Vô Thường có phải là Thường không?

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

tại sao Cái Biết chỉ có một mà lại có hai cái biết là Cái Biết của người nằm mơ và Cái Biết của người tỉnh thức?
Cùng sử dụng cái biết ấy, nhưng một người thì đang mơ ngủ, còn một người thì đang thức. Chỉ có một cái biết, nhưng hoàn cảnh khác nhau.
Theo BK thì xét đến tột cùng thì chẳng có người mơ, chẳng có người tỉnh mà chỉ có một người và chỉ một. BK chẳng thể gọi người ấy là gì cho đúng?!
Đúng vậy !!! tangbong tangbong tangbong


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
karma
Bài viết: 70
Ngày: 06/01/14 18:55
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: karma

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi karma »

pucaquynhnga22 đã viết:
Chúng sanh cũng có sẵn Phật Tánh, Phật Tánh vẫn luôn tròn đầy, chưa từng bị méo mó. Chỉ là do chúng sanh vô minh, vọng động, nên chưa thể nhận ra nó.
Chúng sanh có sẵn Phật Tánh mà sao lại còn bị Vô Minh, lại tạo ác nghiệp, lại bị phiền náo che đậy thưa các đạo hữu? Phật Tánh có sẵn và vẫn luôn tròn đầy mà lại không thể ngăn chúng sanh tạo ác nghiệp, không thể khiến chúng sanh trực nhận ra nó thì Phật Tánh này là quá ư thụ động và vô tác dụng!

Đạo hữu QN có thể dựa vào kinh Đại Bát Niết Bàn của Bắc tông để nói rằng Phật Tánh là có sẵn trong mỗi chúng sanh. Nhưng tôi đã nói rồi: Trong kinh điển Nikaya hay kinh A-hàm, là những bộ kinh được kết tập lần thứ nhất và lần thứ hai ( là những lần kết tập tổng hợp kinh điển được cả Nam tông lẫn Bắc tông công nhận) bao gồm toàn bộ những lời dạy của Đức Phật, không hề xác nhận rằng có một Phật Tánh sẵn có trong mỗi chúng sanh.

Quan đỉiểm về Phật Tánh có sẵn trong mỗi chúng sanh lại có quá nhiều điều mâu thuẫn như tôi đã nói ở trên.

Quan điểm này cũng mâu thuẫn với nền tảng của Đạo Phật là Lý Duyên Khởi, Tam Pháp Ấn: Bản chất của chúng sanh và các pháp tại thế hữu vi là Vô Thường luôn biến đổi sinh-diệt, Vô Ngã không có tự tánh, vậy thì làm sao lại "có sẵn" một cái gì đó luôn thường hằng qua các kiếp luân hồi. Phật Tánh thì thường hằng, nhưng đó là thuộc pháp siêu thế vô vi, không thể đánh đồng lẫn lộn giữa pháp tại thế hữu vi với pháp siêu thế vô vi được vì bản chất của hai pháp đó là đối ngược nhau.

Những điều tôi nói là dựa trên kinh điển của Phật, dựa trên những nền tảng cơ bản của Giáo pháp mà cả Nam Tông lẫn Bắc Tông đều công nhận, nên mong đạo hữu QN đừng chụp mũ cho tôi là "lộng ngôn", "đanh đá". Xin cảm ơn!


"Tự Mình, Điều Ác Làm
Tự Mình Làm Nhiễm Ô,
Tự Mình Ác Không Làm
Tự Mình Làm Thanh Tịnh.
Tịnh, Không Tịnh Tự Mình,
Không Ai Thanh Tịnh Ai !
"
( Kinh Pháp Cú )
Hippias
Bài viết: 38
Ngày: 23/06/14 08:45
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: TP.Hồ Chí Minh

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Hippias »

BATKHONG1985 đã viết:Cám ơn sự nhiệt tình của DH nhuận thức.
Thảo luận tản mạn quá cũng khó theo dõi, bây giờ BK sẽ gói gọn ở vấn đề chủ chốt nhất:
doccoden đã viết: Yêu cầu bạn giải thích cụ thể xem :-w
nhuận thức đã viết: Cái BIẾT và Phật Tánh tuy là không hai, nhưng cũng chẳng phải một.[/b][/u][/color]
Thưa, Cái-biết là Phật-Tánh, nhưng nói 1 cũng không được, vì nó không có tướng gì để gọi là một tướng.
1) Cái Biết là Phật Tánh thì chẳng khác nào ai có Phật Tánh cũng có Cái Biết tròn đầy, không cần tu tập gì hết. Hơn nữa, dùng từ "là" thì đó là một rồi.

