Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Huệ Minh
Bài viết: 44
Ngày: 19/07/14 20:26
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.HCM

Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Huệ Minh »

Quan điểm 1: Sợ chết là chân tâm vì không chịu sự điều khiển của ý thức, nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể sinh học. Nó là chân thật nhất

Quan điểm 2: Sợ chết là vọng tâm, vì sợ chết là sợ "cái ta"(bãn ngã) chết, mà "cái ta" là giả tạm, do vọng tâm sanh
Vậy thưa, quan điểm nào đúng ạ! kinhle


thanhtinhtam
Bài viết: 520
Ngày: 30/05/11 20:38
Giới tính: Nam
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi thanhtinhtam »

Sợ cái gì cũng vậy, không chỉ riêng sợ chết mà thôi đều là vọng tâm, có tham ái mới sợ, không tham ái thì không sợ cái gì cả.
:)


Hình đại diện của người dùng
Thánh_Tri
Điều Hành Viên
Bài viết: 3851
Ngày: 21/12/07 21:02

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Thánh_Tri »

Sợ và không sợ đều là tương đối nên đều là vọng.

Phải vượt ngoài sợ và không sợ thì mới được


"Tri Kiến Lập Tri Tức Vô Minh Bổn
Tri Kiến Vô Kiến Tư Tức Niết Bàn"

- Kinh Thủ Lăng Nghiêm
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Xin chào Huệ Minh !
Quan điểm 1: Sợ chết là chân tâm vì không chịu sự điều khiển của ý thức, nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể sinh học. Nó là chân thật nhất

Quan điểm 2: Sợ chết là vọng tâm, vì sợ chết là sợ "cái ta"(bãn ngã) chết, mà "cái ta" là giả tạm, do vọng tâm sanh
Vậy thưa, quan điểm nào đúng ạ!


Dạ, 2 quan điểm đều không đúng. Vì quan điểm thứ nhất không còn chịu sự điều khiển của ý thức nữa thì đâu còn sợ chết.
Quan điểm thứ hai đã biết cái "ta"(bãn ngã) là giả tạm, do vọng tâm sanh, thì cũng không còn sợ chết luôn.

Kính


Duyên Khởi
Bài viết: 207
Ngày: 14/09/11 21:13
Giới tính: Nữ
Đến từ: TPHCM

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Duyên Khởi »

Cho em hỏi chớ người điên có thể không nhận biết cái chết đến với mềnh(em nói là "có thể" nha) =((
nếu không biết sợ chết thì có được phép suy ra người điên không có vọng tâm không? timeeeout
mà người điên ko có vọng tâm vậy tâm người điên là tâm gì?


Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Điên là do bệnh, bệnh là do nghiệp, chứ tâm không có điên! Người điên nỏi lãm nhãm chứ thật ra không có hại ai hết, nếu mọi người đừng chọc, chính người chọc mới là vọng tâm! :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

Huệ Minh đã viết:Quan điểm 1: Sợ chết là chân tâm vì không chịu sự điều khiển của ý thức, nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể sinh học. Nó là chân thật nhất

Quan điểm 2: Sợ chết là vọng tâm, vì sợ chết là sợ "cái ta"(bãn ngã) chết, mà "cái ta" là giả tạm, do vọng tâm sanh
Vậy thưa, quan điểm nào đúng ạ! kinhle
Chân tâm không sợ chết.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Hình đại diện của người dùng
Hoa Sen Cõi Tịnh
Bài viết: 388
Ngày: 23/07/12 19:33
Giới tính: Nam
Đến từ: Viet Nam - HCM

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hoa Sen Cõi Tịnh »

TẤT NHIÊN SỢ CHẾT LÀ VỌNG TÂM.
vì sợ chết là do tâm phân biệt đối đãi.


Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng
(Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Huệ Minh đã viết:Quan điểm 1: Sợ chết là chân tâm vì không chịu sự điều khiển của ý thức, nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể sinh học. Nó là chân thật nhất

Quan điểm 2: Sợ chết là vọng tâm, vì sợ chết là sợ "cái ta"(bãn ngã) chết, mà "cái ta" là giả tạm, do vọng tâm sanh
Vậy thưa, quan điểm nào đúng ạ! kinhle
Câu hỏi này không hợp lý. Vì người hỏi chưa biết :
1) Chơn tâm ở ngoài phạm vi sống chết, không có vấn đè sợ hay không sợ.
2) Biết sợ hay không sợ là do vọng tâm.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

