kêu đói
Đó là thực tế, vọng tâm của quý vị chưa dứt thì ở đâu cũng là Khổ, không thể nói rằng: mọi nơi đều là Niết Bàn
Quý vị phải phá vọng tâm của mình, muốn vậy thì phải thỏa mãn cái "miệng kêu đói", thỏa mãn mọi thứ thuộc về Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức thì quý vị mới có thể phá được vọng tâm của mình

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Hư Danh đã viết: Đó là thực tế, vọng tâm của quý vị chưa dứt thì ở đâu cũng là Khổ, không thể nói rằng: mọi nơi đều là Niết Bàn
Quý vị phải phá vọng tâm của mình, muốn vậy thì phải thỏa mãn cái "miệng kêu đói", thỏa mãn mọi thứ thuộc về Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức thì quý vị mới có thể phá được vọng tâm của mình

Nam mô a di đà phật
Làm cho thõa mãn vọng tâm thì chẳng khác gì không tu tập gì hết. Chiều lấy cái Tâm tham thì mãi mãi vọng tâm và đau khổ, giống như đem sỏi đá mà muốn thành cơm, chẳng thể được.

Nên sửa lại là "có thực mới vựt được đạo". Tức là trung đạo. Không nghiêng ngả về bên nào, luôn tỉnh giác, luôn thức tỉnh trong mọi sự đối đãi.

Trung Đạo không phải là nghèo thì đi làm giàu trước rồi tu. Đó cũng là cực đoan, không hiểu việc tu.
Lở như không đủ thực, mà nghèo nàn thì làm sao tu? Chẳng có sao cả, miễn là không chết đói là tu được, xem như là tu khổ hạnh vậy. Khổ hạnh không nhất thiết là ép sát, mà hoàn cảnh như thế mà cũng tu như là khi thuận lợi.
Cốt yếu là cái tâm sáng tỏ trước mọi tình thế, nghèo giàu chẳng liên quan.
Có quan điểm cho rằng: Vọng tâm có thể hướng đến diệt tận. Đã là Vọng tâm thì làm sao hướng đến diệt tận?. Ví như: có người bảo rằng: "Hãy cầm lấy dao này và đâm bản thân mình chết". Quý vị có làm hay không?-Trừ khi, quý vị muốn trốn tránh cuộc đời, không can đảm nhận lấy nghiệp báo của mình, thấy khổ nên muốn chết, muốn tự tử. Còn lại, những ai muốn sống đều không thực hành như thế.
Điều này DH đã hiểu sai hoàn toàn. Vọng tâm hoàn toàn có thể diệt tận, cũng như Đức Phật chẳng có một chút vọng tâm nào.
Thí dụ như tâm tham là vọng tâm. Nếu mà nuôi dưỡng tâm này thì đi hết kiếp này đến kiếp khác vẫn trong luân hồi sanh tử.

Thế nào là vọng tâm có thể hướng đến diệt tận. Thí như vọng tâm là một cổ xe và có hàng trăm ngã rẽ và con đường. Người nuôi dưỡng vọng tâm thì cứ chạy lòng vòng, không hướng đến một nơi nhất định nào và như vậy là mông lung và vô định. Người không nuôi dưỡng vọng tâm, người này vẫn lái xe, nhưng mà người ấy sẽ nhận ra những con nào mình đã đi và sai lầm thì không đi lại nữa, cũng như mọi con đường tương tự thì không theo đuỗi nữa. Cứ như vậy mà người ấy đến đích và như vậy việc lái xe kết thúc. Như thế vọng tâm có thể hướng đến diệt tận.

Như thế không phải phủ nhận vọng tâm mà khéo dẫn dắt nó đến chỗ mà nó phải biến mất, như thế mà nó diệt tận. Cũng như người chăn trâu, con trâu là vọng tâm, vọng tâm diệt tận không phải là giết chết con trâu mà làm cho con trâu ngoan ngoãn nghe lời và yên vào một chỗ tùy nghi sử dụng.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, lành thay thật hoan hỷ thay thưa các bậc thiện tri thức kính mến

