Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Giải đáp thắc mắc giáo lý Phật-đà, hỏi nhanh đáp gọn, đi thẳng vào vấn đề.

Điều hành viên: Thanh Tịnh Lưu Ly, binh

Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

pucaquynhnga22 đã viết: Nói duyên là nghiệp thì chưa đúng, phải nói là DUYÊN được chi phối bởi nghiệp ( gọi là NGHIỆP DUYÊN), không những duyên bị chi phối bởi nghiệp, mà cả nhân và quả đều chi phối bởi nghiệp (gọi là NGHIỆP NHÂN và NGHIỆP QUẢ).

Nhưng nói cho cùng, thì trong nhân có quả, trong quả có nhân, trong duyên có nhân, trong nhân có duyên, và trong NHÂN-DUYÊN-QUẢ đều có NGHIỆP chi phối.

Vậy nên, NGHIỆP là ông chủ chi phối điều khiển toàn bộ quá trình NHÂN-DUYÊN-QUẢ.
Qn nghĩ vậy. :D cafene
Lành thay, lời nói của đạo hữu như gợi mở lòng người, kéo người ra khỏi bể khổ của sinh tử trầm luân, nhưng ngu tui vẫn có vài vấn đề cần được làm sáng tỏ:

1. Khi cho rằng "Duyên là điều kiện thuận lợi" thì trong trường hợp "điều kiện bất lợi" có gọi là duyên không?

2.Một chàng trai hiền lành gặp phải một cô vợ đanh đá, chanh chua. Theo sự biện giải của đạo hữu Qn, thì đó phải gọi là Duyên hay Nghiệp?. Vì theo cách hiểu thông thường, người ta nhắc đến duyên như một thứ thuận lợi và coi nghiệp là sự bất lợi

3. Theo sự biện giải của đạo hữu, có minh tường giải thích rằng: "Nghiệp là ông chủ chi phối, điều khiển cả chuỗi Nghiệp-Duyên-Quả". Vậy, ai điều khiển Nghiệp? Nếu là người điều khiển nghiệp, người tạo nghiệp thì nguyên cớ nào để người tạo nghiệp đó?. Ngu tui thật sự không tìm thấy cái khởi nguồn
Như câu truyện vừa kể ông X đốt nhà bà Y, có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa trong kiếp trước và ân oán của nhiều kiếp nữa. Tuy nhiên, nếu bắt ông X dừng lại thì liệu có làm trái với quy luật nhân quả không? Quả của bà Y hôm nay là nhà bị cháy, do Nhân của bà Y là giết con của ông X đời trước. Nếu bắt ông X dừng lại thì bà Y không bị tổn thất về nhà cửa. Sau đó, Bà Y phải trả giá bằng một tai nạn xe cộ trên đường, mà người đụng bà Y chết là anh Z. Anh Z vốn không có oán thù gì với bà Y cả. Vậy nguyên cớ nào để anh Z làm nghiệp duyên đó?

Chưa xong, kiếp thứ 2 của Bà Y là một cô gái M, còn anh Z là một cô gái N. Hai cô gái M, N cùng yêu một anh chàng P, nhưng P chỉ yêu N thôi!. Sau đó, M vì hận tình đã tạt xăng đốt chết N. Nhưng may mắn, cô chỉ bị hủy dung nhan. M tìm cách quyến rũ P. P và M đã đám cưới kết hôn, sanh được một cháu trai là Q và một cháu gái là T. Với dung nhan tàn tạ, N trở về sau 20 năm. N xin làm người giúp việc gia đình cho P và M. N tìm cách đầu độc Q và T chết. P mất con nên đau khổ và tự sát, còn M bị điên. Vậy, nguyên cớ P,Q,T phải chịu nghiệp quả đó?

Có những thứ tuy không muốn cũng phải nhận, có những thứ tuy không muốn nhưng cũng làm. Vậy, phương pháp nào để tránh được nó? Lỡ đâu, vì vô tình ta đụng chết một người nào đó mà ta không quen biết, cũng không có oán hận . Cũng như chỉ vì cái đụng xe, mà anh Z và Bà Y hận thù truyền kiếp. Còn ông X đã chuyển gánh nặng ân oán cho những người khác, còn bản thân thì ung dung, tự tại tu hành. Giá như ông X từ bi một chút, ông chịu đốt nhà Bà Y thì chắc hẳn bà Y không bị anh Z đụng. Sau đó, hai người cũng không rơi vào chuyện thù hằn truyền kiếp như đã kể. Giải thích như vậy cũng không hợp lý và đúng với lời dạy của Đức Thế Tôn nhỉ? [-(


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Vô Đạo
Bài viết: 20
Ngày: 10/04/14 04:51
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Biết chết liền!