Mặt khác, Cái Biết đi từ trình độ thấp đến trình độ cao, Cái Biết cao nhất là thẫu rõ ràng chi tiết các pháp cùng một bản tánh là Phật Tánh =Tánh Không. Còn Phật Tánh là bản tánh vốn có là Không Tánh của vạn vật, không có tăng giảm thêm bớt, chẳng có phân biệt trình độ.

Như vậy chúng không phải một.

2) Giả sử Cái Biết và Phật Tánh là hai thì Phật (Cái Biết Thực Sự) và Phật Tánh là hai Thật Sự mà khác nhau, thế là chúng phải riêng biệt. Nói cách khác, Phật không Biết Phật Tánh, tức là không có ai giác ngộ. Như vậy xét đến cùng tột thì Cái Biết và Phật Tánh là không phải hai.
Đúng vậy !!! tangbong tangbong tangbong[/quote]

Nói vậy thật không đúng. Ví dụ: người ăn tam tịnh nhục có biết mình đang ăn thịt hay không? Nếu nói cái biết đó là phật tính thì hoàn toàn không hiểu gì về phật tính.Nếu bị mù mà biết mình đang trong bóng tối thì cũng tương tự như vậy, tất cà vẫn còn tác nghiệp do vô minh sanh khởi


Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Karma đã viết
Chúng sanh có sẵn Phật Tánh mà sao lại còn bị Vô Minh, lại tạo ác nghiệp, lại bị phiền náo che đậy
Phật tánh vốn vô ngã, bình đẳng với hết thảy các pháp. Cá nhân nào tạo nghiệp thì theo luật nhân quả mà tự chịu báo. Phật tánh không tạo tác các nghiệp.
Ví dụ như một người có sức mạnh, người đó có thể dùng sức mạnh này để làm thiện hay làm ác, và người đó tự chịu hậu quả. Không phải sức mạnh gây tạo ác nghiệp.
( là những lần kết tập tổng hợp kinh điển được cả Nam tông lẫn Bắc tông công nhận) bao gồm toàn bộ những lời dạy của Đức Phật, không hề xác nhận rằng có một Phật Tánh sẵn có trong mỗi chúng sanh.
Phật tánh có nhiều tên : Tánh không, Tâm, Tự tánh, Pháp thân, Niết Bàn v.v...
Các kinh sách hoặc có nói,hoặc không nói tên Phật tánh, nhưng có nói đến các tên khác.
Thí dụ như kinh Pháp Hoa, Kinh Viên Giác, Kinh Hoa nghiêm, kinh Niết Bàn v.v...

Nghiên cứu kỹ rồi hãy vấn nạn.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Hippias đã viết
người ăn tam tịnh nhục có biết mình đang ăn thịt hay không? Nếu nói cái biết đó là phật tính thì hoàn toàn không hiểu gì về phật tính.Nếu bị mù mà biết mình đang trong bóng tối thì cũng tương tự như vậy, tất cà vẫn còn tác nghiệp do vô minh sanh khởi
Phật tánh chỉ cung cấp cho chúng sanh tánh biết thôi, còn sử dụng như thế nào là tùy ở chúng sanh. Chúng sanh mê mờ, bị vô minh dẫn dắt, tạo các ác nghiệp thì tự chịu quả báo. Phật tánh không tạo tác nghiệp.

Xin xem phần giải thích ở câu đầu, bài trên.

Vô minh sanh khởi tức là vọng tưởng, vọng niệm.
Phật tánh tức là tâm. Nếu không có Tâm làm nền thì lấy cái gì khởi vọng ?


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Xin chào BATKHONG !

Cái Biết của Chư Phật không phải do tu tập mà được nhưng không tu tập thì chắc chắn không biết.
Thưa, đúng vậy! Cái Biết của Chư Phật không phải do tu tập mà được, thì chính cái Biết của chúng ta củng không phải do tu tập, do làm ra mà được (nhưng chúng ta chưa thành Phật). Nhưng nếu nói "không tu tập thì chắc chắn không biết" thì chưa hẳn. Vì như Tổ Huệ-Năng chỉ nghe 1 câu "Ưng vô sở trụ, nhi sinh kỳ-tâm thì "liền biết tính Phật sẵn có nơi mình. Còn mình không được trí thượng-căn như Tổ, và dù mình chưa tu tập 1 chút xíu nào, nhưng khi nhìn vô cái kiến thì mình liền biết :" Cái hình trong kiến chính là mình. Nhưng biết mình không phải là cái hình ảnh trong cái kiến.