Ngu tui đã nghiên cứu qua nhiều tôn giáo, thấy một đặc điểm chung là : "những người khai sáng tôn giáo đều xuất thân từ giai cấp vua chúa, quí tộc hoặc là tầng lớp cao quý trong xã hội", như: Ki-tô xuất thân từ dòng dõi vua Đa-vít, Mohammed xuất thân là một thương gia, thuộc thành phần quý tộc ở Makkah của người Hồi Giáo, Đức Thế Tôn của chúng ta thì xuất thân từ gia đình vua chúa Ấn Độ. Theo sự phân hóa giai tầng của những người Bà-La-Môn lúc bấy giờ, thì tầng lớp vua chúa xếp vào vị trí thứ 2, gọi là Ksatrya. Vị trí thứ nhất là tầng lớp tăng lữ, gọi là Brahma. Hai tầng lớp này là do một chủng tộc người Aryan di cư và xâm chiếm ấn độ. Tầng lớp nông dân công xã(Vasiha) và nô lệ(Soudra) có nguồn gốc từ người bản xứ
Theo đó, ta có thể thấy : "Chỉ có những người sống trong nhung lụa, mới có thời gian suy nghiệm về bản chất của thế giới và cuộc đời".

Này thiện hữu, khi mà Tham, Sân, Si trở nên nhàm chán thì con người mới diệt được khổ. Nếu tâm trạng vẫn còn mê đắm vào sắc dục, mũi còn thích mùi thơm, lưỡi thích nếm vật ngon, thân thể thích nằm long sàng, thích trưng diện,...mà nói rằng : "Cần phải diệt trừ" thì không thể làm được. Ngu tui xin nói thẳng và các vị đừng giận

Thiện hữu cứ cho rằng: "Khi thỏa mãn tham thì sẽ tham hơn nữa". Việc này chẳng đúng!. Ví như: một người đang đói và muốn ăn thật nhiều, nhưng dần dần cảm giác tham ăn không còn nữa. Đến lúc, người đó hết ăn nổi và muốn nhả tất cả mọi thứ ra ngoài. Cảm giác đó gọi là "nghịch tham", chán chường cái tham, cảm thấy vô nghĩa. Ai nắm bắt được thời điểm đó mà lợi dụng. Chắc chắn sẽ thoát được khổ
Xin thiện hữu đừng cho rằng: "Tham là phải tham hơn nữa". Nó chỉ đúng ở một giai đoạn, một thời điểm. Khi đầy đủ, họ cảm thấy chán chường, chẳng còn sôi động để đi tìm kiếm. Lúc đó, bản lai diện mục hiện ra....Cung cấp nguyên liệu cho Tham, Sân, Si không phải là thỏa mãn vọng tâm, không tu tập mà là giúp cho cơ thể tìm thấy cảm giác của nghịch tham, nghịch sân, nghịch si, nhằm để đi đến vô tham, vô sân, vô si

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Huệ Minh đã viết:Quan điểm 1: Sợ chết là chân tâm vì không chịu sự điều khiển của ý thức, nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể sinh học. Nó là chân thật nhất

Quan điểm 2: Sợ chết là vọng tâm, vì sợ chết là sợ "cái ta"(bãn ngã) chết, mà "cái ta" là giả tạm, do vọng tâm sanh
Vậy thưa, quan điểm nào đúng ạ! kinhle
Cả hai quan điểm đều giống nhau, chỉ khác nhau trên văn tự, (viết ít hiểu nhiều dành cho chủ topic).


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Khongduyen123
Bài viết: 1159
Ngày: 28/05/11 14:51
Giới tính: Nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Khongduyen123 »

Hư Danh đã viết:Lành thay, lành thay thật hoan hỷ thay thưa các bậc thiện tri thức kính mến

Này thiện hữu, khi mà Tham, Sân, Si trở nên nhàm chán thì con người mới diệt được khổ. Nếu tâm trạng vẫn còn mê đắm vào sắc dục, mũi còn thích mùi thơm, lưỡi thích nếm vật ngon, thân thể thích nằm long sàng, thích trưng diện,...mà nói rằng : "Cần phải diệt trừ" thì không thể làm được. Ngu tui xin nói thẳng và các vị đừng giận