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Vô Đạo »

Kính các vị đạo hữu!
Kính đạo hữu Hư Danh!
Là người học Phật mà cứ lún sâu vào việc giải nghĩa lý thì đến ngày tóc bạc cũng vẫn còn "thắc mắc". Suy ngẫm về nghĩa lý chỉ là nhân hữu lậu, chẳng khác gì những nhà khoa học ăn rồi cứ nghiên cứu để khám phá ra cái này cái kia, ban đầu thì "khẳng định" rồi sau một thời gian lại "bác bỏ", cứ như vậy ngày này qua tháng nọ với hy vọng tìm ra cái "định luật" nhưng mãi mà chẳng được. Ngu tôi trước đây cũng như vậy, sau thời gian "lăn lộn" mới biết chỉ nên chú trọng và giải quyết việc sanh tử, còn những việc khác hiểu được bao nhiêu thì hiểu, không quan trọng!


Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Hư Danh đã viết: 1. Khi cho rằng "Duyên là điều kiện thuận lợi" thì trong trường hợp "điều kiện bất lợi" có gọi là duyên không?
Trong trường hợp đốt nhà trên, thì duyên là điều kiện thuận lợi khiến cho [NHÂN đốt nhà (của ông X) được hình thành và QUẢ bị nhà cháy (của Bà Y) bị xảy ra]. Và trong trường hợp khác, duyên có thể là điều kiện bất lợi.

Cùng một điều kiện (thuận lợi hoặc bất lợi) có thể đối với đối tượng này là thuận duyên, đối với đối tượng khác là nghịch duyên. Ví dụ trong trường hợp đốt nhà trên: Cái điều kiện: " nhà Bà X không có ai ở nhà, xung quanh không có người"
- Đối với SỰ VIỆC đốt nhà và cháy nhà, DUYÊN đó là điều kiện thuận lợi (THUẬN DUYÊN) để hình thành NHÂN (đốt nhà của ông X) và QUẢ (bị nhà cháy của bà Y).
- Đối với ông X, DUYÊN đó là THUẬN DUYÊN để ông thực hiện dễ dàng hành vi đốt nhà, vì ổng rất muốn có cơ hội đốt nhà.
- Đối với bà Y, DUYÊN đó là NGHỊCH DUYÊN vì duyên đó khiến cho bả bị cháy nhà, gọi là nghịch duyên vì bả không mong muốn nhà mình rơi vào trường hợp không ai trông coi, và bả không muốn cái QUẢ cháy nhà được hình thành.

Nghịch hay thuận xét về mặt tâm ý muốn hoặc không của đối tượng hoặc sự hình thành khó hoặc dễ của sự việc. Thuận theo tâm ý gọi thuận duyên, nghịch với tâm ý gọi là nghịch duyên. Và tương tự đối với sự việc. Cùng một DUYÊN, nhưng đối với từng đối tượng và hoàn cảnh thì phân tích sự thuận nghịch khác nhau.
2.Một chàng trai hiền lành gặp phải một cô vợ đanh đá, chanh chua. Theo sự biện giải của đạo hữu Qn, thì đó phải gọi là Duyên hay Nghiệp?. Vì theo cách hiểu thông thường, người ta nhắc đến duyên như một thứ thuận lợi và coi nghiệp là sự bất lợi
Đó gọi chung là nghiệp duyên - như QN có nói trong DUYÊN có sự điều khiển của NGHIỆP. Và cụ thể trường hợp này:
- Đối với anh chàng kia thì gặp cô vợ đanh đá là nghịch duyên (cái duyên bất như ý gặp một người vợ dữ dằn, đanh đá).
- Đối với cô vợ thì gặp anh chàng hiền lành kia là thuận duyên (cái duyên như ý muốn gặp một chàng trai tốt làm chồng).
Nghịch và thuận được xét trên phương diện Tâm ý của đối tượng. Hợp ý gọi là thuận, trái ý gọi là nghịch.
3. Theo sự biện giải của đạo hữu, có minh tường giải thích rằng: "Nghiệp là ông chủ chi phối, điều khiển cả chuỗi Nghiệp-Duyên-Quả". Vậy, ai điều khiển Nghiệp? Nếu là người điều khiển nghiệp, người tạo nghiệp thì nguyên cớ nào để người tạo nghiệp đó?. Ngu tui thật sự không tìm thấy cái khởi nguồn
Vô minh là nguồn gốc sâu xa của nghiệp. Chính vì có vô minh nên có tham, sân, si. Nghiệp là những hành động, tạo tác từ thân khẩu ý xuất phát từ tham, sân, si. Còn vô minh là còn nghiệp. Nghiệp là thứ dẫn dắt chúng sanh đi vào luân hồi sanh tử.
Như câu truyện vừa kể ông X đốt nhà bà Y, có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân sâu xa trong kiếp trước và ân oán của nhiều kiếp nữa. Tuy nhiên, nếu bắt ông X dừng lại thì liệu có làm trái với quy luật nhân quả không? Quả của bà Y hôm nay là nhà bị cháy, do Nhân của bà Y là giết con của ông X đời trước. Nếu bắt ông X dừng lại thì bà Y không bị tổn thất về nhà cửa. Sau đó, Bà Y phải trả giá bằng một tai nạn xe cộ trên đường, mà người đụng bà Y chết là anh Z. Anh Z vốn không có oán thù gì với bà Y cả. Vậy nguyên cớ nào để anh Z làm nghiệp duyên đó?
Không phải vậy.