DH sử dụng cái Biết nào? Luôn có mặt sao chúng sanh vẫn Vô Minh?
Thưa, nhuận thức sử dụng cái biết thấy ý-thức là không thật.
Dạ! Vì chúng-sanh chưa nhận ra cái thường-minh. Cũng như chấp có sáng là thật, nên có tối bao la trong vũ-trụ vậy!
Nếu hai biết đó mà khac nhau thì làm sao mà tu tập thành Phật?
Nam-mô A-Di-Đà Phật !
Thưa, chỉ cần buông cả hai ý-niệm về nó, thì sẽ biết như thế nào để tu tập thành Phật.


karma
Bài viết: 70
Ngày: 06/01/14 18:55
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: karma

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi karma »

binh đã viết: Phật tánh vốn vô ngã, bình đẳng với hết thảy các pháp. Cá nhân nào tạo nghiệp thì theo luật nhân quả mà tự chịu báo. Phật tánh không tạo tác các nghiệp.
Nói như huynh binh thì Phật Tánh sáng suốt KHÔNG PHẢI LÀ BẢN CHẤT của chúng sanh rồi. Phật Tánh như thế chỉ giống như "ở nhờ" trong chúng sanh thôi, quá ư là thụ động và vô can đối với chúng sanh.

"Có sẵn" Phật Tánh rồi mà vẫn Vô Minh tạo nghiệp thì cái "có sẵn" đó cũng chẳng có chút mảy may tác dụng gì cho chúng sanh cả!
binh đã viết:Ví dụ như một người có sức mạnh, người đó có thể dùng sức mạnh này để làm thiện hay làm ác, và người đó tự chịu hậu quả. Không phải sức mạnh gây tạo ác nghiệp.
Cái ví dụ này là quá khập khiễng, chẳng tương ưng chút nào với vấn đề này cả. Hơn nữa, Phật Tánh sáng suốt không hề tương ưng với cái công cụ "sức mạnh" thụ động mà huynh binh đưa ra ở đây.
binh đã viết: Phật tánh có nhiều tên : Tánh không, Tâm, Tự tánh, Pháp thân, Niết Bàn v.v...
Thưa huynh binh, "Tánh không" và "Tự tánh" có ý nghĩa ngược nhau. Bởi vì Tánh không tức là không có Tự tánh.

Phật Tánh là cái "Tâm sáng suốt tuyệt đối", còn Vô Minh là cái "Tâm còn tham-sân-si". Nên không thể gọi Phật Tánh là "Tâm" chung chung như thế.

Nhưng dù cho với cái tên nào mà huynh muốn gọi, thì cũng chẳng bao giờ nó "có sẵn" thường hằng bất biến trong chúng sanh cả. Trong kinh Nikaya (hay A-hàm) không hề dạy như vậy hay điều gì tương tự như vậy cả. 8->

Còn vấn đề quan điểm "Trong mỗi chúng sanh đều có sẵn Phật Tánh thường hằng sáng suốt" và "Phật Tánh là bản chất của chúng sanh, vạn vật" là mâu thuẫn với những nền tảng của Đạo Phật như Lý Duyên Khởi, Tam Pháp Ấn như tôi đã viết ở comment trên thì phải giải thích sao thưa huynh binh?

Còn nữa, huynh binh nói rằng "Phật tánh chỉ cung cấp tánh biết cho chúng sanh". Huynh à, cái mà chúng sanh mong mỏi ở Phật Tánh là sự từ bi trí tuệ tuyệt đối chứ đâu chỉ có tánh biết đơn thuần, vì tánh biết thi đã có thức uẩn đảm nhiệm rồi.

Nếu vậy thì tác dụng của Phật Tánh đối với chúng sanh cũng chỉ như Thức uẩn không hơn không kém. Đúng là sau một hồi loanh quanh thì "mèo lại hoàn mèo"!
:D


"Tự Mình, Điều Ác Làm
Tự Mình Làm Nhiễm Ô,
Tự Mình Ác Không Làm
Tự Mình Làm Thanh Tịnh.
Tịnh, Không Tịnh Tự Mình,
Không Ai Thanh Tịnh Ai !
"
( Kinh Pháp Cú )
Hình đại diện của người dùng
binh
Điều Hành Viên
Bài viết: 8304
Ngày: 21/11/07 20:32
Giới tính: Nam

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi binh »

Karma đã viết
Phật Tánh là cái "Tâm sáng suốt tuyệt đối", còn Vô Minh là cái "Tâm còn tham-sân-si". Nên không thể gọi Phật Tánh là "Tâm" chung chung như thế.