battinh đã viết:Điên là do bệnh, bệnh là do nghiệp, chứ tâm không có điên! Người điên nỏi lãm nhãm chứ thật ra không có hại ai hết, nếu mọi người đừng chọc, chính người chọc mới là vọng tâm! :D
Dạ, cho Cát Tường xin hỏi ngoài lề chút: Có một người không phải bệnh tâm thần bẩm sinh mà sau khi cha mẹ qua đời người đó bị người thân đánh đến bị tâm thần (người đó rất tốt bụng thương mẹ lắm nhưng vì tài sản thừa kế mà bị đánh đến điên loạn và đuổi ra khỏi nhà, người thân cũng bán nhà bỏ đi rồi nên người đó sống nhờ hàng xóm mỗi người giúp một ít, người đó chỉ hay nói lảm nhảm trừ khi ai đó chọc thì chửi um xùm, có lòng cưu mang cũng không được cứ chạy đi tùm lum suốt cả ngày). Gia đình Cát Tường mỗi sáng sớm thì cho tiền người đó mua quà ăn (Người đó thích ăn gì thì mua ăn chứ cho đồ ăn là bỏ lung tung hết) và dạy người đó mỗi sáng đến nhận tiền thì niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, cứ thế tạo thành thói quen hễ sáng sớm đến nhà Cát Tường là niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT, người đó tuổi gần bằng bố mẹ của Cát Tường nếu lúc lâm chung thần thức trong 49 ngày còn nhớ mỗi sáng niệm Phật để mua quà ăn thì được sinh về cõi lành như trong Kinh Địa Tạng Phật đã dạy. Người đó không nhận thức được điều gì lúc còn sống nhưng thỉnh thoảng có trái cây hay tiền thì cứ đưa cho nhà Cát Tường và hay sắp xếp túi rác trước nhà do đêm người ta lục kiếm gì không biết nữa rồi để lung tung (Nhà Cát Tường không nhận các quà đó và dặn đừng xếp rác lại cứ đến niệm Phật nhận tiền thôi người đó nghe lời). Cát Tường không biết người đó lúc lâm chung có được sanh về cõi lành không? (Dù ý kiến của các Đạo Hữu thế nào cũng không sao Cát Tường cũng chỉ muốn người đó gieo chủng tử Phật trong tâm kiếp sau có trí tuệ tu thành Phật đạo).


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

Lành thay, lành thay thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu Như Ý Cát Tường

Thời, thiện hữu và gia đình của thiện hữu đã làm một việc thiện, giúp đỡ người neo đơn bị bệnh tâm thần. Không phải ai cũng có từ tâm như vậy. Trên thế giới này còn có rất nhiều người có thói bỏn xẻn, ích kỷ. Phật dạy con người phải biết bố thí nhằm một mục đích duy nhất là: muốn người đó xa rời thói bỏn xẻn và huân tập được "sự từ bỏ bãn ngã"
Không một tôn giáo nào lại văn minh như vậy
Trong tôn giáo "Nhân Chứng Jê-Hô-Va", họ tuyệt đối không cho phép truyền máu, dù mục đích cứu người, vì họ cho rằng máu là sự sống, và chỉ Đức Chúa Trời mới có quyền trên sự sống. Rõ ràng, đó là sự ích kỷ. So sánh với Đạo Phật, chúng ta thấy mình thật may mắn, khi được làm để tử của Ngài

Việc nệm A-DI-ĐÀ-PHẬT chỉ nhằm mục đích hướng tâm về Thiện, khi đã có Thiện thì sẽ có những hành vi cao thượng khác.Từ đó, có phước để tu tập, thiền định và giải thoát
Ví dụ như:. Kiếp này, tôi niệm A-DI-ĐÀ, câu niệm đã gieo vào trong tâm. Kiếp sau, tâm trí sáng sủa, đỗ đạt cao, có địa vị Xã Hội, có tiền của. Do có tiền của, nên có thời gian tu tập, nghiên cứu kinh điển phật pháp mà không cần phải lao đao với chén cơm manh áo hằng ngày.Kiếp sau nữa, tôi dễ giải thoát và chứng quả

Việc niệm A-DI-ĐÀ không thể làm cho con người thành Phật trong tức khắc. Quan điểm này được những người theo phái Tịnh Độ đồng ý. Vì khi tâm hướng thì việc cần phải làm. Chứ không thể nói vì tôi phát nguyện sang thế giới Tịnh Độ thì tôi được sang thế giới đó. Tâm hướng và phải làm

Nam mô a di đà phật


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Sợ chết là chân tâm hay vọng tâm?

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Huệ Minh đã viết:Quan điểm 1: Sợ chết là chân tâm vì không chịu sự điều khiển của ý thức, nó là phản xạ tự nhiên của cơ thể sinh học. Nó là chân thật nhất.
Chân Tâm thì nằm ngoài đối đãi, nhị nguyên, phân biệt, không phải không sợ mà không phải là sợ. Do đó, dù là sợ hay không sợ thì cũng chẳng phải là chân tâm.
Quan điểm 2: Sợ chết là vọng tâm, vì sợ chết là sợ "cái ta"(bãn ngã) chết, mà "cái ta" là giả tạm, do vọng tâm sanh
Vậy thưa, quan điểm nào đúng ạ! kinhle
Thì không phải là Chân thì là vọng. Không phải là thật thì là giả. Do đó, rõ ràng nó không phải là Chân Tâm thì là vọng tâm. Vọng Tâm vì có thay đổi, biến hoại, lên xuống, vô thường, vì có lúc sợ chết, cũng có những khi không nghĩ đến sự chết chóc, lại cũng có khi gan dạ đến độ dám chấp nhận hi sinh bản thân trong hoan hỷ, lại cũng có khi có người có một động lực gì đó, bình thản chờ đợi cái chết, không lo sợ.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.180 khách