Ông X và Bà Y ân oán với nhau từ nhiều kiếp, có thể xuất phát từ vô lượng kiếp trước, hoặc từ một nhân rất nhỏ, rồi ân oán dần dần. Và khởi điểm là từ vô minh. Có truy ra, cũng chẳng biết truy ra từ khi nào. Nhưng nói chung hiện nay, họ ân oán với nhau nên cứ gặp nhau thì đòi nợ trả nợ, khổ sở không cùng, cho đến vô tận kiếp sau, cho đến khi ân oán được hóa giải.

Nếu ông X dừng lại, thì cũng không trái luật nhân quả. Bởi vì ví dụ ông X kịp giác ngộ Phật Pháp trong đời này, ổng tu tập, ổng chuyển hóa, nên ông biết giữ gìn giới hạnh, không hành động sai quấy gây tổn hại cho người. Lúc đó, cứ cho là ông không thù oán với và Y nữa, tỏ ra bình thường và thậm chí thương xót cho bà. Thì chính vì sự tu tập này, ông đã chuyển hóa được mình, và kiếp sau không phải bị thọ oán thù với bà Y nữa, vậy thì rõ ràng nhờ sự tu tập này, ông có lợi chứ không phải có hại. Vì nếu kiếp này ổng báo thù, kiếp sau ông lại bị báo thù lại, xoay vần khổ sở. Vậy nên, nếu ổng tu tập mà chuyển hóa được, thì chính cái ân oán đó nhờ sự tu tập mà được hóa giải. Và mai sau, ổng không bị chi phối bởi ân oán này nữa.