2 cái này là một. Vì sao ?
Vì Tâm vốn sáng suốt, nhưng bị vô minh che lấp nên trở thành tâm tham sân si.
Chỉ cần hết vô minh thì Tâm trở lại sáng suốt như xưa.
Còn nữa, huynh binh nói rằng "Phật tánh chỉ cung cấp tánh biết cho chúng sanh". Huynh à, cái mà chúng sanh mong mỏi ở Phật Tánh là sự từ bi trí tuệ tuyệt đối chứ đâu chỉ có tánh biết đơn thuần, vì tánh biết thi đã có thức uẩn đảm nhiệm rồi.
Phật tánh tức là tánh biết. Có điều chư Phật thấy biết khác chúng ta thấy biết.
Chư Phật thấy biết trong thực tánh, chúng ta thấy biết trong huyễn cảnh (tức pháp giới)
Chư Phật thấy biết trong "Nhất Chân Pháp Giới" (tất cả chỉ là một), chúng ta thấy biết trong "thế giới nhị nguyên" có năng - sở, có nhân - ngã, có tâm - pháp v.v...
Cái thấy biết của chư Phật là trí biết, cái thấy biết của chúng ta là thức biết.
Trí là cái biết thực tướng, Thức là cái biết trong vô minh.
Cũng chỉ là một, nhưng trong 2 trường hợp khác nhau.


Rồi tôi lại đứng lên và tiếp tục chiến đấu.
Tổ Ngẫu Ích đã nói :“Được vãng sanh hay chăng toàn là do có Tín - Nguyện hay không, phẩm vị cao hay thấp toàn là do trì danh sâu hay cạn”. Dù ngàn đức Phật xuất thế cũng chẳng thay đổi được lời phán định chắc như sắt này. Hễ Tin cho tới, dám chắc Tây Phương ông phải có phần
nhuận thức
Bài viết: 77
Ngày: 24/06/14 22:20
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: nước mỹ

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi nhuận thức »

Xin chào karma !
Karma dã viết :
Phật Tánh là cái "Tâm sáng suốt tuyệt đối", còn Vô Minh là cái "Tâm còn tham-sân-si". Nên không thể gọi Phật Tánh là "Tâm" chung chung như thế.
______________________________________________________________________________

Thưa, Karma có nhớ câu chuyện Đề-Bà-Đạt-Đa cho voi dữ uống rượu để mong giết Đức Phật không? Khi thấy Đức Phật từ xa, bằng đôi mắt đỏ ngầu bởi tánh hung hăng như dòng thác đổ lại đang ảnh hưởng bởi chất rượu mạnh đã thấm. Nên lúc bấy giờ tiếng chân nệnh "thình thịch" của thớt voi lớn đang chạy đến vang dội cả vùng, làm bụi bay mù mịt, hòa lẩn tiếng chim muông hoảng hốt, khiến hàng cây đại thụ nơi đó như củng lung lay tróc gốc. Nhìn thấy voi dữ đã nhấm đúng mục tiêu là Đức Phật, ngài A-Nan đã vội lấy thân mình nhảy bổ lên phía trước Đức Phật, đồng thời đau khổ xoay mặt lại van xin Đức Phật hãy chạy đi....
Nhưng Đức Phật dịu dàng nhìn ngài A-Nan và bình-thản bảo ngài A-Nan đừng lo sợ, mà hãy đứng tránh qua một bên. Lúc bấy giờ voi dữ hùng hổ chạy đến Phật.......rồi khựng lại, rồi hiền lành nhìn Đức Phật, rồi quỳ xuống, rồi cúi đầu đầy vẽ hối hận, rồi từ từ dùng cái vòi liếm liếm chân Phật......
Thưa, thú tính sâu dầy đã theo voi dữ qua vô số kiếp súc-sinh. Nhưng Phật-tính bàn bạc chung chung trong pháp-giới,
đã bắt đầu sự hồi phục trong tâm hồn voi dữ.