Thiện hữu cứ cho rằng: "Khi thỏa mãn tham thì sẽ tham hơn nữa". Việc này chẳng đúng!. Ví như: một người đang đói và muốn ăn thật nhiều, nhưng dần dần cảm giác tham ăn không còn nữa. Đến lúc, người đó hết ăn nổi và muốn nhả tất cả mọi thứ ra ngoài. Cảm giác đó gọi là "nghịch tham", chán chường cái tham, cảm thấy vô nghĩa. Ai nắm bắt được thời điểm đó mà lợi dụng. Chắc chắn sẽ thoát được khổ
Xin thiện hữu đừng cho rằng: "Tham là phải tham hơn nữa". Nó chỉ đúng ở một giai đoạn, một thời điểm. Khi đầy đủ, họ cảm thấy chán chường, chẳng còn sôi động để đi tìm kiếm. Lúc đó, bản lai diện mục hiện ra....Cung cấp nguyên liệu cho Tham, Sân, Si không phải là thỏa mãn vọng tâm, không tu tập mà là giúp cho cơ thể tìm thấy cảm giác của nghịch tham, nghịch sân, nghịch si, nhằm để đi đến vô tham, vô sân, vô si

Nam mô a di đà phật
Kính đạo hữu Hư Danh.

Đạo hữu nhận ra "Gút" mắc pháp hành này trong tâm đ/h không ?
Có một vị trong d/đ đã nhận ra cái "Gút " này, bây giờ tu rất tốt, sao đ/h không nhờ vị này chia sẽ kinh nghiệm ?
Chúc đạo hữu an lạc. tangbong


Hi....hi.....là thương lắm đấy!
Thương mình bằng trí tuệ là thương bằng tâm từ.
Thương người bằng trí tuệ là thương bằng tâm bi.
Thương cả hai bằng trí tuệ là thương từ bi trí.
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay...lành thay...thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu Khongduyen
Đó chỉ là phương tiện mà ngu tui dùng để trao đổi với chư vị
Chắc quý vị cũng đã từng đọc qua kinh Dược Sư...Người nào muốn làm quan to, chức lớn, sanh con trai, con gái thì cần phải làm việc gì để đạt được...Tuy nhiên, những điều đó chưa phải là mục tiêu của người đệ tử phật .Tức là dùng dục câu dẫn để chúng sanh chịu đi tu là một công đức lớn.

Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Thưa Hư Danh!
Chắc quý vị cũng đã từng đọc qua kinh Dược Sư...Người nào muốn làm quan to, chức lớn, sanh con trai, con gái thì cần phải làm việc gì để đạt được...
Dạ ! nhuanthuc chưa đủ phước nghe kinh Dược-Sư bao giờ, vâỵ xin Hư Danh nói luôn cho tròn câu cho nhuanthuc được biết với : "cần phải làm việc gì để đạt được...
Tuy nhiên, những điều đó chưa phải là mục tiêu của người đệ tử phật .
Thưa, có phải ý Hư Danh muốn noí "Thiêủ dục tri túc" là bước đâù tiên để tiến đến mục tiêu "của người đệ tử phật" phaỉ không ?
Tức là dùng dục câu dẫn để chúng sanh chịu đi tu là một công đức lớn.
Thưa, nêú vâỵ thì chưa đi tu mà biết "Thiêủ dục tri túc" thì có công đức không Hư Danh ?
Xin Hư Danh chỉ daỵ thêm cho những điêù nhuanthuc chưa biết nhe, xin tri ân Hư Danh.

Kính


doccoden
Bài viết: 725
Ngày: 20/02/10 20:29
Giới tính: Nam
Đến từ: việt nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi doccoden »

Huệ Minh đã viết:Quan điểm 1: Sợ chết là chân tâm vì không chịu sự điều khiển của ý thức, nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể sinh học. Nó là chân thật nhất

Quan điểm 2: Sợ chết là vọng tâm, vì sợ chết là sợ "cái ta"(bãn ngã) chết, mà "cái ta" là giả tạm, do vọng tâm sanh
Vậy thưa, quan điểm nào đúng ạ! kinhle
Cả 2 đều đúng :))

(Quan điểm 1 nên thay cụm từ 'là chân tâm' thành 'thuộc về vô thức')


nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

hihi! Nêú đã là vâỵ thì ngũ uẫn là không .

Kính


Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.7 khách