Đó là về phần ông X, còn bà Y thì bả nếu không tu, thì chắc hẳn bà vẫn phải chịu một cái QUẢ nào đó tương xứng với cái NGHIỆP mà bả đã gây tạo, nhân quả là công bằng và do nghiệp điều khiển cho nên không bao giờ sai một li và rất hợp lí, không nhất thiết phải có tác nhân tác động gây thù oán. Ví dụ bà có thể tự bà sơ xuất gây nhà cháy, hoặc do bà bệnh tật đau đớn, hoặc sự cố chập điện gây cháy nổ ngoài ý muốn, hoặc bả đang nấu ăn bị nổ bình ga..v..v... rất nhiều quả tương xứng cho một nghiệp đã gây tạo mà không cần một đối tượng bên ngoài để thù oán. Nếu anh Z chưa từng ân oán với bà, thì sẽ chẳng có chuyện có một anh Z ở đâu xuất hiện, sẽ không có chuyện đó. Không có gì là ngẫu nhiên hết. [-(
Chưa xong, kiếp thứ 2 của Bà Y là một cô gái M, còn anh Z là một cô gái N. Hai cô gái M, N cùng yêu một anh chàng P, nhưng P chỉ yêu N thôi!. Sau đó, M vì hận tình đã tạt xăng đốt chết N. Nhưng may mắn, cô chỉ bị hủy dung nhan. M tìm cách quyến rũ P. P và M đã đám cưới kết hôn, sanh được một cháu trai là Q và một cháu gái là T. Với dung nhan tàn tạ, N trở về sau 20 năm. N xin làm người giúp việc gia đình cho P và M. N tìm cách đầu độc Q và T chết. P mất con nên đau khổ và tự sát, còn M bị điên. Vậy, nguyên cớ P,Q,T phải chịu nghiệp quả đó?
Do phân tích phía trên là không cần sự tác động của anh Z nào hết, trừ khi họ có ân oán và phân tích một câu chuyện khác.
Có những thứ tuy không muốn cũng phải nhận, có những thứ tuy không muốn nhưng cũng làm. Vậy, phương pháp nào để tránh được nó?
Đã là chúng sanh, những việc không muốn cũng phải nhận, không muốn cũng phải làm, đó cũng do NGHIỆP chi phối. Đã do NGHIỆP chi phối thì không thể tránh tuyệt đối, họa chăng là có thể chuyển hóa nặng thành nhẹ, nhẹ thành không bằng cách tu tập. Tu tập thì chuyển hóa được nghiệp.
Lỡ đâu, vì vô tình ta đụng chết một người nào đó mà ta không quen biết, cũng không có oán hận . Cũng như chỉ vì cái đụng xe, mà anh Z và Bà Y hận thù truyền kiếp. Còn ông X đã chuyển gánh nặng ân oán cho những người khác, còn bản thân thì ung dung, tự tại tu hành. Giá như ông X từ bi một chút, ông chịu đốt nhà Bà Y thì chắc hẳn bà Y không bị anh Z đụng. Sau đó, hai người cũng không rơi vào chuyện thù hằn truyền kiếp như đã kể. Giải thích như vậy cũng không hợp lý và đúng với lời dạy của Đức Thế Tôn nhỉ? [-(
Ví dụ này không cần xét đến, vì ví dụ trên không cần sự xuất hiện của anh Z.

ĐH Hư Danh hỏi dài thiệt đó. :D Nói chung chúng ta luân hồi do nghiệp chi phối và dẫn dắt, và nguyên nhân sâu xa là từ vô minh. À, ĐH đừng hỏi vô minh từ đâu nha, cái này thì các ĐH đã bàn quá nhiều rồi. Do lỡ nêu ý kiến thì nói luôn, sợ bỏ ngỏ rồi ĐH chưa hiểu rõ ý Qn.
Ý Qn là vậy. :D Mà ý ĐH Vô Đạo cũng có lý đó ĐH.


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

Ví dụ hành động này:
Em bé gieo nhân thiện, sẽ gặt được quả lành. Và cái hành động bố thí trên gọi là THIỆN NGHIỆP. Vậy từ NGHIỆP không hẳn chỉ dùng trong trường hợp xấu đâu. :D
Còn vô minh còn tạo nghiệp, dù đó là nghiệp lành hay dữ, nghiệp tốt hay xấu, thì NGHIỆP ĐÓ cũng đều là nhân tố dẫn dắt ta chìm nổi lên xuống trong luân hồi. Thiện nghiệp giúp ta đi lên (tái sanh cõi cao), ác nghiệp khiến ta đi xuống (tái sanh cõi thấp). Nhưng mà cao hay thấp cũng đều trong LUÂN HỒI.
Chừng nào GIÁC NGỘ (hết vô minh) thì mới hết tạo nghiệp.
Tập tin đính kèm
8-meaningful-3984-1383878658.jpg
8-meaningful-3984-1383878658.jpg (35.68 KiB) Đã xem 1685 lần


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Hình ảnh

Cái hình xem ngộ nghĩnh quá! Tôi cũng có ý nghộ nghĩnh, ngây ngô như vầy, nhờ Quỳnh Nga phân tích dùm:

Hai mẹ con đi dạo phố như trong hình, bà mẹ thấy cụ già ngồi tại một góc đường xin ăn, bà muốn cho đứa bé tập lòng biết thương người, nên đưa tiền cho đứa bé vào bảo:

- Con mang tiền này đến bỏ vào bát của bà cụ ngồi đàng kia đi!

Đứa bé vâng lời cầm tiền đến bỏ vào bát và không có ý nghĩ gì về nhân - duyên - nghiệp (quả) hay bố thí.