Kính


BATKHONG1985
Bài viết: 1620
Ngày: 03/07/11 06:10
Giới tính: Nam
Đến từ: CHỖ TẤT CẢ MỌI NGƯỜI ĐẾN

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi BATKHONG1985 »

karma đã viết:Trong kinh điển Nikaya hay kinh A-hàm, là những bộ kinh được kết tập lần thứ nhất và lần thứ hai ( là những lần kết tập tổng hợp kinh điển được cả Nam tông lẫn Bắc tông công nhận) bao gồm toàn bộ những lời dạy của Đức Phật, không hề xác nhận rằng có một Phật Tánh sẵn có trong mỗi chúng sanh.
Đến đây đã quá rõ, bạn không tin nhận Kinh Điển Bắc Tông.
Về vấn đề Phật Tánh thì BK chẳng muốn thêm vì DH đã có định kiến.

BK xin phép có vài lời khuyên: Kinh Điển Nam Tông là những giáo lý căn bản nhất, tuy nhiên DH cho rằng Kinh Điển Nam Tông bao gồm toàn bộ lời dạy của Đức Phật là rất cực đoan và không có cơ sở chứng thực.

1) Trong các đệ tử A LA HÁN, Vấn đề Phật Tánh (Bồ Đề Đạo)đầu tiên đã được ấn truyền từ Đức Phật cho Ngài Đại Ca Điêp, sau đó được ấn chứng và trao truyền y bát ở Ấn Độ và Trung Hoa, đến Ngài Huệ Năng thì chấm dứt việc trao truyền y bát.

Đức Phật và các Tổ đều nói rằng: giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, lấy Tâm Truyền Tâm.
=> Kinh Điển Nam Tông không có giáo lý biệt truyền này.
DH có thể không tin BK nhưng chẳng lẽ không tin Phật và Ngài Đại Ca Diếp.

2) Không phải tất cả pháp hội Ngài A Nan đều biết, vì có những pháp hội Đức Phật hiện thân nơi khác để tuyên pháp.

Có những pháp Đức Phật giảng cho nhóm người này mà không giảng cho nhóm người kia, không phải Đức Phật giấu pháp mà là họ chẳng thể hiểu được, cũng như Đức Phật từng dạy "Ngài chỉ dạy những pháp có lợi ích thiết thực cho người nghe", nghĩa là không giảng tất cả pháp.

Cũng giống như dạy học lớp tài năng, ta phải gom những học sinh cùng sở thích vào một lớp và dạy cho họ những điều họ mong muốn.

Một vị chỉ muốn giải thoát luân hồi, nhập Niết Bàn mà chưa muốn cứu độ chúng sanh thì làm sao dạy thêm Bồ Tát Đạo và chưa chắc họ tiếp thu được.

Bởi vậy, để đảm bảo sự thuần nhất và giáo lý căn bản nhất mà chúng ta có hệ Kinh Điển Nam Tông cho những người ít nhất có lý tưởng giải thoát luân hồi. Muốn thành Phật = giải thoát và độ sanh thì phải học thêm Kinh Điển Bồ Tát (Bắc Tông).

3) Kinh Điển Bắc Tông không hề mâu thuẩn hay đối chọi với Nam Tông, mà chỉ có những con người không chấp nhận Bồ Tát Đạo.

Kinh Điển Nam Tông giúp hành giả thoát luân hồi, Kinh Điển Bắc Tông giúp người ta cứu giúp. Đó là hai việc bổ sung cho nhau, chứ đâu có chồng chéo lên nhau.

Giác ngộ và độ sanh, Đức Phật chính là tấm gương ngay trước mặt chúng ta. Nếu không nhờ Đức Phật độ giúp thì chúng ta vĩnh viễn chẳng có biết gì Phật Pháp và Giải Thoát.

PS: đây chỉ là lời nhắn nhủ, DH đọc nếu có gì không phải thì bỏ qua cho BK, BK sẽ tranh luận nội dung này.


Tái sanh là do VÔ MINH=không rõ bản chất của sắc, thọ, tưởng, hành, thức
Sang - hèn, đẹp - xấu, khổ - vui, ... là do THÂN, KHẨU, Ý đã tạo
Khéo tạo hưởng niềm vui, có ác sẽ nhận ác, tất thảy do nơi mình
Người trí cầu triệt Vô Minh, thanh tịnh THÂN, KHẨU, Ý, được an lành giải thoát
Chánh Tín
Bài viết: 171
Ngày: 22/12/13 02:17
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Đại địa

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi Chánh Tín »

BATKHONG1985 đã viết: Trong các đệ tử A LA HÁN, Vấn đề Phật Tánh (Bồ Đề Đạo)đầu tiên đã được ấn truyền từ Đức Phật cho Ngài Đại Ca Điêp, sau đó được ấn chứng và trao truyền y bát ở Ấn Độ và Trung Hoa, đến Ngài Huệ Năng thì chấm dứt việc trao truyền y bát.