Như vậy trong trường hợp này dâu là nhân, đâu là duyên và đâu là nghiệp quả!? :D


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

battinh đã viết:Hình ảnh

Cái hình xem ngộ nghĩnh quá! Tôi cũng có ý nghộ nghĩnh, ngây ngô như vầy, nhờ Quỳnh Nga phân tích dùm:

Hai mẹ con đi dạo phố như trong hình, bà mẹ thấy cụ già ngồi tại một góc đường xin ăn, bà muốn cho đứa bé tập lòng biết thương người, nên đưa tiền cho đứa bé vào bảo:

- Con mang tiền này đến bỏ vào bát của bà cụ ngồi đàng kia đi!

Đứa bé vâng lời cầm tiền đến bỏ vào bát và không có ý nghĩ gì về nhân - duyên - nghiệp (quả) hay bố thí.

Như vậy trong trường hợp này dâu là nhân, đâu là duyên và đâu là nghiệp quả!? :D
Trường hợp trên:
NHÂN:
- Đối với đứa bé: hành động (THÂN) đem tiền bỏ bố thí cho bà cụ + TÂM tùy thuận nghe lời Mẹ dạy(vâng lời dạy của cha mẹ hoặc bậc sư trưởng).
- Đối với người mẹ: TÂM thiện lành, từ bi, thương người, biết buông xả sự ích kỷ, hẹp hòi + THÂN lấy tiền ra đưa cho con, tập cho con những hành động tốt, biết bỏ tiền của mình làm ra trợ giúp cho người kém may mắn hơn + KHẨU biết khuyên răn, dạy bảo con cái những điều hay lẽ phải, có đạo đức.
DUYÊN: hôm đó 2 mẹ con rãnh rỗi và thời tiết đẹp nên 2 mẹ con đi dạo phố + bà cụ đi trên trường và thấy một vỉa hè đông người đi bộ qua lại nhưng sạch sẽ nên ngồi ngay tại đó ăn xin.
QUẢ: bà cụ nhận được số tiền mà em bé mới bỏ vô, đó là quả hôm nay bà được thọ nhận.

Vậy trong trường hợp trên, cả 2 mẹ con vừa tạo được những NHÂN thiện lành từ THÂN, KHẨU, Ý, dù chỉ là một hành động nhỏ. Và nhờ DUYÊN (hôm nay 2 mẹ con rãnh rỗi + thời tiết đẹp + vỉa hè đông đúc nhưng sạch sẽ), và QUẢ mà bà cụ nhận được là những đồng tiền được 2 mẹ con bố thí.

Đó là xét riêng trường hợp như huynh battinh miêu tả thôi. :D


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hình đại diện của người dùng
battinh
Điều Hành Viên
Bài viết: 6106
Ngày: 14/11/11 07:58
Giới tính: Nam
Phật tử: Tại gia
Đến từ: Tứ Đại
Được cảm ơn: 3 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi battinh »

Việc bố thí này coi ngộ nghĩnh vậy, mà phân tích cũng khó lắm đấy!

Tôi nhìn tấm hình thấy nụ cười của bà cụ và điệu bộ của em bé sao mà tự nhiên quá, bất giác tôi mỉm cười và bây giờ vào trả lời cho Quỳnh Nga tôi cũng đang :D đây!

Toàn bộ khung cảnh được cô động qua hai nhân vật chính trong hình. Người mẹ mà tôi "phịa" ra thì không thấy trong hình, nhưng việc làm của em bé có nguyên nhân (từ người mẹ) qua sự tác động của nhân "Bố thí" khi thấy bà cụ ngồi xin ăn trên đường (Duyên). Em bé nhận tiền và chỉ thị của mẹ đến bố thí cho cụ già (Duyên) một cách vô tư, không biết mình là người bố thí, vật bố thí và người thọ thí (bố thí tam luân không tịch).

Nghiệp quả đều xuất hiện ở cả ba người. Người mẹ và đứa bé là "cộng nghiệp" và bà cụ thì đang hưởng "biệt nghiệp", một ở quá khứ là keo kiệt nên phải đi ăn xin, và một ở hiện tại do lòng từ của hai mẹ con.

Vậy thử hỏi, cộng nghiệp của hai mẹ con, ai phước đức hơn!? tangbong


Hình ảnh

Làm, mà không thấy mình làm, tạm gọi tùy duyên mà làm (vô tác, Kinh Kim Cang)
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

battinh đã viết:
Toàn bộ khung cảnh được cô động qua hai nhân vật chính trong hình. Người mẹ mà tôi "phịa" ra thì không thấy trong hình, nhưng việc làm của em bé có nguyên nhân (từ người mẹ) qua sự tác động của nhân "Bố thí" khi thấy bà cụ ngồi xin ăn trên đường (Duyên). Em bé nhận tiền và chỉ thị của mẹ đến bố thí cho cụ già (Duyên) một cách vô tư, không biết mình là người bố thí, vật bố thí và người thọ thí (bố thí tam luân không tịch).

Nghiệp quả đều xuất hiện ở cả ba người. Người mẹ và đứa bé là "cộng nghiệp" và bà cụ thì đang hưởng "biệt nghiệp", một ở quá khứ là keo kiệt nên phải đi ăn xin, và một ở hiện tại do lòng từ của hai mẹ con.

Vậy thử hỏi, cộng nghiệp của hai mẹ con, ai phước đức hơn!? tangbong
Lành thay, thật hoan hỷ thay thưa thiện hữu battinh vì câu hỏi cộng nghiệp mà ngu tui cũng đang định khởi lên....
Thiện hữu nói:" ở đây có cộng nghiệp của hai mẹ con và có biệt nghiệp của bà cụ." Vậy xin cho ngu tui được phép hỏi là nhân của biệt nghiệp này đến từ đâu?. Trong khi đó, ở quá khứ bà cụ sống một cuộc đời keo kiệt?. Thưa các thiện hữu tri thức, nếu một người sống một cuộc đời keo kiệt, không có các loại bố thí như: Tài thí, Pháp Thí, Vô Úy Thí thì làm sao có thể nhận lấy thứ gì đó trong tương lai?. Do đó, định đề "bà cụ hưởng biệt nghiệp của mình" là hoàn toàn không thể xảy ra, không có cơ sở vững chắc

Sở dĩ, bà cụ được tài vật, vì bà ta là đối tượng tài thí của 2 mẹ, con. Chúng ta muốn bố thí thì chúng ta phải có người nhận bố thí thì sự bố thí đó mới thành công được. Do đó, có thể nói rằng : 2 mẹ con siêng tu, làm phước đã hình thành một "cộng nghiệp bao trùm", và đã bao bọc lấy bà cụ khiến cho bà cụ hưởng lây cái thiện nghiệp ấy. Chứ không phải là do biệt nghiệp của bà cụ. Việc này giống như: "Một người làm quan, cả họ được nhờ vậy". Hưởng xong thì thôi, không để lại di căn nào cả. Trong khi đó, biệt nghiệp của mỗi người có thể làm nhân cho chuỗi nghiệp khác

Thông qua đây, ngu tui cũng xin đề đạt một chút ý kiến rằng: "cộng nghiệp muốn mở rộng thì cần phải có đối tượng cho nó". Sự xuất hiện của bậc đại giác ngộ ở một nơi nào đó trong tam thiên đại thiên thế giới, thì những chúng sinh nơi đó sẽ là đối tượng để thọ hưởng
kinhle tangbong


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
Hình đại diện của người dùng
pucaquynhnga22
Bài viết: 1117
Ngày: 20/02/11 20:51
Giới tính: Nữ
Đến từ: TP.HCM

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi pucaquynhnga22 »

battinh đã viết:Việc bố thí này coi ngộ nghĩnh vậy, mà phân tích cũng khó lắm đấy!

Tôi nhìn tấm hình thấy nụ cười của bà cụ và điệu bộ của em bé sao mà tự nhiên quá, bất giác tôi mỉm cười và bây giờ vào trả lời cho Quỳnh Nga tôi cũng đang :D đây!

Toàn bộ khung cảnh được cô động qua hai nhân vật chính trong hình. Người mẹ mà tôi "phịa" ra thì không thấy trong hình, nhưng việc làm của em bé có nguyên nhân (từ người mẹ) qua sự tác động của nhân "Bố thí" khi thấy bà cụ ngồi xin ăn trên đường (Duyên). Em bé nhận tiền và chỉ thị của mẹ đến bố thí cho cụ già (Duyên) một cách vô tư, không biết mình là người bố thí, vật bố thí và người thọ thí (bố thí tam luân không tịch).

Nghiệp quả đều xuất hiện ở cả ba người. Người mẹ và đứa bé là "cộng nghiệp" và bà cụ thì đang hưởng "biệt nghiệp", một ở quá khứ là keo kiệt nên phải đi ăn xin, và một ở hiện tại do lòng từ của hai mẹ con.