Đức Phật và các Tổ đều nói rằng: giáo ngoại biệt truyền bất lập văn tự, lấy Tâm Truyền Tâm.
=> Kinh Điển Nam Tông không có giáo lý biệt truyền này.
DH có thể không tin BK nhưng chẳng lẽ không tin Phật và Ngài Đại Ca Diếp.
Kính ĐH BATKHONG, Đức Phật đã dạy chúng ta "chớ vội tin" ngay cả kinh điển Phật giáo. "Chớ vội tin" không phải là Ngài bảo đừng có tin cái gì hết mà là nghĩa là niềm tin phải đi cùng với trí tuệ suy xét khách quan, so sánh, đối chiếu, phân tích, rồi sau đó mới được thực hành kiểm nghiệm qua thực tế. Bởi vì có hai lý do:

Thứ nhất, Đức Phật đã cảnh báo trước trong nhiều bài kinh rằng sẽ có kẻ xuyên tạc giáo pháp của Ngài, đội lốt lời dạy của Ngài hoặc do sự truyền thừa lệch lạc nên đã "thọ giáo sai lầm" (Tham khảo Topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 5&start=24).

Thứ hai, "chớ vội tin" (tức là niềm tin phải đi cùng với trí tuệ suy xét khách quan, so sánh, đối chiếu, phân tích, rồi sau đó mới được thực hành kiểm nghiệm qua thực tế) cũng là quá trình TƯ trong quá trình VĂN-TƯ-TU. Có như vậy thì người học Phật mới không rơi vào mê tín, mới có thể hiểu sâu sắc Giáo pháp. Hơn nữa, nếu Đạo Phật là chân lý thì càng xem xét, chân lý của Đạo Phật càng sáng ngời. Chỉ có những giáo lý giả mạo lời của Đức Phật thì khi chúng ta phản biện sẽ tìm ra chỗ hở, sai lệch.

Trong đầu ĐH hình như đã mặc định rằng cứ văn bản nào được ghi là lời Phật thì đương nhiên nó phải đúng là lời Phật dạy thì phải, không suy tư, không so sánh đối chiếu, không được phép phản biện. Như thế là hoàn toàn trái với tinh thần "chớ vội tin" rất khách quan, minh bạch mà nhân loại từ cổ chí kim đều thán phục ca tụng.

Ngài A Nan tuy không tham dự hết các Pháp hội, nhưng trước khi đồng ý làm thị giả cho Đức Phật, Ngài đã xin Phật thuyết lại những bài giảng nào mà Ngài không có mặt và Đức Phật đã hứa khả việc này. Và dù cho rằng Ngài A Nan không nghe được hết các Pháp hội thì cũng không hề chi, bởi vì trong lần kết tập kinh điển lần thứ nhất ngay sau khi Phật nhập Niết Bàn, lần thứ hai sau đó khoảng một trăm năm không phải chỉ có một mình Ngài A Nan thực hiện mà còn có hàng trăm vị Thánh đệ tử A-la-hán khác của Đức Phật tham gia kết tập (tất nhiên là phải gồm toàn bộ những trụ cột của Tăng đoàn, trong đó có cả Ngài Đại Ca Diếp rồi). Điều này đều được cả Nam tông và Bắc tông công nhận. Mà đã gọi là kết tập kinh điển thì đương nhiên phải bao gồm toàn bộ những lời dạy của Đức Phật rồi, ĐH BATKHONG ạ. Những lần kết tập sau này, khi các vị Thánh đệ tử A-la-hán của Phật khi Ngài còn tại thế đã lần lượt nhập diệt hết, thì độ tin cậy là không thể bằng so với hai lần kết tập đầu tiên được.

Về "Bồ Đề Tâm" và "Bồ Tát Đạo", ĐH haizen đã viết rất xác đáng trong Topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 0&start=24 như sau:

"...Thứ nhất, Phật giáo Nam tông, Phật giáo Ấn độ, Phật giáo Tây Tạng taị sao không xác nhận có sự kiện " niêm hoa vi tiếu" cũng như xác nhận có dòng truyền thừa của 28 vị Tổ Ấn độ (nhân vật thì có thể có thật nhưng dòng truyền thừa thì không). Trước Lục Tổ cũng không thấy tài liệu ghi chép về dòng truyền thừa này. Phải chăng đây là sự "thêm mắm thêm muối" của các vị "hảo hán Trung hoa" đời sau nhằm đề cao tông phái của mình chăng?