Vậy thử hỏi, cộng nghiệp của hai mẹ con, ai phước đức hơn!? tangbong
Tại vì chuyện biệt nghiệp hay cộng nghiệp chưa bàn đến, vì Qn chỉ đang phân tích nghiệp của từng người, từng sự việc và phân tích ra để có cái nhìn rõ ràng. Qn phân tích theo khía cạnh một sự việc và tách ra nghiệp của thân, khẩu, ý riêng lẽ cho dễ hình dung. Còn nếu xét về cộng nghiệp, thì rộng lắm, không những xét đến 3 người đó mà cả những người xung quanh đó nữa, lại còn bàn trong nhân có quả, trong quả có nhân, trong duyên có nhân, trong nhân có duyên.
Qn thì có quan điểm hơi khác, nên xin không bàn sâu thêm nữa. :D cafene


[center][img]http://atoanmt.ucoz.com/sml/thanks_4.gif[/img][/center]
[center][b][color=#BF0000]Trần thế chỉ là chốn tạm nương
Cũng như quán trọ chốn ven đường
Mỗi người là khách dừng chân tạm
Rồi sẽ đi về chốn viễn phương.
[/color][/b][/center]
Hư Danh
Bài viết: 573
Ngày: 21/08/11 16:44
Giới tính: Nam

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Hư Danh »

pucaquynhnga22 đã viết: Tại vì chuyện biệt nghiệp hay cộng nghiệp chưa bàn đến, vì Qn chỉ đang phân tích nghiệp của từng người, từng sự việc và phân tích ra để có cái nhìn rõ ràng. Qn phân tích theo khía cạnh một sự việc và tách ra nghiệp của thân, khẩu, ý riêng lẽ cho dễ hình dung. Còn nếu xét về cộng nghiệp, thì rộng lắm, không những xét đến 3 người đó mà cả những người xung quanh đó nữa, lại còn bàn trong nhân có quả, trong quả có nhân, trong duyên có nhân, trong nhân có duyên.
Qn thì có quan điểm hơi khác, nên xin không bàn sâu thêm nữa. :D cafene
Lành thay, nếu có cộng nghiệp thì liệu rằng có cộng duyên không?
Nam mô bổn sư thích ca mâu ni phật
kinhle tangbong


[b]Những châm ngôn Phật Giáo hay[/b]
1.Trong Kinh Đại Bảo Tích, Đức Phật hỏi Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi là « Thế nào là cảnh giới Phật?».Ngài Bồ Tát Văn Thù Sư Lợi trả lời với Đức Phật là « Không tất cả cảnh giới là cảnh giới Phật?»

2.Kinh Viên Giác nói: "Người chưa thoát luân hồi mà nói Viên Giác thì Viên Giác cũng trở thành luân hồi".
minhgioi
Bài viết: 2
Ngày: 30/04/14 11:49
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Đến từ: vô thủy, vô chung

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi minhgioi »

Nghiệp tức là cái Chủng Tử từ Ý, Thân và Khẩu mà vô thủy vô chung chúng sanh đã tạo ra. Khi hội đủ duyên nằm trong (thập nhị nhân duyên) và duyên sinh duyên hệ mà tiếp nối việc làm (thiện hay ác). Tùy theo mỗi chúng sanh, đã tạo tác và đang tạo tác.
With Metta.
Minh Giới


Như ý Cát Tường
Bài viết: 499
Ngày: 13/03/13 20:24
Giới tính: Nữ
Phật tử: Tại gia
Được cảm ơn: 1 time

Re: Duyên và Nghiệp khác nhau như thế nào

Bài viết chưa xem gửi bởi Như ý Cát Tường »

Cát Tường giống bà X, nghiệp ác sâu dày không tu chắc bị đọa, cũng chỉ phỏng đoán vậy chứ CT chẳng biết được nhiều kiếp sâu xa CT đã gây nghiệp gì. Mà thôi, chẳng cần biết quá khứ, tương lai, cứ hằng ngày tu tập dù một ít cũng được tại CT lười biếng, mà giờ nóng quá mặt nổi mụt tùm lum giống bị đốt nhà thật! :D


Sau các Phật diệt độ
Nếu người lòng lành dịu
Các chúng sanh như thế
Đều đã thành Phật đạo.
(Trích Kinh Pháp Hoa)
Trả lời

Đang trực tuyến

Đang xem chuyên mục này: Không có thành viên nào trực tuyến.57 khách