Thứ hai, đạo hữu Ba la mật nói khi sự kiện Niêm hoa vi tiếu xảy ra thì không có Tôn giả Xá lợi Phất vi Ngài đã tịch trước Phật. Điều này không đúng vì Tôn giả chỉ nhập Niết bàn trước Phật khoảng 6 tháng, trong khi theo truyền truyết thì sự kiện Niêm hoa vi tiếu xảy ra trước khi Phật nhập Niết bàn là gần 30 năm.

Thứ ba, A-la-hán - Bậc Ứng Cúng là một trong mười danh hiệu cao quý của chư Phật. Ai coi thường quả vị A la hán là xúc phạm chư Phật, là một tà kiến!

Thứ tư, có người cho rằng thiền Nam tông chỉ có mục đích thoát luân hồi, thành A la hán chứ không có mục đích thành Phật?(tức không có Bồ đề tâm). Điều này cũng chính là coi thường quả vị A la hán, cho các vị là ích kỷ, chỉ lo giải thoát cho riêng mình. Thế các vị đại đệ tử A la hán của Phật cũng không có mục đích tu đạt tới quả vị rốt ráo Chánh đẳng chánh giác ư? Như thế có đáng được coi là đại đệ tử của Đức Phật không? A la hán mà không có tâm vô thượng Bồ đề, không có lý tưởng giác ngộ giải thoát viên mãn, không có chí hướng giáo hoá chúng sinh, không có lòng từ bi vị tha rộng lớn, chỉ ích kỷ tu cho riêng mình, không muốn đi tiếp theo con đường của Đức Phật, thì xin lỗi, một người như thế gọi là đệ tử Phật cũng không xứng đáng chứ đừng nói đến là một vị Thánh đã chứng Niết bàn! Một vị khi tu hành đã tới quả vị A la hán thì trí tuệ và lòng từ bi buộc các Ngài không thể an trú mãi trong Niết bàn mà các Ngài đều theo nguyện lực đại bi thị hiện trong tam giới để giáo hoá chúng sinh không mệt mỏi. Đến khi công hạnh giáo hoá chúng sinh đã viên mãn, vị đó sẽ thi hiện trong loài người để thành tựu Phật quả. Đó chính là con đường Bồ tát đạo mà mọi Đức Phật đều đã đi qua (Trong kinh Pháp hoa, Đức Phật đã thọ ký cho vô số các vị A la hán đều sẽ thành Phật)

Một số người có quan điểm rằng: A la hán tuy không còn chấp ngã nhưng vẫn còn chấp pháp. Đây là một quan điểm sai lầm. Ngã (chủ thể) và pháp (khách thể) là 2 khái niệm đồi lập, khái niệm này có vì khái niệm kia có. Vì tâm còn phân biệt nên mới có chủ và khách, còn nếu đã không phân biệt thì làm gì còn có khái niệm chủ với khách. Do đó một vị A la hán khi đã giác ngộ được cảnh giới vô ngã thì ngay đó khái niệm "pháp" cũng không còn, thế thì làm gì có "chấp pháp" ở đây nữa chứ.

Thứ năm, Tổ sư thiền nếu đã tự coi là tối thượng thừa, chỉ dành cho những bậc thượng căn, ngay đến các đại đệ tử của Đức Phật cũng không thể lĩnh hội nổi, thì xin hỏi, những kẻ hậu sinh đời sau có ai đủ kiêu mạn và u mê để tự vỗ ngực nhận rằng mình là thượng căn để theo đuổi pháp môn đó không?

Thực ra, Tổ sư thiền xét cho cùng cũng nằm trong thiền tứ niệm xứ (hoặc sử dụng niệm thân, hoặc áp dụng niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp). Theo đó, người thầy gợi ý chớp nhoáng một cách linh hoạt phù hợp với căn cơ từng đệ tử để giúp họ dứt bỏ vọng tưởng, đi vào các tầng bậc định. Tuy nhiên, nó chỉ có hiệu quả với những người đã từng gieo duyên sâu dày với Phật Pháp. Chính Đức Phật đã sử dụng phương pháp này để giúp nhiều vị đệ tử đạt được quả vị thánh, từ Dự lưu cho đến A la hán. Đó có thể là một thời thuyết pháp , hoặc chỉ bằng một bài kệ ngắn gọn, hay bằng một cách đặc hiệu cho từng cá nhân như trường hợp của Tôn giả Châu Lợi Bàn Đặc chẳng hạn. Phương pháp này gọi là "bất lập văn tự" thì chớ hiểu là phủ nhận coi thường kinh điển mà mang tội, ta nên hiểu điều đó là phải dựa vào từng nhân duyên đặc thù của từng cá nhân mà linh hoạt áp dụng thiền tứ niệm xứ (tuỳ bệnh cho thuốc). Đây là cách đi tắt cho những người đã gieo duyên nhiều đời với Đạo được đốn ngộ, chứ không phải là một pháp môn "tối thượng thừa", càng không phải là phương pháp dành cho những kẻ căn cơ thấp kém thích lý luận suông, bắt chước những thiền ngữ của người xưa mà dương dương tự đắc cứ tưởng là mình sắp thành Phật thành Tổ đến nơi rồi!"


Như vậy, "Bồ tát" chính là HẠNH của một vị A la hán. Đứng trên khía cạnh giải thoát thì gọi là A la hán, đứng trên khía cạnh lợi ích chúng sinh thì gọi là Bồ tát. Dù nói A la hán hay Bồ tát thì đó cũng chỉ là hai khía cạnh của một vấn đề duy nhất như lưng và lòng của một bàn tay không thể tách rời. Bồ tát vị là giai đoạn sau của quả vị A la hán. Khi một vị A la hán đã viên mãn Bồ Tát Đạo rồi thì thành tựu Phật quả. Niết Bàn là giải thoát tự do, không phải là rơi vào sự ràng buộc tù túng mới; là có năng lực làm chủ, không phải không có năng lực làm chủ. Vô Ngã cũng chính là Đại Bi, không còn vị kỷ cũng cùng một ý nghĩa với vị tha hoàn toàn.

Do đó có thể khẳng định tư tưởng Bồ Tát Đạo hẳn nhiên đã nằm trong bản chất của Giáo pháp Nguyên Thủy, Kinh Bắc tông chỉ là diễn tả thêm cho công hạnh đó mà thôi. (Có lẽ Phật không muốn tiết lộ rõ công hạnh Bồ tát của một vị A la hán, vì ngại chúng sinh nghe rồi tô điểm tưởng tượng, chỉ để cho ai đến rồi sẽ tự biết?)

Quý ĐH cũng có thể tham khảo lời dạy của cố HT.Thích Minh Châu về vấn đề này qua Topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 41&t=10342

Kính!
Sửa lần cuối bởi Chánh Tín vào ngày 04/07/14 22:55 với 1 lần sửa.


karma
Bài viết: 70
Ngày: 06/01/14 18:55
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: karma

Re: Vô Thường có phải là Thường không?

Bài viết chưa xem gửi bởi karma »

binh đã viết:2 cái này là một. Vì sao ?
Vì Tâm vốn sáng suốt, nhưng bị vô minh che lấp nên trở thành tâm tham sân si.
Chỉ cần hết vô minh thì Tâm trở lại sáng suốt như xưa.
Thưa huynh binh, huynh nói vậy không logic, bởi lẽ "sáng suốt' và "tham sân si" không thể "là một" được.

Điều này tôi đã thảo luận rõ với đạo hữu QN trong topic http://diendan.daitangkinhvietnam.org/v ... 4&start=36 rồi.
binh đã viết:Chư Phật thấy biết trong thực tánh, chúng ta thấy biết trong huyễn cảnh (tức pháp giới)
Chư Phật thấy biết trong "Nhất Chân Pháp Giới" (tất cả chỉ là một), chúng ta thấy biết trong "thế giới nhị nguyên" có năng - sở, có nhân - ngã, có tâm - pháp v.v...
Cái thấy biết của chư Phật là trí biết, cái thấy biết của chúng ta là thức biết.
Trí là cái biết thực tướng, Thức là cái biết trong vô minh.
Như vậy thì càng thêm khẳng định rằng trong mỗi chúng sanh không hề "có sẵn" một Phật Tánh sáng suốt. Chúng sanh chỉ có được Phật Tánh sáng suốt khi đã viên mãn con đường Bát Chánh Đạo, khi đã đoạn trừ hết các kiết sử bất thiện từ vô lượng kiếp mà thôi.


"Tự Mình, Điều Ác Làm
Tự Mình Làm Nhiễm Ô,
Tự Mình Ác Không Làm
Tự Mình Làm Thanh Tịnh.
Tịnh, Không Tịnh Tự Mình,
Không Ai Thanh Tịnh Ai !
"
( Kinh Pháp Cú )
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.4 khách